Quy trình vận hành quy trình xử lý sự cố nồi hơi

Trước khi đốt lò, phải kiểm tra kỹ càng nồi hơi và các thiết bị phụ thuộc, cụ thể là: - Phải xem xét kim áp kế có ở vị trí (( o )) không, van 3 ngả có bị kẹt không, vặn thử tay vặn 3 ngả quay cả về 3 ngả xem có nhẹ nhàng không. - Kiểm tra van an toàn, xem chì niêm van an toàn có còn không (nếu mất phải báo cáo cho phân xưởng biết), lấy tay nâng thử cần van an toàn xem có (( nhậy)) không . - Kiểm tra ống thuỷ, xem các van khoá ở ống thuỷ đóng mở có dễ dàng không, van xả đáy ống thuỷ có kín không. - Kiểm tra các dụng cụ thao tác và các thiết bị trang bị an toàn bảo hộ lao động như : xẻng ,búa,dao ,nậy ghi,vòi nước, găng tay,khẩu trang, mũ của công nhân đốt lò có đầy đủ không. - Kiểm tra các bảng đèn chiếu sáng, bóng đèn tín hiệu,bóng đèn chiếu sáng ống thuỷ có đầy đủ và tốt không. Nếu thiếu đèn chiếu sáng ở những bộ phận quan trọng như: nơi gắn áp kế, ống thuỷ, van an toàn, nơi thao tác bơm, quạt, nơi đặt van hơi chính thì nhất thiết phải báo cho phân xưởng để bổ xung ngay. - Kiểm tra các quạt hút, quạt đẩy, xem các cầu chì của động cơ điện còn đủ và đúng qui cách không,dòng đặt của rơ le nhiệt có đúng qui định không, nếu động cơ đã nghỉ quá 1 tháng không hoạt động thì phải kiểm tra cách điện của động cơ, nếu không đạt thì phải sấy lại. Kiểm tra mức dầu trong gối trục của quạt hút, nếu thấy thiếu hoặc dầu đã kém chất lượng thì phải bổ xung hoặc thay thế mới bằng dầu một trong các loại dầu CN30,CN40,CS46.

doc37 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình vận hành quy trình xử lý sự cố nồi hơi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CỤC CÔNG NGHỆP QUỐC PHÒNG NHÀ MÁY Z195 QUY TRÌNH VẬN HÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ NỒI HƠI NĂM 2012 TỔNG CỤC CÔNG NGHỆP QUỐC PHÒNG NHÀ MÁY Z195 QUY TRÌNH VẬN HÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ NỒI HƠI (BAN HÀNH LẦN 1) Ngày tháng năm 2012 GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Xí nhiệp 92, XN95, P. An toàn; - Lưu: Cơ điện, T6b. NĂM 2012 C Mục lục Trang Căn cứ xây dựng quy trình. 3 Phạm vi áp dụng. 3 Phần 1: Quy trình vận hành nồi hơi. 4 Phần 2: Quy trình xử lý sự cố nồi hơi. 11 Phần 3: Quy trình vận hành một số thiết bị phụ của nồi hơi. 20 Phần 4: Bảo dưỡng, sửa chữa một số thiết bị nồi hơi. 25 Căn cứ xây dựng quy trình 1. Hồ sơ nồi hơi. 2. TCVN 6413:1998, nồi hơi cố định ống lò ống lửa, cấu tạo hàn. 3. TCVN 7704:2007, nồi hơi- yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, cấu tạo, lắp đặt sử dụng và sửa chữa. 4. Thiết bị nồi hơi (tài liệu huấn luyện công nhân), Bộ lao động thương binh và xã hội- Trung tâm KĐ KTAT khu vực 1. 