Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị Phần 2

Không phải đô thị nào cũng cần phải có quy hoạch tổng thể không gian ngầm, vì điều đó còn phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế quốc gia và quy mô dân số đô thị, chẳng hạn đô thị trên 1 triệu dân mới cần có tàu điện ngầm, hoặc Nhật chỉ yêu cầu đô thị có từ 30 vạn dân (vùng có tuyết thì từ 10 vạn dân) trở lên mới cần phát triển không gian ngầm.

docx14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2 Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị. Không phải đô thị nào cũng cần phải có quy hoạch tổng thể không gian ngầm, vì điều đó còn phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế quốc gia và quy mô dân số đô thị, chẳng hạn đô thị trên 1 triệu dân mới cần có tàu điện ngầm, hoặc Nhật chỉ yêu cầu đô thị có từ 30 vạn dân (vùng có tuyết thì từ 10 vạn dân) trở lên mới cần phát triển không gian ngầm. QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN NGẦM ĐÔ THỊ PHẦN HAI QUY HOẠCH KHÔNG GIAN NGẦM ĐÔ THỊ 1. Khái niệm chung Không phải đô thị nào cũng cần phải có quy hoạch tổng thể không gian ngầm, vì điều đó còn phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế quốc gia và quy mô dân số đô thị, chẳng hạn đô thị trên 1 triệu dân mới cần có tàu điện ngầm, hoặc Nhật chỉ yêu cầu đô thị có từ 30 vạn dân (vùng có tuyết thì từ 10 vạn dân) trở lên mới cần phát triển không gian ngầm. Khi làm quy hoạch không gian ngầm, cần nắm vững các đặc điểm có liên quan của từng loại công trình ngầm như công trình hạ tầng thị chính, công trình giao thông, công trình dân dụng, công trình công nghiệp, kho tàng, công trình phòng không v.v. Do cách sử dụng đất không giống nhau nên không gian đô thị trên mặt đất và dưới mặt đất được quy hoạch với nội dung và phương pháp luận rất khác nhau (2, 3, 4). Khi lập quy hoạch tổng thể không gian ngầm, cần chú ý rằng: 1) Việc sử dụng không gian ngầm là không thể đảo ngược: khi đã sử dụng, đất đai không thể trở lại trạng thái ban đầu. Sự tồn tại của công trình có trước chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng của các công trình có sau ở gần đó; 2) Các quốc gia và khu vực cần đưa ra các chuẩn tắc, tiêu chuẩn và phân loại nhằm xác định quyền ưu tiên sử dụng không gian ngầm, xử lý tốt đẹp các mâu thuẫn có thể phát sinh trong sử dụng, và dành không gian dự bị cho nhu cầu sử dụng quan trọng hơn trong tương lai. Việc khai thác không gian ngầm phụ thuộc vào quyền sở hữu đất đai, chẳng hạn quyền sở hữu đất đai ở Nhật bao trùm cả không gian dưới đất, vì vậy đô thị Nhật chỉ phát triển đường phố ngầm, giao thông ngầm dọc theo đường phố và dưới các không gian công cộng khác, còn đô thị Trung Quốc thì không bị hạn chế như vậy nên đô thị ngầm tỏa ra trên diện rộng. Không gian ngầm được khai thác tại nhiều cốt ngầm khác nhau, hình thành các lớp ngầm (layers). Có nhiều cách phân lớp khác nhau, chẳng hạn phân thành 3 lớp theo phương án (12): 1) Lớp ngầm nông, từ mặt đất tới -12m: đường dây, đường ống, hầm kỹ thuật, đường ngầm, ga ra, ga tàu điện, khu công cộng và thương mại; 2) Lớp ngầm vừa, từ -12m đến -30m: đường tàu điện, đường bộ, kho tàng, công trình công cộng đặc biệt, hầm kỹ thuật cấp đô thị; 3) Lớp ngầm sâu, >30m: đường tầu