Việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm ùn tắc và phát triển không đồng đều.
Hà Nội phải được mở rộng và quy hoạch một cách có hệ thống để giải quyết những vấn đề về áp lực nhà ở, môi trường, kinh tế, xã hội.
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch Thành Phố Sông Hồng – Hà Nội Có nên tiếp tục?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy Hoạch Thành PhốSông Hồng – Hà NộiCó nên tiếp tục? Nhóm SV thực hiện đề tài 1. Vũ Anh Bằng 2. Ngô Thị Thùy Dung 3. Trần Thị Huyền 4. Bùi Thị Nga 5. Lê Thị Ngọc Thịnh 6. Nguyễn Thị Thu 7. Cao Thị Thanh Thuận Nội dung MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÀ NỘI VÀ SÔNG HỒNG QUY HOẠCH TP SÔNG HỒNG NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN * HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HN ĐANG BỊ ĐE DỌA * MỘT SỐ TÍNH TOÁN QUY HOẠCH DỰ ÁN * BIỆN PHÁP * KẾT LUẬN MỞ ĐẦU Việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm ùn tắc và phát triển không đồng đều. Hà Nội phải được mở rộng và quy hoạch một cách có hệ thống để giải quyết những vấn đề về áp lực nhà ở, môi trường, kinh tế, xã hội. Các giai đoạn mở rộng Hà Nội Ngày 20/4/1961, sát nhập vào Hà Nội một số khu vực thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Ngày 17/2/1979, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của Hà Nội Ngày 12/8/1991, chuyển 5 huyện của Hà Nội về Hà Tây và Vĩnh Phú. Ngày 29/5/2008, Hà Nội bao gồm toàn bộ diện tích, dân số Hà Nội (cũ) và tỉnh Hà Tây. Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, hình thành một Hà Nội mới ở phía Bắc sông Hồng. Quy hoạch thủ đô Hà Nội lần thứ 3 đến năm 2020, Hà Nội sẽ ưu tiên đầu tư phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng- Khu vực có tiềm năng phát triển nhất Hà Nội. Tuy nhiên, với rất nhiều vấn đề về môi trường, tự nhiên, xã hội…, dự án quy hoạch thành phố Sông Hồng- Hà Nội liệu có nên tiếp tục? MỞ ĐẦU Vị Trí Hà Nội Từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình và Phú Thọ phía Tây. Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Sông Hồng Bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì Ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên giáp Hưng Yên Phù sa trung bình khoảng 100 triệu tấn/năm (1,5 kg/mét khối nước) Đoạnchảy qua Hà Nội là163 km, hiện đã ở mức độ trì trệ, lòng sông tiếp tục bị nâng cao cùng những bãi bồi. Lưu lượng dòng trong mùa mưa lũ đã vượt quá xa sức chịu tải của nó. Biến động dữ dội chỉ sau sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và lịch sử lưu lượng lũ còn cao hơn sông Hoàng Hà Sông Hồng Có lượng phù sa rất lớn Có lưu lượng nước lớn Có lịch sử nhiều năm gây lũ lớn Đã từng được nạo vét, xây đê, nắn chỉnh dòng chảy nhiều lần. DỰ ÁN QUY HOẠCH THÀNH PHỐ SÔNG HỒNG Các chủ đầu tư người Hàn muốn xây dựng TP.Sông Hồng theo motyp của TP.Seoul soi bóng xuống dòng sông Hàn. TP.Sông Hồng-HN được định hướng phát triển thành đô thị văn minh với không gian cây xanh, mặt nước và văn hóa làm chủ đạo. Chỉnh trị lại đoạn sông Hồng qua HN. Bỏ đi những bãi bồi lấn ra làm hẹp lòng sông, nạo vét lòng sông Gia cố 33,8 km đê hiện có Vét lòng sông ở mực nước thấp 21,7 triệu m3 Xây dựng hai tuyến đê kè vĩnh cửu bằng bê tông bảo vệ phần dưới nước 41.7km Xây dựng 2khu phố du lịch 250ha 2 bên bờ. * 1.000 ha tại bãi Tứ Liên, huyện Thanh Trì sẽ phát triển các khu đô thị mới, các công viên giải trí và sinh thái, thể thao mặt nước, công viên thực vật cao ốc tài chính quốc tế, chung cư cao cấp, công viên đô thị * Đô thị bán ngập 2.000ha khai thác cát, trồng ngô, màu ở Tầm Xá, bãi Giữa, bãi