Quy luật thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật Lượng - Chất ).

1. Về kiến thức - Hiểu được khái niệm chất và khái niệm lượng của sự vật, hiện tượng - Nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng 2. Về kỹ năng - Có khả năng biết vận dụng để phân biệt mặt chất và mặt lượng của các sự vật, hiện tượng - Có khả năng biết vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng vào việc giải quyết các vấn đề nay sinh trong thực tiễn, cuộc sống.

doc3 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9513 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy luật thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật Lượng - Chất )., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy luật thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật Lượng - Chất ). I. Mục tiêu bài học Học xong bài này học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức - Hiểu được khái niệm chất và khái niệm lượng của sự vật, hiện tượng - Nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng 2. Về kỹ năng - Có khả năng biết vận dụng để phân biệt mặt chất và mặt lượng của các sự vật, hiện tượng - Có khả năng biết vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng vào việc giải quyết các vấn đề nay sinh trong thực tiễn, cuộc sống. 3. Về thái độ Có ý thức kiên trì mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, tránh các biểu hiện chủ quan, nóng vội trong học tập rèn luyện cũng như trong cuộc sống. II. Phương pháp Giáo viên kết hợp phương pháp thuyết trình ( Diễn giảng, giảng giải, giảng thuật), đàm thoại - nêu vấn đề. III. Phương tiện dạy học - Máy chiếu IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ ( 4 phút ) * Phủ định biện chứng là gì? Phủ định siêu hình là gì? 2. Tổ chức học bài mới. 2.1. Vào bài: ( Đưa ra một bài thơ để cho người học thấy được sự vật, hiện tượng có sự biến đổi ngay trong bài thơ, để cho người học thấy được nữa là quy luật này nó có tính phổ biến trong xã hội tư duy, nhận thức nói chung và nó còn được thể hiện trong từng câu thơ rất gần gủi với chúng ta) Nhà thơ Trần hòa Bình đã từng viết: Thêm một chiếc lá rụng, Thế là thành mua thu. Thêm một tiếng chim gù, Thành ban mai tinh khiết Dĩ nhiên là tôi biết Thêm một lắm điều hay, Nhưng mà tôi cũng biết Thêm một phiền toái thay Theo các em, những câu thơ trên nói đến điều gì ? trong sự vận động biến đổi không ngừng của thế giới các sự vật, hiện tượng cũng như trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta chỉ cần thêm một chút hoặc bớt đi một ít là sự vật, hiện tượng có thể biến thành cái khác,tại sao lại như vậy.Nội dung của bài Quy luật thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật Lượng - Chất ) sẽ giúp chúng ta lý giải điều này. 2.2. Tiến trình dạy – học Nội dung Thời gian Phương pháp Giáo viên Học sinh Đồ dùng 1. Khái niệm chất. Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của nó, nói lên nó là cài gì, để phân biệt nó với cái kác. 2. Khái niệm lượng - Lượng của sự vật, không nói lên sự vật đó là gì mà chỉ nói lên những con số của những thuộc tính cấu thành nó như về : quy mô, số lượng, trình độ, màu sắc... 3. Mối quan hệ biện chứng giữa Lượng và Chất - Sự vật, hiện tượng bao giờ cũng là thể thống nhất của 2 mặt đối lập đó là chất và lượng. Lượng nào chất ấy, chất nào lượng ấy. Không có chất, lượng tách rời. - Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách dần dần. * Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định, được gọi là “độ”. - “Độ là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất” * “Độ” là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. * Sự vật biến đổi khi chất lượng biến đổi. - Chất là mặt tương đối ổn định + Lượng là mặt biến động hơn + Lượng