Quy trình xây dựng bài tập giáo dục học đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

1. Mở đầu Đánh giá kết quả học tập (KQHT) của người học theo tiếp cận năng lực là xu hướng đánh giá đang rất được quan tâm trên thế giới hiện nay [1], [2]. Để thực hiện loại đánh giá này thì các bài tập, nhiệm vụ là một công cụ quan trọng để đo lường năng lực của người học, bởi vì chỉ thông qua quá trình thực hiện các bài tập, nhiệm vụ và các sản phẩm người học tạo ra, giáo viên mới có thể đánh giá chính xác năng lực của họ. Các nghiên cứu về bài tập, xây dựng và sử dụng các bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn v.v. ở các môn học khác nhau gần đây đã được nhiều tác giả đề cập đến [3, 4, 5, 6] với tư cách là các công cụ đánh giá một số năng lực cụ thể của học sinh phổ thông. Tuy nhiên, mỗi môn học có những đặc trưng riêng nên hệ thống năng lực của từng môn là rất khác nhau. Với mỗi đối tượng người học khác nhau, việc đo lường mức độ năng lực người học đạt được cũng có những điểm khác nhau. Do đó, việc xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực ở từng môn học và từng đối tượng người học ở các bậc học là hoàn toàn không giống nhau. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng bài tập Giáo dục học (GDH) đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm (ĐHSP) theo tiếp cận năng lực. Gần với nghiên cứu của chúng tôi, có tác giả [3] đã nêu quy trình xây dựng bài tập thực tiễn dạy học ở môn học khác, cụ thể là môn hóa học cho đối tượng học sinh phổ thông. Tuy nhiên trong nghiên cứu đó, tác giả mới nêu lên các bước khái quát của quy trình mà thiếu đi sâu phân tích nội dung của từng bước một cách cụ thể, rõ ràng. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích chi tiết ở mặt lí luận nội dung từng bước của quy trình xây dựng bài tập Giáo dục học với mong muốn bất kì người giảng viên nào giảng dạy môn này cũng có thể sử dụng quy trình này áp dụng vào xây dựng hệ thống bài tập đánh giá cho riêng mình, không chỉ nhằm sử dụng các bài tập đó hình thành năng lực mà quan trọng hơn là dùng chúng để đánh giá các mức độ năng lực đạt được của sinh viên. Hơn nữa, các giảng viên các môn học khác, đặc biệt là các bộ môn nghiệp vụ có thể tham khảo để xây dựng hệ thống bài tập của bộ môn mình để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo tiếp cận năng lực.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình xây dựng bài tập giáo dục học đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0212 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 223-228 This paper is available online at QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI TẬP GIÁO DỤC HỌC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Nguyễn Thị Thanh Trà Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tác giả đề xuất quy trình xây dựng bài tập môn giáo dục học đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực giúp người giảng viên giảng dạy môn học này xây dựng được các bài tập phù hợp với khả năng, trình độ của sinh viên của mình cũng như với điều kiện hoàn cảnh cụ thể để sử dụng chúng nhằm hình thành và phát triển các năng lực nghiệp vụ cần thiết của sinh viên trong quá trình học tập môn học. Từ khóa: Bài tập giáo dục học, đánh giá kết quả học tập, đánh giá theo tiếp cận năng lực 1. Mở đầu Đánh giá kết quả học tập (KQHT) của người học theo tiếp cận năng lực là xu hướng đánh giá đang rất được quan tâm trên thế giới hiện nay [1], [2]. Để thực hiện loại đánh giá này thì các bài tập, nhiệm vụ là một công cụ quan trọng để đo lường năng lực của người học, bởi vì chỉ thông qua quá trình thực hiện các bài tập, nhiệm vụ và các sản phẩm người học tạo ra, giáo viên mới có thể đánh giá chính xác năng lực của