Tóm tắt. Phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình tạo sự thay đổi trong lao động nghề
nghiệp của mỗi giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân với yêu cầu của
nghề dạy học. Đối với giáo viên trẻ - những người thường gặp nhiều khó khăn khi bước vào
giai đoạn đầu tiên của hoạt động nghề nghiệp thì việc phát triển nghề nghiệp liên tục lại
càng cần thiết, giúp họ bước đầu làm quen với nghề nghiệp và vượt qua được “cú sốc thực
tế” trong các trường học cũng như lớp học. Bài báo này đề cập đến một cách thức phát triển
nghề liên tục cho giáo viên trẻ đó là xây dựng các chương trình bồi dưỡng. Thông qua quy
trình xây dựng chương trình phát triển nghề cho giáo viên trẻ ở các nước Mỹ La tinh với
các bước: xác định khung lí thuyết xây dựng chương trình, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng, xác
lập mục tiêu chương trình, và phát triển chương trình bồi dưỡng (thời lượng, nội dung,
phương pháp và cách thức đánh giá) giáo viên trẻ; Bài báo rút ra một số bài học kinh
nghiệm trong việc phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – Kinh nghiệm đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0027
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 57-67
This paper is available online at
QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRẺ
Ở MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH – KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Nguyễn Thu Hà
Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình tạo sự thay đổi trong lao động nghề
nghiệp của mỗi giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân với yêu cầu của
nghề dạy học. Đối với giáo viên trẻ - những người thường gặp nhiều khó khăn khi bước vào
giai đoạn đầu tiên của hoạt động nghề nghiệp thì việc phát triển nghề nghiệp liên tục lại
càng cần thiết, giúp họ bước đầu làm quen với nghề nghiệp và vượt qua được “cú sốc thực
tế” trong các trường học cũng như lớp học. Bài báo này đề cập đến một cách thức phát triển
nghề liên tục cho giáo viên trẻ đó là xây dựng các chương trình bồi dưỡng. Thông qua quy
trình xây dựng chương trình phát triển nghề cho giáo viên trẻ ở các nước Mỹ La tinh với
các bước: xác định khung lí thuyết xây dựng chương trình, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng, xác
lập mục tiêu chương trình, và phát triển chương trình bồi dưỡng (thời lượng, nội dung,
phương pháp và cách thức đánh giá) giáo viên trẻ; Bài báo rút ra một số bài học kinh
nghiệm trong việc phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Việt Nam.
Từ khoá: giáo viên trẻ, chương trình bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ, Mỹ
Latinh, bài học kinh nghiệm.
1. Mở đầu
Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề với những bước chuyển đổi phức tạp
từ vai trò người học sang người dạy, từ việc chỉ chịu trách nhiệm với việc học của mình sang
người chịu trách nhiệm về việc học của nhiều học sinh, từ chỗ hoạt động chủ yếu mang tính lí
thuyết sang hoạt động thực hành, thực tiễn đa dạng, tức là họ phải chịu trách nhiệm thực hiện
các hoạt động sư phạm tại nơi làm việc, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông
và trách nhiệm với chất lượng giáo dục học sinh. Tất cả những điều này gây nên những khó
khăn không nhỏ cho giáo viên trẻ khi mới bước vào hoạt động nghề nghiệp. Thực tiễn cho thấy, đa
số giáo viên trẻ mới bước vào nghề thường bị “sốc” trước thực tế ở giáo dục phổ thông. Nhiều
nghiên cứu quốc tế cho thấy, có khoảng 1/3 giáo viên trẻ bỏ nghề trong những năm đầu tiên đi
dạy, bởi họ gặp không ít khó khăn, thách thức cả trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh, nhưng
ít nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, nhà trường cũng như từ nơi trực tiếp đào tạo họ [1, 2].
Nghiên cứu của Villegass – Reimers (2003) & Gladthorn (1995) chỉ ra rằng “phát triển
nghề nghiệp giáo viên là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kĩ năng
nâng cao qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp đáp ứng các
yêu cầu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục một cách hệ thống” [3]. Đây là quá trình tạo sự thay
đổi trong lao động nghề nghiệp của mỗi giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân
với yêu cầu của nghề dạy học. Trong đó, việc bồi dưỡng giáo viên nói chung và xây dựng chương
Ngày nhận bài: 1/3/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 4/4/2020.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Hà. Địa chỉ e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com
Nguyễn Thu Hà
58
chương trình bồi dưỡng giáo viên, nhất là đối với các giáo viên trẻ nói riêng đóng vai trò quan
trọng nhằm cung cấp cho giáo viên trẻ các những cơ hội để phát triển các năng lực nghề cũng
như các năng lực dạy học nhằm duy trì và đạt tới chuẩn cao về dạy học.
Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ đang là một trong những ưu tiên trong
chính sách giáo dục của nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, các chương trình bồi dưỡng
được xây dựng để phục vụ việc phát triển nghề cho giáo viên trẻ bắt buộc trong 17 quốc gia
hoặc khu vực (CHLB Đức, Estonina, Ireland, Pháp, Ý, Cộng hòa Síp, Luxembourg, Malta, Áo,
Bồ Đào Nha, Rumani, Slovenia, Slovakia, Thụy Điển, Anh, Croatia và Thổ Nhĩ Kỳ). Tất cả các
chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên trẻ giúp họ thích ứng được với nghề và làm
giảm khả năng bỏ nghề sớm [4, tr. 3]. Trong khi đó, ở Việt Nam rất ít các chương trình bồi
dưỡng phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ ở trường phổ thông [1]. Bài báo đưa ra
quy trình xây dựng chương trình phát triển nghề của giáo viên trẻ ở các nước Mỹ La tinh, từ đó
rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở
Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ
Với quan niệm “giáo viên chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục”, nếu không giải
quyết được khâu giáo viên, mọi chương trình đổi mới đều thất bại, vì vậy, việc nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục. Bất kể việc đào tạo giáo viên tốt như thế nào thì các chương trình đào tạo không
thể cung cấp đầy đủ những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm cần cho sinh viên tốt nghiệp để
trở thành giáo viên hiệu quả. Công việc giảng dạy rất phức tạp và luôn phải đối mặt với những
thách thức hàng năm như sự thay đổi trong nội dung phương pháp giảng dạy môn học, phương
pháp giáo dục mới, những tiến bộ trong công nghệ, những thay đổi về chính sách, luật pháp, và
nhu cầu học tập của học sinh. Chính vì thế, giáo viên phải liên tục học tập nâng cao trình độ, cải
thiện các kĩ năng của mình. Các hệ thống giáo dục cần tìm cách cung cấp cho giáo viên những
cơ hội phát triển nghề nghiệp trong quá trình làm việc để giữ vững chuẩn giảng dạy cao và duy
trì một lực lượng giáo viên chất lượng cao. Ở Châu Âu, một nguyên tắc chung trong đào tạo
giáo viên đã được nhấn mạnh “Một nghề được đặt trong bối cảnh học suốt đời”. Nghĩa là đào
tạo giáo viên là một quá trình liên tục bao gồm thời gian đào tạo ban đầu, tập sự và phát triển
nghề nghiệp liên tục. Giáo viên phải được hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp liên tục [4, tr.5].
Giáo viên trẻ là thuật ngữ diễn đạt về giáo viên mới vào nghề, với rất nhiều tên gọi khác
nhau: new teachers, novice teacher, junior teacher, beginning teacher, early career teacher,
starting teacher, newly qualified teachers. Về nội hàm khái niệm, giáo viên trẻ được định nghĩa
là một người có thời gian làm việc ở các trường phổ thông bắt buộc từ 5 năm trở xuống. Đôi
khi, họ còn được gọi là giáo viên mới vào nghề (a noice teacher) (theo Dự án Sự thay đổi tổng
quát của Liên minh Châu Âu về nghề dạy học, 2AgePro Consortium, 2009). Trong nghiên cứu
này, chúng tôi quan niệm giáo viên trẻ là những giáo viên mới vào nghề. Họ là những sinh viên
mới tốt nghiệp tại các trường đại học sư phạm hoặc các cơ sở đào tạo giáo viên có đủ điều kiện
làm giáo viên, được tuyển chọn theo đúng quy định vào trường phổ thông để giảng dạy [1, 4].
Nghiên cứu về đặc điểm của giáo viên trẻ mới vào nghề, các tác giả [1, 2, 4] đã chỉ ra: Giáo viên
trẻ có những thay đổi lớn khi bước vào thế giới công việc với nhiều sự phức tạp; Giáo viên trẻ
gặp nhiều khó khăn trong dạy học và giáo dục. Giáo viên trẻ mới vào nghề còn yếu về năng lực
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Với tất cả những đặc điểm trên cho thấy rằng việc hỗ trợ
nghề nghiệp cho giáo viên trẻ để họ thích ứng với công việc mới và đủ kiến thức, kĩ năng, thái
độ nghề nghiệp là vô cùng cần thiết.
Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – kinh nghiệm
59
Chương trình bồi dưỡng giáo viên/giáo viên trẻ nhằm bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng
chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên; là căn cứ của việc quản lí, chỉ đạo, tổ
chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục thường xuyên, nâng cao mức độ đáp ứng của
giáo viên giáo dục thường xuyên với yêu cầu phát triển giáo dục thường xuyên và yêu cầu về
nghề nghiệp đối với giáo viên giáo dục thường xuyên (Thông tư của Bộ Giáo dục).
Việc giáo viên tham gia vào việc bồi dưỡng phát triển nghề tác động tích cực đến niềm
tin và thói quen của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh cũng như việc thực hiện cải
cách giáo dục [5, tr.3]. Cho đến nay, các chương trình bồi dưỡng được xây dựng để phục vụ
việc phát triển nghề cho giáo viên trẻ bắt buộc trong 17 quốc gia hoặc khu vực. Tất cả các
chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên trẻ giúp họ thích ứng được với nghề và làm
giảm khả năng bỏ nghề sớm [5]. Kèm theo đó là các dự án về giáo viên trẻ được thực hiện ở
Tây Ban Nha và Mỹ La tinh Argentina, Colombia, Chile và Uruguay) trong thập niên đầu của
thế kỉ này.
Vấn đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trẻ trong trường phổ thông được quan tâm
ở cấp độ quốc tế trong giai đoạn 2010 – 2014 với các vấn đề về đánh giá cải cách đào tạo và
thực tiễn giảng dạy và nâng cao chất lượng; bồi dưỡng để phát triển thực hành/thực tập dựa
trên sự tôn trọng quyền con người và các nguyên tắc giáo dục hòa nhập để tôn trọng sự đa
dạng và thay đổi do sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới khi dạy và học. Bồi
dưỡng thường xuyên liên quan đến việc hiểu biết quá trình phát triển của nghề nghiệp [5].
Trong quá trình đó, việc chuyển từ việc làm giáo viên tập sự sang công việc đầu tiên của nghề
giáo viên thường gây ra một cú sốc thực tế cho một số người, kết quả từ nhận thức về sự khác
biệt giữa thực tế và lí tưởng được tạo ra trong suốt thời gian đào tạo ban đầu [6]. Điều này
thường gây ra cảm giác bất lực và sợ hãi trước thất bại của giáo viên trẻ. Về khía cạnh nhận
thức, cú sốc này gây ra ác cảm đối với lí thuyết đã được học, dường như vô dụng khi áp dụng
vào thực tế, giai đoạn này thường diễn ra vào 3 năm đầu tiên của sự nghiệp, cũng có một số
giáo viên khác, thời gian này kéo dài lên đến 5 năm đầu tiên [6]. Nghiên cứu trên gọi giai
đoạn đầu tiên này là sự tiếp thu ban đầu của vai trò giảng dạy. Đó là giai đoạn ban đầu [3],
giai đoạn kiểm tra thực tế [5], bắt đầu sự nghiệp và xã hội hóa [6], khởi xướng hoặc giới thiệu
việc dạy học [6], trong đó tất cả các giáo viên trẻ cần phát triển các chiến lược sinh tồn [5] để
san lấp khoảng cách khoảng thời gian giữa đào tạo ban đầu và vĩnh viễn do họ không quen
thuộc với tình huống giảng dạy cụ thể ban đầu, đóng vai trò là một lí do cho sự phát triển
nghề nghiệp liên tục [5].
2.2. Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ các nước Mỹ La tinh
Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trẻ được công nhận bởi nhiều
tác giả và các tổ chức quốc tế ở Hoa Kỳ, Anh [5] và các cơ quan bồi dưỡng giáo viên ở các quốc
gia thuộc khu vực Mỹ La tinh thuộc khối MERCOSUR (Argentina, Brazil, Uruguay và
Paraguay) [6]. Ở các nước Mỹ La tinh, các cơ quan giáo dục xem xét vai trò quan trọng của giai
đoạn đầu tiên sự nghiệp như là giai đoạn đầu tiên giáo viên xây dựng văn hóa làm việc của họ,
thông qua các đề xuất các chương trình bồi dưỡng nghề đối với giáo viên ở Mỹ Latinh [6], trong
đó Uruguay là một điển hình. Đào tạo ban đầu cho giáo viên trung học ở Uruguay được tiến
hành trong thời gian 4 năm và được áp dụng theo mô hình học tập với ba khối kiến thức: kiến
thức cơ bản về chủ đề được dạy, khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm và khối kiến thức giáo
dục học. Hệ thống giáo dục Uruguay cung cấp việc bồi dưỡng liên tục và cập nhật, miễn phí cho
các giáo viên với các hình thức khác nhau (hội nghị, khóa học, phiên họp, hội thảo, và bài
giảng). Các cơ sở này độc lập với nhau và việc tham dự là tuỳ chọn của giáo viên. Không có
chương trình cụ thể nào để tăng cường cho việc đào tạo lí thuyết và thực hành cho giáo viên
trung học trong 5 năm đầu hoạt động nghề nghiệp.
