Điều 1. Quy trình này áp dụng trong trường hợp hệ thống điện Việt Nam bị tan rã từng phần hay toàn bộ.
Các đơn vị cần nắm vững và phải tuân thủ theo Quy trình này bao gồm:
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (A0),
Các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền (A1, A2, A3),
Các đơn vị cần nắm vững Quy trình này bao gồm:
Các đơn vị phát điện có đấu nối với hệ thống điện Quốc Gia thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia,
Các đơn vị Truyền tải điện,
Các Công ty Điện lực.
Các vấn đề về xử lý sự cố không đề cập đến trong Quy trình này sẽ được xử lý tuân theo Quy trình Điều độ Hệ thống điện và hệ thống các quy trình, quy phạm vận hành thiết bị điện hiện hành.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình khôi phục hệ thống điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
QUY TRÌNH KHÔI PHỤC
HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
(Khởi động đen, tái lập hệ thống điện Việt Nam
khi tan rã từng phần hay toàn bộ)
MỤC LỤC
QUY ĐỊNH CHUNG
PHẠM VI ÁP DỤNG - GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Quy trình này áp dụng trong trường hợp hệ thống điện Việt Nam bị tan rã từng phần hay toàn bộ.
Các đơn vị cần nắm vững và phải tuân thủ theo Quy trình này bao gồm:
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (A0),
Các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền (A1, A2, A3),
Các đơn vị cần nắm vững Quy trình này bao gồm:
Các đơn vị phát điện có đấu nối với hệ thống điện Quốc Gia thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia,
Các đơn vị Truyền tải điện,
Các Công ty Điện lực.
Các vấn đề về xử lý sự cố không đề cập đến trong Quy trình này sẽ được xử lý tuân theo Quy trình Điều độ Hệ thống điện và hệ thống các quy trình, quy phạm vận hành thiết bị điện hiện hành.
Định nghĩa và giải thích từ ngữ
STT
Từ ngữ
Định nghĩa
1
Đơn vị phát điện
Được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát điện có đấu nối với hệ thống điện Quốc Gia thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia và các Trung Tâm điều độ HTĐ miền tương ứng.
2
Hệ thống điện quốc gia
Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong cả nước bởi Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia.
3
Hệ thống điện miền
Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất bởi các Trung tâm Điều độ HTĐ miền
4
Khởi động đen
Khả năng của một nhà máy/hệ thống tự khởi động được sau khi mất điện toàn bộ mà không cần nhận điện từ hệ thống bên ngoài và đủ khả năng vận hành ổn định với một lượng phụ tải nhất định.
STT
Từ ngữ
Định nghĩa
5
Khôi phục hệ thống
Các thao tác được thực hiện theo trình tự nhất định nhằm đưa một hệ thống điện ở trạng thái tan rã từng phần hay toàn bộ về trạng thái làm việc ổn định với lượng phụ tải bị gián đoạn cung cấp điện nhỏ nhất.
6
Lưới điện
Hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối..
7
Sự cố
Là các sự kiện xảy ra do thiết bị hư hỏng hoặc thay đổi trạng thái làm việc đến tình trạng không mong muốn.
8
Tách lưới giữ tự dùng
Khả năng của một nhà máy tự động tách ra hoạt động ổn định với lượng phụ tải được định trước khi mà các thông số của hệ thống (tần số, điện áp, trạng thái lưới điện...) có kết nối với nhà máy lệch ra khỏi giới hạn quy định của nhà máy đó.
9
Tan rã hệ thống
Trạng thái toàn bộ hoặc phần lớn phụ tải của một hệ thống bị gián đoạn cung cấp điện do sự cố một hay nhiều phần tử có liên quan đến hệ thống đó (máy phát, máy biến áp, máy cắt, đường dây liên kết, đường dây nội vùng...)
10
Tan rã toàn bộ
Trạng thái toàn bộ phụ tải của một hệ thống bao gồm cả tự dùng của tất cả các nhà máy, trạm điện trong hệ thống bị gián đoạn cung cấp điện.