biến đổi trong giới hạn “độ” thì sự vật chưa biến đổ. - Lượng biến đổi “vượt độ” thì nhất định gây nên sự biến đổi về chất. - Chất biến đổi thì sự vật biến đổi. Chất biến đổi gọi là nhảy vọt. * Nhảy vọt là bước ngoặc của sự thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về chất + Sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời + Nhảy vọt xảy ra tại điểm nút * Điểm nút là tụt đỉnh của giới hạn tại đó xảy ra sự nhảy vọt. - Lượng biến thành chất mới có điều kiện. - Không phải cứ tăng, giảm đơn thuần về lượng trong bất kỳ điều kiện nào cũng đưa đến sự thay đổi về chất Ví dụ: Nước sôi 100 C bốc thành hơi chỉ xảy ra trong điều kiện áp suất bình thường. * Chất mới ra đời, đòi hỏi lượng mới, tương ứng với nó. - Sau khi chất mới ra đời, thì chất mới lại quy định sự biến đổi về lượng, sự quy định này thể hiện : Làm cho quy mô, tốc độ, nhiệp điệu, giới hạn vận động, phát triển của lượng thay đổi. - Quy luật này có tính phổ biến. Được thể hiện trong mọi lĩnh vực của thế giới: cả tự nhiên, xã hội và tuy duy. Trong xã hội: Ví dụ : một xã hội cũ mất đi, xã hội mới ra đời Trong nhận thức: - Các em đã tích lũy vốn kiến thức từ lớp một đến lớp 12 để các em vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và bây giờ các em đang nghôi ở nhà trường trung học chuyên nghiệp, thì các em đã có sự thay đổi chất trong nhận thức của các em. * Vị trí. - Quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Vạch ra cách thức vận động và phát triển của sự vật * Ý nghĩa. - Về nhận thức cũng như thực tiễn phải khắc phục hai khuynh hướng : tả khuynh và hữu khuynh + Tả khuynh là tư tưởng nôn nóng, vội vàng, thường không chú ý tích lũy về lượng. + Hữu khuynh là tư tưởng ngại khó, ngại khổ, sợ sệt không giám thực hiện những bước nhảy, kể cả khi có đủ các diều kiện. 8 P’ 8 P’ 16 P’ 2 P’ 2 P’ Thuyết trình (diễn giảng,giảng giải, giải thuật) kết hợp với đàm thoại – nêu vấn đề Hoạt động 1: làm việc cả lớp và cá nhân. Giáo viên nêu câu hỏi: - Có thể phân biệt các sự vật, hiện tượng như đường, chanh, muối, ớt, cây viết, cánh cửa, mưa, nắng , áp thấp nhiệt đới, bão được hay không ? Giáo viên nêu câu hỏi: - Vậy căn cứ vào đâu để các em phân biệt được các sự vật hiện tượng đó? Giáo viên bổ sung và kết luận - Đúng rồi chúng ta cần phải căn cứ vào mỗi thuộc tính của từng sự vật hiện tuợng đó Các em hãy kể ra những thuộc tính giúp chúng ta phân biệt (nhận biết ) các sự vật hiện tượng muối, chanh, ớt ? Giáo viên bổ xung - Như vậy là các em đã thấy được thuộc tính của chanh, ớt, muối ở đây là muối thì mặn, chanh thì chua, ớt thì cay . Giáo viên nêu câu hỏi: - Những thuộc tính của đường, muối, ớt là do chúng tự có hay do ai áp đặt cho chúng? Giáo viên kết luận: - Đó đều là những thuộc tính vốn có của sự vật, không do ai áp đặt, thần linh, thượng đế nào mà nó tồn tại khách quan. Giáo viên hỏi: - Vì sao các em biết là chanh có vị chua, muối mặn, ớt cay? nếu không tiếp xúc bằng vị giác (nếm) thì có biết được hay không? Gáo viên hỏi: - Vậy nhờ đâu mà thuộc tính của sự vật bộc lộ ? Giáo viên kết luận: - Thuộc tính của sự vật bộc lộ thông qua mối quan hệ cụ thể nào đó Giáo viên hỏi: - Mỗi sự vật chỉ tham gia một quan hệ hay nhiều quan hệ khác nhau? Giáo viên kết luận: - Thuộc tính của sự vật sẽ biểu hiện thông qua quan hệ nào đó, sự vật có nhiều quan hệ khác nhau, do đó sẽ có nhiều thuộc tính khác nhau, trong đó có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Vậy để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau có nhất thiết phải căn cứ vào tất cả các thuộc tính ( bao gồm cơ bản và không cơ bản mà chúng đang có hay không )? Giáo viên kết luận: - Đúng rồi thường thường chúng ta chỉ căn cứ vào những thuộc tính cơ bản của sự vật để phân biệt chúng với nhau vì chúng tiêu biểu cho sự vật đó Giáo viên đặt câu hỏi: - Những gì chúng ta phân tích ở trên chính là nội dung của khái niệm chất. Em nào có thể định nghĩa chất là gì? Giáo viên đặt vấn đề và nêu câu hỏi: - Chất là những thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng lại có rất nhiều thuộc tính (biểu hiện qua nhiều quan hệ ). Vậy theo các em sự vật, hiện tượng có thể có nhiều chất hay không? Giáo viên kết luận - Sự vật là có nhiều chất vì chúng có rất nhiều thuộc tính. Những thuộc tính cơ bản tạo nên chất cơ bản của sự vật Giáo viên hỏi Vậy các em hãy cho một ví dụ ? Hoạt động 2: Làm việc cả lớp và cá nhân Giáo viên cho học sinh làm bài tập. 1. Hãy trả lời nhanh các câu hỏi sau: + Lảnh thổ nước ta rộng bao nhiêu km2? + Nước ta là một nước công nghiệp hay nước nông nghiệp ? + Nước ta là nước phát triển hay đang phát triển? Giáo viên bổ sung và nêu câu hỏi: - Đúng rồi nước ta rộng là 330.991.000 km2 và nước ta đang là một nước phát triển và đang là một nước nông nghiệp chúng ta đang phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vậy theo các em những con số trên phản ánh điều gì của đất nước cũng như nền kinh tế? Giáo viên kết luận - Những con số trên chúng ta thấy được đang phản ánh quy mô, tốc độ phát triển và trình độ phát triển của đất nước cũng như nền kinh tế của nước ta. Giáo viên hỏi: - Theo các em những con số, đại lượng nêu trên phản ánh mặt lượng hay mặt chất của nền kinh tế nước ta? Giáo viên kết luận - Những con số và đại lượng nêu trên phản ánh mặt lượng của nền kinh tế nước ta. Giáo viên hỏi: - Một cây cao 10m và cây cao 5m. Vậy theo các em những con số đó là những thuộc tính do chúng tự có hay do sự áp đặt chủ quan từ bên ngoài (thần linh, thượng đế tạo ra)? Giáo viên kết luận và hỏi - Cái cây cao hay thấp là nhũng thuộc tính vốn có của nó chứ không ai bắt nó cao và thấp. - Vậy theo các em những con số trên có phản ánh mặt lượng của cái cây đó hay không? Giáo viên kết luận - Cây càng cao thì lượng của nó càng cao Giáo viên hỏi: - Vậy theo các em hiểu thế nào về khái niệm lượng? Giáo viên hỏi: - Như vậy lượng của sự vật, hiện tượng thường được biểu hiện dưới dạng nào? Giáo viên hỏi: Các em hãy cho một ví dụ? Giáo viên hỏi kết luận Lượng thể hiện bằng con số Giáo viên hỏi: - Tình yêu thương con người dành cho nhau, tình yêu mà mỗi chúng ta dành cho tổ quốc của mình có thể đo đếm bằng những con số, đại lượng cụ thể hay không? Vì sao? Giáo viên bổ sung và kết luận: - Không, vì có những sự vật hiện tượng phức tạp nên lượng của chúng khó biểu thị bằng những con số hoặc đại lượng chính xác. - Như vậy mỗi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và mặt lượng chúng đều là những thuộc tính vốn có và tồn tại thống nhất, không tách rời nhau trong mỗi sự vật, hiện tượng. Hoạt động 3. Làm việc cả lớp và cá nhân Giáo viên đặt câu hỏi: - Để thực hiện mơ ước trở thành một một kế toán giỏi các em phải làm gì ? Giáo viên hỏi: - Các em có thể đạt được ngay mơ ước đó hay không? Vì sao? Giáo viên bổ sung: - Không vì để làm được những công việc đó, các em phải tích luỹ đủ một lượng tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Qúa trình đó phải thực hiện dần dần qua nhiều năm. Hôm nay các em đang nghồi học tại đây cũng chính là để thực hiện quá trình đó Giáo viên hỏi: Sự biến đỗi về lượng diễn ra nhanh hay chậm? dần dần hay đột biến? Giáo viên đặt vấn đề và nêu câu hỏi: - Lượng tri thức mà các em đã không ngừng tích luỹ qua một năm học tại nhà trường đã giúp các em không ngừng trưởng thành trong nhận thức và tình cảm… Song với lượng kiến thức đó các em vẫn chưa trở thành một nhân viên, cán bộ kế toán được, các em nghĩ sao về điều này ? Giáo viên kết luận: - Sự tích luỹ về lượng(kiến thức, kỹ năng) của các em vẫn chưa đủ để làm cho chất thay đổi. Giáo viên hỏi: Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định được gọi là gì? Giáo viên kết luận: - Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định được gọi là “độ”. - “Độ là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất” Giáo viên hỏi: - Vậy em nào hãy cho một ví dụ? Giáo viên nêu câu hỏi: - Vậy khi sự biến đổi (tích luỹ) của lượng “vượt độ” thì điều gì sẽ xảy ra? Giáo viên bổ sung và kết luận: - Sự thống nhất giữa chất và lượng sẽ bị phá vỡ, chất cơ bản của sự vật thay đổi, chất mới ra đời thay thế chất cũ. Giáo viên hỏi: - Khi đó sự vật, hiện tượng có còn là nó nữa hay không? Giáo viên kết luận: - Khi đó sự vật hiện tượng cũ cũng bị thay thế bởi sự vật hiện tượng mới. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đỗi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút. * Điểm nút là giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật Giáo viên hỏi: - Em nào có thể lấy một ví dụ? Giáo viên hỏi: - Lượng biến đổi “vượt độ” thì chất có biến đổi không? Giáo viên kết luận: - Lúc đó, lượng biến đổi “vượt độ” thì nhất định gây nên sự biến đổi về chất và chất biến đổi thì sự vật biến đổi. Chất biến đổi gọi là nhảy vọt (bước nhảy). Giáo viên hỏi: - Vậy em nào hãy cho biết nhảy vọt là gì? Giáo viên hỏi: - Vậy theo các em lượng biến đổi thành chất thì có điều kiện không? Giáo viên kết luận: - Lượng biến thành chất mới có điều kiện. Không phải cứ tăng, giảm đơn thuần về lượng trong bất kỳ điều kiện nào cũng đưa đến sự thay đổi về chất Giáo viên hỏi: - Chất mới ra đời thì lượng mới có ra đời không? Giáo viên kết luận: - Sau khi chất mới ra đời, thì chất mới lại quy định sự biến đổi về lượng, sự quy định này thể hiện : Làm cho quy mô, tốc độ, nhiệp điệu, giới hạn vận động, phát triển của lượng thay đổi. Giáo viên hỏi: Các em cho ví dụ ? - Quy mô, tốc độ, nhiệp điệu, giới hạn vận động, phát triển của lượng thay đổi? Giáo viên hỏi: - Những giờ chúng ta đã làm rõ mối quan hệ giữa lượng và chất vậy thưo các em quy luật này có tính phổ biến không và nó diễn ra ở đâu ? Giáo viên kết luận và cho ví dụ: - Quy luật này có tính phổ biến. Được thể hiện trong mọi lĩnh vực của thế giới: cả tự nhiên, xã hội và tư duy Giáo viên hỏi : Từ nội dung bài học hôm nay các em rút ra được gì cho bản thân ? Giáo viên kết luận: Trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường cũng như trong cuộc sống, để đạt được những mục tiêu mà mình đề ra, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì nổ lực với cả một quá trình. Bởi để thực hiện được những mục đích lớn lao trước hết chúng ta phải bắt đầu bằng những công việc nhỏ, đơn giản bình thường nhất, cần tránh nóng vội, chủ quan, hấp tấp. Học sinh trả lời: - Chúng ta có thể phân biệt các sự vật, hiện tượng đó được Học sinh trả lời: - Chúng ta căn cứ vào mỗi thuộc tính của các sự vật hiện tượng đó Học sinh trả lơi và kể ra các thuộc tinh: - Muối mặn…, ớt cay…, chanh chua Học sinh trả lời - Do chúng tự có Học sinh trả lời - Chúng ta có thể nhận biết được, bởi vì sự vật, hiện tượng đều có các thuộc tính Học sinh trả lời - Chúng bộc lộ thông qua mối quan hệ cụ thể Học sinh trả lời - Sự vật thông qua nhiều mối quan hệ Học sinh trả lời - Chúng ta không cần phải căn cứ vào tất cả các thuộc tính đó bởi vì thường thường chúng ta chỉ cần căn cứ vào một thuộc tính thôi. Học sinh trả lời + Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của nó, nói lên nó là cài gì, để phân biệt nó với cái kác Học sinh trả lời - Sự vật, hiện tượng có rất nhiều chất Học sinh trả lời - Chẳng hạn lương thực là một chất vì nó khác với thực phẩm. Lương thực lại có nhiều thuộc tính : lúa, bắp, khoai…Lúa là thuộc tính của lương thực, nhưng