Long Biên. Diện mạo thành phố mới Diện mạo thành phố mới Đường đê bên hữu ngạn (phía Hà Nội) sẽ có 2-8 làn xe, đường phía tả ngạn là 2-4 làn xe và thêm 2 đường chui; 9 bãi đỗ xe, nhiều điểm đỗ xe bus, 6 khu vực quy hoạch đường dành riêng cho người đi bộ, 6 bến tàu Có 4 đường vành đai, 8 đường hướng tâm và 5 cây cầu Hai bên bờ sông là các tuyến đường đi bộ, các bậc thang, bãi đỗ xe và điểm dừng xe bus giúp người dân tiếp cận sông. Năm cây cầu vượt qua sông (Chương Dương, Tứ Liên, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Long Biên) Giữa hai đảo nổi đó có một bãi hẹp sẽ được gia cố để xây tháp truyền hình quốc gia Có 97.000 căn hộ và cơ sở hạ tầng (50%S): Khoảng 40-50 toà cao 23-25 tầng, khách sạn, công viên. Khoảng 25.600 căn hộ đơn (60 m²) và 12.800 căn hộ kép (120 m²). Quy mô dân số 342.000 người Diện mạo thành phố mới Tái định cư và kinh phí dự án Về tái định cư giải phóng mặt bằng, dự án sẽ di dời khoảng 170.000 người (39.100 hộ-42.000ha). Tái định cư ra các khu chung cư khu vực gần cầu Thăng Long, hoặc khu vực cầu Thanh Trì Tổng kinh phí 7,099 tỉ đô la Mỹ (113.500 tỷ ) Tổng kinh phí chỉnh trị sông : 581,2 triệu USD. Xây dựng các công trình là 1.924 triệu USD Bồi thường tái định cư là 1.564 triệu USD. Đô thị ven sông Hồng chia theo 4 khu vực, với tổng diện tích 25000 ha. Quy hoạch TP.Sông Hồng chia làm 4 đoạn: * Ranh giới Bắc sông Hồng tới cầu Thăng Long * Từ cầu Thăng Long tới cầu Chương Dương * Từ Chương Dương tới cầu Vĩnh Tuy. * Từ cầu Vĩnh Tuy tới khi hết địa giới hành chính Hà Nội Cuối năm 2008, Hà Nội đã tổ chức triển lãm Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng, đoạn qua Hà Nội. Thống kê cho thấy, 37,8% người trả lời phiếu đồng ý toàn bộ dự án; 30,5% đồng ý hầu hết thành phần dự án và 27% chỉ đồng ý một phần dự án. Có 4,6% không đồng ý triển khai dự án. Khu phân phối hàng đa chức năng liên kết với sân bay, khu công nghiệp, thu hút dân di dời đợt một. Hữu ngạn 500ha: khu phức hợp quốc tế công nghệ cao, khu cư trú cao cấp liên kết . Tả ngạn có diện tích 370ha: khu cư trú liên kết với khu đô thị mới Hà Nội, sân vận động thể thao, trung tâm triển lãm quốc tế, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Khu dân cư, khu phân phối hàng đa: chợ đầu mối, trung tâm phân phối hàng và công trình phụ trợ. Khu cư trú, nghỉ ngơi, khu sản xuất của TP, khu du lịch có liên kết với không gian văn hóa, lịch sử của làng Bát Tràng,sân golf và khu công nghệ cao. Bất ổn trong đời sống dân cư, xuất hiện nhiều vấn đề mang tính chất xã hội, nhân văn và tâm linh không thể giải quyết được bằng tiền Di dời 3900 hộ dântrong 13 năm là một cuộc di dân lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, là điều không tưởng so với năng lực của TP hiện nay Chi phí đền bù cho các hộ dân thường rất lớn so với dự toán ban đầu. VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN- DI DÂN VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN- DI DÂN Thời gian thực hiện dự án chỉ có 13 năm (đến 2020) là không đủ vì phải kể tới thời gian chuẩn bị. Thời gian cần thiết ít nhất phải trên 20 năm, tức là kéo dài tới 2030 Quỹ đất tái định cư cho những người dân phải di dời không đủ. Cấp nhà tái định cư 10 m2 một người là không thể chấp nhận với Hà Nội mở rộng, chưa kể các làng nghề, điểm dân cư truyền thống. Bốn điểm huyệt trên sông chọn đúng điểm rơi của thế sông để nước chảy vào là cống Liên Mạc, cửa Đuống, cảng Vĩnh Tuy và cửa Bắc Hưng Hải. Xây 2 con đê kiên cố bó lấy dòng sông sẽ làm mất đi quy luật vận hành tự nhiên của dòng sông. Nếu vậy, sông Hồng sẽ "phá" ở các đoạn