1. Mục đích:
Quy định thống nhất trình tự, cách thức thi công tuyến thoát nước.
2. Phạm vi áp dụng:
- Thi công các tuyến thoát nước: mương; rãnh thoát nước bằng đất, hoặc bằng vật liệu khác (xây gạch, đá, bê tông.), cống thoát nước (cống hộp, cống tròn).
- Thi công đào hồ, kè bờ hồ.
8 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 7026 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình thi công đường nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mục đích:
Quy định thống nhất trình tự, cách thức thi công tuyến thoát nước.
2. Phạm vi áp dụng:
- Thi công các tuyến thoát nước: mương; rãnh thoát nước bằng đất, hoặc bằng vật liệu khác (xây gạch, đá, bê tông...), cống thoát nước (cống hộp, cống tròn).
- Thi công đào hồ, kè bờ hồ.
3. Tài liệu liên quan:
- Hồ sơ thiết kế, báo cáo tổ chức thiết kế thi công.
- Các quy định, tiêu chuẩn quy phạm hiện hành được áp dụng cho công trình.
- Các quy trình, quy định, hướng dẫn...về kỹ thuật, quản lý, an toàn liên quan do Công ty Mẹ ban hành áp dụng.
4. Nội dung:
4.1. Quy định chung: Xem quy trình thi công chung QT.02B.
4.2. Sơ đồ quá trình thi công tuyến thoát nước:
4.3. Mô tả:
4.3.1. Định vị đoạn (tuyến) thoát nước thi công:
- Trước khi thi công, Chủ nhiệm công trình phải chỉ đạo cán bộ kỹ thuật thi công và tổ đo đạc của đơn vị tiến hành đo đạc (tuyến) thoát nước thi công, trong trường hợp cần thiết phải phối hợp với bộ phận đo đạc của phòng kế hoạch. Nội dung chính của công tác định vị:
+ Xác định trục, tim đoạn (tuyến) thoát nước thi công.
+ Vị trí giao nhau giữa đoạn (tuyến) thoát nước thi công với tuyến thoát nước khác hoặc các tuyến kỹ thuật khác (đường, tuyến cấp nước, tuyến thông tin...), công trình ngầm khác.
+ Vị trí các công trình khác trên đoạn (tuyến) thi công: cửa xả, cầu cống.
+ Những vị trí đoạn (tuyến) thoát nước thay đổi hướng, thay đổi cao độ, có yêu cầu đặc biệt.
+ Ranh giới, phạm vi đào đắp: Bề rộng mương, rãnh, đỉnh mái ta luy đào, chân mái ta luy đắp, các mặt cắt ngang dọc (cần thiết).
- Kết quả đo đạc trên thực địa phải được thể hiện trên bản vẽ và trong phiếu đo đạc (theo biểu mẫu BM.02B.07).
4.3.2. Tạo mặt bằng thi công:
Được thực hiện theo các chỉ dẫn nêu trong báo cáo tổ chức thiết kế thi công và điều kiện thực tế bao gồm các việc chính sau:
- Cắm biển báo thi công, an toàn...
- Làm sạch mặt bằng (chặt cây, phát cỏ, đào bỏ các vật cản...) vận chuyển chúng ra khỏi mặt bằng tới nơi quy định.
- Tiêu thoát nước khu vực thi công.
- Chuẩn bị chu đáo điều kiện an toàn, kỹ thuật mặt bằng thi công:
+ Cắm các biển báo hướng dẫn thi công, an toàn lao động
+ Thi công hệ thống kỹ thuật phục vụ quá trình thi công: đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hàng rào...
- Kết quả của các công việc trên phải được nghiệm thu và lập thành hồ sơ.
4.3.3. Công tác đất:
Đóng cọc chuẩn khống chế cao độ (đào, đắp) dọc tuyến thoát nước thi công.
- Công tác đào, vận chuyển đất (áp dụng với đoạn thi công phải đào):
+ Đào đất lòng mương, rãnh (đào máy hoặc thủ công).
+ Vận chuyển đất đào tới nơi quy định.
+ Tạo mái đất thành và mặt đáy mương, rãnh.
- Công tác đắp, đầm nén (áp dụng với đoạn thi công phải đắp):
+ Việc đắp đất phải được thực hiện theo từng lớp. Độ dày, hệ số đầm chặt của lớp đất đắp, số lượng lớp đắp tuân thủ theo yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.
+ Tạo mái đất thành mương, rãnh và làm phẳng mặt đáy mương, rãnh.
