Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và các quy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật sư

Mục đích – Yêu cầu *Hiểu rõ vai trò, tác dụng, ý nghĩa tích cực của đạo đức nghề luật sư *Nhận biết các chuẩn mực mang tính bắt buộc phải có mà nhà nước và xã hội đặt ra cho luật sư *Thực hiện ứng xử đúng các chuẩn mực nghề nghiệp.

pdf31 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và các quy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật sư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VÀ CÁC QUY TẮC CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ. GVC.THS. Nguyễn Hữu Ước HỌC VIỆN TƯ PHÁP Mục đích – Yêu cầu *Hiểu rõ vai trò, tác dụng, ý nghĩa tích cực của đạo đức nghề luật sư *Nhận biết các chuẩn mực mang tính bắt buộc phải có mà nhà nước và xã hội đặt ra cho luật sư *Thực hiện ứng xử đúng các chuẩn mực nghề nghiệp. Tài liệu tham khảo:  Giáo trình đạo đức nghề luật – Học viện Tư pháp.  Luật luật sư và toàn bộ văn bản hướng dẫn thi hành;  Bộ quy tắc nghề nghiệp và ứng xử cho luật sư Châu Âu; Luật về Luật sư bào chữa Anh và xứ Wales;  Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư tư vấn của Vương Quốc Anh.  Quyết định số 356b/2002/QĐ-BTP ngày 5 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.  Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Đoàn luật sư TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.  Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam. 1.Khái niệm đạo đức và đạo đức nghề luật  Đạo đức: Là quan niệm được thừa nhận đối với chuẩn mực xã hội về điều thiện, điều ác, về danh dự, lương tâm, lẽ công bằng về phẩm chất tốt đẹp của con người. Là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định những hành vi của con người với nhau và đối với xã hội.  Đạo đức nghề luật: Là tập hợp các nguyên tắc chuẩn mực ứng xử của người làm nghề luật nhằm điều chỉnh, kiểm soát đánh giá và định hướng hành vi của những người làm nghề luật hướng tới bảo vệ giá trị nhân văn trong xã hội pháp quyền, bảo vệ công lý, lẽ công bằng trong xã hội. 2. Sự cần thiết của quy tắc đạo đức luật sư. Những kẽ hở của pháp luật và khả năng bị lợi dụng bởi sự chuyên nghiệp của luật sư; Nhu cầu bảo vệ của khách hàng trong mối quan hệ với luật sư; Nhu cầu bảo vệ công lý, công bằng vì giá trị và lợi ích chung của xã hội; Hình ảnh và sứ mệnh cao cả của hiệp sỹ bảo vệ công lý; Quan điểm về đạo đức nghề nghiệp LS: Quan điểm xã hội hóa: Tất cả các xử sự trong nghề nghiệp của luật sư chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc đã được điều chỉnh nhưng không cụ thể và rõ ràng được thì thuộc về quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Quan điểm luật hóa: quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư là một bộ phận nguồn luật điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp luật sư. 3. Khái niệm quy tắc đạo đức nghề luật sư  Là hệ thống quy tắc do Cơ quan hoặc Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các luật sư ban hành theo dưới hình thức nhất định, quy định chuẩn mực hành vi ứng xử của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp và trong xã hội, xác định cách ứng xử với khách hàng, các cơ quan, tổ chức và các đồng nghiệp phù hợp với chuẩn mực hành nghề và giá trị chung của xã hội pháp quyền mà các luật sư có nghĩa vụ phải tuân theo và nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo điều lệ của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. 4. Đặc điểm của Quy tắc đạo đức nghề luật sư Về cấu trúc, Là quy tắc hành vi xã hội – nghề nghiệp Về thẩm quyền ban hành, do tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư ban hành (đồng thuận và thành văn);  Về phạm vi tác động, không những áp dụng trong hành nghề mà trong cả cuộc sống riêng của luật sư, trong mối quan hệ với xã hội. Về hậu quả xã hội, phát sinh trách nhiệm xã hội - nghề nghiệp (Trách nhiệm kỷ luật, có thể cùng phát sinh trách nhiệm pháp lý) Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư của các nước trên thế giới Quy tắc ứng xử cho luật sư Châu Âu Bộ quy tắc này được được thông qua tại phiên họp toàn thể của Hiệp hội luật sư Châu Âu (CCBE) vào ngày 28/11/1988; Được sửa đổi trong các phiên họp toàn thể của CCBE vào năm 1998, 2002 và ngày 19/5/2006. Nội dung của Bộ Quy tắc Quy định chức năng xã hội của luật sư: - LS phải phục vụ lợi ích công, bảo đảm công lý cũng như lợi ích của khách hàng; - Đảm bảo chuẩn mực với khách hàng, Tòa án và các Cơ quan, giới hành nghề luật sư và từng thành viên; - Bảo vệ quyền con người; Nội dung của Bộ Quy tắc Quy định bản chất và mục đích của Quy tắc: - Mong muốn của những người chịu sự ràng buộc của quy tắc do họ xây dựng nên; - Tính thống nhất và tính đặc thù không mâu thuẫn - Hài hòa hóa, giảm bớt “áp dụng hai lần’ Nội dung của Bộ Quy tắc  Nguyên tắc chung: - Tính độc lập; - Niềm tin và tính liêm chính; - Tính bảo mật; - Nghề nghiệp không được làm; - Công khai thông tin cá nhân; - Lợi ích tốt nhất của khách hàng; - Hạn chế trách nhiệm của luật sư và khách hàng; Nội dung của Bộ Quy tắc  Quan hệ với khách hàng: - Chấp nhận và không chấp nhận các yêu cầu (yêu cầu bảo vệ công lý); - Xung đột lợi ích (bảo vệ khách hàng) - Thỏa thuận hứa hẹn về thù lao; - Quy định về phí và thanh toán trước; - Chia sẻ phí của luật sư; - Trợ giúp pháp lý – phí thấp nhất; - Các khoản tiền của khách hàng – tài khoản; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Nội dung của Bộ Quy tắc Quan hệ với Tòa án: - Quy tắc hành xử tại tòa án; - Hành xử công bằng trong tố tụng; - Thái độ tại Tòa án: Tôn trọng, nhã nhặn với Tòa nhưng bạo dạn và cao thượng khi bảo vệ khách hàng không vì lợi ích nào khác; - Không được cung cấp thông tin sai lệch; Nội dung của Bộ Quy tắc Quan hệ giữa các luật sư với nhau: - Tinh thần tập thể của giới luật sư; - Hợp tác giữa các luật sư của các quốc gia thành viên; - Liên lạc giữa các luật sư; - Phí giới thiệu; - Liên lạc với đương sự bên kia; - Chịu trách nhiệm về phí; - Duy trì phát triển nghề nghiệp; - Tranh chấp giữa các luật sư trong các quốc gia thành viên khác nhau. Quy tắc ứng xử cho luật sư tư vấn Anh quốc. Những nghĩa vụ cơ bản: - Công lý và nhà nước pháp quyền; - Sự trung thực; - Sự độc lập; - Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng; - Tiêu chuẩn dịch vụ; - Lòng tin của cộng đồng. Quy tắc ứng xử cho luật sư tư vấn Anh quốc. Quan hệ với khách hàng: - Nhận vụ việc của khách hàng; - Chăm sóc khách hàng; - Thông tin về phí; - Giải quyết khiếu nại; Quy tắc ứng xử cho luật sư tư vấn Anh quốc. Xung đột lợi ích: - Những điều cấm thực hiện; - Xung đột khi đang thực hiện vụ việc; - Nhận quà tặng từ khách hàng; - Chức vụ hoặc giao nhiệm vụ dẫn tới xung đột; - Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (hòa giải, thương lượng) Quy tắc ứng xử cho luật sư tư vấn Anh quốc. Bảo mật và tiết lộ thông tin: - Nghĩa vụ bảo mật; - Nghĩa vụ cung cấp thông tin; - Nghĩa vụ hành động để không làm cho bí mật được tiết lộ; - Các trường hợp ngoại lệ - sự cho phép của khách hàng; Quy tắc ứng xử cho luật sư tư vấn Anh và xứ Wales. Quản lý việc hành nghề: - Trách nhiệm giám sát và điều hành của người đứng đầu tổ chức hành nghề; - Quản lý rủi ro; - Giám sát các công việc của khách hàng và trong cộng động nhà cung cấp dịch vụ. Quy tắc ứng xử cho luật sư tư vấn Anh và xứ Wales. Quan hệ với bên thứ 3 - Không được làm lợi cho cá nhân một cách không phù hợp; - Tiếp xúc đối với một bên khác; Quy tắc ứng xử cho luật sư tư vấn Anh và xứ Wales. Tranh tụng và bào chữa: - Lừa dối tòa án; - Sự tuân thủ quy định ở tòa án; - Từ chối tham gia bào chữa; - Sự xuất hiện tại Tòa với tư cách người bào chữa; - Sự xuất hiện với tư cách một nhân chứng; - Trả tiền cho nhân chứng; Quy tắc mẫu đạo đức nghề nghiệp luật sư 1. Cơ cấu  Lời nói đầu;  4 chương với 14 điều khoản: * Chương 1: Yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp luật sư với 4 điều khoản; * Chương 2: Quan hệ với khách hàng: 6 điều khoản * Chương 3: Quan hệ với các cơ quan tố tụng và các cơ quan nhà nước khác: 2 điều khoản * Chương 4: Quan hệ với đồng nghiệp: 2 điều khoản. 2. Các nguyên tắc chung – nghĩa vụ đạo đức cơ bản Các nguyên tắc chung – nghĩa vụ cơ bản Quy tắc 1. Giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp: Luật sư luôn giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp; không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt chức năng nghề nghiệp của luật sư, tôn vinh nghề nghiệp luật sư. Các nguyên tắc chung – nghĩa vụ cơ bản Quy tắc 2. Độc lập, trung thực và khách quan: Luật sư độc lập, trung thực và tận tuỵ trong hành nghề; không vì bất kỳ lợi ích vật chất, tinh thần hoặc áp lực nào khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp. Các nguyên tắc chung – nghĩa vụ cơ bản  Quy tắc 3. Văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống: Luật sư ứng xử đúng mực, có văn hoá trong hành nghề và trong lối sống để luôn tạo được sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư. Các nguyên tắc chung – nghĩa vụ cơ bản  Quy tắc 4. Nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý: 1. Nghĩa vụ cao cả của luật sư là tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. 2. Luật sư tận tâm, tích cực thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý như đối với các vụ việc có thù lao. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Vệt Nam Sự cần thiết hoàn thiện Bộ Quy tắc; Quá trình xây dưng và các phương án Dự thảo Định hướng xây dựng và hoàn thiện Các tình huống về đạo đức nghề nghiệp luật sư;