11
Tan rã từng phần
Trạng thái phần lớn phụ tải của một hệ thống bị gián đoạn cung cấp điện, phần còn lại của phụ tải được cấp điện bởi hệ thống nguồn và/hoặc lưới điện độc lập
Trong Quy trình này, các từ ngữ và ký hiệu viết tắt được hiểu như sau:
STT
Cụm từ
Ký hiệu
1.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia
ĐĐQG (A0)
2.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền
ĐĐM
STT
Cụm từ
Ký hiệu
3.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc
A1
4.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Nam
A2
5.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung
A3
6.
Công ty Điện lực
CTĐL
7.
Công ty Truyền tải điện
CTTTĐ
8.
Kỹ sư điều hành
KSĐH
9.
Điều độ viên
ĐĐV
10.
Hệ thống điện
HTĐ
11.
Nhà máy điện
NMĐ
12.
Máy biến áp
MBA
13.
Máy cắt
MC
14.
Trạm điện 500kV, 220kV, 110kV...
T500kV, T220kV, T110kV,...
15.
Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu
(Supervisory Control And Data Acquisition)
SCADA
16.
Hệ thống quản lý năng lượng
EMS
Quy định về phê duyệt, sửa đổi và bổ sung quy trình:
Quy trình này do Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (hoặc Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc uỷ quyền) phê duyệt và ban hành.
Quy trình này được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển hệ thống. Giám đốc Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia (hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền) được quyền sửa đổi, bổ sung "Phần 4: Các Phụ Lục" trong Quy trình này.
Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, ĐĐQG có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới các đơn vị đề cập trong Điều 1 của quy trình này.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN
Mục đích, khái niệm và thứ tự công việc
Mục đích của việc khôi phục hệ thống:
Mục đích chính của việc khôi phục hệ thống điện Việt Nam là sau khi tan rã một phần hoặc toàn bộ hệ thống, nhanh chóng thiết lập lại một hệ thống điện thống nhất làm việc an toàn, ổn định, tin cậy thông qua việc khôi phục nguồn điện, lưới điện, phụ tải điện.
Trong quá trình khôi phục hệ thống điện, cần tuân thủ chặt chẽ Quy trình xử lý sự cố HTĐ để luôn đảm bảo các thông số tần số, điện áp của hệ thống mới được xác lập phải được giữ trong giới hạn cho phép.
Các mức cảnh báo khả năng tan rã đối với một hệ thống:
Trạng thái hoạt động của một hệ thống điện được chia thành 3 cấp cảnh báo sắp xếp theo độ nguy hiểm giảm dần như sau:
Cảnh báo Cấp 1 (trạng thái rất nguy hiểm): Một hệ thống điện được đặt trong trạng thái này khi xuất hiện 1 phần tử (đường dây liên kết, đường dây nội vùng, máy phát, máy biến áp, đường cấp nhiên liệu...) nếu sự cố sẽ gây tan rã hệ thống.
Cảnh báo Cấp 2 (trạng thái nguy hiểm): Một hệ thống điện được đặt trong trạng thái này khi xuất hiện 1 phần tử (đường dây liên kết, đường dây nội vùng, máy phát, máy biến áp, đường cấp nhiên liệu ...) nếu sự cố sẽ gây tần số và/hoặc điện áp của hệ thống đó vượt ra khỏi ngưỡng giá trị quy định.
Cảnh báo Cấp 3 (trạng thái bình thường): Một hệ thống điện được đặt trong trạng thái này khi bất kỳ một phần tử nào ngừng hoạt động thì cũng không làm cho tần số và/hoặc điện áp của hệ thống vượt khỏi ngưỡng giá trị quy định, hoặc nếu có thì hệ thống cũng hoà toàn có khả năng tự động trở về trạng thái xác lập ban đầu mà không gây ảnh hưởng tới chế độ làm việc của các thiết bị còn lại của hệ thống.
Lệnh đặt một hệ thống điện vào mức cảnh báo nào do Giám đốc Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia quyết định và thông báo bằng văn bản tới các đơn vị được quy định tại Điều 1 Quy trình này.
