Quy trình sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB của Công ty Thủy điện Ialy

Điều 1: Quy trình này áp dụng cho công tác sử dụng và bảo quản thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB của Công ty Thuỷ điện Ialy. Điều 2: Các ông Trưởng, phó Phòng Kỹ thuật; Quản đốc, phó Quản đốc Phân xưởng sửa chữa Điện - Tự động; các cán bộ quản lý và sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB ngoài việc nắm vững và thực hiện theo quy trình này còn phải nắm vững các quy định an toàn khi làm việc với các thiết trí điện. Điều 3: Các cán bộ kỹ thuật quản lý và sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB ngoài việc nắm vững quy trình này còn phải: - Nắm vững hướng dẫn sử dụng “Operating Instruction High Voltage Testing sets PGK 150/5 HB, PGK 150/5 HB” - Nắm vững mục đích thí nghiệm và sơ đồ thí nghiệm; - Nắm vững các đặc tính và thông số kỹ thuật của đối tượng thí nghiệm;

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB của Công ty Thủy điện Ialy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn Xem xét Kiểm tra Phê duyệt Họ & tên Cao Văn Non Mai Anh Vũ Đoàn Tiến Cường Tạ Văn Luận Chức danh Công nhân Phó quản đốc QMR Giám đốc Chữ ký ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÂN PHỐI Đơn vị, cá nhân Số lượng Thư viện 01 C4 01 PX3 02 BẢNG THEO DÕI NHỮNG THAY ĐỔI Stt Ngày sửa Trang sửa Nội dung sửa MỤC LỤC 1. Đối tượng điều chỉnh …………………………………………………… Trang 3 2. Phạm vi áp dụng ………………………………………………………… Trang 3 3. Tài liệu liên quan - định nghĩa ……………………………………….. Trang 3 4. Nội dung: Chương 1: Các quy định chung ……………………………….........Trang 4 Chương 2: Đặc tính kỹ thuật ………………………………….....… Trang 5 Chương 3: Các quy định về an toàn …………………………........ Trang 6 Chương 4: Các quy định về sử dụng thiết bị …………………..... Trang 8 Chương 5: Quy định về kiểm định hiệu chuẩn thiết bị .…..........Trang 20 Phụ lục: - Hình 1: Hình dạng bên ngoài thiết bị PGK 150/5 HB .…..........Trang 21 - Hình 2: Mặt trước khối điều khiển thiết bị PGK150/5 HB ......Trang 22 - Hình 3: Mặt sau khối điều khiển thiết bị PGK150/5 HB...........Trang 23 - Hình 4: Khối cắt khẩn cấp từ xa thiết bị PGK150/5 HB............Trang 23 - Hình 5: Mặt trước khối tăng áp thiết bị PGK150/5 HB ............Trang 24 - Hình 6: Sơ đồ thí nghiệm ở chế độ điện áp xoay chiều ............Trang 25 - Hình 7: Sơ đồ thí nghiệm ở chế độ điện áp một chiều ............. Trang 25 1. Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của quy trình sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB của Công ty Thủy điện Ialy gồm có: - Phó Giám đốc Công ty, - Trưởng, phó Phòng Kỹ thuật, - Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng sửa chữa Điện – Tự động, - Cán bộ, công nhân quản lý và sử dụng thiết bị. 2. Phạm vi áp dụng Quy trình này nhằm hướng dẫn cho người sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB nắm được công dụng, các thông số kỹ thuật, nguyên lý làm việc của thiết bị. Đồng thời quy định các vấn đề liên quan đến thao tác vận hành, sử dụng, các biện pháp an toàn, cách bảo quản và bảo dưỡng định kỳ thiết bị. 3. Tài liệu liên quan - định nghĩa 3.1. Tài liệu liên quan - Tài liệu hướng dẫn sử dụng: Operating Instruction High Voltage Testing sets PGK 150/5 HB, PGK 150/5 HB - Tài liệu: Kỹ thuật thí nghiệm điện cao áp TCVN 6099, IEC60. 