Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội quận liên chiểu đến năm 2020

Trên phạm vi thế giới, quá trình toàn cầu hóa và xu thế chuyển sang kinh tế tri thức được đẩy mạnh, đạt tốc độ nhanh hơn, với trình độ, chất lượng cao hơn, lôi cuốn hầu hết các quốc gia. Hệ thống phân công lao động quốc tế được tổ chức và vận hành theo một nguyên lý mới là “chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”. Chúng đẩy nhanh các quá trình liên kết - hội nhập và làm sâu sắc hơn tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, khu vực. Thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và quốc gia đều nhất loạt điều chỉnh một cách toàn diện, sâu sắc theo tiến trình này.

pdf34 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội quận liên chiểu đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37 Phần thứ ba QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN K INH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU ĐẾN NĂM 2020 3.1. Các yếu tố quốc tế và trong nước tác động đến quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH quận Liên Chiểu 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và những tác động Trên phạm vi thế giới, quá trình toàn cầu hóa và xu thế chuyển sang kinh tế tri thức được đẩy mạnh, đạt tốc độ nhanh hơn, với trình độ, chất lượng cao hơn, lôi cuốn hầu hết các quốc gia. Hệ thống phân công lao động quốc tế đ ược tổ chức và vận hành theo một nguyên lý mới là “chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”. Chúng đẩy nhanh các quá tr ình liên kết - hội nhập và làm sâu sắc hơn tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, khu vực. Thể chế kinh tế to àn cầu, khu vực và quốc gia đều nhất loạt điều chỉnh một cách to àn diện, sâu sắc theo tiến trình này. Quốc gia nào có năng lực hội nhập và phát triển vượt lên, sẽ có vai trò nổi bật trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Nói cách khác, thế giới đang phát triển rất khác so với giai đoạn trước. Nó mở ra khả năng hoán đổi vị trí v à tương quan sức mạnh giữa các quốc gia, khu vực. Trong phạm vi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quá trình tăng trưởng đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng 1997-1998 và tiếp tục là khu vực phát triển năng động về kinh tế. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại làm cho các nước kém phát triển hơn phải chịu sức ép cạnh tranh của h àng hóa nước ngoài được tự do tràn vào thị trường trong nước. Từ đó, tạo sức ép buộc các nước điều chỉnh lại cơ cấu ngành và cấu trúc lại ngành nghề công nghiệp. Các nước công nghiệp phát triển, tăng nhanh công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, đặc biệt, là công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin nhằm khống chế các ng ành kinh tế dựa trên công nghệ cao. Các nước đang phát triển, tăng nhanh các ng ành công nghiệp chế tạo, nhất là các ngành sản xuất sản phẩm trung gian. Từ đó, diễn ra một làn sóng dịch chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, có hàm lượng khoa học, công nghệ của sản phẩm h àng hoá, dịch vụ không cao và đặc biệt, khả năng gây ô nhiểm môi trường lớn... từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển hơn. Xu thế này, sẽ là thách thức đối với Liên Chiểu, đòi hỏi phải phối hợp với các ngành của thành phố quản lý, điều hành sáng suốt, quyết định đúng đắn nhằm ngăn ngừa tình trạng nhập công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình đầu tư của nhà đầu tư. 38 Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Liên Chiểu thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh và thực hiện chương trình “công nghệ xanh”. Vì vậy, quận Liên Chiểu cần có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý v à hài hoà giữa ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển. 3.1.2. Bối cảnh trong nước và những yếu tố nội sinh Nền kinh tế nước ta đang thực sự hội nhập quốc tế sâu rộng. Thực hiện các cam kết hội nhập, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá tr ình đổi mới hệ thống thể chế và kết cấu bên trong, tạo cơ sở để áp dụng, thực hiện đầy đủ các luật lệ và nguyên tắc quốc tế. Việt Nam khẳng định vị thế quốc tế mới của m ình, trở thành một địa chỉ đầu tư và hợp tác phát triển đáng