Thứ tự ưu tiên cấp điện các thiết bị điện khi tiến hành khôi phục hệ thống được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Thiết bị điện cấp 1: bao gồm tự dùng các nhà máy, trạm điện, các thiết bị điện khi mất điện có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đe doạ đến môi trường và an toàn tính mạng con người trên diện rộng.
Thiết bị điện cấp 2: bao gồm tự dùng các nhà máy, trạm điện, các thiết bị điện khi mất điện có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các ngành kinh tế khác, hoặc có thể làm chậm, thậm chí không tiến hành được việc khôi phục hệ thống.
Thiết bị điện cấp 3: bao gồm các thiết bị điện còn lại của hệ thống.
Khi đã thiết lập được hệ thống điện thống nhất và ổn định, trên cơ sở tối thiểu thời gian gián đoạn cung cấp điện, việc cấp điện lại cho phụ tải lưới phân phối được xem xét tiến hành theo trình tự ưu tiên. Danh sách các phụ tải theo trình tự ưu tiên phải do các ĐĐM và CTĐL lưới điện phân phối phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của địa phương lập ra. Thứ tự ưu tiên của phụ tải được khuyến cáo như sau:
Phụ tải điện loại 1: Các phụ tải phục vụ mục đích chính trị, các trung tâm hành chính, trung tâm y tế, trung tâm thông tin liên lạc, các phụ tải phục vụ cho an ninh, quốc phòng.v.v…
Phụ tải điện loại 2: Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt, trạm bơm phục vụ chống úng, hạn .v.v…
Phụ tải điện loại 3: Các phụ tải còn lại khác.
Các thứ tự công việc ưu tiên trong quá trình khôi phục như sau:
Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị điện cấp 1. Danh sách các thiết bị điện này được đề cập tại Phần 4. Các Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam.
Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị điện cấp 2. Danh sách các trạm và nhà máy này được đề cập tại Phần 4. Các Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam.
Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị liên lạc thiết yếu trên toàn khu vực.
Khôi phục các phụ tải của khách hàng trong phạm vi cần thiết để điều chỉnh điện áp và để các tổ máy phát vận hành an toàn trong giai đoạn đầu của quá trình khôi phục hệ thống.
Nhanh chóng hoà đồng bộ vùng ổn định và cân bằng giữa nguồn phát và phụ tải với các phần khác của hệ thống điện hoặc với hệ thống điện liền kề để tạo ra một hệ thống điện thống nhất và ổn định.
Cấp điện lại cho phụ tải lưới phân phối theo thứ tự ưu tiên. Thứ tự ưu tiên của phụ tải được đề cập tại Phần 4. Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam.
Quy định về khả năng khởi động đen của một nhà máy - một hệ thống
Một nhà máy có khả năng khởi động đen khi các tổ máy có khả năng tự động khởi động và cấp điện lên lưới sau khi đã mất toàn bộ điện tự dùng mà chỉ dựa vào khả năng sẵn sàng của các thiết bị trong bản thân nhà máy đó.
Một hệ thống điện có khả năng khôi phục trong trường hợp tan rã từng phần hay toàn bộ khi thoả mãn toàn bộ các điều kiện sau:
Yêu cầu về nguồn điện:
- Cần có ít nhất một nhà máy có khả năng khởi động đen (thoả mãn các điều kiện tại Điều 10 Quy trình này) hoặc nhà máy có mạch tách lưới giữ tự dùng (Sau đây gọi chung là Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống).
- Công suất khả dụng của Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống phải đủ lớn để đảm bảo cung cấp điện tự dùng các nhà máy điện và trạm điện quan trọng cũng như cấp nguồn cho các thiết bị liên lạc phục vụ công tác khôi phục hệ thống.
- Dải điều chỉnh công suất hữu công và công suất vô công của Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống phải đủ rộng để đảm bảo giữ ổn định tần số và điện áp trong quá trình khôi phục.
- Thời gian khởi động đen của Nhà máy được chọn khôi phục hệ thống phải không quá lớn để đảm bảo thời gian tối thiểu cho việc cấp lại tự dùng cho các nhà máy khác trong hệ thống.