khác, khi làm xong kè rồi phù sa lại tự bồi lấp đi. VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN-ĐƯỜNG THOÁT LŨ Thủy văn của sông Hồng rất biến động. Vào thời kỳ nước kiệt, cảnh quan TP. Sông Hồng hẳn không tránh khỏi tiêu điều, ảm đạm... Sông Hồng sẽ trở thành một con sông bị cầm tù bởi những cao ốc chọc trời Mức nạo vét lòng sông hàng năm 21,3 triệu m3 là không thỏa đáng, lượng phù sa mỗi năm của sông hồng xấp xỉ 100 triệu m3. Nếu chỉ nạo vét tại địa phận Hà Nội thì lòng sông sẽ nhanh chóng bị lấp đầy trở lại. Mỗi năm thành phố sẽ phải đầu tư để nạo vét hàng triệu m3 đất bùn VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN-ĐƯỜNG THOÁT LŨ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HN Mỗi năm, giao thông HN sử dụng đến 1,5 triệu tấn xăng và dầu diesel, thải ra không khí 6 triệu tấn CO2, 61 ngàn tấn CO, 35 ngàn tấn NO2, 12 ngàn tấn SO2, lượng khí thải không đạt chuẩn ở thủ đô chiếm tới 80% khối lượng không khí. Tại các trục giao thông chính của TP hầu như lúc nào chỉ số AQI cũng ở mức kém Bốn triệu xe gắn máy, trên 300 ngàn ô tô các loại. (gần 60% lượng xe máy không đạt tiêu chuẩn khí thải). Sau khi dự án hoàn thành, với lượng người dân nhập cư vào thành phố ngày càng cao thì lượng xe có khả năng tăng thêm khoảng 50% khiến lượng khói bụi do giao thông tăng mạnh. 31.100 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 2000 doanh nghiệp 170 doanh nghiệp phát sinh khí thải nguy hại 70 cơ sở sản xuất di dời từ nội thành ra. 72 kênh rạch bị ô nhiễm trầm trọng HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HN C= S/ (Q + kV) + Co – S/(e-(Q + kV)/V Co: Nồng độ hiện tại của TPV: Không gian thành phố v: vận tốc gió của TPK: hệ số tiêu hủy chất ÔNS: nồng độ tiêu chuẩn TÍNH TOÁN NGƯỠNG PHÁT THẢI CỦA TP Q= D.m D: dân số tại thời điểm tính (người) m: thế tích rác trên người trong một ngày (m3/người.ngày) Tính toán lượng rác thải sinh hoạt (m3/day) Lưu lượng nước Sông Hồng Theo thống kê về lưu lượng nước thì tháng 3 có lưu lượng nước trung bình nhỏ nhất. Vì vậy khi khai thác nguồn nước trên Sông Hồng thì cũng phải duy trì dòng chảy có lưu lượng lớn hơn ½ lưu lượng tháng thứ 3 là 914/2=457m3/s. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG NƯỚC KHAI THÁC Biện pháp Đan xen cải tạo và giải tỏa, giữ lại những di tích, làng nghề và những điểm dân cư không nhất thiết phải di dời 100%. Cần đề xuất một quy hoạch liên ngành, có vấn đề về thủy lợi, về dân sinh, xã hội, kinh tế, công nghệ, quy hoạch đô thị. Cơ chế đầu tư phải huy động nhiều nguồn lực, trong đó có trách nhiệm của nhà nước và các tập đoàn có tiềm lực. Cần mở rộng thêm dòng chảy và giữ bờ đê theo cơ chế tự bồi lắng của sông chứ không phải làm ngược lại như dự án thực hiện. Những nội dung chính cần cân nhắc đến khi thực hiện dự án: -Thoát lũ và đê điều; xây dựng công viên ven sông Hồng; -Xây dựng thành phố ven sông; -Hệ thống giao thông; -Các giải pháp về giải phóng mặt bằng; -Tái định cư và vấn đề tài chính; -Con người thực hiện dự án. Phải xem xét lại việc có nên áp dụng mô hình thành phố bên sông Hàn vào thành phố bên song Hồng hay không. Biện pháp KẾT LUẬN Dự án chắc chắn sẽ làm tổn thương nghiêm trọng sông Hồng, can thiệp sâu hơn nữa vào hoạt động tự nhiên của nó (lũ lụt, ô nhiễm, mất mỹ quan) làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư dọc hai bên sông. Việc xây dựng đô thị trên sông Hồng là một chủ trương sai lầm. Quy hoạch phải gắn liền với phát triển bền vững, không tác động quá mạnh tới tài nguyên môi trường để thế hệ sau không phải trả giá. Cảm ơn sự lắng nghe của cô và các bạn!