3.2. Các thuật ngữ và chữ viết tắt: Stt Ký hiệu chữ viết tắt Mô tả chức năng Ghi chú 1 VAC Điện áp xoay chiều 2 VDC Điện áp một chiều 3 mA Đồng hồ hiển thị dòng điện đầu ra Hình 2 4 kV Đồng hồ hiển thị dòng điện đầu ra 5 (+/~/-) Công tắc lựa chọn chế độ thí nghiệm (+) Điện áp một chiều cực tính dương (~) Điện áp xoay chiều (-) Điện áp một chiều cực tính âm 6 Nút bấm sẵn sàng đóng mạch cao áp 7 Nút bấm đóng mạch cao áp 8 Nút bấm cắt mạch cao áp 9 Cảnh báo: tín hiệu điện cao áp 4. Nội dung: CHƯƠNG 1 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Quy trình này áp dụng cho công tác sử dụng và bảo quản thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB của Công ty Thuỷ điện Ialy. Điều 2: Các ông Trưởng, phó Phòng Kỹ thuật; Quản đốc, phó Quản đốc Phân xưởng sửa chữa Điện - Tự động; các cán bộ quản lý và sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB ngoài việc nắm vững và thực hiện theo quy trình này còn phải nắm vững các quy định an toàn khi làm việc với các thiết trí điện. Điều 3: Các cán bộ kỹ thuật quản lý và sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB ngoài việc nắm vững quy trình này còn phải: - Nắm vững hướng dẫn sử dụng “Operating Instruction High Voltage Testing sets PGK 150/5 HB, PGK 150/5 HB” - Nắm vững mục đích thí nghiệm và sơ đồ thí nghiệm; - Nắm vững các đặc tính và thông số kỹ thuật của đối tượng thí nghiệm; Điều 4: Cán bộ thí nghiệm chỉ được phép làm việc với thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB khi có sự phân công trực tiếp của Lãnh đạo Phân xưởng sửa chữa Điện - Tự động. CHƯƠNG 2 CÔNG DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT Điều 5: Thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB dùng để thử nghiệm điện cao áp xoay chiều và một chiều các thiết bị điện như: máy điện, máy biến áp, cáp lực, chống sét van, tụ điện, thanh dẫn dòng và các thiết bị đóng cắt ở các cấp điện áp. Điều 6: Thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB bao gồm các khối chức năng như sau: 1. Khối điều khiển: - Mặt trước khối điều khiển (Hình 2) - Mặt sau khối điều khiển (Hình 3) 2. Khối cắt khẩn cấp từ xa (hình 4) 3. Khối tăng áp (Hình 5) Điều 7: Thông số kỹ thuật của thiết bị như sau: 1. Điện áp nguồn cung cấp: 220V÷230V, tần số 50Hz. 2. Công suất tiêu thụ: - Đầu vào ở chế độ làm việc bình thường: 5750VA - Đầu vào ở chế độ ngắn mạch: 11700VA - Đầu ra ở chế độ ngắn mạch: 21600VA 3. Điện áp: - Điện áp đầu ra khi không tải (AC/DC): 115/156kV. - Điện áp đầu ra khi làm việc bình thường (AC/DC): 109/116kV. 4. Dòng điện đầu ra lớn nhất ở chế độ ngắn mạch (AC/DC): 108/77mA. 5. Cấp chính xác: - Đồng hồ kV: 2,5% - Đồng hồ mA: 2,5% 6. Nhiệt độ môi trường: - Làm việc: +10oC đến +45oC - Bảo quản: -20oC đến +60oC 7. Kích thước: - Khối