Các Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống cho từng hệ thống được nêu tại Phần 4. Phụ Lục - B. Một số phương án khôi phục tiêu biểu.
Yêu cầu về lưới điện
- Phải có ít nhất một đường dây từ cấp 110kV trở lên nối nhà máy điện được chọn khởi động đen cho hệ thống với các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng khác ở trạng thái sẵn sàng mang điện.
- Các máy cắt phía cao áp của các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng phải được trang bị mạch hoà ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng được nêu tại Phần 4. Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC HỆ THỐNG
PHÂN CẤP CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC HỆ THỐNG
Các nhân viên vận hành của các đơn vị sau đây sẽ trực tiếp tham gia công tác khôi phục hệ thống:
Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc Gia (KSĐH A0)
Kỹ sư điều hành HTĐ miền (KSĐH A1, A2, A3).
Điều độ viên lưới điện phân phối của các Công ty điện lực, Sở điện lực.
Trưởng kíp các trạm biến áp thuộc phạm vi Điện lực quản lý
Trưởng ca các nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia hoặc các Trung tâm Điều độ HTĐ miền tương ứng.
Trưởng kíp các trạm biến áp thuộc phạm vi các Đơn vị Truyền tải điện quản lý.
Phân cấp chỉ huy quá trình khôi phục hệ thống như sau:
Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc gia trực ban (sau đây gọi là KSĐH HTĐ QG) là người chỉ huy cao nhất của toàn bộ quá trình khôi phục HTĐ Quốc gia.
Kỹ sư điều hành HTĐ miền trực ban (sau đây gọi là KSĐH HTĐ miền) là người trực tiếp chỉ huy khôi phục HTĐ miền, chịu sự chỉ huy trực tiếp của KSĐH HTĐ QG.
Điều độ viên lưới điện phân phối trực ban (sau đây gọi là ĐĐV) là người trực tiếp chỉ huy khôi phục lưới điện phân phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp của KSĐH HTĐ miền tương ứng.
Trưởng ca các nhà máy điện trực ban (sau đây gọi là Trưởng ca NMĐ) là người trực tiếp chỉ huy việc duy trì sự làm việc ổn định cho nhà máy của mình theo khả năng của hệ thống và thiết bị, chịu sự chỉ huy trực tiếp của KSĐH HTĐ QG (hoặc người được KSĐH HTĐ QG uỷ quyền) và KHĐH HTĐ miền tương ứng.
Trưởng kíp các trạm biến áp trực ban (sau đây gọi là Trưởng kíp trạm) là người trực tiếp thao tác hoặc chỉ huy thao tác các thiết bị thuộc quyền điều khiển của mình, chịu sự chỉ huy của đơn vị điều độ có quyền điều khiển tương ứng.
Phân cấp về quyền điều khiển và quyền kiểm tra các thiết bị trên hệ thống tuân theo Quy trình Điều độ HTĐ Quốc Gia hiện hành.
NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia có những nhiệm vụ chính sau đây:
Trực tiếp chỉ huy việc khôi phục hệ thống 500kV và các NMĐ thuộc quyền điều khiển khi hệ thống bị tan rã thông qua KSĐH HTĐ Quốc Gia trực ban.
Thiết lập, chỉnh định các hệ thống liên động trên hệ thống 500kV.
Lập danh sách các nhà máy thuộc quyền điều khiển có khả năng khởi động đen và/hoặc có khả năng tách lưới giữ tự dùng.
Tổ chức diễn tập xử lý khôi phục HTĐ Quốc Gia, HTĐ miền cho các KSĐH HTĐ Quốc Gia và KSĐH HTĐ miền ít nhất 1 năm một lần.
Tiến hành bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị trong hệ thống SCADA, hệ thống phục vụ đào tạo xử lý sự cố, cập nhật dữ liệu và đảm bảo tính chính xác, độ sẵn sàng của các hệ thống này.
Cập nhật - sửa đổi Phần 4. Phụ Lục Quy trình Khôi phục Hệ thống cho phù hợp với hiện trạng hệ thống điện. Kiến nghị Tổng Công ty sửa đổi các phần còn lại của Quy trình này. Chậm nhất 7 ngày sau khi Quy trình sửa đổi được phê duyệt, Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia cần thông báo bằng văn bản cho các đơn vị liên quan được đề cập trong Điều 1 của quy trình này.
Khi một hệ thống được đặt trong trạng thái Cảnh báo cấp 1, Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia cần phối hợp với các ĐĐM tương ứng thiết lập Phương án xử lý sự cố tạm thời cho hệ thống đó.
Khi xảy ra sự cố tan rã toàn bộ hoặc một phần HTĐ Quốc Gia, các Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc Gia trực ban có những nhiệm vụ chính sau đây:
Giữ ổn định phần còn lại của hệ thống điện Quốc gia, tránh sự cố lan rộng ảnh hưởng đến các vùng khác của hệ thống điện.
Nhanh chóng xác định điểm sự cố, cô lập phần tử sự cố (nếu có) thuộc quyền điều khiển, đưa HTĐ 500kV về trạng thái sẵn sàng làm việc.
Nhanh chóng nắm bắt tình hình các phần tử trong hệ thống bị tan rã (tình trạng các NMĐ, trạm điện, lưới truyền tải...). Đánh giá sơ bộ khả năng sẵn sàng làm việc các phần tử đó.
Lựa chọn nhà máy khởi động đen cho hệ thống, xác định các Nhà máy điện và Trạm điện quan trọng cho việc khôi phục hệ thống hiện tại.
Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và yêu cầu KSĐH HTĐ miền chủ động lập Phương án khôi phục hệ thống điện miền tương ứng. Thống nhất với KSĐH HTĐ miền đưa ra Phương án khôi phục hệ thống điện miền tương ứng. Khi đã đồng ý với Phương án này, cần tạo điều kiện để KSĐH HTĐ miền hoàn thành Phương án khôi phục hệ thống đã thống nhất
Sẵn sàng hoà điện hệ thống đang khôi phục với các hệ thống lân cận ngay khi có khả năng.
NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN
Các Trung tâm Điều độ HTĐ miền có những nhiệm vụ chính sau đây:
Trực tiếp chỉ huy việc khôi phục HTĐ miền tương ứng khi hệ thống này bị tan rã thông qua KSĐH HTĐ miền trực ban.
Thiết lập, chỉnh định các hệ thống liên động, hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số thấp (F81), hệ thống sa thải phụ tải đặc biệt (STĐB) trên hệ thống điện miền tương ứng theo yêu cầu của ĐĐQG.
Lập danh sách các nhà máy thuộc quyền điều khiển có khả năng khởi động đen và/hoặc có khả năng tách lưới giữ tự dùng.
Tổ chức diễn tập xử lý khôi phục HTĐ miền cho các KSĐH HTĐ miền ít nhất 1 năm một lần.
Tiến hành bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị trong hệ thống SCADA, hệ thống phục vụ đào tạo xử lý sự cố, cập nhật dữ liệu và đảm bảo tính chính xác, độ sẵn sàng của các hệ thống này.
Kiến nghị ĐĐQG sửa đổi, bổ xung Phần 4. Phụ Lục trong Quy trình Khôi phục Hệ thống cho phù hợp với hiện trạng hệ thống thuộc quyền quản lý.
Thiết lập Phương án xử lý sự cố tạm thời khi HTĐ miền được đặt trong trạng thái Cảnh báo cấp 1.
Khi xảy ra sự cố tan rã một HTĐ miền, KSĐH HTĐ miền tương ứng có những nhiệm vụ sau:
Nhanh chóng xác định điểm sự cố trên hệ thống, cô lập phần tử sự cố (nếu có) thuộc quyền điều khiển.
Nhanh chóng nắm bắt tình hình các phần tử trong hệ thống bị tan rã (tình trạng các NMĐ, trạm điện, lưới truyền tải...). Đánh giá sơ bộ khả năng sẵn sàng làm việc các phần tử đó và đưa ra phương án khôi phục hệ thống điện miền tương ứng. Thông báo sơ bộ phương án khôi phục hệ thống điện bằng điện thoại (hoặc các thiết bị thông tin hữu hiệu khác) cho KSĐH HTĐ Quốc Gia. Tiến hành theo phương án này khi đã có sự thống nhất của KSĐH HTĐ Quốc Gia.
