Tìm một nhà quản lý quỹ cũng giốngnhư tìm một nhân viên tốt vậy. Nên tìm hiểu
kinh nghiệmvà thành tích của họ, và luôn cần kiểm tra những thông tin quanh họ
trước khi sử dụng.
Giống như với những người nộp đơn xin việc, nhà quản lý quỹ có đủ các thành
phần khác nhau, rất đa dạng, nhưng không giống như người xin việc, người quản
lý quỹ có thể là một nhóm người, chứ không chỉ là một cá nhân. Các quỹ tương hỗ
(Mutual Fund) thường sử dụng một đội ngũ điều hành quỹ(nhiều hơn một người
ra quyết định duy nhất), một nhà quản lý quỹ (có thể làm việc với cả đội), hoặc là
các tài sản tài chính của quỹ được phân bổ ra cho nhiều nhà quản lý quỹ làm việc
độc lập với nhau.
Kinh nghiệm là thế nào?
Các phóng viên thường nói tới thời hạn làm việc của nhà quản lý quỹ. “Ông ấy đã
điều hành quỹ bao lâu rồi?” họ có thể đặt vấn đề cách này. “Đừng tham gia quỹ
mà nhà quản lý quỹ chưa có đủ 5 năm kinh nghiệm điều hành” họ có thể tư vấn
cách này nữa. Thực tế là, bất kểsự thật người ta vẫn tập trung chú ý vào kinh
nghiệm-thời hạn đã làm chuyên môn của nhà quản lý quỹ, thì cũng không có bằng
chứng xác đáng cho thấy mối liên hệ giữa thời gian-kinh nghiệm đã từng điều
hành quỹ với kết quả hoạt động kinh doanh. Các nhà quảnlý xuất sắc rời Quỹ chỉ
để thay thế bởi những nhà quản lý xuất sắc hơn. Những nhà quản lý kém tài nhưng
được "ngụy trang tốt" có thể vẫn ở lại với Quỹ và đem tới kết cục hiệu quả kinh
doanh tệ hại trong nhiều năm trời.
6 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy tắc thận trọng trong lựa chọn nhà quản lý quĩ đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy tắc thận trọng trong lựa chọn nhà quản lý
quĩ đầu tư
Lợi thế quan trọng khi tham gia một quỹ đầu tư tương hỗ là một hoặc một nhóm
các nhà chuyên môn sẽ lựa chọn cổ phiếu và các danh mục hộ người đầu tư. Vì
nhà đầu tư chia sẻ chi phí với nhà quản lý quỹ (Fund Manager-FM) cùng hàng
ngàn hay hàng triệu cổ đông khác, chi phí trở nên thực sự thấp hơn rất nhiều. Giờ
thì cần tìm hiểu phẩm chất nào các nhà đầu tư nên tìm kiếm nơi người quản lý
quỹ.
Ai đáng đồng tiền bát gạo?
Tìm một nhà quản lý quỹ cũng giống như tìm một nhân viên tốt vậy. Nên tìm hiểu
kinh nghiệm và thành tích của họ, và luôn cần kiểm tra những thông tin quanh họ
trước khi sử dụng.
Giống như với những người nộp đơn xin việc, nhà quản lý quỹ có đủ các thành
phần khác nhau, rất đa dạng, nhưng không giống như người xin việc, người quản
lý quỹ có thể là một nhóm người, chứ không chỉ là một cá nhân. Các quỹ tương hỗ
(Mutual Fund) thường sử dụng một đội ngũ điều hành quỹ (nhiều hơn một người
ra quyết định duy nhất), một nhà quản lý quỹ (có thể làm việc với cả đội), hoặc là
các tài sản tài chính của quỹ được phân bổ ra cho nhiều nhà quản lý quỹ làm việc
độc lập với nhau.
Kinh nghiệm là thế nào?
Các phóng viên thường nói tới thời hạn làm việc của nhà quản lý quỹ. “Ông ấy đã
điều hành quỹ bao lâu rồi?” họ có thể đặt vấn đề cách này. “Đừng tham gia quỹ
mà nhà quản lý quỹ chưa có đủ 5 năm kinh nghiệm điều hành” họ có thể tư vấn
cách này nữa. Thực tế là, bất kể sự thật người ta vẫn tập trung chú ý vào kinh
nghiệm-thời hạn đã làm chuyên môn của nhà quản lý quỹ, thì cũng không có bằng
chứng xác đáng cho thấy mối liên hệ giữa thời gian-kinh nghiệm đã từng điều
hành quỹ với kết quả hoạt động kinh doanh. Các nhà quản lý xuất sắc rời Quỹ chỉ
để thay thế bởi những nhà quản lý xuất sắc hơn. Những nhà quản lý kém tài nhưng
được "ngụy trang tốt" có thể vẫn ở lại với Quỹ và đem tới kết cục hiệu quả kinh
doanh tệ hại trong nhiều năm trời.