+ Xác định độ chặt đất đắp thành đáy mương, rãnh (do tổ chức tư vấn kiểm định được thuê thực hiện.
- Gia cố chống lún sụt thành, đáy mương, rãnh (nếu có):
+ Việc gia cố chống lún sụt được thực hiện theo biện pháp tổ chức thi công chi tiết.
+ Trong trường hợp xảy ra hiện tượng lún, sụt, lở đất mái; đáy mương, rãnh trong quá trình thi công, Phụ trách bộ phận thi công phải thực hiện ngay việc gia cố tạm thời để hạn chế quá trình này phát triển, đồng thời báo cho Chủ nhiệm công trình hoặc người có trách nhiệm xem xét giải quyết. Chủ nhiệm công trình chủ động tiến hành biện pháp gia cố chống lún sụt đất, hoặc báo cáo Chủ đầu tư và phụ trách đơn vị nếu sự cố lún sụt vượt trách nhiệm giải quyết của mình.
+ Phải lập đầy đủ hồ sơ cho quá trình gia cố chống lún, sụt (ảnh chụp, biên bản xác nhận hiện tượng và khối lượng phát sinh...)
- Sửa hoàn thiện, nghiệm thu:
+ Đo đạc xác định toạ độ, cao độ đáy, thành, mái mương, rãnh đã thi công theo các mặt cắt tại các vị trí cần thiết, hoặc cọc chuẩn khống chế thi công.
+ Sửa, hoàn thiện mái, đáy mương, rãnh theo yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.
+ Kết quả đo đạc đoạn mương, rãnh (sau khi đã sửa, hoàn thiện) được thể hiện trên bản vẽ hoàn công và trong phiếu đo đạc BM.02B.07.
+ Nghiệm thu nội bộ công tác đất đoạn mương, rãnh đất đã thi công xong, lập biên bản nghiệm thu theo BM.02B.08
+ Nghiệm thu với chủ đầu tư, biên bản nghiệm thu lập theo quy định của Nhà nước.
4.3.4. Công tác tiếp nhận vật tư, vật liệu:
- Thực hiện theo quy trình mua hàng QT.08B và lưu kho bảo quản hàng hóa QT.09B.
- Vật tư, vật liệu, thiết bị, cấu kiện chế tạo sẵn đưa vào công trình phải được kiểm tra tại công trường.
- Chủ nhiệm công trình phải tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, lập biên bản tiếp nhận vật tư vật liệu phục vụ thi công đoạn (tuyến) thoát nước với sự tham gia, xác nhận của các đơn vị liên quan theo quy định của Công ty Mẹ.
- Các vật tư, vật liệu không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, thiết kế phải được đánh dấu, sắp xếp vào nơi quy định, để chuyển ra ngoài công trường.
4.3.5. Thi công xây lắp đoạn mương (rãnh, cống) thoát nước:
- Thi công lớp đệm, móng:
Trình tự thi công:
+ Đóng cọc chuẩn, ghép cốp pha khống chế độ dày lớp đệm.
+ Chuẩn bị hỗn hợp vật liệu làm lớp đệm (định lượng, pha trộn vật liệu...)
+ Đổ, đầm nén lớp đệm.
+ Đo đạc, sửa hoàn thiện, nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu với chủ đầu tư.
- Việc kiểm định chất lượng lớp đệm được thực hiện theo hồ sơ thiết kế.
- Thi công lớp kết cấu (Việc triển khai thi công được thực hiện tuỳ thuộc vào thiết kế kết cấu đoạn mương, rãnh, cống thi công) có thể thực hiện theo các kết cấu sau đây:
a. Kết cấu xây đá, gạch:
§ Trình tự thi công:
+ Định vị, đóng cọc chuẩn khống chế thi công (vị trí, cao độ).
+ Gia công vữa xây theo yêu cầu thiết kế.
+ Xây các hàng chuẩn khống chế, xây đại trà.
+ Đo đạc kiểm tra vị trí, cao độ, kích thước hình học đoạn mương, rãnh mới xây xong.
+ Sửa hoàn thiện, lập bản vẽ hoàn công đoạn mương, rãnh thoát nước mới xây xong
+ Nghiệm thu: Xem xét, đánh giá kết quả thi công ở hiện trường so với hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn quy phạm áp dụng.
b. Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép lắp ghép:
Trình tự thi công:
+ Lập chuẩn khống chế thi công (vị trí, cao độ).