họ. Các nghiên cứu về bài tập, xây dựng và sử dụng các bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn v.v... ở các môn học khác nhau gần đây đã được nhiều tác giả đề cập đến [3, 4, 5, 6] với tư cách là các công cụ đánh giá một số năng lực cụ thể của học sinh phổ thông. Tuy nhiên, mỗi môn học có những đặc trưng riêng nên hệ thống năng lực của từng môn là rất khác nhau. Với mỗi đối tượng người học khác nhau, việc đo lường mức độ năng lực người học đạt được cũng có những điểm khác nhau. Do đó, việc xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực ở từng môn học và từng đối tượng người học ở các bậc học là hoàn toàn không giống nhau. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng bài tập Giáo dục học (GDH) đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm (ĐHSP) theo tiếp cận năng lực. Gần với nghiên cứu của chúng tôi, có tác giả [3] đã nêu quy trình xây dựng bài tập thực tiễn dạy học ở môn học khác, cụ thể là môn hóa học cho đối tượng học sinh phổ thông. Tuy nhiên trong nghiên cứu đó, tác giả mới nêu lên các bước khái quát của quy trình mà thiếu đi sâu phân tích nội dung của từng bước một cách cụ thể, rõ ràng. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích chi tiết ở mặt lí luận nội dung từng bước của quy trình xây dựng bài tập Giáo dục học với mong muốn bất kì người giảng viên nào giảng dạy môn này cũng có thể sử dụng quy trình này áp dụng vào xây dựng hệ thống bài tập đánh giá cho riêng mình, không chỉ nhằm sử dụng các bài tập đó hình thành năng lực mà quan trọng hơn là dùng chúng để đánh giá các mức độ năng lực đạt được của sinh viên. Hơn nữa, các giảng viên các môn học khác, đặc biệt là các bộ môn nghiệp vụ có thể tham khảo để xây dựng hệ thống bài tập của bộ môn mình để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo tiếp cận năng lực. Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Trà, e-mail: tratlgd@gmail.com 223 Nguyễn Thị Thanh Trà 2. Nội dung nghiên cứu Môn giáo dục học là môn nghiệp vụ quan trọng của sinh viên ĐHSP. Môn học này không chỉ trang bị cho sinh viên những tri thức lí luận cơ bản, hiện đại về quá trình dạy học, giáo dục và công tác tổ chức, quản lí giáo dục trong nhà trường mà còn từng bước hình thành cho sinh viên những năng lực chung và năng lực dạy học và giáo dục cần thiết, không thể thiếu cho nghề nghiệp tương lai. Trong quá trình dạy học môn giáo dục học, người giáo viên phải giúp sinh viên phát triển các năng lực đó thông qua các biện pháp khác nhau, đặc biệt là các bài tập về môn giáo dục học để họ có thể vận dụng tri thức, kĩ năng đã học giải quyết chúng, qua đó để đánh giá mức độ đạt được về các năng lực chung và năng lực dạy học - giáo dục của họ. Quá trình xây dựng các bài tập đánh giá năng lực của môn giáo dục học tương đối phức tạp, không phải ngay lập tức xây dựng được một bài tập đánh giá năng lực có chất lượng một cách dễ dàng. Việc xây dựng các bài tập giáo dục học để đánh giá năng lực được tiến hành theo các bước sau: Sơ đồ quy trình xây dựng bài tập Giáo dục học đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực Quy trình khái quát trên được triển khai cụ thể như sau: 1. Xác định mục tiêu đánh giá của bài tập giáo dục học Để xây dựng các bài tập đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn giáo dục học, việc trước tiên là cần xác định các mục tiêu nào là trọng tâm của quá trình đánh giá. Việc xác định mục tiêu đánh giá của bài tập được thực hiện thông qua việc trả lời câu hỏi: Môn giáo dục học cần hình thành và phát triển ở sinh viên những năng lực gì? Năng lực nào là quan trọng mà sinh viên phải đạt được sau khi kết thúc môn học và góp phần nâng cao kết quả học tập các môn nghiệp vụ tiếp sau. 224 Quy trình xây dựng bài