Quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị tại TP. Hồ Chí Minh hướng tới phát triển đô thị bền vững

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta về quy mô cũng như tiềm lực kinh tế với vai trò trung tâm hạt nhân, động lực phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế phía Nam và Nam bộ, với vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; một trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản lượng công nghiệp, nguồn thu ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài luôn cao của thành phố đã góp phần tích cực vào thành tựu chung của nền kinh tế đất nước, điều này khẳng định vị trí vai trò đầu tàu của thành phố nhưng đồng thời cũng xuất hiện nguy cơ dẫn tới tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tình trạng tập trung dân cư quá mức đã nảy sinh một số hậu quả như quá tải về cơ sở hạ tầng đô thị, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng tăng.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị tại TP. Hồ Chí Minh hướng tới phát triển đô thị bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta về quy mô cũng như tiềm lực kinh tế với vai trò trung tâm hạt nhân, động lực phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế phía Nam và Nam bộ, với vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; một trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản lượng công nghiệp, nguồn thu ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài luôn cao của thành phố đã góp phần tích cực vào thành tựu chung của nền kinh tế đất nước, điều này khẳng định vị trí vai trò đầu tàu của thành phố nhưng đồng thời cũng xuất hiện nguy cơ dẫn tới tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tình trạng tập trung dân cư quá mức đã nảy sinh một số hậu quả như quá tải về cơ sở hạ tầng đô thị, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng tăng. Với sự nhận biết đầy đủ hơn về viễn cảnh phát triển thành phố trong mối quan hệ khu vực với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Nam bộ và khu vực Đông Nam Á, Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu Đồ án Quy hoạch chung xây dựng với tính định hướng quan trọng nhằm hoàn chỉnh tiến trình phát triển của TP.HCM đến năm 2025. Tiếp theo là các đồ án quy hoạch chi tiết (QHCT), dự án đầu tư…. Đây là cơ sở cần thiết cho công tác quản lý đô thị nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển đúng định hướng, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị hóa của cả nước, tránh được những bế tắc mà nhiều thành phố lớn trên thế giới đã và đang vấp phải, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang xây dựng trong giai đoạn trước mắt. Để giải quyết các vấn đề phức tạp nhằm xây dựng đô thị hiện đại là phải đảm bảo việc thiết lập phát triển đô thị trên cơ sở tính toán toàn diện của các nhân tố tạo lập đô thị về nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân; đồng thời phải tính đến các yếu tố về kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai lâu dài và phù hợp với sự đa dạng của điều kiện tự nhiên, khí hậu cho sự phát triển không ngừng của đô thị, quản lý đô thị có hữu hiệu và phát huy hiệu quả thì phải có quy hoạch xây dựng, vì quy hoạch xây dựng là tiền đề để quản lý đô thị, do đó công tác quy hoạch xây dựng đóng vai trò quan trọng, cần phải đi trước và nó được coi là chìa khóa đảm bảo cho phát huy hiệu quả của các chương trình đầu tư xây dựng tại thành phố. Thực tế tại TP.HCM cho thấy, công tác quy hoạch xây dựng có vai trò quan trọng cho định hướng phát triển thành phố. Công tác lập quy hoạch xây dựng đã thực hiện được khối lượng rất lớn. Về lập và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đợt năm 1993, 1998 và mới đây là tháng 01/2010. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu điều chỉnh và lập mới Quy hoạch chung cho 24 quận, huyện và được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Đồng thời nghiên cứu lập nhiều đồ án Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cho các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu trung tâm đô thị và nhiều khu chức năng đô thị quan trọng khác là cơ sở triển khai đầu tư hiệu quả nhiều chương trình, dự án xây dựng tại thành phố. Riêng khối lượng QHCT 1/2000 được lập và phê duyệt khoảng gần 400 khu với diện tích 65.000 ha. Các khu vực đất đai được phủ QHCT 1/2000 đạt gần 90% diện tích khu đô thị hóa của thành phố. Chúng ta thấy sự thay đổi của bộ mặt đô thị, khu trung tâm thành phố ngày càng khang trang đã có nhiều công trình kiến trúc đẹp. Các khu công nghiệp tập trung được quy hoạch đã thu hút đầu tư và sản xuất có hiệu quả. Nhiều khu nhà ở, khu công viên cây xanh, vui chơi giải trí, các tuyến đường giao thông, cầu cống, tuyến điện, nước được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố. Bên cạnh ưu điểm của công tác quy hoạch xây dựng còn có những bất cập, các đồ án quy hoạch chưa bám sát nhu cầu phát triển, nội dung quy hoạch xây dựng đô thị còn mang nặng tính chuyên môn, thiếu tính kinh tế, xã hội, cơ chế chính sách thực hiện, sản phẩm nghiên cứu còn quá tập trung vào quy hoạch dài hạn, trong khi đó quy hoạch đợt đầu quan trọng và cấp thiết thì xem nhẹ, nghiên cứu không sâu… vì vậy nói chung các đồ án quy hoạch chưa mang tính khả thi cao. Các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch kinh tế - xã hội chưa được nghiên cứu đồng bộ, chưa đảm bảo tính thống nhất đúng nghĩa là quy hoạch “hợp nhất đầu tư đa ngành”. Việc phát triển không gian đô thị trong thời gian qua có tính đến sự kết nối các tỉnh lân cận với sự phát triển của vùng. Tuy nhiên, cấu trúc không gian đô thị chưa thật hơp lý. Việc xây dựng mô hình “đa trung tâm” được xác định tại 04 cửa ngõ của thành phố với mục tiêu là kéo dãn tập trung tại khu trung tâm thành phố đã quá tải chưa được tập trung triển khai đúng mức (mới có khu A diện tích 110 ha khu đô thị Phú Mỹ Hưng được xây dựng). Diện tích dành cho công trình công cộng chưa nhiều, trong 10 năm từ 1997 đến 2007 tăng được gần 500 ha (hiện có khoảng 2000 ha, bình quân trên 3m2/người). Về đất cho công viên cây xanh tăng được 490 ha, bình quân 1,5m2/người so với qui định 5-8 m2/người trong Quy chuẩn xây dựng là thấp. Vẫn có tình trạng đô thị phát triển theo xu hướng “vết dầu loang” trên những khu vực còn tiềm năng đất nông nghiệp, dọc theo các trục giao thông. Số lượng dân nhập cư tăng nhanh, chiếm 30% dân số thành phố, tập trung nhiều tại các quận ven, nhiều khu dân cư tự phát xây dựng không theo quy hoạch. Yêu cầu đặt ra giải quyết hợp lý bài toán phân bố dân cư gắn với phát triển đô thị là triển khai đầu tư tập trung theo định hướng mục tiêu đặt ra. Về mô hình phát triển đô thị đa tầm, gắn kết với các khu đô thị vệ tinh đô thị trực thuộc, đô thị đối trọng dọc theo các trục động lực phát triển tại vùng phụ cận của thành phố trong bán kính 30-50 km, định hướng trong quy hoạch từ đầu nhưng đề xuất triển khai thực hiện chưa nhiều, còn phân tán, dàn trải, xuất hiện nhiều dự án khu nhà ở, đô thị nhỏ, lẻ tại khu vực đô thị hóa ở thành phố (đã triển khai QHCT khu đô thị Tây Bắc 6000 ha, đô thị cảng Hiệp Phước tại Nhà Bè 3000 ha, đô thị Sinh Việt tại huyện Bình Chánh 300 ha, đô thị Phước Kiểng 350 ha, đô thị An Phú Hưng tại Hóc Môn 740 ha và nhiều khu đô thị mới khác nhưng việc triển khai xây dựng chưa nhiều). Có thể thấy rằng, qua hệ thống các tiêu chí kết hợp với kiểm nghiệm đánh giá thực tế, mô hình đô thị mới đã trở nên rõ nét hơn và có xu hướng tiếp cận dần với các mô hình mới trên thế giới, trong đó việc xây dựng hạ tầng kỷ thuật đồng bộ và hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, môi trường văn hóa đô thị lành mạnh và thân thiện, quản lý khai thác sử dụng khu đô thị mới vì lợi ích cộng đồng là những tiêu chí cơ bản cho sự phát triển bền vững của khu đô thị mới (khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng – Khu A được Bộ Xây dựng công nhận là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam là ví dụ). Sự tăng dân số nhanh chóng ở TP.HCM đang làm tăng nhu cầu nhà ở, sự thiếu hụt nguồn cung về nhà ở khiến cho môi trường sống bị xuống cấp, cụ thể là giảm diện tích đối với không gian ở, nhiều khu vực cần chỉnh trang trên các khu nhà trên kênh rạch ô nhiễm, khu nhà lụp xụp.