+ Lắp đặt, cố định cấu kiện khống chế theo dọc đoạn thi công.
+ Lắp đặt, cố định, xử lý mối nối đối với cấu kiện khác trong đoạn thi công.
+ Đo đạc kiểm tra vị trí, cao độ, kích thước hình học, sửa hoàn thiện, lập bản vẽ hoàn công đoạn cống thoát nước mới thi công xong.
+ Nghiệm thu: Xem xét, đánh giá kết quả thi công ở hiện trường so với hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn quy phạm áp dụng.
c. Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép toàn khối:
Trình tự thi công:
+ Gia công, lắp dựng, nghiệm thu cốp pha.
+ Gia công, lắp dựng, nghiệm thu phần cốt thép.
+ Chuẩn bị hoặc tiếp nhận bê tông (tuỳ điều kiện cụ thể) theo quy định trong biện pháp tổ chức thi công.
+ Lấy mẫu bê tông để kiểm định theo tiêu chuẩn quy phạm áp dụng.
+ Đổ bê tông, đầm nén, bảo dưỡng bê tông theo yêu cầu kỹ thuật.
+ Tháo dỡ cốp pha, đo đạc kiểm tra vị trí, cao độ, kích thước hình học, sửa hoàn thiện, lập bản vẽ hoàn công đoạn cống thoát nước mới thi công xong.
+ Nghiệm thu: Xem xét, đánh giá kết quả thi công ở hiện trường so với hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn quy phạm áp dụng.
d. Kết cấu hỗn hợp:
Tùy theo kết cấu của đoạn cống thoát nước mà quá trình thi công được thực hiện theo các trình tự, nội dung nêu ở phần a, b, c trong bước này.
4.3.6. Thi công các bộ phận khác trên đoạn thi công:
+ Các bộ phận khác bao gồm các ga, cửa cống, cầu vượt, bó vỉa...
+ Trình tự thi công các bộ phận này được thực hiện theo biện pháp tổ chức thi công đã đề ra và các quy trình, hướng dẫn liên quan.
4.3.7. Thi công đoạn mương (rãnh, cống) tiếp theo:
Trình tự thực hiện tương tự từ bước 4.3.1 ¸ 4.3.6 đã nêu ở phần trên.
4.3.8. Hoàn thiện tuyến:
+ Dọn dẹp mặt bằng, sửa chữa các thiếu sót trong từng đoạn và giữa các đoạn với nhau.
+ Hoàn thiện đoạn mương (rãnh, cống) thoát nước theo hồ sơ thiết kế: trồng cỏ, lập biển báo, đèn chiếu sáng...
+ Kiểm tra độ thấm, độ ổn định đáy, thành mương.
+ Lập bản vẽ hoàn công toàn tuyến mương thi công.
4.3.9. Nghiệm thu hạng mục (tuyến):
+ Kiểm tra các tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng, các tài liệu, văn bản liên quan (Hồ sơ thiết kế sửa đổi, chứng chỉ...)
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả thi công thực tế với hồ sơ thiết kế và với các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng.
+ Lập biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn theo mẫu do chủ đầu tư phát hành.
+ Lập biên bản nghiệm thu khối lượng theo biểu mẫu BM.02B.14.
4.3.10. Thi công tuyến thoát nước, hạng mục khác:
Tiếp tục triển khai thi công các tuyến, hạng mục công trình khác theo biện pháp tổ chức thi công đã lập.
4.3.11. Các bước tiếp theo:
Tiếp tục thực hiện các bước từ 5.3.11 ¸ 5.3.14 trong quy trình QT.02B.
5. Hồ sơ:
- Các tài liệu, hồ sơ của quá trình thi công bao gồm:
+ Tài liệu, hồ sơ pháp lý:
- Hợp đồng kinh tế, thoả thuận...
- Bản vẽ thiết kế thi công được phê duyệt.
- Biện pháp thiết kế tổ chức thi công, an toàn lao động… đã được A-B, tư vấn giám sát phê duyệt.
+ Tài liệu, hồ sơ quản lý thi công, chất lượng
+ Tài liệu, hồ sơ thanh quyết toán: Dự toán, biên bản nghiệm thu khối lượng...
- Các tài liệu, hồ sơ này được sắp xếp theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính và hướng dẫn lập hồ sơ hoàn công.
- Hồ sơ công trình được nộp và lưu giữ (theo quy định của Tổng Công ty) tại Công ty Mẹ và đơn vị thi công.