5. Các tài liệu tham khảo về nồi hơi. 6. Điều kiện thực tế công tác quản lý, vận hành nồi hơi của Nhà máy. Phạm vi áp dụng Bản quy trình này áp dụng cho các nồi hơi đốt than cám, than cục, than don sản xuất hơi bão hoà của Nhà máy bao gồm: Nồi hơi tại Xí nghiệp 92. - 02 nồi hơi DZH 2 – 8 (Trung Quốc). - 01 nồi hơi LTĐ 0,04/4( nồi hơi mini)( Công ty nồi hơi Đông Anh chế tạo). Nồi hơi tại Xí nhiệp 95. - 03 nồi hơi DZL 4- 2,5- WIII (Trung Quốc). Trong quá trình thực hiện cụ thể, nếu thấy các vấn đề nêu trong bản quy trình chưa sát thực tế hoặc không hợp lý, cần phải kịp thời phản ánh để bổ sung, sửa đổi. Phần 1 QUI TRÌNH VẬN HÀNH NỒI HƠI 1. Chuẩn bị và đốt lò. Trước khi đốt lò, phải kiểm tra kỹ càng nồi hơi và các thiết bị phụ thuộc, cụ thể là: - Phải xem xét kim áp kế có ở vị trí (( o )) không, van 3 ngả có bị kẹt không, vặn thử tay vặn 3 ngả quay cả về 3 ngả xem có nhẹ nhàng không. - Kiểm tra van an toàn, xem chì niêm van an toàn có còn không (nếu mất phải báo cáo cho phân xưởng biết), lấy tay nâng thử cần van an toàn xem có (( nhậy)) không . - Kiểm tra ống thuỷ, xem các van khoá ở ống thuỷ đóng mở có dễ dàng không, van xả đáy ống thuỷ có kín không. - Kiểm tra các dụng cụ thao tác và các thiết bị trang bị an toàn bảo hộ lao động như : xẻng ,búa,dao ,nậy ghi,vòi nước, găng tay,khẩu trang, mũ của công nhân đốt lò có đầy đủ không. - Kiểm tra các bảng đèn chiếu sáng, bóng đèn tín hiệu,bóng đèn chiếu sáng ống thuỷ có đầy đủ và tốt không. Nếu thiếu đèn chiếu sáng ở những bộ phận quan trọng như: nơi gắn áp kế, ống thuỷ, van an toàn, nơi thao tác bơm, quạt, nơi đặt van hơi chính thì nhất thiết phải báo cho phân xưởng để bổ xung ngay. - Kiểm tra các quạt hút, quạt đẩy, xem các cầu chì của động cơ điện còn đủ và đúng qui cách không,dòng đặt của rơ le nhiệt có đúng qui định không, nếu động cơ đã nghỉ quá 1 tháng không hoạt động thì phải kiểm tra cách điện của động cơ, nếu không đạt thì phải sấy lại. Kiểm tra mức dầu trong gối trục của quạt hút, nếu thấy thiếu hoặc dầu đã kém chất lượng thì phải bổ xung hoặc thay thế mới bằng dầu một trong các loại dầu CN30,CN40,CS46. - Chạy thử quạt hút, quạt đẩy trong 5 phút để thông thổi đường khói, đóng mở các van gió xem có bình thường không. - Kiểm tra các bơm nước cũng như trên, nếu mức nước trong nồi chưa đủ thì bơm nước vào lò cho đủ, chú ý theo dõi mức nước ở ống thuỷ,nếu thấy mức nước tụt xuống,thì phải kiểm tra lại toàn bộ nồi hơi để tìm ra chỗ xì hở. - Xem xét lượng than còn đủ cho một đợt đốt lò không, nếu thiếu phải báo cho phân xưởng để xin cấp bổ xung. -Xem xét hệ thống cấp nước : từ nguồn qua bộ trao đổi catiôn đến bể chứa có làm việc tốt và đủ nước cấp cho nồi hơi không. Sau khi đã kiểm tra kỹ càng các bộ phận của lò hơi như vừa nêu trên, thì bắt đầu nhóm lửa : Đối