lại là một chất vì nó khác với bắp, khoai. Lúa cũng có nhiều thuộc tính: lúa nếp, lúa tẻ…Lúa nếp là một thuộc tính của lúa, nhưng nó lại là một chất vì nó khác với lúa tẻ… Học sinh trả lời - Lảnh thổ nước ta rộng 330.991.000 km2 - Nước ta là nước đang phát triển - Nước ta đang là một nước nông nghiệp Học sinh trả lời - Những con số trên phản ánh quy mô, tốc độ phát triển và trình độ phát triển và nền kinh tế nước ta Học sinh trả lời - Phản ánh mặt lượng của nền kinh tế nước ta. Học sinh trả lời - Đó là những thuộc tính vốn có của nó. Học sinh trả lời - Nó phản ánh mặt lượng của cái cây Học sinh trả lời - Lượng của sự vật, không nói lên sự vật đó là gì mà chỉ nói lên những con số của những thuộc tính cấu thành nó như về : quy mô, số lượng, trình độ, màu sắc... Học sinh trả lời - Lượng của sự vật thường đuợc biểu hiện thông qua những con số, quy mô, trình độ, màu sắc Học sinh trả lời Nhà 5 tầng cao 20m. Học sinh trả lời - Tình yêu chúng ta dành cho tổ quốc không thể đo đếm được vì có những sự vật hiện tượng phức tạp nên lượng của chúng khó biểu thị bằng những con số hoặc đại lượng chính xác Học sinh trả lời - Chăm chỉ học tập, rèn luyện Học sinh trả lời - Các em không thể thực hiện ngay được vì để làm được những công việc đó các em phải có lượng tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Học sinh trả lời - Sự biến đổi về lượng diễn ra chậm và dần dần Học sinh trả lời - Bởi các em chưa tích lũy đủ lượng kiến thức và kỹ năng Học sinh trả lời - Được gọi là “độ” Học sinh trả lời: Ví dụ : Trong độ (từ 0C đến 100C) điều kiện là nước nguyên chất, áp suất bình thường, nhiệt độ tăng hay giảm không làm thay đổi trang thái chất lỏng của nước. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 0C nước chuyển trạng thái thành chất rắn. Nếu nhiệt độ tăng 100C trở lên, nước chuyển trạng thái, thành hơi. Tại điểm nút chất đổi, đã nói lên xu thế phát triển của sự vật Học sinh trả lời: - Lúc đó sự thống nhất giữa lượng và chất sẻ bị phá vỡ, chất mới sẻ ra đời. Học sinh trả lời: - Không vì nó sẻ bị phá vỡ để thay thế một sự vật mới. Học sinh trả lời: - Nếu ta chêu một bạn nào đó là chí phèo hoặc thị nở thì một, hai lần không sao nhưng ba, bốn lần vượt qua giới hạn độ là có chuyện. Học sinh trả lời - Có, lúc đó chất biến đổi Học sinh trả lời: Nhảy vọt là bước ngoặc của sự thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về chất Học sinh trả lời: - Phải có điều kiện,bởi không chỉ đơn thuần tăng, giảm đơn thuần về lượng cũng đưa đến thay đổi chất. Học sinh trả lời - Có, vì chất mới ra đời, đòi hỏi lượng mới tương ứng với nó. Học sinh trả lời: - Nhiệp điệu vận động, phát triển của xã hội dưới nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo hướng xã hội chủ nghĩa nhanh hơn nhiều, nhiệp điệu vận động của xã hội dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Học sinh trả lời - Quy luật có tính phổ biến và nó diễn ra ở mọi lỉnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy. Học sinh trả lời Trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường cũng như trong cuộc sống, để đạt được những mục tiêu mà đó, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì nổ lực với cả một quá trình. Bởi để thực hiện được những mục đích lớn lao trước hết chúng ta phải bắt đầu bằng những công việc nhỏ, đơn giản bình thường nhất, cần tránh nóng vội, chủ quan, hấp tấp. Bảng, phấn, máy chiếu * Bài tập vận dụng: (5 phút ) Câu 1. Bạn A dùng dao gọt vỏ và bổ trái lê ra thành nhiều miếng nhỏ bằng nhau. Em hãy cho biết sau khi được gọt vỏ và bổ thành nhiều miếng nhỏ, chất của trái lê có thay đổi hay không? Vì sao ? Câu 3. Tại sao khi dung các loại thuốc chữa bệnh chúng ta luôn phải tuân thủ các quy định về liều lượng?
Tài liệu liên quan