tập giáo dục học đánh giá kết quả học tập của sinh viên... Để trả lời cho câu hỏi trên, người giảng viên cần: - Nghiên cứu chương trình môn Giáo dục học và liệt kê các năng lực dạy học - giáo dục cần hình thành, phát triển và đánh giá của sinh viên trong môn học như nhóm năng lực nghiên cứu văn kiện, tài liệu dạy học, giáo dục và nghiên cứu người học; nhóm năng lực thực hiện hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục; nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập, kết quả giáo dục của học sinh... - Xác định các năng lực chung cần được phát triển ở sinh viên trong quá trình học môn học như các năng lực tư duy liên quan đến sự lập luận, phân tích, tổng hợp, vận dụng, sáng tạo. . . ; năng lực hợp tác làm việc nhóm; năng lực thu thập, xử lí thông tin; năng lực trình bày, giao tiếp... Sau khi liệt kê sẽ có một hệ thống các năng lực rất phong phú, không chỉ gồm hệ thống năng lực dạy học và giáo dục mà còn cả các năng lực chung cần hình thành và phát triển ở sinh viên trong quá trình học tập môn giáo dục học. Trên cơ sở những năng lực đã liệt kê đó, giảng viên sẽ lựa chọn những năng lực chung, năng lực dạy học hoặc năng lực giáo dục cần đánh giá để xây dựng bài tập. Lúc này cần xác định rõ bài tập được xây dựng dùng để đánh giá cho năng lực gì? Xác định được năng lực cần đánh giá sẽ là cơ sở để xây dựng nội dung đánh giá. Khi xác định mục tiêu đánh giá của bài tập cần lưu ý những điểm sau: - Không phải tất cả các mục tiêu năng lực đã liệt kê đều có thể đánh giá bằng các nhiệm vụ hay bài tập cụ thể. Do đó khi xây dựng các bài tập, cần lựa chọn và chỉ nên tập trung vào những mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực quan trọng và có thể thực hiện được. - Không nên đưa tất cả các năng lực đã xác định vào trong một nhiệm vụ, nếu không thì nhiệm vụ sẽ trở nên phức tạp và khó khăn đối với sinh viên. Mỗi nhiệm vụ chỉ nhằm đánh giá một hoặc vài năng lực, trong đó cần tập trung ưu tiên cho đánh giá các năng lực dạy học - giáo dục và các năng lực tư duy là những năng lực chính, còn các năng lực khác sẽ là những năng lực bổ trợ. 2. Xây dựng bài tập giáo dục học đánh giá năng lực Trên cơ sở xác định các năng lực cần đánh giá, giảng viên cần xây dựng được các bài tập đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn giáo dục học. Việc xây dựng các bài tập đánh giá năng lực được tiến hành cụ thể như sau: + Phát triển ý tưởng về bài tập cần đánh giá Ý tưởng về các bài tập đánh giá năng lực của sinh viên ĐHSP ở môn Giáo dục học có thể nảy sinh trong quá trình giảng viên tiếp nhận các thông tin trên báo chí, qua sách báo và các bản tin trên đài, tivi mà chúng có liên quan đến nội dung dạy học, qua việc xem các sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách hướng dẫn giáo viên, hoặc tự suy nghĩ xem những công việc mà một giáo viên phổ thông trong quá trình dạy học thường thực hiện là gì. Tùy thuộc vào số lượng mục tiêu cần đánh giá và mức độ phức tạp của bài tập mà có thể phân ra hai loại bài tập: - Các bài tập có giới hạn là các nhiệm vụ tập trung đánh giá một năng lực xác định. Đặc điểm của loại bài tập này là có cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Các câu trả lời cho bài tập tương đối ngắn và cần ít thời gian để thực hiện. - Các bài tập mở rộng là loại bài tập phức tạp đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều tri thức, kĩ năng khác nhau, kết hợp giữa mục tiêu đánh giá năng lực dạy học, giáo dục với các năng lực chung như năng lực tư duy, năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác làm việc nhóm v.v. . . Các nhiệm vụ mở rộng có cấu trúc phức tạp và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Có những nhiệm vụ có thể mất vài ngày hay thậm