điều khiển (rộng/cao/dài): 502x533x390 mm - Khối tăng áp (cao/đường kính): 1530x640 mm 8. Trọng lượng: - Khối điều khiển: 51 kg - Khối tăng áp: 180 kg CHƯƠNG 3 CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN Điều 8: Nghiêm cấm những người thao tác trên thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB khi bản thân chưa nắm vững quy trình này. Điều 9: Không được sử dụng thiết bị PGK 150/5 HB cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài những mục đích đã quy định như trong Điều 5 của quy trình này. Điều 10: Nhóm công tác sử dụng thiết bị PGK 150/5 HB phải có ít nhất 2 người, có bậc an toàn điện tối thiểu là bậc IV. Cả 2 người này phải có mặt thường xuyên để giám sát an toàn lẫn nhau từ khi thiết lập sơ đồ thí nghiệm, trong quá trình thí nghiệm, kết thúc và tháo dỡ sơ đồ thí nghiệm. Điều 11: Khi vận chuyển cũng như khi sử dụng thiết bị PGK 150/5 HB, phải tuân thủ các yêu cầu an toàn như sau: 1. Không được để thiết bị rơi hoặc va chạm cơ học; 2. Không đặt thiết bị gần nước hoặc nơi ẩm ướt, không đặt thiết bị gần các thiết bị sinh nhiệt hoặc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài; 3. Không được đặt chất lỏng lên trên thiết bị. Điều 12: Khi đưa thiết bị thí nghiệm cao áp PGK 150/5 HB vào sử dụng phải tuân thủ các quy định an toàn như sau: 1. Không được sử dụng thiết bị PGK 150/5 HB trong môi trường dễ cháy, nổ; 2. Không được sử dụng các phụ kiện không đúng chủng loại do nhà chế tạo cung cấp; 3. Trước khi thí nghiệm, phải thực hiện các biện pháp an toàn cô lập hoàn toàn đối tượng thí nghiệm ra khỏi các nguồn điện xung quanh. Tiếp địa và nối ngắn mạch các bộ phận của đối tượng thí nghiệm đã được cô lập để xả điện tích tàn dư; 4. Đặt rào chắn, treo biển báo xung quanh khu vực đặt thiết bị thí nghiệm và khu vực dây cao áp đi qua từ thiết bị thí nghiệm đến đối tượng thí nghiệm; 5. Phải đặt tiếp địa di động vỏ thiết bị trước khi thực hiện các đấu nối khác; 6. Nguồn cấp cho thiết bị phải có điện áp và công suất phù hợp với thông số kỹ thuật như đã nêu ở điều 7 của quy trình này; 7. Không sử dụng thiết bị quá các thông số kỹ thuật đã nêu tại Điều 7 của quy trình này; 8. Cử nhân viên giám sát an toàn liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm, phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa an toàn phổ biến, tránh không tiếp xúc vào các phần mang điện của thiết bị thí nghiệm và các mạch điện khác liên quan. Điều 14: Khi thiết bị thí nghiệm xảy ra hư hỏng thì cho phép người vận hành xử lý tình huống hư hỏng theo quy định tại điều 31 chương 5 của quy trình này. Trường hợp không xử lý được thì người sử dụng thiết bị phải lập biên bản hiện trường và báo cáo, xin ý kiến của Lãnh đạo Phân xưởng sửa chữa Điện - Tự động. CHƯƠNG 4 CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ I. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ TRƯỚC KHI THÍ NGHIỆM Điều 15: Di chuyển thiết bị PGK 150/5 HB đến vị trí thí nghiệm: 1. Di chuyển thiết bị bằng đai xách gắn liền trên vỏ bằng cách khiêng tay hoặc di chuyển trên xe đẩy, xe tải chuyên dụng để đưa thiết bị đến nơi đặt thí nghiệm; 2. Đặt khối tăng áp không được nghiêng quá 15o; 3. Khoảng cách giữa vị trí đặt khối điều khiển và khối cắt khẩn cấp từ xa đến vị trí đặt khối tăng áp phải ≥ 2,5 mét. Điều 16: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của thiết bị PGK 150/5 HB sau khi đã di chuyển đến vị trí thí nghiệm: 1. Kiểm tra, vệ sinh đầu ra cao áp của khối tăng áp và các chi tiết cách điện bằng cồn công nghiệp và giẻ mềm; 2. Kiểm tra sự nguyên vẹn của jắc nối giữa khối điều khiển và khối tăng áp và các đai ốc định vị thiết bị đảm bảo độ tin cậy khi tiến hành đấu nối để thiết bị làm việc; 3. Kiểm tra bằng mắt lực ép cần tiếp địa tự động, đảm bảo lực ép của cần tiếp địa vào đầu ra cao áp phải khít và chặt; 4. Kiểm tra dầu cách điện phải đảm bảo không có sự rò rỉ dầu. 5. Kiểm tra sự nguyên vẹn của các đồng hồ đo lường kV và mA, đảm bảo kim đồng hồ chỉ ở vị trí 0 (không); Điều 17: Tiếp địa thiết bị thực hiện như sau: 1. Dùng dây dây tiếp địa chuyên dụng đi kèm theo thiết bị (dây đồng mềm có tiết diện 4mm2), 2. Đấu một đầu vào hệ thống nối đất trước, đầu còn lại nối vào vít nối đất có ký hiệu ở dưới đế của khối tăng áp. Điều 18: Lắp thanh cầu điện trở cho chế độ thí nghiệm điện áp xoay chiều thực hiện như sau: 1. Dùng tuốt nơ vít chuyên dụng vặn 3 đinh vít định vị nắp đậy ống đựng thanh cầu trên đầu ra của khối tăng áp; 2. Dùng cờlê chuyên dụng vặn nắp đậy ống đựng thanh cầu trên đầu ra của khối tăng áp; 3. Dùng găng tay y tế loại găng cao su sạch, đưa thanh cầu điện trở (chỉ dẫn trên hình 5) vào ống đựng thanh cầu sao cho đầu có ký hiệu cực tính (~) của thanh cầu điện trở phải được lắp ở phía trên đầu ra của khối tăng áp, 4. Dùng cờlê chuyên dụng vặn chặt lại nắp đậy ống đựng thanh cầu trên đầu ra của khối tăng áp; 5. Dùng tuốt nơ vít chuyên dụng vặn chặt 3 đinh vít định vị nắp đậy ống đựng thanh cầu trên đầu ra của khối tăng áp; Điều 19: Lắp thanh cầu chỉnh lưu cho chế độ thí điện áp một chiều thực hiện như sau: 1. Dùng tuốt nơ vít chuyên dụng vặn 3 đinh vít định vị nắp đậy ống đựng thanh cầu trên đầu ra của khối tăng áp; 2. Dùng cờlê chuyên dụng vặn nắp đậy ống đựng thanh cầu trên đầu ra của khối tăng áp; 3. Dùng găng tay y tế loại găng cao su sạch, đưa thanh cầu chỉnh lưu (chỉ dẫn trên hình 5) vào ống đựng thanh cầu theo nguyên tắc: 4. Khi cần điện áp một chiều đầu ra cực tính dương, thì đầu thanh cầu chỉnh lưu có ký hiệu (+) phải được lắp ở phía trên đầu ra của khối tăng áp 5. Khi cần điện áp một chiều đầu ra cực tính âm, thì đầu thanh cầu chỉnh lưu có ký hiệu (-) phải được lắp ở phía trên đầu ra của khối tăng áp, 6. Dùng cờlê chuyên dụng vặn chặt lại nắp đậy ống đựng thanh cầu đầu ra của khối tăng áp, 7. Dùng tuốt nơ vít chuyên dụng vặn chặt 3 đinh vít định vị nắp đậy ống đựng thanh cầu đầu ra của khối tăng áp; Điều 20: Đấu nối, cung cấp nguồn cho thiết bị: 1. Trước khi đấu nối nguồn cho thiết bị thì phải đặt khối điều khiển cách xa khối tăng áp ≥ 2,5 mét, chìa khoá điều khiển phải đặt ở bên ngoài ổ khóa. 2. Đấu nối cáp liên hệ giữa bộ điều khiển và khối tăng áp thực hiện như sau: a. Đấu Jắc XS2 (khối tăng áp) vào ổ jắc XP2 (khối điều khiển), b. Đấu Jắc XS3 (khối tăng áp) vào ổ jắc XP3 (khối điều khiển), c. Đấu Jắc XS4 (khối cắt khẩn cấp từ xa) vào ổ jắc XP4 (khối điều khiển). 