với lò ghi xích: + Mở cửa gió số1, đóng các cửa gió số 2,3,4,5,6. Mở cửa máng than, xếp củi lên ghi, tẩm dầu vào giẻ rồi nhét xen kẽ vào các khe hở của củi (hoặc tưới một ít dầu vào củi), châm lửa. Nếu có lò khác bên cạnh đang đốt thì có thể dùng xẻng xúc than đang cháy qua cửa thăm của lò đó và giảm bớt lượng củi để nhóm lò. + Bật quạt khói, khi củi đã cháy mạnh thì đóng bớt cửa máng than, đổ than vào phễu than, nâng tấm điều chỉnh chiều dầy than lên, cho than phủ lên củi đang cháy, bật quạt gió nhưng mở nhỏ. + Khi than bén lửa đều thì chạy chậm ghi xích, tiếp tục cấp than và lao thêm củi. Khi lớp than trên mặt ghi đã cháy đều, không bị đứt đoạn, xô vón thì tăng dần tốc độ ghi xích. Khi ngọn lửa di chuyển đến đâu thì mở cửa gió đến đó (mở cả hai bên), tăng dần quạt gió, chú ý không được tăng quá mức quạt gió làm cho áp suất trong buồng lửa áp suất khí quyển(hiện tượng dương lò), + Đóng dần cửa gió số1, khi đã cháy ổn định,đóng cửa gió số1. Cháy bắt lửa của than nói chung cách chỗ cửa nạp than 0,3 mét, bất kỳ trường hợp nào cũng không cho phép đốt cháy cửa nạp than. Đối với lò ghi tĩnh: + Mở cửa than, xếp củi lên ghi, tẩm dầu vào giẻ rồi nhét xen kẽ vào các khe hở của củi (hoặc tưới một ít dầu thải vào củi), châm lửa. Nếu có lò khác bên cạnh đang đốt thì có thể dùng xẻng xúc than đang cháy qua cửa thăm của lò đó và giảm bớt lượng củi để nhóm lò. + Bật quạt khói, khi củi đã cháy mạnh thì hất than phủ đều lên củi đang cháy, bật quạt gió nhưng mở nhỏ. - Phải điều chỉnh quạt gió một cách từ từ, khống chế mức độ tăng nhiệt độ trong buồng lửa sao cho thời gian từ khi nhóm lò đến khi đạt áp suất làm việc P=5KG/cm2 ( lò hơi XN92) từ 2¸4 giờ, P = 20 KG/cm2( lò hơi XN95) từ 4÷ 6 giờ. - Khi áp suất trong nồi hơi tăng đến 0,5 ÷ 1 KG/cm2 phải mở van xả khí để cho không khí trong bao hơi thoát hết ra ngoài, đồng thời phải thông rửa, kiểm tra mức nước ống thuỷ, xem nó có làm việc tốt không. - Khi áp suất hơi tăng đến 1,5 ÷ 2 KG/cm2, thì đóng van xả khí lại và thông rửa ống lắp đồng hồ áp lực( thao tác bởi van 3 ngả), kiểm tra xem kim áp kế có về số ((o)) không . - Khi áp suất hơi đạt tới khoảng 2¸3 KG/ cm2 thì bắt đầu mở nhỏ van hơi cho một lượng hơi nhỏ đi vào các tuyến ống dẫn hơi ngoài nhà để sấy ống, nâng dần nhiệt độ và áp suất hơi trong ống cùng với việc nâng dần nhiệt độ và áp suất hơi trong nồi hơi, đồng thời cũng báo cho các hộ tiêu thụ, để mở nhỏ các van hơi ở đầu vào các hộ, sấy hệ thống đường ống trong nhà của hcác hộ. Trong giai đoạn đầu sấy ống do nhiệt độ và áp suất hơi còn thấp, thành ống còn nguội, nên hơi bị ngưng tụ nhiều có thể gây ra hiện tượng thủy kích, tạo tiếng kêu trong ống không bình thường, khi ấy cần giảm hơi đi sấy và tăng cường xả nước