chí hàng tuần. Để thực hiện nhiệm vụ này người học phải tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau và có thể tiến hành độc lập hoặc theo nhóm. Tóm lại, một năng lực có thể được đánh giá bằng một hoặc nhiều bài tập, nhiệm vụ khác nhau. Còn một bài tập, nhiệm vụ có thể đánh giá cho một năng lực đơn nhất hoặc nhiều năng lực. 225 Nguyễn Thị Thanh Trà Thông thường trong đánh giá năng lực, do các năng lực có quan hệ mật thiết và hòa quyện với nhau nên một bài tập thường được thiết kế để đánh giá vài năng lực khác nhau, chẳng hạn như vừa đánh giá năng lực tư duy, vừa đánh giá năng lực thu thập xử lí thông tin, vừa đánh giá được năng lực làm việc nhóm v.v... + Phác thảo nội dung bài tập Sau khi có ý tưởng về bài tập, nhiệm vụ đánh giá, giảng viên sẽ phác thảo nội dung bài tập để xác định xem sinh viên sẽ thực hiện bài tập như thế nào. Việc phác thảo bài tập bao gồm cả nội dung và hình thức của bài tập: - Xác định nội dung của bài tập cần đánh giá: Bài tập đánh giá năng lực của sinh viên ở môn Giáo dục học cần xây dựng đòi hỏi sinh viên phải thể hiện một quá trình thực hiện, một sản phẩm cụ thể hay cả quá trình cùng với sản phẩm tạo ra. Điều đó có nghĩa kết quả cuối cùng mà giáo viên muốn nhận được sau khi sinh viên hoàn thành nhiệm vụ là gì? Bài tập đó đề cập đến việc giải quyết nội dung, vấn đề gì? - Xác định hình thức thể hiện của bài tập: Từ yêu cầu về đánh giá quá trình hay đánh giá sản phẩm sẽ dẫn đến hình thức thể hiện của bài tập. Hai hình thức thể hiện cơ bản thường được đề cập đến là trình bày miệng và trình bày bằng văn bản. Tuy nhiên, nhiệm vụ đánh giá năng lực có thể thể hiện bằng nhiều hình thức khác rất đa dạng và phong phú. Nếu là nhiệm vụ yêu cầu tiến hành một hoạt động thì hình thức thể hiện có thể dưới dạng như: thảo luận nhóm, giảng một nội dung dạy học. . . Nếu bài tập yêu cầu một sản phẩm thì hình thức thể hiện của nó có thể là một bài viết về một vấn đề, xây dựng một bản kế hoạch dạy học hoặc giáo dục, soạn một giáo án trên giấy hoặc bằng phần mềm power point v.v. . . Cũng có những bài tập vừa đòi hỏi quá trình thực hiện, vừa đòi hỏi cả sản phẩm, chẳng hạn như quá trình thảo luận nhóm và sản phẩm sau khi thảo luận nhóm. Vì vậy giảng viên cần xác định cách thức thể hiện bài tập theo một cách duy nhất hay theo nhiều cách. Có thể yêu cầu sinh viên trình bày bài tập chỉ giới hạn theo một cách duy nhất như thuyết trình hay viết báo cáo về một vấn đề dạy học hoặc giáo dục; nhưng cũng có thể yêu cầu họ thực hiện nhiệm vụ theo nhiều cách khác nhau như cả trình bày bằng miệng, cả bằng văn bản. Bên cạnh đó, các yêu cầu khác cũng cần được làm rõ trong bài tập như: - Xác định cụ thể bài tập nên để sinh viên làm theo nhóm, theo cặp hay cá nhân. - Xác định nguồn thông tin cần thiết để giải quyết bài tập. Trong những bài tập phức tạp, nội dung bài tập cần nêu rõ sinh viên phải tìm những nguồn thông tin nào, ở đâu. Chẳng hạn cần tìm thông tin trong sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo trình, các sách báo tạp chí, các trang web có liên quan đến dạy học và giáo dục hay tham khảo ý kiến chuyên gia. . . - Xác định các phương tiện, thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. - Định rõ thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu nhiệm vụ đơn giản, cần ít thời gian thì có thể cho sinh viên thực hiện trên lớp. Nếu nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian thì yêu cầu sinh viên làm ở nhà hoặc thực hiện ngoài giờ học. + Hoàn chỉnh bài tập đã phác thảo Sau khi đã phác thảo những bài tập mà người học cần thực hiện, giảng viên phải sửa chữa và hoàn chỉnh nó. Để có được một bài tập tốt và có thể sử dụng nhiều lần, có thể cho người học làm thử để rút kinh nghiệm trước