3. Đấu nối, cung cấp nguồn cho thiết bị: a. Trước khi đấu nối cấp nguồn cho thiết bị phải đảm bảo chắc chắn rằng cần tiếp địa tự động đang ở vị trí đóng, công tắc 6 (hình 2) ở vị trí cắt. b. Nguồn cấp cho thiết bị là 220VAC - 50Hz thông qua một áptômát trên bảng cấp nguồn di động, c. Đấu sợi cáp từ jắc cắm XP1 trên khối điều khiển (hình 3) vào nguồn cung cấp thực hiện như sau: - Đấu sợi có ký hiệu X1 (màu xanh dương) và sợi có ký hiệu X2 (màu đen) vào áptômát trên bảng cung cấp nguồn di động từ bên ngoài. - Còn sợi có ký hiệu N (màu sọc dưa) thì nối đất. II. KIỂM TRA THIẾT BỊ LÀM VIỆC Ở CHẾ ĐỘ KHÔNG TẢI, NGẮN MẠCH VỚI ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU Điều 21: Kiểm tra thiết bị làm việc ở chế độ không tải với điện áp xoay chiều thực hiện như sau: 1. Đặt tiếp địa vỏ thiết bị thực hiện như điều 17; 2. Lắp thanh cầu điện trở vào khối tăng áp thực hiện như điều 18; 3. Đấu nối, cung cấp cấp nguồn cho thiết bị thực hiện như điều 20; 4. Đầu ra cao áp của máy biến áp tăng áp để hở mạch; 5. Cử người giám sát an toàn mang khối cắt khẩn cấp từ xa (hình 4) và giám sát an toàn trong suốt quá trình thí nghiệm, 6. Tiến hành kiểm tra: a. Vặn núm điều chỉnh 13 (hình 2) của máy biến áp tự ngẫu về vị trí nhỏ nhất (theo hướng ngược chiều kim đồng hồ), b. Chọn thang đo cho đồng hồ kV: bật công tắc 12 (hình 2) về vị trí thang đo (II); c. Chọn thang đo cho đồng hồ mA: bật công tắc 10 (hình 2) về vị trí thang đo (x10); d. Chọn chế độ thí nghiệm điện áp xoay chiều: bật công tắc 11 (hình 2) về vị trí (~), e. Chọn chế độ công suất đầu ra: + Bật công tắc 9 (hình 2) về bên trái (công suất đầu ra lớn nhất), cho phép thiết bị làm việc quá tải ngắn hạn, + Bật công tắc 9 (hình 2) về bên phải (công suất đầu ra bị giới hạn), cho phép thiết bị làm việc theo định mức lâu dài, f. Cấp nguồn cho mạch lực: bật công tắc 6 (hình 2) có ký hiệu F1 lên vị trí đóng “I”, g. Cấp nguồn mạch điều khiển: bật công tắc 1 (hình 2) có ký hiệu Mains về vị trí đóng “I”, i. Bật công tắc 5 (hình 2) có ký hiệu II> về vị trí đóng “I”, j. Bấm nút 2 (hình 2) có ký hiệu IIIII đóng mạch điều khiển; k. Tra chìa khoá điều khiển vào ổ khóa và xoay chìa khoá sang vị đóng “I”, đồng thời người giám sát an toàn phải xoay công tắc cắt khẩn cấp 3 trên khối cắt khẩn cấp từ xa (hình 4) về trạng thái đóng (nút nhã ra bên ngoài), lúc này cần tiếp địa tự động phải mở ra, đồng thời đèn tín hiệu 15 (hình 2) màu xanh tắt, đèn tín hiệu 16 (hình 2) màu đỏ sáng, l. Bấm nút 3 (hình 2) có ký hiệu IIIII đóng mạch cao áp, lúc này đèn tín hiệu trên nút 3 sáng báo tín hiệu mạch cao áp làm việc; m. Xoay núm điều chỉnh tự ngẫu (theo chiều kim đồng hồ) tăng điện áp từ từ, quan sát đồng hồ kV cho đến khi đồng hồ chỉ đến giá trị 115kVAC thì dừng lại và duy trì điện áp không tải trong thời gian 