Tạp chí khoa học The Journal of Financial Planning đã nghiên cứu và không tìm
thấy bằng chứng nào về mối liên hệ giữa thời gian điều hành và kết quả vận hành.
Cũng có những nghiên cứu khác kết luận không hoàn toàn như vậy, nhưng có thể
nói thời gian điều hành Quỹ thực sự không quan trọng như người ta thường tán
tụng và thuyết giáo.
Tất nhiên, chẳng cần nói thì ai cũng cho rằng nhà quản lý quỹ giàu kinh nghiệm
rất được ưa chuộng. Người đó đã điều hành Quỹ bao lâu? Nhân vật đó liệu có đủ
phẩm chất năng lực học thuật không? Nhà quản lý có mục tiêu đầu tư rõ ràng?
Chúng ta có "cảm giác" được sự khôn ngoan của nhà quản lý quỹ? Xin lưu ý
nguyên tắc rằng, không phải vì một nhà quản lý quỹ đã dày dạn kinh nghiệm trận
mạc mà lập tức tin rằng trong chiến trận ông ta sẽ là người chỉ huy khôn ngoan.
Trên thực tế, có những vị chỉ huy trên chiến trường đầu tư, do đã bị cháy xém ở
trận địa thị trường khốc liệt, sau này trở nên luôn do dự, ngần ngại khi phải hành
động một cách hợp lý và đúng lúc.
Nếu quan sát một quỹ mới hoặc quỹ mới đổi nhóm quản lý, cần phải nghiên cứu lý
lịch của người quản lý. Ông/bà ấy đã điều hành một thời gian? Nếu họ đã điều
hành một quỹ nào khác, trước khi chuyển sang đây, xem thử xem họ đã làm được
gì so với những đồng nghiệp của họ ở nơi cũ. Một số công ty quản lý quỹ giàu
thành tích, như Fidelity American Fund chẳng hạn, rất nổi tiếng vì có nhiều "vận
động viên dự bị đẳng cấp ngôi sao" chỉ chực để được lao ra điều hành quỹ.
Còn về thành tựu?
Các vị điều hành quỹ đó làm ăn thế nào những lúc thị trường sốt nóng và cả khi
ảm đạm? Liệu thành tích của người quản lý so với những đồng nghiệp đương
nhiệm có gì hay? Liệu vị quản lý đó có "căn cốt" dương hay âm (theo nghĩa muốn
biết họ có mang thêm giá trị gia tăng cho vận hành đồng tiền, hay lại có xu hướng
làm giảm đi).
Tương tự như trong ngành công nghiệp âm nhạc, chẳng mấy người thích thú kiểu
thành tựu một-lần-duy-nhất. Nếu như nhà quản lý quỹ nào đó mà đứng đầu danh
sách một năm, thì cũng chưa có nghĩa là năm sau thành tựu đó lại sẽ xảy ra. Nên
cảnh giác với những vị quản lý hay nói vống, và cũng không nên đánh giá thấp
những người có thói quen im lặng hoặc không có tài thuyết khách. Cũng cần trung
thực mà nhận thức rằng, vận may là một phần quan trọng của nhiều vị quản lý
quỹ, vì thế với tư cách nhà đầu tư, không được phép nhầm lẫn "vận đỏ" với "kỹ
năng". Thường thì loại hình quỹ sẽ quy định mức kết quả kinh doanh nào được
yêu cầu, chứ không phải là cách thức lựa chọn cổ phiếu mua vào. Thế nên để so
sánh thì cần so các quỹ cùng loại.
Phong cách phù hợp?
Liệu ngài quản lý quỹ có đam mê chiến lược đầu tư của mình hay không? Nhà
quản lý quỹ có phù hợp với phong cách đầu tư của quỹ không? Hẳn là không ai
muốn một quỹ giá trị lại đi mua các cổ phiếu tăng trưởng, hoặc một quỹ có qui mô
vốn lớn (large-cap) đi mua những cổ phiếu nhỏ. Việc phân bổ tài sản tài chính rất
quan trọng trong công tác xây dựng danh mục đầu tư của quỹ, phù hợp với mức
chấp nhận rủi ro và tình trạng tài chính của quỹ. Luôn phải tránh các nhà quản lý
quỹ vi phạm các nguyên lý mà quỹ đã đặt ra cho vận hành, kể từ khi đàm phán với
cổ đông.
Một yếu tố khác cần quan sát kỹ là kiểu vận hành theo một chỉ số thị trường. Rất
hay nghe nói rằng 80% các quỹ thua kém so với S&P 500 hàng năm, vì thế cũng
có khả năng nhiều nhà quản lý quỹ lẳng lặng mô phỏng lại S&P 500 mà chẳng hề
thông báo gì về chiến lược của họ. Nếu một quỹ hô hào rằng họ không phải quỹ
kiểu mô phỏng chỉ số thị trường, thế nhưng thống kê R-bình phương lại ở cỡ 97%
hay hơn thế, thì có thể trong tay cổ đông chỉ là người quản lý theo kiểu “sao
chép.” Nếu thế thì đi tìm một nhà quản lý quỹ chỉ số chung thị trường thực thụ
mới là cái đích.