tin cậy trên thế giới. Đây là tiền đề quan trọng để Liên Chiểu sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư trong thời kỳ mới. Các tuyến đường nối từ Đông sang Tây và đường xuyên Á, đã tạo tiền đề hình thành hành lang kinh tế Đông-Tây và Liên Chiểu cùng với thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những cửa ngõ quan trọng. Hành lang Đông-Tây tác động đến Liên Chiểu về các mặt, thúc đẩy phát triển giao thông vận tải, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo chuỗi liên kết phát triển du lịch, phát triển thương mại và một số ngành dịch vụ. Trong giai đoạn tới Đà Nẵng nói chung và Liên Chiểu nói riêng, có những nguồn sức mạnh, những lực lượng to lớn hơn cùng với các phương pháp và cơ chế sử dụng các nguồn lực hiệu quả h ơn so với giai đoạn trước. Đó là, - Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ - kỹ thuật được nâng cao một bước quan trọng; - Tiềm lực tài chính và khả năng huy động vốn bên ngoài mở rộng; - Sức mạnh của lực lượng doanh nghiệp trên địa bàn Liên Chiểu tăng mạnh. Khu vực doanh nghiệp FDI phát triển mạnh cả về lượng lẫn về chất. Hiệu quả của khu vực DNNN cũng được cải thiện căn bản. - Nguồn nhân lực (cả ở khu vực sản xuất v à quản lý Nhà nước) được nâng cấp một bước quan trọng về chất lượng. Nguồn lực phát triển quan trọng nhất là trí tuệ con người trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong thời kỳ quy hoạch phát triển của Liên Chiểu. Đặc biệt, trải qua hơn 20 năm tổ chức, lãnh đạo quá trình đổi mới, trong xu thế mở cửa phát triển của đất nước, năng lực tổ chức, lãnh đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo Đảng và Chính quyền các cấp ở Liên Chiểu đã được nâng cao đáng kể. Xu thế nâng cao năng lực này đang được đẩy mạnh. Hệ thống 39 chính trị tiếp tục được đổi mới với nội dung chính l à đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường năng lực và nâng cao sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng l ực điều hành của Chính quyền quận, phường; mở rộng sự tham gia của các đo àn thể và các tầng lớp nhân dân vào quá trình hoạch định chủ trương, kế hoạch, chương trình phát triển của địa phương. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, định h ướng chiến lược phát triển của cả nước, của thành phố Đà Nẵng là phát triển bền vững. Với trọng tâm, phấn đấu đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần, văn hoá, sự bình đẳng của các công dân, sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên. Kết hợp thống nhất ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, hướng tới mục tiêu trung tâm là phát triển con người. Từ đó, đặt ra những mục tiêu, yêu cầu mới và cũng bao hàm những thách thức mới; đồng thời, xác lập những điều kiện v à cơ hội mới thúc đẩy quá tr ình phát triển của Liên Chiểu. 3.2.Quan điểm, chức năng phát triển kinh tế-xã hội quận Liên Chiểu đến năm 2020 3.2.1. Quan điểm phát triển a/ Tăng trưởng kinh tế tăng trưởng nhanh - hiệu quả - bền vững Tiếp tục xây dựng, phát triển kinh tế quận Li ên Chiểu với tốc độ nhanh, ổn định, hiệu quả theo định hướng thị trường, cạnh tranh quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phát triển kinh tế - xã hội của quận Liên Chiểu đặt trong mối quan hệ, hợp tác chặt chẽ với các địa phương khác, với các khu kinh tế của các tỉnh lân cận. Tranh thủ cơ hội có được từ hội nhập, hạn chế những thách thức ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận. Thực hiện chủ trương quan hệ hợp tác kinh tế - xã hội với tất cả các nước, vùng lãnh thổ không phân biệt chế độ chính trị. Thực hiện nguyên tắc hợp tác cùng có lợi. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc ph òng-an ninh, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính vững mạnh, ổn định và hiệu quả. b/ Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với giải quyết các vấn đề x ã hội, công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, môi trường, các di tích văn hoá, lịch sử của quận. Đối với hoạt động khai thác t ài nguyên thiên nhiên, thực hiện phương 40 châm vừa khai thác, vừa tái tạo. Không khai thác một cách bừa b ãi để tránh lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Xem con người là trung tâm của phát triển bền vững. Từ đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo, giảm khoảng cách thu nhập và giàu, nghèo trong xã hội; khoảng cách về thu nhập, đời sống giữa những người làm nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, nhất là trên những địa bàn của quận có kinh tế còn chậm phát triển. c/ Phát triển kinh tế-xã hội gắn với trật tự, an toàn xã hội và quốc phòng an ninh. Cần có sự kết hợp một cách chặc chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ vững an ninh quốc phòng, vì nếu, an ninh quốc phòng không được đảm bảo thì không thể phát triển kinh tế được. Bên cạnh công tác đảm bảo an ninh quốc phòng, cũng phải đảm bảo công tác giữ vững trật tự an to àn xã hội. Cần phải xây dựng một xã hội có kỷ cương, có trật tự thì mới thúc đẩy phát triển kinh tế. Đấu tranh xoá bỏ các tệ nạn xã hội xãy ra trên địa bàn. 3.2.2. Chức năng cơ bản của quận Liên Chiểu: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế x ã hội quận Liên Chiểu đến năm 2020 hướng tới các chức năng sau: - Quận Liên Chiểu đến năm 2020 trở thành trung tâm công nghiệp của thành phố Đà Nẵng, đồng thời, khu vực phát triển công nghiệp của miền Trung và có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng ngành công nghiệp của cả nước, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng xứng đáng là đầu tàu kinh tế của khu vực vùng Trung Bộ - Tây Nguyên. - Là vùng ven biển, nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế biển bền vững của thành phố Đà Nẵng. Phát triển kinh tế biển theo hướng bảo tồn môi trường sinh thái, môi trường thiên nhiên, phát triển du lịch theo hướng kết hợp sông - núi - biển. - Phát triển thành quận công nghiệp - đô thị, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại, giải quyết nhu cầu dân sinh tại chổ, cũng nh ư đáp ứng nhu cầu phát triển dân sinh của th ành phố. 3.3. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 của quận Liên Chiểu: 3.3.1. Phương hướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 a/ Dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010 GDP của quận Liên Chiểu ước thực hiện năm 2008 là 972,00 tỷ đồng (giá94), tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn 1997-2008 là 12,70%/năm. 41 GDP/người năm 2008 là 15,53 triệu đồng (giá HH). Cơ cấu kinh tế của quận chủ yếu là công nghiệp chiếm 74,81%, sau đó là ngành thương mại - dịch vụ chiếm 23,48% và ngành nông nghiệp chiếm 1,71%. Với chủ trương xây dựng quận trở thành trung tâm công nghiệp của thành phố, công nghiệp trên địa bàn quận luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quy mô của nền kinh tế, đến th ương mại - dịch vụ, giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp, phát huy hơn nữa vai trò của ngành thương mại - dịch vụ trong nền kinh tế. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu giai đoạn 2009-2010 từ 14 - 15%/năm. GDP của quận đến năm 2010 khoảng trên 1.250 tỷ đồng (giá 94). Cơ cấu kinh tế của quận đến năm 2010 l à công nghiệp 74,66%, thương mại - dịch vụ là 24,21%, nông nghiệp là 1,13%, . GDP bình quân đầu người đến năm 2010 là 21,45 triệu đồng (giá hh). Biểu 3-1: DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2010 TĂNG TRƯỞNG BQ (%) 08-10 09-10 1. Dân số Người 95.088 100.050 107.143 4,06 3,48 2. GDP (94) Tỷ.đồng 854,00 972,00 1.267,65 14,07 14,20 - Nông, lâm, ngư " 22,90 20,50 19,29 -5,56 -3,00 - Công nghiệp - XD " 623,90 706,50 926,24 14,08 14,50 - Dịch vụ " 207,20 245,00 322,12 15,84 14,66 3. Cơ cấu kinh tế % % 100,00 100,00 100,00 - Nông, lâm, ngư " 2,11 1,71 1,13 - Công nghiệp - XD " 74,51 74,81 74,66 - Dịch vụ " 23,38 23,48 24,21 4. GDP/người (giá hh) Tr.đồng 13,93 15,53 21,45 5. Giá trị sản xuất(94) Tỷ.đồng - Nông, lâm, ngư " 18,05 26,00 24,10 10,11 -3,72 - Công nghiệp - XD " 2.564,74 3.128,98 4.356,79 19,32 18,00 +Quận quản lý " 535,26 672,28 1.060,51 25,60 25,60 6.Tổng mức bán lẻ HH&DV (ngoài QD) Tỷ.