Nắm vững phương pháp cách ly cá dĩa mới nhập về sẽ tiết kiệm được thời gian và
tiền bạc. Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ số cá này cho toàn trại cá là rất thật. Có nhiều
phương pháp mà bạn có thể sử dụng và dưới đây là một trong số đó. Một khi hiểu
và nắm vững phương pháp, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của
mình.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình cách ly cá dĩa mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình cách ly cá dĩa mới
Nắm vững phương pháp cách ly cá dĩa mới nhập về sẽ tiết kiệm được thời gian và
tiền bạc. Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ số cá này cho toàn trại cá là rất thật. Có nhiều
phương pháp mà bạn có thể sử dụng và dưới đây là một trong số đó. Một khi hiểu
và nắm vững phương pháp, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của
mình.
Bước 1: Chuẩn bị
a) Trước khi nhận cá về, vệ sinh tất cả các hồ mà bạn sẽ sử dụng. Sau đó, châm đầy nước.
Nếu là nước máy, bạn nên cho nước chảy qua bộ lọc than hoặc sử dụng chất khử clor để
loại bỏ chloromine trong nước rồi sau đó đặt vào một bao nhỏ zeolite để hút ammonia.
Bước sau không hoàn toàn bắt buộc vì lượng ammonia hòa tan trong nước máy không
đáng kể.
b) Chuẩn bị một hồ dành cho việc bù ô-xy (re-oxygenation). Nước ở hồ này phải giống
như những hồ nuôi cá khác.
Bước 2: Bù ô-xy
a) Mở bao đựng cá. Kiểm tra xem bao có bị bục hay không. Nếu phát hiện vết bục thì có
thể một phần nước và ô-xy đã bị hao hụt. Ngay lập tức đổ cá với lượng nước còn lại vào
một bao nhựa khác. Châm đầy nước, đảm bảo rằng tất cả cá ngập hoàn toàn trong nước.
Bơm đầy ô-xy và để bao một bên.
b) Mở những bao còn lại, châm thêm một lượng tương đương nước hồ (1x2), xả hết khí
cũ và bơm khí ô-xy mới vào. Để các bao như vậy trong vòng một giờ.
Bước 3: Thích nghi
a) Một giờ sau, mở tất cả các bao, châm thêm một lượng tương đương nước hồ (1x2)x2,
bù ô-xy và để đó từ 1/2 đến một giờ nữa.
b) Với những bao mới được chuyển qua từ những bao bị bục và rò rỉ trước đó, cũng làm
tương tự nhưng đặt chúng riêng một chỗ.
Bước 4: Thả cá
a) Chậm rãi đổ từng con vào vợt, rồi từ vợt chuyển vào hồ. Hay nếu đó là một con cá dĩa
lớn hoặc trưởng thành, thì bắt cá bằng tay và thả vào hồ. Đừng thả quá nhiều cá.
b) Đừng thả những con ở các bao bị rách trước đó chung với những con còn lại vì chúng
có thể bị chấn thương ngoài da dẫn đến nhiễm trùng.
c) Đổ bỏ nước dư trong bao. Đừng đổ nước này vào hồ. Nguyên nhân là vì cá được vận
chuyển trong bao một thời gian dài nên lượng ammonia tăng cao và vi khuẩn phát sinh.
Hơn nữa, những chất hóa học như chất gây mê hoặc kháng sinh trong nước vận chuyển
vẫn còn hoạt tính. Và nếu chúng ta đổ tất cả hoặc một phần nước này vào hồ, nó có thể
tác động hoặc ngăn cản việc điều trị khiến cá bị nhiễm độc hoặc chết.
Bước 5: Điều chỉnh độ pH
a) Những loài cá đẻ trứng nói chung có thể chịu được độ pH dưới 6.5. Vì vậy, giảm nửa
độ pH sau mỗi nửa giờ cho đến khi bạn đạt được tầm pH từ 5.5 đến 6.0. Với một số loài
cá đẻ trứng nhất định, chẳng hạn như cá lia thia Betta splendens, độ pH thích hợp nhất là
4.0. Độ pH càng thấp, tính a-xit càng mạnh và hoạt động của vi khuẩn càng yếu. Cũng
cần nhớ rằng, với mỗi độ pH giảm xuống thì lượng ammonia (unionized) NH3 sẽ giảm
gấp 10 lần. NH3 độc hơn nhiều so với ammonia i-on NH4+.
b) Với những loài cá đẻ con, không nên giảm pH quá thấp. Đa phần cá đẻ con sống trong
nước lợ. Do đó, giảm pH đến 6.5 là tối đa. Nói chung, không nhất thiết phải điều chỉnh.
Bước 6: Muối và kháng sinh
a) Thêm muối vào hồ. Cá dĩa và hầu hết các loại cá cảnh khác chịu được độ mặn 2 ppt.