ngưng. Tốc độ sấy ống dẫn hơi lấy bằng 1÷1,5oC /phút, khi ấy với ống dẫn hơi bão hoà áp suất 18 KG/cm2, nhiệt độ 205o C, thì thời gian sấy ống từ 2 ÷ 3 giờ. Đối với hơi bão hòa áp suất 5 KG/cm2, nhiệt độ 1580C thời gian sấy ống từ 1,5- 2 giờ. - Khi áp suất trong nồi tăng đến khoảng 2¸ 4 KG/cm2 thì có thể kiểm tra, xiết lại các bu lông của các mặt bích nối bị xì hở. Tuyệt đối cấm siết ốc khi áp lực trong nồi hơi > 4 kg/cm2. - Trong quá trình tăng áp suất từ 0 tới áp suất làm việc nếu xảy ra những hư hỏng gì ở những bộ phận chủ yếu của lò hơi (ba lông, dàn ống trao đổi nhiệt, các ống dẫn hơi, các van hơi, van an toàn, đường ống cấp nước vào lò hơi) thì phải ngừng lò hạ áp suất về 0 KG/ cm2 để sửa chữa. - Trong quá trình tăng áp suất phải chú ý điều chỉnh quạt gió, không để thiếu không khí làm than khó cháy, không quá thừa không khí làm lạnh buồng lửa. - Căn cứ vào công suất của lò, công suất tiêu thụ của phụ tải mà quyết định đốt 1 lò hay nhiều lò đồng thời. - Trường hợp phải vận hành nhiều lò đồng thời, nhưng thời điểm đốt lò từ trạng thái lạnh hoặc ủ không cần cùng một lúc thì ở những lò đốt sau, khi áp suất trong lò nhỏ hơn áp suất trong ống góp 1-1,5 KG/cm2 là lúc hòa hơi của lò đốt sau với những lò đốt trước vào ống góp. 2. Trông nom lò hơi khi làm việc. - Khi lò hơi đang làm việc,công nhân vận hành nồi hơi phải thường xuyên xem xét áp kế, ống thuỷ và phải đảm bảo: + Mức nước trong ống thuỷ phải nằm giữa hai mức thấp nhất và cao nhất đã qui định (theo vạch dấu đã in trên ống thuỷ ). + Duy trì áp suất làm việc ổn định và công suất sinh hơi của lò hơi theo chỉ lệnh sản xuất, dao động cho phép trong khoảng ± 0,5 KG/cm2 .Việc làm này được thực hiện bằng cách: căn cứ vào chất lượng than (theo kinh nghiệm) mà điều chỉnh chiều dày than trên ghi , tốc độ ghi xích, độ mở van hút của quạt gió, quạt khói, độ mở của các cửa phân phối gió ở dưới ghi xích. - Khi điều chỉnh độ mở của quạt gió, quạt khói, cần duy trì sức hút phía trên buồng lửa đạt -2¸ -3 mm H2O (âm lò) tại mọi mức phụ tải của lò. - Đối với ghi xích, phải thường xuyên quan sát buồng lửa, không để lửa cháy cách cửa nạp than ≤ 0,3 mét, không để lửa cháy ở cửa gió số cuối cùng, nếu xảy ra thì cho ghi xích chạy nhanh lên để đẩy lửa về phía sau, hoặc dùng trang gạt xỉ, gạt hết xỉ đang cháy xuống hố xỉ và giảm tốc độ ghi xích, có thể kết hợp với việc đóng kín các cửa phân phối gió đến khu vực này. - Đối với nồi ghi tĩnh, trước khi cho than hay đánh lò phải tắt quạt gió trước đó ít nhất 1 phút. - Mỗi ca phải thông rửa ống thuỷ ít nhất 2 lần, luôn luôn giữ ống thuỷ sạch sẽ, kín, dễ thấy. Trình tự thông rửa ông thuỷ như sau: Khi thông rửa: + Đóng van nước thông ra ống thuỷ, + Mở van xả đáy ống thuỷ cho