khi sử dụng nó một cách chính thức. Một bài tập đánh giá năng lực của sinh viên ở môn Giáo dục học hoàn chỉnh có thể có cấu trúc như sau: - Mục tiêu của bài tập. - Nội dung của bài tập. - Tiêu chí đánh giá bài tập. Các yêu cầu đối với việc xây dựng bài tập đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học 226 Quy trình xây dựng bài tập giáo dục học đánh giá kết quả học tập của sinh viên... Để đánh giá đúng năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học cần phải thật thận trọng khi lựa chọn những bài tập đánh giá. Do đó việc xây dựng các bài tập đánh giá năng lực của môn học này cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Các bài tập, nhiệm vụ đòi hỏi sinh viên phải vận dụng tri thức, kĩ năng của môn Giáo dục học ở mức độ cao để thực hiện một công việc, “làm một cái gì đó”, tức là đòi hỏi người học kiến tạo câu trả lời chứ không phải chỉ là nhớ lại tri thức hay lặp lại các kĩ năng đã học. Các nhiệm vụ, tình huống mà sinh viên cần thực hiện càng giống với công việc thực tế mà người giáo viên phổ thông phải thực hiện càng tốt. - Các bài tập phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Nhiệm vụ cần có những hướng dẫn rõ ràng, chi tiết về những gì người học phải làm. Tránh hướng dẫn chung chung, thiếu rõ ràng sẽ gây khó khăn cho người học khi thực hiện. Vì thế, các yêu cầu về thời gian tiến hành, nguồn thông tin cần sử dụng, phương tiện thiết bị cần sử dụng, cách thức thể hiện nhiệm vụ, thực hiện theo nhóm hay cá nhân. . . càng cụ thể, chi tiết càng tốt. - Các bài tập phải khả thi, tức là nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng của sinh viên để họ có thể thực hiện được. Nhiệm vụ đề ra nên có độ khó nhất định để kích thích sinh viên tham gia tích cực, nhưng cũng không nên khó quá. Có thể kết hợp giữa yếu tố quen thuộc và những yếu tố mới lạ trong nhiệm vụ để kích thích hứng thú cho người học. - Hình thức thể hiện bài tập đa dạng, phong phú. Không giống như các bài tập đánh giá tri thức, kĩ năng, các bài tập đánh giá năng lực không đòi hỏi một cách thực hiện nhiệm vụ duy nhất, mà người học có thể thực hiện nhiệm vụ bằng nhiều hình thức khác nhau như tự luận, làm việc nhóm, trình bày trước lớp v.v. . . Thậm chí một bài tập có thể yêu cầu thực hiện 2 – 3 hình thức. Hơn nữa, do đặc trưng của dạy học của các trường ĐHSP hiện nay là theo tín chỉ nên hệ thống bài tập môn giáo dục học không thể đi sâu cụ thể vào lĩnh vực chuyên khoa nào cả mà giảng viên phải yêu cầu sinh viên sẽ tự vận dụng các năng lực cần đánh giá vào từng bộ môn cụ thể mà họ sẽ giảng dạy. 3. Xác định các tiêu chí đánh giá bài tập Sau khi đã hoàn chỉnh bài tập, cuối cùng cần xác định các tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá kết quả của người học. Cần nêu rõ các tiêu chí sẽ dùng để chấm điểm khi giao nhiệm vụ cho sinh viên. Trong đánh giá theo tiếp cận năng lực, sinh viên cần biết về các tiêu chí đánh giá trước khi bắt đầu làm bài. Tuy nhiên, đây chỉ là những tiêu chí chung, ở dạng khái quát chứ chưa phải là rubric (bản hướng dẫn chấm điểm) chi tiết, cụ thể mà giáo viên sử dụng khi chấm điểm. Những tiêu chí này được giáo viên đề xuất hoặc cùng sinh viên xây dựng cần được gắn vào phần cuối của bài tập để người học có thể hình dung được họ cần làm những gì và tập trung vào điều gì để giải quyết bài tập. Đây là điều có phần khác với đáp án lâu nay thường làm. Sở dĩ như vậy vì chúng tôi có ý định qua đánh giá KQHT của sinh viên còn hình thành năng lực tự đánh giá của họ. Dưới đây là một ví dụ minh họa cho bài tập đánh giá năng lực của môn giáo dục học. Mục tiêu bài tập: Nhằm phát triển năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện, HTTC dạy học; năng lực làm việc nhóm; năng lực trình bày