Thực tế, nhiều loài cá cảnh thuần ngọt như cá vàng, chuột (loach) và heo (botia) có thể
chịu được độ mặn lên đến 6 ppt.
Thêm muối nhằm giảm bớt áp lực thẩm thấu từ những tổn thương bên ngoài. Một lợi ích
nữa của việc thêm muối là để điều trị ký sinh ngoài da. Những ký sinh khu trú bên dưới
lớp vảy thì khó trị hơn và cần điều trị lâu dài bằng hóa chất thích hợp.
b) Ngâm kháng sinh liên tục trong vòng 12 ngày. Đừng bao giờ ngâm không đủ liều! Nếu
phải thay nước, bổ sung thuốc sau khi thay. Lí do phải ngâm kháng sinh là vì chúng ta
không chắc một con hay cả bầy có bị nhiễm nội khuẩn hay không, nhưng trong quá trình
xử lý, khả năng nhiễm khuẩn là rất cao. Trên thực tế, việc chữa trị cá bệnh rất tốn kém và
không phải lúc nào cũng thành công. Nên biết rằng cá mới nhập về xuất xứ từ nhiều
nguồn và ngoài tầm kiểm soát, cho nên phòng bệnh là cách để tránh dịch bệnh.
Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, và chữa trị cá dĩa thực sự là ác mộng!
Nguy cơ duy nhất khi sử dụng kháng sinh là nguy cơ sai liều và tạo ra dòng vi khuẩn
kháng thuốc. Để sử dụng kháng sinh an toàn, chúng ta cần phải biết: thời điểm, liều
lượng và cách sử dụng. Dòng vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện bởi vì chúng ta dùng kháng
sinh sai liều, sai thuốc và sai cách kiểm soát cá/nước/kháng sinh. Điều này cũng được đề
cập trong bài “Danh sách thuốc và hóa chất thông dụng”.
Bước 7: Cho ăn
Bắt đầu cho cá ăn vào ngày thứ ba (tính từ ngày cá về). Cho ăn ở mức ít nhất có thể dẫu
rằng chúng rất đói. Đừng nuông chiều hoặc thoải mái trong việc cho cá ăn.
Nên nhớ rằng, cá thường được bỏ đói một ngày trước khi xuất đi, nhưng một số nhà kinh
doanh lại ngừng cho cá ăn nhiều ngày. Khẩu hiệu của họ là “không ăn, ít ammonia, ít vi
khuẩn nhờ vậy ít cá chết”. Nhưng điều này không giúp cá mạnh khỏe.
Bị bỏ đói hơn hai ngày trước khi xuất đi khiến cá căng thẳng. Vì vậy, nếu bạn đột ngột
cho cá ăn quá nhiều, chúng có thể đầy bụng và dễ đổ bệnh. Cho ăn một lần mỗi ngày là
đủ trong 12 ngày ngâm cách ly. Bất cứ lúc nào nước bị dơ hay đục thì phải thay nước và
bổ sung lại liều cũ.
Bước 8: diệt khuẩn nguyên sinh (anti-protozoan)
a) Vào ngày thứ tám, sau khi thay nước, ngoài việc thêm muối, kháng sinh và điều chỉnh
độ pH xuống 5.5, hãy bổ sung thuốc sát khuẩn nguyên sinh. Một trong những chất được
sử dụng phổ biến nhất là sulfate đồng. Liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
b) Nhưng nếu thích, thay vì ngâm sulfate đồng vào ngày thứ tám, bạn có thể ngâm thuốc
tím từ ngày thứ mười ba. Điều này phụ thuộc vào dòng cá và tác động của hóa chất lên
cá. Một số loài cá nhạy cảm với đồng. Đối với cá dĩa, cả hai chất trên đều dùng được.
Bước 9: diệt trùng roi (de-flagellating)
Hiện tượng phân trắng ở cá đĩa không chỉ vì bệnh giun. Thông thường, đó là dấu hiệu của
bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Giun và trùng roi đường ruột có thể là một trong những
tác nhân gây bệnh chính nhưng vi khuẩn là tác nhân cơ hội khiến phân trắng. Thậm chí
nếu cá không đi phân trắng, thì cũng có hàng ngàn loài vi khuẩn và trùng roi trong ruột cá
và trông có vẻ không nặng lắm. Bệnh trở nên mãn tính, dẫn đến tình trạng “chán ăn” hay
phân trắng một khi chúng ta không để ý đến những dấu hiệu ban đầu.
Tóm lại, nếu muốn an toàn, bạn có thể diệt trùng roi vào ngày thứ tám cùng với việc diệt
khuẩn nguyên sinh. Điều trị bằng cách ngâm metronidazole nồng độ 1 g/100 lít nước
trong vòng 4 ngày sẽ đem lại hiệu quả. Dùng nước ấm để hòa tan thuốc trước.