… Do đó, phát triển nhà ở có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Việc tăng nguồn cung cho nhà ở là một yêu cầu cấp thiết của xã hội. Đặc biệt, đối tượng nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp cần khối lượng lớn với yêu cầu nhà giá rẻ, đòi hỏi có sự tham gia của các thành phần trong xã hội, từ các doanh nghiệp bất động sản, nhưng vai trò chính quyết định từ cấp chính quyền qua các giải pháp về chính sách khuyến khích, về quy hoạch, quỹ đất và vốn đầu tư. Thời gian qua với nhiều dự án phát triển các khu nhà ở với khoảng 900 dự án, diện tích khoảng 7500 ha. Qua số liệu thống kê tổng diện tích quỹ nhà ở thành phố là 99 triệu m2, tổng số căn nhà 1.237.400 căn, bình quân diện tích 10,3 m2/người, đến tháng 04/2009 tăng lên 13,4 m2/người, dự kiến 2010 là 14 m2/người. Tại TP.HCM những năm gần đây đã triển khai nhiều dự án như vậy: các khu tái định cư cho khu Công nghệ cao, khu đô thị Thủ Thiêm…, khu ký túc xá sinh viên, nhiều khu lưu trú công nhân. Về chỉnh trang khu đô thị hiện hữu là một trong những nội dung chính trong định hướng phát triển TP.HCM. Do dân cư tập trung quá đông tại khu vực nội thành (dân số thành thị chiếm đến 85% dân số thành phố) đặc biệt tại khu nội thành hiện hữu mật độ dân số cao gấp 40-50 lần so với khu vực ngoại thành. Định hướng phát triển chủ yếu chỉnh trang cải tạo nhằm cải thiện điều kiện ở, sinh hoạt, làm việc của người dân, chỉnh trang theo hướng giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, nạo vét các kênh rạch, sắp xếp xây dựng các khu nhà ven kênh, khu nhà lụp xụp, di dời các cơ sở ô nhiễm, chú trọng tôn tạo gìn giữ các di sản về văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch chỉnh trang, cải tạo đã có bước điều chỉnh theo hướng khả thi và thực tế hơn. Ví dụ trước đây quy hoạch phần lớn các khu đất di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm đi để dành đất cho xây dựng các công trình công cộng và công viên cây xanh, tuy nhiên thực tế là rất khó thực hiện, do đó trong các điều chỉnh quy hoạch và các giải pháp thực hiện theo hướng tích cực hơn như cân đối tập hợp các khu đất có quy mô phù hợp hoặc các cơ sở lớn dành khoảng 30-50% diện tích đất để xây dựng công trình công cộng, công viên cây xanh, còn lại cho điều chỉnh chức năng, chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc để có điều kiện cho các dự án khai thác hiệu quả, tạo nguồn kinh phí cho di dời nhanh hơn. Các dự án chỉnh trang, cải tạo nâng cấp đô thị điển hình như khu vực Xóm Cải Quận 5 từ khu nhà ở lụp xụp thấp tầng, xây dựng các chung cư cao tầng. Nâng cấp đô thị tại khu vực Kênh Lò Gốm Quận 6, xây dựng thêm các công trình công cộng, mở rộng các đường hẻm, cải tạo nâng cấp nhà ở hoặc tại một số dự án lớn, xây dựng các cụm chung cư cao tầng, trung tâm thương mại ở Quận 4 đạt được kết quả cao, sắp tới khuyến khích chỉnh trang triển khai các cụm khu phố lớn như khu Mả Lạng Quận 1, khu dân cư Công viên Đầm Sen Quận 11… Việc mở rộng, dự phóng các tuyến đường giao thông trong nội thành hiện hữu cũng được xem xét toàn diện hơn, hạn chế triển khai các dự án mở đường mà phải chi phí cho công tác giải tỏa đền bù quá cao. Ban hành quy định về quy trình, nội dung quy hoạch, nâng cấp, mở rộng hẻm giới theo hướng khả thi. Việc triển khai, xây dựng các dải, vườn hoa cây xanh trên các hè phố lớn tại khu vực trung tâm thành phố đã mang lại nhiều lợi ích tích cực cho phát triển bền vững của đô thị, tăng được diện tích mảng xanh trong đô thị cũ, tạo được cảnh quan đẹp, cải thiện môi trường đô thị đồng thời tạo được các khoảng hở xốp thấm nước hạn chế ngập lụt khi có mưa lớn. Với tốc độ đô thị hóa cao như ở TP.HCM trong những năm qua thì công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý đô thị với các giải pháp phù hợp với thực tiễn là vấn đề quan trọng. Chính quyền thành phố trong những năm gần đây tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng để làm cơ sở quản lý xây dựng nhưng hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Việc phân cấp cho địa phương (quận, huyện) lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tuy đã thể hiện được chủ chương giao quyền chủ động cho chính quyền cơ sở do điều kiện về lực lượng cán bộ có chuyên môn về quy hoạch đô thị còn thiếu, kinh nghiệm và năng lực còn yếu nên cơ quan quản lý đô thị