nước, hơi thoát ra ngoài, + Đóng kín van hơi thông ra ống thuỷ, + Kiểm tra ống thuỷ, Khi cho ống thuỷ làm việc trở lại : + Đóng kín van xả đáy ống thuỷ, + Mở từ từ van nước, cho nước thông ra ống thuỷ, khi nước đã ổn định thì mở van hơi thông ra ống thuỷ. - Mỗi ca 1 lần, phải dùng tay nâng cần van an toàn để xả một ít hơi, tránh để lâu bệ và lá van dính vào nhau làm cho van an toàn không hoạt động được khi áp suất trong lò vượt quá giới hạn đặt của van. Các van an toàn lắp trên hệ thống đường ống cung cấp hơi cũng phải làm như vậy kể cả trong trường hợp dừng lò và hệ thống đường ống không làm việc. - Khi đóng mở các van phải tiến hành thật từ từ, không được dùng búa hoặc các vật khác để gõ, cũng không được nối dài cần van để tăng lực đóng mở. - Mỗi đợt vận hành xong phải vệ sinh xỉ trong hố xỉ, tránh để lâu xỉ kết lại làm kẹt vít tải xỉ. - Mỗi ca, 2 lần mở đáy Xiclon để tháo bụi. - Phải thường xuyên xem xét cho mỡ vào các ổ bi, cho dầu bôi trơn vào các hộp số, bơm quạt, và các bộ phận truyền động khác. - Các bơm dự phòng cũng phải chạy thử ít nhất 1÷ 2 lần trong ca, mỗi lần từ 1÷ 2 phút, kể cả trường hợp dừng vận hành dài ngày.. - Trong ca thường xuyên xem xét xung quanh lò hơi, các van hơi chính, van cấp nước, các van xả bẩn, lắng nghe âm thanh các chỗ xem có tiếng kêu khác thường không, nếu có thì phải khắc phục ngay. - Hàng ngày phải đi xem xét toàn bộ tuyến đường ống hơi cấp đến các hộ tiêu thụ xem có chỗ nào bị xì hở, hỏng bảo ôn, các cốc ngưng hơi, van giảm áp có làm việc tốt không. Nếu có xì hở nhẹ hoặc các cốc ngưng, van giảm áp làm việc không tốt thì phải sửa chữa ngay hoặc nếu có thể thì cho hệ thống tiếp tục vận hành và sửa chữa chúng trong lần dừng vận hành gần nhất không quá 1 tháng. - Khi nồi hơi đang làm việc cấm không được sửa chữa một bộ phận có áp suất nào của nồi hơi. Xả bẩn. - Công nhân vận hành nồi hơi phải thực hiện xả bẩn liên tục và xả bẩn định kỳ lò hơi. • Mỗi ca xả bẩn liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ. • Mỗi ca xả bẩn định kỳ 1 lần. + Liên tục xả bẩn làm cho độ kiềm trong nước lò không vượt quá qui định. +Xả bẩn định kỳ nhằm đẩy bớt cáu bẩn lắng ở đáy nồi hơi,đáy các ống góp ra khỏi lò hơi. Phải xả bẩn tuần tự từng ống xả bẩn một, cấm không được xả bẩn đồng thời chúng. Khi mỗi lần xả bẩn phải bơm nước vào lò đến mức cao nhất, sau khi xả bẩn mức nước giảm xuống từ 25÷ 50 mm là vừa . Trình tự thao tác xả bẩn như sau: + Mở từ từ hết van thứ nhất( lắp ở gần nồi hơi – khống chế độ kín). + Hé mở van thứ hai (van xả) để sấy ống xả, thời gian từ 3÷ 5 phút, +Từ từ mở to van thứ hai, nếu có tiếng xung kích phải đóng nhỏ lại đến khi mất tiếng xung kích mới thôi, sau đó lại từ từ mở ra để xả bẩn (độ mở của van