điện, ga hành khách, sông ngầm, công trình đặc thù. Hay theo phương án (13 ): Độ sâu 0-10m 10-30m 30-100m KG ngầm cho giao thông và hạ tầng đô thị Đường bộ hành, kho, trạm bơm, trạm biến thế, hành lang kỹ thuật Metro, tuyến giao thông, nơi đỗ xe, công trình hạ tầng (ống cấp nước, cống thoát nước, ống cấp ga) Trục giao thông (Metro, xe lửa..) và công trình hạ tầng chủ chốt (trạm biến thế, trạm xử lý nước thải…) KG ngầm khác nhà ở, văn phòng, nhà công cộng, Đường phố, khu đô thị, Công trình phòng không KG ngầm đặc thù Phân xưởng, hầm dẫn nước sạch Kho tàng, phòng thí nghiệm Công trình đặc biệt (kho xăng dầu…) Có tác giả (19) lại phân thành 4 lớp là: 1)   Lớp ngầm nông (0-15m), hiện đang có các công trình hạ tầng thị chính; 2)   Lớp ngầm nông vừa (15-30m), dành cho phát triển ngắn hạn; 3)   Lớp ngầm sâu vừa (30m-50m), dành cho phát triển trong tương lai xa hơn; 4)   Lớp ngầm sâu (50-100m), dành cho phát triển dài hạn. Có thể thấy cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề phân chia lớp ngầm để xác định quyền sử dụng ưu tiên cho những loại công trình nào thích hợp nhất. Trong bản vẽ quy hoạch rất khó thể hiện rõ ràng việc khai thác không gian ngầm theo các lớp ngầm. Để thể hiện được rõ ràng ý đồ quy hoạch thì còn cần có hình vẽ mặt cắt đứng và hình vẽ phối cảnh tại những vị trí cần thiết. Tốt nhất là có hình ảnh 3D để giúp nhận biết vị trí từng công trình ngầm tại các tầng và các liên kết giữa chúng với nhau trong không gian ngầm. 2. Mục đích quy hoạch và các dạng bố cục không gian ngầm đô thị 2.1. Mục đích quy hoạch Quy hoạch không gian ngầm đô thị thường nhằm các mục đích sau đây: Phát triển khu vực đô thị đã xây dựng ổn định mà vẫn bảo tồn được cảnh quan đô thị vốn có, như tại Bảo tàng Louvre hay tại đường phố Vương Phủ Tỉnh nổi tiếng của Bắc Kinh; Cải tạo khu đô thị cũ nhằm nâng cao mật độ đô thị (đô thị nén) nhưng vẫn bảo đảm được không gian xanh và không gian công cộng, như dự án mở rộng đô thị theo chiều sâu tại Khu Randstad đông dân cư của Hà Lan hay dự án cải tạo khu vực quảng trường Lầu Chuông, LầuTrống tại cố đô Tây An (TQ); Phát triển khu đô thị mới đồng bộ các chức năng, đảm bảo chất lượng cuộc sống, nhất là tại các vùng khí hậu khắc nghiệt, như Quảng trường Ville-Marie ở Montreal, nơi mùa đông có nhiệt độ thấp tới -32 độ C; Một số công trình cần đưa xuống ngầm vì tiện lợi, hoặc để không ảnh hưởng tới mỹ quan và làm ô nhiễm môi trường. 2.2. Dạng bố cục Không gian ngầm đô thị có 4 dạng bố cục chủ yếu sau đây: Khu đô thị ngầm tổng hợp (thành phố ngầm) tỏa ra trên diện tích rộng, như khu trung tâm đô thị mới Tiền Giang ở Hàng Châu với diện tích trên 23 vạn m2, bố trí theo dạng chữ thập ở độ sâu -30m, gắn với ga chuyển tiếp của tàu điện ngầm; Đường phố ngầm, như Yaesu Chikagai thuộc khu Chuo ở Tokyo (7,3 ha); Công trình ngầm đặc thù riêng lẻ, như nhà máy xử lý nước thải Viikinmaki ở Helsinky (Phần Lan) ngay cạnh khu dân cư, hay đường hầm ở Kuala Lumpur chứa được 3 triệu m3 để điều hòa nước mưa khi mưa lớn có thể gây lụt, nhưng lại thành đường cho ô tô chạy vào mùa khô hay khi mưa vừa; Công trình ngầm dạng mạng hay tuyến, như hầm/hào kỹ thuật thị chính, hầm giao thông các loại . 