05 phút. 7. Khi xuất hiện các hiện tượng bất thường gây mất an toàn cho con người và thiết bị trong quá trình thực hiện phép đo thì người điều khiển và người giám sát an toàn tiến hành cắt khẩn cấp thiết bị như sau: a. Người giám sát toàn nhấn nút 3 màu đỏ trên khối cắt khẩn cấp từ xa (hình 4) về trạng thái cắt (nút thu vào bên trong) để cắt khẩn cấp mạch cao áp, lúc này cần tiếp địa tự động đóng lại, b. Người điều khiển thiết bị xoay chìa khóa điều khiển 14 (hình 2) về vị trí cắt “0” để cắt khẩn cấp mạch cao áp, lúc này cần tiếp địa tự động đóng lại, 8. Kết thúc phép kiểm tra: a. Xoay núm điều chỉnh tự ngẫu (ngược chiều kim đồng hồ) từ từ giảm điện áp về không (0 kV), b. Bấm nút cắt 4 (hình 2) có ký hiệu I™I cắt mạch cao áp, lúc này cần tiếp địa tự động đóng lại, c. Xoay chìa khoá điều khiển về vị trí cắt “0”, d. Bật công tắc 1 (hình 2) có ký hiệu Mains về vị trí cắt “0”, e. Bật công tắc 6 (hình 2) có ký hiệu F1 về vị trí cắt “0”, f. Bật công tắc 5 (hình 2) có ký hiệu II> về vị trí cắt “0”, g. Cắt áptômát cấp nguồn trên bảng cấp nguồn di động, h. Giữ nguyên sơ đồ để thực hiện phép kiểm tra thiết bị làm việc ở chế độ ngắn mạch. Điều 22: Kiểm tra thiết bị làm việc ở chế độ ngắn mạch với điện áp xoay chiều thực hiện như sau: 1. Sau khi đã kết thúc phép kiểm tra thiết bị làm việc không tải như khoản 8 của điều 21; 2. Đấu đầu ra cao áp của khối tăng áp ngắn mạch với hệ thống tiếp địa bằng một dây chuyên dụng , có tiết diện tối thiểu 4mm2; 3. Cử người giám sát an toàn mang khối cắt khẩn cấp từ xa (hình 4) và giám sát an toàn trong suốt quá trình thí nghiệm, 4. Tiến hành kiểm tra: a. Vặn núm điều chỉnh 13 (hình 2) của máy biến áp tự ngẫu về vị trí nhỏ nhất (theo hướng ngược chiều kim đồng hồ), b. Chọn thang đo cho đồng hồ mA: bật công tắc 10 (hình 2) về vị trí thang đo (x1); c. Chọn chế độ thí nghiệm điện áp xoay chiều: bật công tắc 11 (hình 2) về vị trí (~), d. Chọn chế độ công suất đầu ra: + Bật công tắc 9 (hình 2) về bên trái (công suất đầu ra lớn nhất có thể), cho phép thiết bị làm việc quá tải ngắn hạn, + Bật công tắc 9 (hình 2) về bên phải (công suất đầu ra bị giới hạn), cho phép thiết bị làm việc theo định mức lâu dài, e. Cấp nguồn cho mạch lực: bật công tắc 6 (hình 2) có ký hiệu F1 lên vị trí đóng “I”, f. Cấp nguồn mạch điều khiển: bật công tắc 1 (hình 2) có ký hiệu Mains về vị trí đóng “I”, g. Bật công tắc 5 (hình 2) có ký hiệu II> về vị trí đóng “I”, h. Bấm nút 2 (hình 2) có ký hiệu IIIII đóng mạch điều khiển; i. Tra chìa khoá điều khiển vào ổ khóa và xoay chìa khoá sang vị đóng “I”, đồng thời người giám sát an toàn phải xoay công tắc cắt khẩn cấp 3 (hình 4) trên khối cắt khẩn cấp từ xa (hình 4) về trạng thái đóng (nút nhã ra bên ngoài), lúc này cần tiếp địa tự động phải mở ra, đồng thời đèn tín hiệu 15 (hình 2) màu xanh tắt, đèn tín hiệu 16 (hình 2) màu đỏ sáng , j. Bấm nút 3 (hình 2) có ký hiệu IIIII đóng mạch cao áp, lúc này đèn tín hiệu trên nút 3 sáng báo tín hiệu mạch cao áp làm việc; k. Xoay núm điều chỉnh tự ngẫu (theo chiều kim đồng hồ) tăng dòng điện từ từ, quan sát đồng hồ mA cho đến bảo vệ tác động. Khi bảo vệ tác động thì công tắc 5 (hình 2) có ký hiệu II> tự động cắt, lúc này cần tiếp địa tự động đóng lại. Dòng điện khi bảo vệ tác động không sai lệch quá 109mA ±10%. 