đồng 1.257,45 1.670,10 2.762,61 30,00 28,61 7. Kim ngạch xuất khẩu (dân doanh) 1000 USD 1.100,00 2.196,75 3.712,50 50,00 30,00 42 b/ Phát triển các ngành và lĩnh vực đến năm 2010. * Công nghiệp - xây dựng: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp bình quân 02 năm 2009-2010 dự kiến đạt 14,5%/năm, đóng góp khoảng 74,66% trong GDP toàn quận. Ước tính GTSX công nghiệp tăng bình quân (gđ 2009-2010) 18,0%. Trong đó, GTSX quận quản lý tăng 25,6%/năm, chiếm 24,36% GTSX toàn quận. Hướng phát triển công nghiệp của quận là: - Phát triển công nghiệp chế biến gắn với nguồn nguy ên liệu, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Hoàn thiện các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh, từng bước hoàn thành cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Phước Lý và kêu gọi các nhà đầu tư đến với cụm công nghiệp này. - Phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghiệp lắp ráp ô tô phù hợp với điều kiện của quận Liên Chiểu, đảm bảo xử lý vấn đề môi trường. - Ngoài ra, quận còn đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ như dệt may, da giày, điện - điện tử,…để đảm bảo cho quá trình phát triển một cách bền vững. - Khôi phục và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, làng nghề truyền thống ở địa phương. * Lĩnh vực thương mại - dịch vụ Trong giai đoạn này cần phát triển các ngành dịch vụ phục vụ công nghiệp như dịch vụ ngân hàng, tài chính, dịch vụ văn phòng, bảo hiểm, tư vấn,…Bình quân tăng trưởng của khối ngành thương mại - dịch vụ quận Liên Chiểu giai đoạn 2009- 2010 là 14,66%/năm. Tỷ trọng GDP của khối ngành này đến năm 2010 khoảng 24,21% GDP. - Thương mại: hoàn thiện các chợ, các đại lý bán lẻ hàng hoá trên địa bàn. Nâng cao doanh thu của các chợ, hình thành chợ đầu mối để làm trung tâm chu chuyển hàng hoá. Bước đầu quy hoạch các trung tâm mua sắm, si êu thị,…để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. - Xuất khẩu: dự kiến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu do quận quản lý bình quân có khả năng đạt trên 30%/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 trên 3.700.000 USD. - Du lịch: với tài nguyên du lịch phong phú, nằm gần ba trung tâm du lịch lớn của quốc gia là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ S ơn. Mục tiêu phát triển du lịch của quận là thu hút nhiều khách quốc tế và trong nước, kéo dài thời gian lưu trú của khách. Mở rộng các loại h ình du lịch, các tour, 43 tuyến và liên kết chặt chẽ với các điểm du lịch. Phát triển dịch vụ phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, vận tải khách, sản xuất hàng lưu niệm, hướng dẫn du lịch,… - Dịch vụ vận tải: với tác động của việc gia nhập WTO v à sự hình thành vành đai kinh tế Đông - Tây, nhu cầu vận tải trên các lĩnh vực đều tăng cao. Trên địa bàn quận có cảng nước sâu, có đường liên tỉnh Bắc Nam và có bến xe liên tỉnh thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ vận tải. V ì vậy, cần đầu tư nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ vận tải trong thời gian đến. - Các ngành tài chính - ngân hàng: huy động và phân bổ hợp lý các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các mục ti êu phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập và phát huy các công cụ, sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển. - Ngành công nghệ thông tin: tiếp tục phát triển h ơn nữa ngành công nghệ thông tin, tin học hoá một cách to àn diện hơn nữa trong quản lý hành chính, khai thác tối đa những lợi thế của công nghệ thông tin. * Thủy sản - nông - lâm: tốc độ tăng trưởng bình quân 02 năm 2009 - 2010 dự kiến giảm 3%/năm. Quận Liên Chiểu có bờ biển dài, có sông ngòi và các khu vực ao hồ thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ - hải sản. Vì vậy, trong thời gian đến cần đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thuỷ - hải sản một cách hợp lý và hiệu quả hơn nữa. Về nông nghiệp thì từng bước hình thành nền nông nghiệp đô thị. Tiếp tục tăng diện tích che phủ của rừng trong thời gian đến để đảm bảo cho môi trường ngày càng tốt hơn và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của quận. Phát triển những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, những sản phẩm có chất l ượng cao để phục vụ cho nhu cầu của quận và thành phố. Phát triển nông nghiệp phải gắn liền với công nghiệp chế biến l ương thực, thực phẩm để đảm bảo tiêu thụ nông sản phẩm cho nông dân. Tăng cường cơ sở vật chất cho nông nghiệp nhất là hệ thống thuỷ lợi, hệ thống dịch vụ nông nghiệp. Từng bước hạn chế ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ, ngập úng, nhiễm mặn đến sản xuất nông nghiệp. * Các