3. Các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo 3.1. Quan điểm chỉ đạo Trong quy hoạch không gian ngầm cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây: Không gian ngầm phải kết hợp chặt chẽ với không gian đô thị trên mặt đất; Phải thận trọng khi phát triển không gian ngầm vì đó là quá trình không thể  đảo ngược; Kết hợp sử dụng trong thời bình và khi có chiến tranh; Kết hợp nhu cầu trước mắt với tầm nhìn xa về sự phát triển của đô thị. 3.2. Nguyên tắc chỉ đạo Do tính đặc thù của không gian ngầm đô thị nên trong quy hoạch cần tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo sau đây: Tận dụng tổng hợp theo chiều đứng và kết nối theo chiều ngang, cố gắng mở rộng hiệu quả biên (marginal efficiency) của không gian ngầm đô thị; Dành ưu tiên cho nhu cầu công cộng: hạ tầng kỹ thuật, giao thông công cộng, dịch vụ công cộng; Phân kỳ đầu tư xây dựng, dành chỗ cho nhu cầu phát triển trong tương lai. 4. Quan hệ giữa không gian ngầm và không gian trên mặt đất Giữa không gian ngầm và không gian trên mặt đất (không gian nổi) tồn tại mối quan hệ hai chiều như sau: 1) Phối hợp chức năng không gian nổi với không gian ngầm; 2) Kết nối không gian ngầm với không gian nổi. Sau đây sẽ xem xét từng mối quan hệ đó. 4.1. Phối hợp chức năng không gian nổi với không gian ngầm Chức năng của không gian nổi và không gian ngầm phối hợp với nhau chặt chẽ thì sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng cho cả hai không gian đó, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho đô thị. Trong bảng 1 liệt kê một số thực tiễn phối hợp chức năng hai loại không gian (13) Bảng 1. Phối hợp chức năng không gian nổi và không gian ngầm TT Không gian  trên mặt đất Không gian ngầm tương ứng Lý do 1 Bệnh viện Phòng khám, phòng lưu trú bệnh nhân Tiện đi lại, yên tĩnh 2 Trước nhà ga xe lửa Siêu thị, khách sạn, nơi giải trí; kho  toa xe, nhà ga metro Mở rộng quảng trường, thêm phồn vinh 3 Quảng trường trước công sở chính quyền Bãi đỗ xe, nơi đón tiếp Mở rộng quảng trường, yên tĩnh 4 Nhà máy Phân xưởng, phân xưởng phụ trợ, kho Mở rộng nhà máy 5 Khu nhà ở Hầm phòng không, hầm để xe, cơ sở kinh doanh và phục vụ Mở rộng không gian sinh hoạt 6 Đường bộ Công trình giao thông, trang bị công cộng Tiếng ồn, người đông, xe nhiều 7 Trung tâm thương mại phồn vinh Đường phố ngầm, khu đô thị ngầm, nơi giải trí Thêm phồn vinh, bớt chật chội 8 Đầu mối giao thông Đường phố ngầm, nút giao cắt giao thông ngầm Người đông, xe nhiều, thêm phồn vinh 9 Khu kho Nhà kho Mở rộng khu kho, yên tĩnh, kín đáo 10 Trường học Phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, phòng thể dục Yên tĩnh 11 Khu vực, trang bị  quan trọng Kho tàng, công sự, công trình phòng hộ Địa hình đặc thù, quan trọng, kín đáo 12 Quảng trường đô thị Hầm xe, siêu thị, lối xuống các ga giao  thông ngầm Có phần lộ thiên, chứa nhiều người 13 Nơi phong cảnh,  di tích Giao thông, chỗ nghỉ ngơi, hạ tầng Mỹ quan, đông khách 14 Nơi hoang phế, hang động tự nhiên Cảnh quan, kho chứa, nuôi trồng,  phân xưởng Ven nội hay ngoại thành  không xa nội thị 4.2. Kết nối không gian ngầm với không gian nổi Hiển nhiên không gian ngầm cần lưu thông không khí và có hệ thống lối lên xuống, lối thoát hiểm, vì vậy phải được kết nối thỏa đáng với không gian nổi. Trong quy hoạch tổng thể, cần