bằng ngôn ngữ nói Nội dung bài tập: Chọn một nội dung dạy học cụ thể thuộc môn anh/chị sẽ giảng dạy và tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm cho nội dung đó. Yêu cầu: Làm việc theo nhóm 3 - 4 người cùng chuyên ngành, sau khi thảo luận về nội dung và cách thức thực hiện, mỗi cá nhân trong nhóm sẽ soạn bài về nội dung đó. Dựa trên sự chuẩn bị của từng cá nhân, nhóm của anh/chị sẽ họp để chọn ra bài làm tốt nhất và bổ sung hoàn thiện cho bài đó. Nhóm sẽ đóng vai giáo viên và học sinh để thể hiện kết quả làm việc của mình trước lớp vào buổi học tuần sau. Các nhóm cũng sẽ nộp lại bài làm của từng cá nhân đã thực hiện. 227 Nguyễn Thị Thanh Trà Tiêu chí đánh giá: Bài làm của anh/chị được đánh giá theo những tiêu chí sau: - Vận dụng phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học: Thể hiện dạy học nội dung bài học bằng hoạt động nhóm có hiệu quả - Làm việc nhóm: Sự phối hợp làm việc giữa các cá nhân trong nhóm - Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói: Thể hiện sự trình bày bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra. 3. Kết luận Việc đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực hiện nay mới bước đầu được quan tâm. Để việc dạy học và đánh giá KQHT môn giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực có chất lượng thì việc xây dựng hệ thống bài tập phù hợp là hết sức cần thiết. Hy vọng với quy trình xây dựng các bài tập đánh giá năng lực được giới thiệu trên đây sẽ giúp các giảng viên giảng dạy môn giáo dục học dễ dàng xây dựng các bài tập đánh giá năng lực dạy học - giáo dục phù hợp với khả năng, trình độ của sinh viên của mình cũng như phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể để sử dụng chúng nhằm hình thành và phát triển các năng lực cần thiết của sinh viên trong quá trình học tập môn học. Đồng thời thông qua sử dụng các bài tập đánh giá năng lực môn giáo dục học và các tiêu chí đánh giá được xây dựng dưới dạng rubric còn giúp hình thành ở sinh viên năng lực tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, qua đó sinh viên có thể sử dụng kết quả đánh giá hỗ trợ cho hoạt động học tập mà tự hoàn thiện bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Airasian, P. W, 2005. Classroom assessment: concepts and applications (5th edition). McGraw - Hill Higher Education, USA. [2] Nitko, A. J, Brookhart, S.M, 2007. Educational Assessment of Students, 5th Ed. Pearson Education, Inc, Upper Saddle River, New Jersey. Merrill Prentice Hall. [3] Phạm Thị Kiều Duyên, 2015. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 118, trang 33 - 34, 43. [4] Nguyễn Thị Hương Lan, 2015. Đề mở và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Ngữ văn. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 117, tr. 42 - 44. [5] Trần Thị Bích Liễu, 2015. Công cụ phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh: Chìa khóa quyết định sự đổi mới của giáo dục Việt Nam. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 114, tr. 4 - 6. [6] Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Xuân Cương, 2015. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 114, tr. 21 - 24. ABSTRACT Using competence-based assessment to evaluate student learning results in the subject of Pedagogy at universities of education The author proposes the use of competence-based assessment to evaluate student learning results in the subject of Pedagogy using competence-based assessment, helping lecturers of the subject design exercises that suit the ability and level of their students as well as the conditions and circumstances in which they are to be used. Keywords: Pedagogy exercises, learning outcome assessment, competence-based assessment. 228
Tài liệu liên quan