lĩnh vực xã hội - Dự báo đến năm 2010 dân số của quận khoảng 1 07 nghìn người, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2009 - 2010 là 3,5%/năm. Trong đó, tốc độ tăng tự nhiên dân số khoảng 1,32%. Đời sống của nhân dân trên địa bàn quận ngày càng tăng. 44 - Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa loại h ình đào tạo và đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo. Đến năm 2010, trên địa bàn có 41 cơ sở giáo dục - đào tạo, đào tạo cho khoảng trên 20.000 học sinh. Trong đó, có 15 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở và 1 trường phổ thông cơ sở (thuộc đại học sư phạm), 3 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp. - Xây dựng và nâng cấp hệ thống khám chữa bệnh theo h ướng hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Nhằm đảm bảo cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. - Phát triển văn hoá thông tin nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. - Tập trung nhiều giải pháp nâng cao chất l ượng cuộc sống cho trẻ em, có đầy đủ về thể lực, trí lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của thế kỷ XXI. Trong đó, ưu tiên chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ em. - Thực hiện tốt công tác xoá đói giảm ngh èo, tạo điều kiện về vốn, về cơ sở vật chất để giúp đỡ các hộ nghèo trên địa bàn quận thoát nghèo. - Đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, mại dâm,…xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh. 3.3.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 Phát triển quận Liên Chiểu trở thành trung tâm công nghiệp của thành phố Đà Nẵng và vùng Trung Bộ - Tây Nguyên. Là địa phương có tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa nhanh, phù hợp với chủ trương của thành phố và của cả nước. Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, thúc đẩ y phát triển kinh tế ở tốc độ cao, ổn định, bền vững. Tạo chuyển biến mọi mặt về kinh tế, văn hoá xã hội, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động. Giữ vững ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Xây dựng quận xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội và khoa học - kỹ thuật của thành phố. Đồng thời, góp phần vào quá trình xây dựng thành phố trở thành một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước. Tạo bước đột phá, xây dựng quận đến năm 2020 cơ bản trở thành đô thị có hệ thống kết cấu hạ tầng tiên tiến và thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đối với công nghiệp, tập trung phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn làm đầu tàu phát triển công nghiệp của quận. Phát triển những ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, có giá trị gia tăng lớn. Ưu tiên các dự án 45 phát triển công nghệ sạch, công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường. Đối với thương mại - dịch vụ, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ. Chú trọng phát triển dịch vụ vận tải, du lịch, các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị. Tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực để phát hu y các ngành công nghệ thông tin, điện tử, dịch vụ cao cấp làm đòn bảy thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đối với nông nghiệp, phát triển nông - lâm - thuỷ sản theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát triển tiềm năng kinh tế biển của quận. Thực hiện một nền nông nghiệp đô thị hướng tới sản xuất sản phẩm sạch. 3.4. Luận chứng khả năng phát triển và các phương án lựa chọn Đối với Quận Liên Chiểu, để đảm bảo cho quá tr ình phát triển bền vững và ổn định trong thời gian đến th ì cần có nhiều phương án để lựa chọn cho sự phát triển, từ đó đảm bảo được tính khách quan khi thực hiện qu y hoạch phát triển. Sau đây là một số phương án để lựa chọn: 3.4.1. Phương án I Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận trong thời gian qua, Quận Liên Chiểu cần tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế quận cho tương xứng với tiềm năng phát triển. Thực hiện đầu tư hiệu quả, có trọng điểm nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển ổn định và bền vững. Phương án thứ I được xây dựng trên cơ sở các nhân tố trong nền kinh tế phát triển b ình thường, và ổn định
Tài liệu liên quan