Quy trình thanh toán và nghiệp vụ liên quan đến Séc

Một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên séc. Người có tiền mở tại ngân hàng một tài khoản, ngân hàng sẽ cấp cho người gửi tiền một quyển séc.Mỗi lần muốn rút tiền ra thì lập một tờ séc đưa đến ngân hàng để lĩnh tiền. Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao.Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác.

docx11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình thanh toán và nghiệp vụ liên quan đến Séc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH THANH TOÁN VÀ NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN SÉC ……@&?……. I: Khái niệm của Séc 1: Khái niệm Một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên séc. Người có tiền mở tại ngân hàng một tài khoản, ngân hàng sẽ cấp cho người gửi tiền một quyển séc.Mỗi lần muốn rút tiền ra thì lập một tờ séc đưa đến ngân hàng để lĩnh tiền.  Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao.Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác.  2: Thành phần tham gia thanh toán Người kí phát séc: đó là người chủ tài khoản tiền gởi thanh toán ở ngân hàng, là con nợ, nhà nhập khẩu. Người thụ lệnh: là ngân hàng thực hiện việc trích tài khoản kí phát séc trả cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng: người được hưởng lợi số tiền trong tờ séc là chủ nợ. nhà xuất khẩu. II: Điều kiện và thời gian hiệu lực của Séc. Điều kiện thành lập Séc. Để thực hiện hình thức này, thì trước tiên, người mua phải có tiền ở tài khoàn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể phát hành séc hoặc tài khoản thanh toán. Rủi ro của người bán trong trường hợp nhận séc là có thể khi người bán đem séc đến Nh để lĩnh tiền thì số dư trên tài khoản của người mua không còn hoặc không đủ để chi trả. Để tránh rủi ro trên, mà trong một số trường hợp người bán phải yêu cầu người mua ký phát séc bảo chi chứ không phải là séc thông thường. Séc bảo chi tức là séc đó đã được NH đảm bảo chi trả. Trong trường hợp này, người mua phải ký quỹ tại NH để thực hiện bảo chi séc. Hình thức một tờ Séc. Séc được lập thành văn bản và có hình mẫu nhất định theo quy định của ngân hàng; được ngân hàng in thống nhất bằng 1 loại giấy đặc biệt như tiền tệ và nhượng lại cho khách hàng dưới hình thức 1 quyển sổ Séc gồm nhiều tờ được đánh số thứ tự theo seri và phải được bảo vệ cẩn thận. Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do vậy nó phải có những quy định về nội dung và hình thức theo luật định. Theo công ước Genève năm 1931 được nhiều nước áp dụng, một tờ séc cần ghi đủ những điều sau đây:  Tiêu đề của séc: Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì phải có tiêu đề SÉC ghi trên tờ lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc sẽ phải chấp nhận vô điều kiện lệnh này, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không còn tiền hoặc tờ séc không đầy đủ tính chất pháp lý.  Địa điểm và ngày tháng năm phát hành séc: Đây là một yếu tố quan trọng để xác định thời hạn thanh toán của tờ séc cũng như là căn cứ để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra giữa các bên liên quan đến séc.  Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ khớp nhau, có ký hiệu tiền tệ.  Tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc.Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó (nếu có).  Các yếu tố trên đây phải được ghi rõ ràng, chính xác tuyệt đối, không tẩy xóa và phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực, không được ghi bằng mực đỏ. Điều cơ bản trong phát hành séc là người phát hành séc phải có tiền trên tài khoản mở tại ngân hàng, số tiền trên tờ séc không vượt quá số dư có trên tài khoản ở ngân hàng.Séc có thể phát hành để trả tiền cho một tổ chức, một cá nhân hoặc nhiều người, séc cũng có thể do một ngân hàng này phát hành trả tiền cho một ngân hàng khác.  Séc thường được in sẵn theo mẫu có những dòng để trống để người phát hành séc điền vào.  Ngày nay, rất nhiều ngân hàng trên thế giới dùng máy in nhiều màu số tiền, ký hiệu tiền, số tiền bằng số, bằng chữ lên chỗ trống của tờ séc.  Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc và tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. Nói chung séc lưu hành trong nội địa thời gian ngắn hơn lưu hành trong thanh toán quốc tế. 3: Nội dung của Séc. Séc là mệnh lệnh trả tiền và lien quan đến nhiều người nên phải được ghi rõ ràng. Về nội dung, một tờ séc phải ghi đầy đủ những yếu tố sau đây. Tiêu đề SEC. một mệnh lệnh trả tiền chỉ được coi là séc khi nào có ghi tiêu đề CHEQUE trên đó. Và khi ấy, ngân hàng sẽ thực hiện chi trả vô điều kiện, trừ khi tài khoản của người phát hành séc không đủ tiền hay tờ séc không đù tính chất pháp lý. Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc. Ngân hàng trả tiền. Tài khoản của người trả tiền. Số tiền. Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau). Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ. Tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản của người phát hành Séc. Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có). Chữ ký của người phát hành séc. Cần lưu ý rằng những yếu tố trên phải được ghi rõ ràng chính xác, cùng loại mực, không phải mực đỏ và không được tẩy xóa. 4)Thời hạn xuất trình. Là thời hạn mà người hưởng lợi phải chuyển giao tờ Séc cho ngân hàng thụ lệnh để nhận tiền, trong thời gian này, người ký phát Séc phải duy trì số tiền bằng mệnh giá Séc trên tài khoản tiền gừi tại ngân hàng để đảm bảo việc thanh toán cho người hưởng lợi. Theo ULC thời hạn xuất trình được quy định: Thời hạn xuất trình được tính từ ngày ký phát Séc cho đến ngày xuất trình Séc cho ngân hàng thụ lệnh. . Qúa thời hạn trên nếu séc không quay trở lại ngân hàng thì séc sẽ mất hiệu lực.Đối với séc du lịch thì không quy định thời hạn hiệu lực.Ở Việt Nam, thời hạn thanh toán séc là 15 ngày kể từ ngày ký phát séc. Thời hạn hiệu lực. Đối với ngân hàng, thời hạn hiệu lực của Séc là thời hạn mà trong đó, ngân hàng vẫn đóng vai trò là người thụ lệnh, thực hiện việc chi trả tiền cho người hưởng lợi Séc. Thời hạn hiệu lực quy định là 1 năm, kể từ ngày hết hạn xuất trình. Sau khi hết thời hạn hiệu lực của tờ Séc, ngân hàng thụ lệnh không có nghĩa vụ thực hiện việc chi trả. Tuy nhiên người ký phát vẫn còn nghĩa vụ phải thanh toán tiền Séc cho người hưởng lợi, vì tờ Séc chưa bị mất đi hiệu lực pháp lí của 1 hợp đồng nhân sự. III: Lưu thông và chuyển nhượng Séc. 1: Lưu thông của Séc . Séc được ký phát có ghi tên người được trả tiền Một tờ séc được ký phát có ghi tên người được trả tiền sau cụm từ ''Trả theo lệnh của'' - hoặc chỉ ghi tên người được trả tiền mà không có cụm từ trên, thì người được trả tiền có thể chuyển nhượng tờ séc đó bằng cách ghi tên người được chuyển nhượng, ngày, tháng chuyển nhượng, ký và ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình vào mặt sau của tờ séc (sau đây gọi là ký hậu) và chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng. Người được chuyển nhượng tờ séc nói trên có thể chuyển nhượng tiếp bằng cách ký hậu tương tự như trên. Người chuyển nhượng tờ séc nói trên có thể chấm dứt việc tiếp tục chuyển nhượng séc bằng cách ghi trước chữ ký của mình cụm từ ''Không tiếp tục chuyển nhượng''. Người cầm tờ séc được chuyển nhượng bằng cách ký hậu là người thụ hưởng nếu tờ séc đó được chuyển nhượng liên tục đến người đó. . Tờ séc được ký phát không ghi tên người được trả tiền hoặc có ghi cụm từ ''Trả cho người cầm séc'', thì người thụ hưởng có thể chuyển nhượng bằng cách chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng mà không cần ký hậu. 2: Sự chuyển nhượng của Séc. Hiệu lực chuyển nhượng Khi tờ séc được chuyển nhượng thì toàn bộ các quyền có liên quan đến tờ séc cũng được chuyển cho người được chuyển nhượng. Khi chuyển nhượng séc, toàn bộ số tiền ghi trên séc phải được chuyển nhượng. Việc Việc chuyển nhượng của người thực hiện thanh toán là không có hiệu lực. Trách nhiệm của người chuyển nhượng Người chuyển nhượng chịu trách nhiệm về việc trả số tiền ghi trên tờ séc đối với người được chuyển nhượng và những người được chuyển nhượng tiếp sau đó, trừ trường hợp nói ở khoản 2 dưới đây. Trường hợp người chuyển nhượng ghi cụm từ ''Không tiếp tục chuyển nhượng'' mà tờ séc đó vẫn được chuyển nhượng tiếp, thì người chuyển nhượng đã ghi cụm từ đó chỉ chịu trách nhiệm về việc trả số tiền ghi trên tờ séc đối với người được chính mình chuyển nhượng. Chuyển nhượng séc cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Người thụ hưởng séc có thể chuyển nhượng séc cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói tại khoản 1 Điều này có tất cả các quyền liên quan đến tờ séc. Tổ chức đó chỉ được tiếp tục ký hậu tờ séc đó với tư cách đại diện cho người đã ký hậu tờ séc cho mình. IV: Sơ đồ lưu thông của Séc. Sơ đồ lưu thông Séc ở cùng một ngân hàng (1): Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng. (2): Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán. (3): Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo Nợ cho họ. (4): Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo Có cho họ. Sơ đồ lưu thông Séc qua hai ngân hàng. (1): Người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng. (2): Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán ( Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc vào ngân hàng phục vụ người trả tiền để đòi tiền). (3): Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra ( Nếu lập bảng kê có gì sai sót hoặc có các tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì từ chối thanh toán) sau đó chuyển các tờ séc và bảng kê nộp séc cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. (4): Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản của người trả tiền và báo Nợ cho họ. (5): Ngân hàng phục vụ người trả tiền dùng các liên bảng kê nộp séc lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. (6): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các bảng kê nộp séc ( thông qua thanh toán bù trừ ) sẽ ghi Có vào tài khoản cho người thụhưởng và báo cho họ. * sơ đồ lưu thông Séc qua ba ngân hàng.( sự lưu thông này rất ít phổ biến, đa số người sử dụng chỉ lưu thông qua một hoặc hai ngân hàng, nên sơ đồ chỉ có tính chất tham khảo). Ngân hàng trả tiền Séc (4) (5) (7) (6a) Ngân hàng trả tiền Séc Ngân hàng người hưởng lợi (3) (8) (6b) Người hưởng lợi Người phát hành Séc (1) (2) IV: Phân loại Séc. Có nhiều loại Séc khác nhau trong lưu thông và thanh toán. Dưới đây xin nêu ra hai cách phân loại phổ biến. Thứ nhất, dựa vào người thụ hưởng có thể phân chia Séc thành ba loại: Séc ký danh: là loại Séc có ghi rõ tên người hưởng lợi, do đó không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu bởi vì chỉ có người đứng tên trên tờ Séc mới có quyền thụ hưởng số tiền của tờ Séc. Séc vô danh: là loại Séc không ghi tên người thụ hưởng mà ghi câu “trả cho người cầm Séc”, do vậy loại Séc này có thể chuyển nhượng thông qua hình thức trao tay, chứ không cần ký hậu. Séc trả theo lệnh: là loại Séc không chỉ định rõ người thụ hưởng mà chỉ ghi trả theo lệnh của người thụ hưởng. Nhờ vậy loại này có thể chuyển nhượng được thông qua thủ tục ký hậu. Thứ hai: dựa vào đặc điểm sử dụng Séc mà chia ra làm 3 loại: Séc gạch chéo (crossed cheque) là loại Séc mà trên mặt trước của Séc, có 2 gạch chéo song song với nhau. Gạch chéo là để chỉ tờ séc đó không được rút tiền mặt, chỉ dung để thanh toán qua ngân hàng. Séc gạch chéo còn chia ra làm 2 loại: Séc gạch chéo thường: có đặc điểm là giữa hai vạch chéo không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền( cheque crossed generally). Séc gạch chéo đặc biệt: có đặc điểm là giữa hai vạch song song có ghi tên một ngân hàng nào đó ( cheque crossed specialy). Séc xác nhận (Certified cheque) là loại séc được ngân hàng xác nhận đảm bảo việc chi trả . Sử dụng séc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho người thụ hưởng séc, tránh trường hợp séc phát hành quá số dư trên tài khoản người ký séc. Séc du lịch (Traveller cheque) hay còn gọi là séc lữu hành là loại séc do một ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành séc đồng thời là ngân hàng trả tiền séc. Người hưởng lợi là khách du lịch, là người mua tờ séc. Khi lĩnh tiền, ngân hàng thanh toán sẽ căn cứ vào hai chữ ký của người thụ hưởng, một lần ký lúc phát hành Séc( mua tờ séc) và một lần khi lĩnh tiền tại ngân hàng thanh toán. V: Kết luận chung. Phương thức thanh toán bằng séc cũng chiếm tới 11% tổng các giao dịch trực tuyến. Tuy phương thức này khá phức tạp: sau khi giao dịch trực tuyến được thực hiện, người mua phải ra khỏi mạng và gửi séc qua thư đến cho người bán, nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng chấp nhận sự phức tạp đó để được thực hiện thanh toán bằng séc. Để thoả mãn mong muốn đó của khách hàng, một giải pháp mới cho phương thức thanh toán bằng séc ra đời, đó là việc sử dụng “séc trực tuyến”, chắc chắn nó sẽ tạo thuận lợi hơn cho bạn trong quá trình thanh toán và nhanh chóng đem lại lợi nhuận hơn là việc sử dụng “séc truyền thống”. Có thể nói, phương tiện thanh toán bằng séc đã xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thê kỷ 20, khi có sự xuất hiện của người Pháp ở Việt Nam.Tuy nhiên vào thời điểm đó, chỉ có những người có địa vị trong xã hội và một số tâng lớp thượng lưu mới được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng séc.Những người dân bình thường chưa tiếp cận với loại phương tiện thanh toán này. Sau này, với sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại quốc tế, nhất là sau thời kỳ mở kinh tế của nước ta từ những năm 1990 và cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã ngày càng mở rộng và hiện nay séc cũng đã được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng séc chủ yếu vẫn là những pháp nhân, những cá nhân vẫn còn sử dụng hầu hết là thanh toán bằng tiền mặt.
Tài liệu liên quan