5. Kết thúc phép kiểm tra: a. Xoay núm điều chỉnh tự ngẫu (ngược chiều kim đồng hồ) từ từ giảm điện áp về không “0”, b. Bật công tắc 1 (hình 2) có ký hiệu Mains về vị trí cắt “0”, c. Bật công tắc 6 (hình 2) có ký hiệu F1 về vị trí cắt “0”, d. Bật công tắc 5 (hình 2) có ký hiệu II> về vị trí cắt “0”, e. Cắt áptômát cấp nguồn trên bảng cấp nguồn di động. III. KIỂM TRA THIẾT BỊ LÀM VIỆC Ở CHẾ ĐỘ KHÔNG TẢI, NGẮN MẠCH VỚI ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU Điều 23: Kiểm tra thiết bị làm việc ở chế độ không tải với điện áp một chiều thực hiện như sau: 1. Đặt tiếp địa vỏ thiết bị thực hiện như điều 17; 2. Lắp thanh cầu chỉnh lưu vào khối tăng áp thực hiện như điều 19; 3. Đấu nối, cung cấp cấp nguồn cho thiết bị thực hiện như điều 20; 4. Đầu ra cao áp của khối tăng áp để hở mạch; 5. Cử người giám sát an toàn mang khối cắt khẩn cấp từ xa (hình 4) và giám sát an toàn trong suốt quá trình thí nghiệm, 6. Tiến hành phép kiểm tra: a. Vặn núm điều chỉnh 13 (hình 2) của máy biến áp tự ngẫu về vị trí nhỏ nhất (theo hướng ngược chiều kim đồng hồ), b. Chọn thang đo cho đồng hồ kV: bật công tắc 12 (hình 2) về vị trí thang đo (II); c. Chọn thang đo cho đồng hồ mA: bật công tắc 10 (hình 2) về vị trí thang đo (x10); d. Chọn chế độ thí nghiệm điện áp một chiều: bật công tắc 11 (hình 2) về vị trí (+) hoặc (-), e. Chọn chế độ công suất đầu ra: + Bật công tắc 9 (hình 2) về bên trái (công suất đầu ra lớn nhất có thể), cho phép thiết bị làm việc quá tải ngắn hạn, + Bật công tắc 9 (hình 2) về bên phải (công suất đầu ra bị giới hạn), cho phép thiết bị làm việc theo định mức lâu dài, f. Cấp nguồn cho mạch lực: bật công tắc 6 (hình 2) có ký hiệu F1 lên vị trí đóng (I), g. Cấp nguồn mạch điều khiển: bật công tắc 1 (hình 2) có ký hiệu Mains về vị trí đóng (I), h. Bật công tắc 5 (hình 2) có ký hiệu II> về vị trí đóng (I), i. Bấm nút 2 (hình 2) có ký hiệu IIIII đóng mạch điều khiển; j. Tra chìa khoá điều khiển vào ổ khóa và xoay chìa khoá sang vị đóng “I”, đồng thời người giám sát an toàn phải xoay công tắc cắt khẩn cấp 3 (hình 4) trên khối cắt khẩn cấp từ xa (hình 4) về trạng thái đóng (nút nhã ra bên ngoài), lúc này cần tiếp địa tự động phải mở ra, đồng thời đèn tín hiệu 15 (hình 2) màu xanh tắt, đèn tín hiệu 16 (hình 2) màu đỏ sáng , k. Bấm nút 3 (hình 2) có ký hiệu IIIII đóng mạch cao áp, lúc này đèn tín hiệu trên nút 3 sáng báo tín hiệu mạch cao áp làm việc; l. Xoay núm điều chỉnh tự ngẫu (theo chiều kim đồng hồ) tăng điện áp từ từ, quan sát đồng hồ kV cho đến khi đồng hồ chỉ đến giá trị 156kVDC thì dừng lại và duy trì điện áp không tải trong thời gian 05 phút. 7. Khi xuất hiện các hiện tượng bất thường gây mất an toàn cho con người và thiết bị trong quá trình thực hiện phép đo thì người điều khiển và người giám sát an toàn tiến hành cắt khẩn
Tài liệu liên quan