theo kinh nghiệm sao cho mỗi lần xả bẩn mức nước giảm xuống trên ống thủy một lượng như đã nêu). Mỗi kỳ nên xả 3÷ 4 hồi, Mỗi hồi xả kéo dài 2 ÷ 4 giây, • Mỗi hồi cách nhau 7÷ 8 giây · Mỗi lần xả bẩn không được kéo dài quá 30 giây Kết thúc xả bẩn đóng các van theo thứ tự ngược lại. - Ghi sổ nhật ký vận hành nồi hơi, mỗi giờ ghi một lần. Các nội dung phải ghi trong sổ nhật ký bao gồm: + Thời gian khởi động và ngừng nồi hơi. + Phụ tải. + áp suất trong nồi. + áp suất buồng lửa. + Độ mở quạt gió, quạt khói + Dòng điện vận hành của các động cơ điện, cột áp các bơm nước. + Lượng than, nước (cấp vào nồi hơi) tiêu thụ( sau mỗi ca tổng hợp lại). + Thời gian xả bẩn. + Tình hình làm việc ( độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ ổ đỡ, dầu mỡ bôi trơn) của các thiết bị phụ: Bơm, quạt, vít tải xỉ, cơ cấu cấp than có gì bất thường. + Mức độ xì hở các mối ghép, các diễn biến bất thường khác. + Các công việc xử lý sự cố, sửa chữa nồi hơi và các thiết bị phụ trong khi vận hành. 3. Ủ lò Ủ lò nhằm rút ngắn thời gian đốt lò so với đốt lò từ trạng thái nguội,để tiết kiệm thời gian, nhiên liệu, được áp dụng khi hộ tiêu thụ hơi cần ngừng cung cấp hơi trong một thời gian ngắn, có thể tới 1 ngày. Bơm nước vào lò đến mức cao nhất, dừng quạt hút, quạt đẩy, đóng chặt các cửa gió, cắt dần phụ tải. Khi cắt hoàn toàn phụ tải,trong buồng lửa vẫn còn nhiệt quán tính nên áp suất hơi trong lò có thể tăng thì phải xả hơi qua van xả và tiếp tục bơm nước vào lò, giữ mức nước bình thường. Thường xuyên quan sát buồng lửa, giữ cho than cháy âm ỉ. Nếu thời gian ủ lâu, lượng than cháy gần hết hoặc thiếu không khí trong buồng lửa làm tắt than thì phải bổ xung thêm một ít than và chạy quạt đẩy, quạt hút một chút. Đối với lò ghi xích sau mỗi lần bổ xung than, gió khi gần tắt thì cho chạy ghi xích một chút để tránh đốt hỏng ghi. 4. Ngừng lò. Qui định rõ 2 trường hợp ngừng lò: - Ngừng lò bình thường: tức là ngừng lò theo kế hoạch, theo lệnh đã có từ trước, việc ngừng lò sẽ tiến hành từ từ đúng thời gian cho phép. Ngoài ra khi hỏng 1 trong 2 áp kế, hoặc 1 trong 2 ống thủy sáng mà không có cái thay thế, hoặc 1 trong 2 van an toàn thì cũng ngừng lò bình thường. - Ngừng lò sự cố: tức là ngừng lò khi xảy ra những sự cố nguy hiểm, việc ngừng lò phải tiến hành nhanh chóng hạn chế tác hại của sự cố gây ra. 1. Ngừng lò bình thường. - Trưởng ca vận hành phải nhận được lệnh ngừng lò của cấp trên trước ít nhất là 1 giờ, để kịp thời phổ biến cho công nhân đốt lò dừng cấp than, chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ ngừng lò. Đối với lò ghi xích: + Giảm tốc độ ghi, đóng bớt quạt gió, giảm dần chiều dày than, khi phễu hết than thì dừng ghi xích, dừng quạt gió, mở các cửa thăm để