Nguy cơ gì đây?
Ở Hoa Kỳ, cuối năm 2004, SEC (Securities and Exchange Commission) đã ra quy
định các nhà quản lý quỹ phải thông báo công khai mức sở hữu của họ trong quỹ
mà họ điều hành. Xã hội đòi hỏi một nhà quản lý quỹ có cam kết tài chính trong
từng hành vi chuyên môn và sở hữu đáng kể trong quỹ sẽ cho biết thực sự nhà
quản lý đó có tin vào năng lực chính bản thân mình hay không.
Tuy nhiên, thật không may bản thân SEC cũng chỉ yêu cầu con số cụ thể theo
khoảng cần thông báo: không sở hữu, 1-10.000, 10.001-50.000,... 100.001-
500.000, hoặc là trên 1.000.000 đô-la. Cái chúng ta không rõ là số tiền này chiếm
bao nhiêu phần trăm tài sản trong danh mục đầu tư riêng của nhà quản lý, chỉ số
phản ánh mức độ quan trọng của khoản đầu tư vào Quỹ đối với nhà quản lý quỹ.
Chẳng hạn, một nhà quản lý trẻ chỉ có $50.000 trong quỹ, nhưng số nhỏ đó có khi
lại là 80% tài sản hoạt động của anh ta. Nhưng với một người quản lý có tuổi có
tới 500.000 đô-la trong quỹ, thì thực chất con số ấy chỉ là phần nhỏ nếu ông ta có
tới hàng chục triệu đô-la đã đầu tư vào các quỹ khác rồi. Các tỷ lệ này nói lên các
mức cam kết khác nhau của nhà quản lý quỹ trong sự nghiệp của mình!
Kiểm tra nhân thân và trình độ
Làm thế nào để cổ đông hiểu rõ hơn về người quản lý quỹ? Một nguồn thông tin
tốt để tham khảo là Bản cáo bạch quỹ. Thường Website của Quỹ có thông tin Bản
cáo bạch, kèm theo nhiều thông tin liên quan giải thích, nếu là một quỹ làm ăn
chuyên nghiệp.
Nguồn bổ sung trên thế giới hay sử dụng là những hệ thống phân tích tài chính của
Morningstar hay Yahoo!Finance. Các hệ thống này cung cấp dữ liệu và tính toán
thống kê gợi mở nhiều thông tin có được từ quan sát dữ liệu thực tế. Các Website
được thế giới hay dùng còn phải kể đến Ủy ban chứng khoán SEC Hoa Kỳ hay của
NASD (National Association of Securities Dealers).
Ấn tượng điều hành khác biệt
Loại hình quỹ đầu tư thường là yếu tố giúp xác định vai trò và phong cách của
người quản lý quỹ. Các quỹ đã có sẵn các thước đo "chủ động" về vận hành và
hoạt động rộng sẽ phụ thuộc nhiều vào nhà quản lý có khả năng thực thi, bao quát.
Nhưng nhiều loại quỹ khác thì không nhất thiết phụ thuộc như vậy. Chẳng hạn
như quỹ chỉ số thị trường thì không cần lắm các nhà quản lý "siêu sao" vì bản thân
chiến lược của họ đã có nghĩa là tái tạo lại rổ tài sản theo chỉ số chung của thị
trường, và đây là sân hoạt động hẹp. Các nhà quản lý có xu hướng "kỹ thuật hóa"
cũng thường ở trạng thái không tự tạo ra sân hoạt động rộng khắp vì xu hướng kỹ
thuật khiến họ phụ thuộc nhiều vào các hệ thống phân nấc đầu tư theo thời điểm,
bằng công cụ máy tính, chứ không mấy khi dựa trên đánh giá cá nhân hay đồng
thuận nhóm. Bên cạnh đó là các loại quỹ không chủ trương tạo ra mức lợi suất
vượt trội, hay nói cách khác là các quỹ tìm kiếm mức lợi suất trung bình, ít rủi ro,
chú trọng tính thanh khoản và ổn định dòng tiền, như quỹ thu nhập cố định hay
quỹ lương hưu. Với những quỹ này, các siêu sao quản lý quỹ có thể đánh cược với
rủi ro trong công cuộc tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch không chắc được hoan
nghênh, chỉ vì đó không phải mục tiêu của quỹ.
Vẫn là "Prudent Rule (Quy tắc Thận trọng)" nhắc lại
Như vậy để thấy rõ hơn rằng bản thân chỉ nhà quản lý không hẳn đã làm nên
chuyện mà chiến lược, phong cách và mức chấp nhận rủi ro của quỹ sẽ quyết định
nhà quản lý nào là phù hợp. Nhà đầu tư luôn phải để mắt tới yếu tố này để không
rơi vào tình trạng "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Đó cũng là một yếu tố hàng đầu
để tìm kiếm nhà quản lý phù hợp với mục tiêu đầu tư đã được nhất trí giữa các cổ
đông!