tại các quận huyện chưa đảm đương ngay được. Do đó, để triển khai có hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng có hiệu quả tại địa phương thì công tác về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, nhân sự, tổ chức và kiện toàn Phòng quản lý đô thị các quận huyện đủ năng lực là vấn đề quan trọng cần quan tâm thực hiện trước. Khi lực lượng đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch trong nước còn mỏng và yếu, đối với các khu đô thị mới, các khu chức năng đô thị có vai trò quan trọng… thì công tác thi tuyển – kể cả tổ chức thi tuyển quốc tế là một giải pháp hợp lý nhằm lựa chọn được các đồ án quy hoạch có ý tưởng và chất lượng tốt, phù hợp với đặc thù của thành phố và tiếp cận được phong cách quy hoạch kiến trúc hiện đại của thế giới để triển khai trong thực tế là việc làm đạt hiệu quả cao trong thời gian qua. Có thể thấy rõ điều đó qua kết quả các cuộc thi quốc tế về đồ án quy hoạch khu đô thị mới Nam Sài Gòn, khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu Trung tâm thành phố hiện hữu, khu đô thị Cảng Hiệp Phước… Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư đô thị trên địa bàn thành phố khi triển khai theo chủ trương phủ kín quy hoạch chi tiết nhằm quản lý đô thị hiệu quả thì một số vấn đề chính cần quan tâm như: - Cần xác định rõ mô hình ở phù hợp cho từng vùng đô thị của thành phố: khu đô thị hiện hữu, khu vực phát triển mới ở vùng ven và khu vực ngoại thành, nhằm xác định hướng tổ chức không gian và sử dụng quỹ đất phù hợp, tránh tình trạng sử dụng quỹ đất lãng phí làm hạn chế nhu cầu sử dụng đất cho tương lai. - Trên cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. - Cần xem xét vấn đề tác động môi trường đô thị tác động biến đổi khí hậu khi lập quy hoạch xây dựng, đảm bảo yếu tố phát triển bền vững phù hợp với đặc trưng đô thị TP HCM. Trong những năm gần đây, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã chủ trì hoặc phối hợp với các Sở ban ngành thành phố nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quy định về quản lý quy hoạch – kiến trúc như: quy định về hành lang bảo vệ sông - kênh rạch, quy định về lộ giới hẻm trong khu dân cư hiện hữu, quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu, quy định về san lấp kênh rạch, quy định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa, quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị… đã góp phần phục vụ công tác quản lý đô thị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo nhu cầu thực tế thì cần thiết có triển khai nghiên cứu tiếp các vấn đề về: kinh tế đô thị, tạo nguồn lực, huy động vốn cho phát triển đô thị và nhà ở xã hội, chỉ tiêu đất nhóm nhà ở cho các vùng trong đô thị, quy định về quản lý nhà biệt thự hiện hữu trong khu vực trung tâm thành phố, quy chế quản lý kiến trúc (quy chế cấp II) cho đô thị, khu quy hoạch dọc các tuyến đường giao thông lớn…. Việc hình thành và phát triển đô thị trong thời gian vừa qua còn quá ít các khu đô thị mới như mô hình khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Vào những năm trước đây, khi thị trường địa ốc mới phát triển thì tình hình đầu tư các khu nhà ở - nhất là tình trạng phân lô hộ lẻ - còn manh mún, quy mô nhỏ, chủ yếu theo ranh thửa đất… dẫn đến tình trạng khó kết nối về hạ tầng kỹ thuật đô thị, không có các công trình công cộng phục vụ hoàn chỉnh, tình trạng san lấp kênh rạch trái phép nhiều ở khu vực ngoại vi thành phố đã gây ngập úng, dẫn đến tình trạng bộ mặt đô thị tại các khu vực đô thị hóa - nhất là tại các vùng ven – không có gì đặc sắc, đặc trưng cho từng vùng mà chỉ là hình thức nhà cửa lan tỏa từ nội thành ra. Do vậy, việc lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện theo quy hoạch và kết hợp với cơ chế giám sát, kiểm tra thường xuyên theo quy định sẽ góp phần chấn chỉnh tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố. Vấn đề có được quy hoạch tốt chưa đủ mà quan trọng là khả năng quản lý đô thị, nó quyết định mức độ thành công của sự phát triển đô thị bền vững, một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết bảo đảm cho sự phát triển. Bộ mặt xây dựng đô thị đặc biệt ở các đô thị lớn là tấm gương phản chiếu trình độ tổ chức và điều hành của các cấp chính quyền và trước hết của các tổ chức quản lý chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị. Công tác quản lý đô thị theo quy hoạch xây dựng tại thành phố đã có những chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung tình trạng xây dựng lộn xộn, không theo quy hoạch, xây dựng tự phát không phép còn phổ biến, quản lý xây dựng chưa chủ động được tình hình phát triển thành phố. Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt chưa chặt chẽ và thiếu hệ thống các biện pháp đồng bộ, dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch được duyệt còn tùy tiện. Các thủ tục hành chính trong quản lý kiến trúc-quy hoạch, đầu tư xây dựng còn phiền hà. Chủ trương phát triển đô thị tập trung theo dự án đã được quán triệt, song nhận thức và cách làm còn thiếu thống nhất, nên chưa phát huy được hiệu quả, chất lượng kiến trúc đô thị và trật tự xây dựng đô thị còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là khung pháp luật để quản lý xây dựng còn thiếu, chưa đồng bộ, hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng vẫn chưa đủ cơ sở hóa để hoàn chỉnh. Thực tế này đặt ra nhu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. Tổ chức lại cơ quan thanh tra, kiểm tra và xây dựng các qui định chế tài về xử phạt thích đáng các vi phạm xây dựng. Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống qui trình, quy phạm tiêu chuẩn, cũng chưa được quan tâm một cách có hệ thống, những qui định hiện lạc hậu không phù hợp. Do vậy, cần thiết ban hành sớm Thông tư hướng dẫn của ngành nhằm thực hiện tốt Nghị định Chính phủ về quản lý quy hoạch xây dựng và Luật quy hoạch đô thị. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là quản lý tương đối toàn diện các mặt quy hoạch, kiến trúc, khảo sát kỹ thuật, thiết kế, cảnh quan môi trường, hạ tầng kỹ thuật…. Do đó phải tổ chức khoa học, có bộ máy quản lý, có hệ thống phân cấp rõ ràng ranh giới trách nhiệm giữa Trung ương, Thành phố , Quận - Huyện và phải đảm bảo điều kiện hoạt động hiệu quả (chức năng, phương tiện, kinh phí…). Xây dựng chương trình quản lý đô thị cho thành phố một cách bài bản toàn diện như: - Lập và xét duyệt đảm bảo đầy đủ các bước quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành làm cơ sở các dự án đầu tư và quản lý đô thị. - Tăng cường quản lý đô thị theo luật pháp, quy hoạch và kế hoạch hóa vĩ mô phát triển đô thị. - Xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp về huy động vốn (kinh tế đô thị) về con người. - Cải tiến thủ tục hành chính và nâng cao năng lực cán bộ quản lý đô thị tại các cấp từ thành phố đến quận, huyện. Các vấn đề trọng tâm và các giải pháp triển khai thời gian tới công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển đô thị tại TP.HCM có tính bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc phòng theo hướng liên kết vùng, cụ thể như sau: - Định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch xây dựng gắn với dự báo biến đổi khí hậu toàn cầu. - Ưu tiên phát triển các khu đô thị mới theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hoàn chỉnh, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân, đặc biệt chú ý nhu cầu nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội. - Phát triển các dự án đầu tư xây dựng các khu cụm trường đại học – cao đẳng, trung tâm y tế lớn, các khu công nghiệp tập trung ở ngoại vi thành phố vừa đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, thuận lợi tổ chức giao thông đồng thời xây dựng các khu nhà ở lưu trú công nhân, nhà ở ký túc xá sinh viên với đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật theo qui định, với cơ chế chính sách ưu cho phát triển. - Đề xuất áp dụng giải pháp kiến trúc sinh thái trong kiến trúc đô thị. - Nghiên cứu thực hiện việc quản lý bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn trên các vùng sông, hồ nhằm chống xói lở và giảm ngập úng cho vùng hạ lưu. - Nghiên cứu thực hiện cơ chế liên kết Vùng trong phát triển công nghiệp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở diện rộng. - Nghiên cứu cơ chế phối hợp đầu tư xây dựng các mảng cây xanh lớn, các công trình đầu mối hạ tầng
Tài liệu liên quan