thông gió tự nhiên cho than cháy hết đến tắt hẳn đồng thời giảm dần nhiệt độ buồng lửa, tránh lộ mặt ghi trong buồng lửa còn nhiệt độ cao. + Giảm dần lượng hơi sang sản xuất, tiếp tục bơm nước vào lò giữ ở mức bình thường, khi áp suất hơi trong lò giảm dần thì có thể cắt hẳn hơi sang sản xuất và xả hơi thừa qua van xả khí. + Khi than trên mặt ghi cháy hết, thì cho chạy ghi xích để thải xỉ và tiếp tục chạy ghi xích khoảng 1 giờ nữa để làm nguội ghi, sau đó dừng hẳn ghi xích. + Sau khi dừng hẳn ghi xích thì cho chạy quạt khói thêm 5 phút nữa để hút hết những chất cháy được, không để lưu lại trong các góc chết có thể gây nổ cho lần nhóm sau. + Đóng kín các cửa thăm không cho gió lạnh lọt vào trong lò để cho lò nguội từ từ. Đối với lò ghi tĩnh: + Dừng cấp than. + Dừng quạt gió. + Giảm dần lượng hơi sang sản xuất, tiếp tục bơm nước vào lò giữ ở mức bình thường, khi áp suất hơi trong lò giảm dần đến mức thấp hơn quy định thì có thể cắt hẳn hơi sang sản xuất và xả hơi thừa qua van xả khí hoặc van an toàn. + Mở cửa cấp than, cửa cào tro để thông gió tự nhiên cho phần than còn lại trên ghi cháy hết. + Cào hết tro xỉ ra ngoài. + Tiếp tục chạy quạt khói khói thêm 5 phút nữa để hút hết những chất cháy được, không để lưu lại trong các góc chết có thể gây nổ cho lần nhóm sau. + Đóng kín các cửa nạp than, cửa cào tro, để cho lò nguội từ từ, tránh nguội đột ngột do lọt gió lạnh ngoài môi trường lọt vào buồng lửa. 2. Ngừng lò sự cố. Khi gặp một trong những sự cố sau đây thì phải ngừng lò sự cố : - Nồi hơi bị cạn nước nghiêm trọng cho dù vẫn bơm nước vào lò. - Nước đầy quá mức có nguy cơ phá hủy thiết bị sử dụng hơi và nồi hơi. - Các bộ phận tiếp nhiệt của lò hơi bị xì hơi, xì nước, hay biến dạng rõ rệt. - Tường lò bị sụt, làm lộ các bộ phận của lò hơi ra ngoài, hay làm cho khung lò hơi bị nóng đỏ. - Tất cả hoặc các áp kế, hoặc các ống thuỷbị hỏng nghiêm trọng mà không có cái thay thế, hoặc cả 2 van an toàn bị hỏng. - Tất cả các bơm cấp nước đều bị hỏng. - Nổ ở đường mương khói và có chiều hướng phá huỷ hay gây ảnh hưởng đến buồng lửa. - Nhất thiết công nhân vận hành phải báo cho trưởng ca biết, và khẩn trương thận trọng ngừng lò sự cố như sau: + Đóng kín van cấp hơi sang sản xuất, kênh van an toàn hoặc mở van xả cho hơi trong bao hơi thoát ra ngoài + Dừng quạt gió, giảm quạt khói, đóng kín các cửa gió. + Đối với ghi xích: Đóng chặt cửa cấp than lên mặt ghi, tăng tối đa tốc độ ghi xích, để nhanh chóng thải than đang cháy trên mặt ghi xuống hố xỉ. Kết hợp với việc dập tắt than đang cháy trên ghi xích bằng cách dùng xẻng xúc đất, cát, than ướt, xỉ ướt đắp lên, nhưng không được đổ nước vào. + Đối với ghi tĩnh: Giật cần liên kết các tấm ghi để nghiêng các tấm ghi, hất hết