Dựa trên tình trạng hệ thống lúc sự cố, dựa trên các thông tin và yêu cầu của KSĐH HTĐ Quốc Gia, chủ động đưa ra Phương án khôi phục các thiết bị thuộc quyền điều khiển trong hệ thống điện miền.
Trong quá trình khôi phục, đối với những thao tác không ảnh hưởng đến các hệ thống điện khác, KSĐH HTĐ miền được toàn quyền quyết định và chỉ phải báo lại cho KSĐH HTĐ Quốc Gia sau khi đã khôi phục xong hoặc khi có yêu cầu.
Đối với những thao tác sau đây KSĐH HTĐ miền cần phải được sự nhất trí của KSĐH HTĐ Quốc Gia trước khi tiến hành thao tác:
Đóng điện đường dây liên kết với HTĐ lân cận.
Khởi động, hoà lưới hoặc ngừng các tổ máy phát điện nằm trong hệ thống điện miền nhưng không thuộc quyền điều khiển.
Khôi phục những phụ tải làm ảnh hưởng lớn đến chế độ làm việc của nhà máy điều tần của hệ thống khi mà việc thiết lập liên kết với các HTĐ lân cận đã và đang thực hiện.
Trong trường hợp mất liên lạc với KSĐH HTĐ QG thì KSĐH HTĐ miền được phép chủ động thực hiện khôi phục HTĐ miền và phải báo lại cho KSĐH HTĐ QG ngay khi nối lại được liên lạc.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và diễn tập xử lý sự cố cho Trưởng kíp trạm và nhân viên vận hành các trạm biến áp thuộc phạm vi mỗi Đơn vị Truyền tải điện quản lý.
Lập lịch sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các hệ thống SCADA, các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị cảnh báo sự cố, các hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, các máy phát diesel cấp điện tự dùng trạm, các thiết bị của hệ thống bảo vệ liên động và sa thải đặc biệt trên các thiết bị thuộc quyền quản lý.
Lập danh sách theo thứ tự ưu tiên cần được cấp lại điện cho các thiết bị điện tự dùng xoay chiều chính ở các trạm biến áp và các trạm cắt thuộc quyền quản lý.
Lập danh sách các trạm điện có diesel cấp điện tự dùng, các trạm điện có các yêu cầu đặc biệt cần phải cấp điện tự dùng lại sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng con người và thiết bị thuộc mình quản lý và gửi về cấp điều độ có quyền điều khiển.
Khi hệ thống thuộc quyền quản lý được đặt vào trạng thái Cảnh báo cấp 1, hạn chế tiến hành sửa chữa (trừ trường hợp sự cố) các đường dây truyền tải liên kết với các Nhà máy phát điện được lựa chọn khởi động đen cho hệ thống.
Khi xảy ra sự cố tan rã hệ thống, Trưởng kíp các trạm biến áp cần tuân thủ chặt chẽ theo các Quy trình Điều độ HTĐ Quốc Gia, Quy trình thao tác các thiết bị điện trong HTĐ Quốc Gia, Quy trình xử lý sự cố HTĐ Quốc Gia và các quy trình, quy phạm hiện hành đối với thiết bị tại trạm mình.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và diễn tập xử lý sự cố cho Trưởng ca và nhân viên vận hành các nhà máy điện thuộc phạm vi Đơn vị Phát điện quản lý.
Lập lịch sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các thiết bị SCADA, các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị cảnh báo sự cố , các hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, các máy phát diesel cấp điện tự dùng, các thiết bị của hệ thống bảo vệ liên động và tự động của các tổ máy.
Lập danh sách các thiết bị điện tự dùng xoay chiều chính của nhà máy theo thứ tự ưu tiên cần phải cấp điện lại khi mất điện.
Tính toán thời gian tối thiểu cần phải cấp điện tự dùng lại cho nhà máy khi có sự cố mất điện toàn nhà máy và gửi về cấp điều độ có quyền điều khiển.
Đối với các n