dự kiến vị trí các lối ra vào chủ yếu của người và xe cộ của một vùng không gian ngầm, nhất là tại khu đô thị cũ, vì chúng thường liên kết với nút giao thông đô thị, lại cần đến khu vực chuyển tiếp không nhỏ, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và gây tác động đến môi trường. Tương tự như vậy, đôi khi cũng cần dự kiến vị trí của một số hạng mục công trình nổi của hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho không gian ngầm như tháp thông gió. Việc kết nối các hạng mục công trình giao thông ngầm như ga tàu điện, hầm đỗ xe với không gian nổi và không gian ngầm khác là rất quan trọng đối với việc vận hành của chúng. 5. Quy hoạch chi tiết một số không gian ngầm 5.1. Quy hoạch chi tiết không gian ngầm tại khu thương mại trung tâm (CBD) Phát triển không gian ngầm đô thị phải có hai điều kiện: một là không gian đô thị trở nên quá chật chội, và hai là phải có đủ năng lực tài chính. Khu thương mại trung tâm (CBD) của đô thị lớn là nơi sớm có hai điều kiện đó, vì vậy thường là nơi phát triển không gian ngầm trước tiên. CBD có một số đặc điểm như: 1) chức năng thương mại là chủ yếu nhưng nhiều khi còn thêm chức năng khác như khu nhà ở, nơi giải trí, trung tâm hành chính; 2) mật độ dân số cao nhưng người có mặt hàng ngày tại đây hầu hết lại đến từ nơi khác (khách vãng lai và người đến làm việc); 3) là đầu mối giao thông quan trọng; 4) đường phố thường chật hẹp vì đã tồn tại trước khi có công nghiệp xe hơi; 5) có nhiều di sản kiến trúc cần bảo vệ. Khi đô thị phát triển phồn vinh thì các chức năng thương mại và giải trí cảng nổi trội, mật độ dân tăng lên, khiến không gian đô thị hiện hữu bị quá tải, thế nhưng lại không thể tiến hành cải tạo hay tái thiết theo phương thức thông thường vì có nhiều di sản kiến trúc phải bảo tồn, vì vậy chính quyền đô thị thường dùng các biện pháp như chuyển một số đường phố thành phố đi bộ, tổ chức giao thông ngầm (đường bộ, đường sắt, nhà ga, nơi đỗ xe), rồi dần dà mở ra các đường phố ngầm và khu đô thị ngầm. Việc phát triển đường phố ngầm (theo tuyến) hay khu đô thị ngầm (trên diện rộng) phụ thuộc vào đặc điểm chế độ sở hữu đất tại từng quốc gia như đã đề cập ở phần khái niệm chung. Phố đi bộ khác với đường đi bộ để dạo chơi ngắm cảnh ở chỗ hai bên đường là các  cửa hàng bán các loại hàng hóa có sức thu hút đông người tấp nập đến mua, vì vậy khi tổ chức phố đi bộ thì đồng thời cũng phải sắp xếp lại công việc kinh doanh tại nơi này và tạo điều kiện phục vụ thuận tiện cho một số lượng đông người đến đây cả ban ngày lẫn ban đêm bằng phương tiện giao thông nổi cũng như ngầm, khi đẹp trời cũng như lúc nắng gắt, mưa to hay gió lạnh, như có chỗ ngồi nghỉ, các mái che, nơi giải khát và bán đồ ăn nhanh, nhà vệ sinh công cộng… Nhiều tiện nghi phục vụ như vậy có thể đặt trong không gian ngầm để nhường không gian mặt đất cho các hoạt động sinh lợi lớn. Tại CBD thường có một hay nhiều quảng trường và công viên, vườn hoa, thuận lợi cho phát triển không gian ngầm đa chức năng và liên thông, nhất là cho việc bố trí các lối lên xuống không gian ngầm an toàn khi có hỏa hoạn. Công trình ngầm trong công viên như siêu thị, nhà hát có thể có mái lộ thiên ngang mặt đất và lợp kính để lấy ánh sáng cho phần tiền sảnh. Các nước