than trên mặt ghi xuống hầm ghi. Mau chóng cào hết than trong hầm ghi ra ngoài. + Khi hết than trên ghi và lửa đã được dập tắt thì tăng quạt khói và chạy thêm 5 phút, hút hơi nóng và các chất cháy được trong lò ra. + Đóng kín các cửa thăm, cửa gió, hạn chế gió lạnh lọt vào lò. + Sau ít nhất 8 giờ mới mở các cửa than, cửa gió tiếp tục chạy quạt khói để hút hết hơi nóng trong lò ra. +Tăng cường xả bẩn và cấp nước lạnh vào bao hơi (15 ÷ 20 phút 1 lần- mỗi lần xả bẩn không quá 30 giây) mục đích làm nồi hơi giảm nhiệt độ nhanh hơn sao cho sau 18-14 giờ nhiệt độ nước trong bao hơi giảm xuống còn 70 – 80o C thì có thể xả hết nước trong bao hơi ra ngoài. Nhưng, riêng đối với trường hợp xảy ra sự cố cạn nước nghiêm trọng thì lại tuyệt đối không được cấp thêm nước vào lò hơi. Trường hợp này xem phần qui trình xử lý sự cố nồi hơi . Nói chung cần hạn chế chế độ ngừng và làm nguội lò quá nhanh (chỉ trong những trường hợp xử lý sự cố) vì rất dễ gây ra hư hại cho lò(các vết nứt mối hàn, nứt tinh thể). Thời gian làm nguội bình thường các lò công suất nhỏ và vừa của Nhà máy từ khi dừng lò đến khi nhiệt độ nước trong bao hơi giảm xuống 70-80oC để xả được ra ngoài phải không ít hơn 24 giờ. Phần 2 QUI TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ NỒI HƠI Trong quá trình vận hành nồi hơi, nếu công nhân đốt lò thao tác không đúng chỉ dẫn trong qui trình vận hành, hay thiếu tinh thần trách nhiệm gây ra những hư hỏng nghiêm trọng ở các bộ phận của lò hơi, hay gây ra những ta nạn cho công nhân đốt lò thì gọi là sự cố nồi hơi. Sau đây sẽ giới thiệu một số sự cố điển hình thường thấy ở các nồi hơi, các sư cố đều trình bày 3 phần: Hiện tượng. Nguyên nhân. Thao tác xử lý sự cố Trong thực tế có thể gặp những sự cố đặc biệt hơn, phức tạp hơn những sự cố nêu ở đây, khi ấy đòi hỏi công nhân vận hành nồi hơi bình tĩnh xem xét, xác định những hiện tượng, phán đoán những nguyên nhân để có những thao tác xử lý sự cố một cách kịp thời và chính xác. 1.Cạn nước quá mức. a) Hiện tượng. Trong lúc vận hành lò hơi, bất thình lình công nhân đốt lò nhìn thấy ống thuỷ không còn nước, không nhìn thấy vạch ranh giới giữa nửa trắng, nửa đen óng ánh nữa, mà thấy ống thuỷ chỉ là một màu trắng của hơi. Đồng thời, có khi còn thấy kim áp kế tăng lên một chút, nếu áp xuất tăng quá mức qui định còn nghe thấy tiếng xì hơi ở van an toàn. Nếu mở cửa thăm thì thấy lửa trong lò cháy mãnh liệt, các tường lò của buồng đốt nóng hơn bình thừơng. b) Nguyên nhân. - Do sự sơ xuất của công nhân đốt lò, quyên không theo dõi thường xuyên mức nước trong ống thuỷ, quyên không bơm nước vào lò hơi. - Do van xả đáy nồi hơi bị xì, hở, dò chảy khá nhiều, mức nước trong ống thuỷ tụt xuống nhanh chóng m
Tài liệu liên quan