phát triển đã có thực tiễn phong phú về phát triển đường phố ngầm, đô thị ngầm mà nước ta có thể tham khảo vận dụng khi cần thiết. Quy hoạch chi tiết không gian ngầm tại CBD thường bao gồm hai giai đoạn (tuy không nhất thiết): giai đoạn quy hoạch chi tiết khống chế và giai đoạn quy hoạch chi tiết xây dựng. Quy hoạch khống chế nghiên cứu phạm vi phát triển và bố cục lập thể không gian ngầm với tầm nhìn xa, kể cả việc để dành không gian dự trữ cho những nhu cầu tương lai chưa đoán định được. Quy hoạch khống chế cần xác định vị trí hào kỹ thuật thị chính (nước, điện), các tuyến giao thông và cao trình của chúng, vị trí các trạm biến thế và trung tâm phát điện dự trữ, kho nhiên liệu, bể chứa nước, trạm bơm, các lối thoát khẩn cấp khi có hỏa hoạn v.v. Quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ cho việc phát triển không gian ngầm cần được thực hiện đồng bộ trong từng giai đoạn để có thể đưa vào sử dụng kịp thời và quá trình xây dựng không ảnh hưởng mấy đến việc vận hành không gian ngầm khác và không gian trên mặt đất. 5.2. Quy hoạch chi tiết không gian ngầm tại khu dân cư Một số khu dân cư (khu nhà ở) bị thiếu hoặc xa nơi cung ứng các dịch vụ công cộng (chợ, bãi đỗ xe, vườn hoa, cơ sở giải trí, công trình thể thao, phòng khám bệnh...). Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đó, phải phát triển không gian ngầm để đáp ứng bổ sung các nhu cầu cần thiết, kể cả chuyển một số công trình công cộng trên mặt đất như nơi đỗ xe, trung tâm y tế, thư viện…xuống ngầm để dành diện tích cho cây xanh, vườn hoa. Phát triển không gian ngầm cho hào kỹ thuật, đường ô tô, nơi đỗ xe, và một số tiện ích khác có thể là giải pháp hiệu quả góp phần bảo tồn các khu phố cổ thiếu thốn hạ tầng kỹ thuật hiện đại. 5.3. Quy hoạch chi tiết không gian ngầm liên thông với công trình giao  thông ngầm Hiện nay Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bắt đầu phát triển hệ thống tàu điện ngầm. Ga tàu điện ngầm là nơi đông đúc người qua lại nên nếu cạnh đó có siêu thị ngầm thì thuận lợi cho cả người mua (đỡ tốn thời gian, tránh được mưa nắng) và bên kinh doanh (tại Hàn Quốc, nhiều ga tàu điện ngầm còn có cửa hàng ảo dưới dạng màn hình lớn). Nếu gần đó có siêu thị, khách sạn lớn trên mặt đất thì việc kết nối chúng bằng đường hầm với ga tàu điện ngầm cũng rất hữu ích. Vì vậy, các nhà quy hoạch nên xem xét các tình huống này để lập quy hoạch chi tiết quanh khu vực ga tàu điện ngầm, và chính quyền nên phát triển ngay các kết nối này hay các điểm chờ sẵn khi xây dựng ga tàu điện ngầm, đỡ tốn kém hơn nhiều nếu sau này mới làm. Trên các đại lộ thường có các cầu vượt để khách bộ hành đi ngang qua. Cầu vượt tuy hữu ích và ít tốn kém nhưng dù sao cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cảnh quan đô thị, và hiện tại cũng ít người dùng đến nó. Hầm bộ hành đã được xây dựng tại một số nơi nhưng vì thiếu kết hợp các chức năng khác nên khó bảo đảm vệ sinh, không an toàn về đêm, người đi bộ cũng không thích sử dụng. Nhưng nếu hai bên đường hầm có các quầy bán hàng hoặc siêu thị, lối xuống có nhà vệ sinh công cộng thì hầm vượt sẽ trở thành địa điểm có sức thu hút khách bộ hành cả ban ngày và buổi tối, và có thể trở thành công trình phòng không khi cần. … (còn nữa)