Nguyễn Thu Hà
60
2.1.1. Khung lí thuyết xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ các nước Mỹ La tinh
Có ba lí thuyết chính nền tảng cho việc xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở
một số nước Mỹ La tinh đó là quan điểm về: dạy học phân hoá, lí thuyết kiến tạo về sự phát
triển nghề của giáo viên và lí thuyết học tập chuyển đổi đối với người lớn.
Dạy học phân hoá biến quy trình học tập thành một yếu tố bồi dưỡng cá nhân được đề xuất
bởi García Hoz [5]. Đây là một loại hình giáo dục giải quyết nhu cầu của con người và các điều
kiện xã hội công nghệ hiện tại mà chúng ta đang sống [4, 6]. Dạy học phân hóa liên quan đến
khả năng đánh giá và hiệu suất hơn là học nội dung, do đó, tăng cường bồi dưỡng như một
phương tiện để phát triển nghề nghiệp. Theo đó, chương trình bồi dưỡng có mục đích để giáo
viên có những hiểu biết đầu tiên về thực tế việc dạy và học, nghiệp vụ sư phạm và bối cảnh nhà
trường, cũng như khả năng của họ để hành động theo tình huống giáo dục, thay vì nội dung cụ
thể. Theo nghĩa này, phong cách giáo dục thể hiện hai ý nghĩa chính: phong cách giảng dạy của
giáo viên và phong cách học tập của học sinh trong một mô hình dạy và học định hình con
người. Dạy và học được quan niệm là những phần cấu thành của một quá trình độc đáo, vì việc
dạy học chỉ có ý nghĩa khi nó kích thích việc học. Mô hình học tập liên quan đến dạy học phân
hoá dựa trên cách thức hoạt động nhận thức của con người, chủ yếu khi được đề cập đến chức
năng trí tuệ và tri thức và chức năng biểu hiện theo nghĩa chặt chẽ. Sự phát triển các khả năng
cần thiết để thực hiện các chức năng đó là lí do của lao động giáo dục, do đó cho thấy mục đích
học tập, trong giáo dục cá nhân được hình thành bởi ba loại thành phần: nhận thức, năng khiếu
và đánh giá.
Lí thuyết kiến tạo khái niệm hóa sự phát triển giảng dạy chuyên nghiệp xác định giáo viên
là những người học việc tích cực, thực tế và phản xạ có thể xây dựng lí thuyết và thực tiễn của
riêng họ với các giáo viên khác, các tác nhân thể chế, gia đình và các thành viên của cộng đồng.
Đây là một quá trình dài hạn diễn ra trong một bối cảnh cụ thể, tức là nó được tập trung trong
một tổ chức giáo dục và đề cập đến các hoạt động hàng ngày của giáo viên và học sinh. Đây
không phải là đào tạo kĩ năng mà là một quá trình xây dựng văn hóa. Trong khung lí thuyết này,
giáo viên được quan niệm là thực tế và phản xạ, và phát triển chuyên môn nhằm mục đích giúp
giáo viên xây dựng các lí thuyết và thực hành sư phạm mới. Học tập đạt được vai trò thông qua
tương tác với những người khác trong bối cảnh giải quyết vấn đề thực sự, khuyến khích học tập
thông qua sự phản ánh, kinh nghiệm và đối thoại, do đó khám phá ra tầm quan trọng của các sự
kiện trong một bối cảnh nhất định. Đó là một kiểu học tập xã hội hơn là cá nhân, dựa trên các
tình huống cụ thể hơn là lí thuyết. Từ hai quan điểm này, phát triển nghề nghiệp là một quá trình
hợp tác thành công hơn khi nó liên quan đến các tương tác quan trọng. Về cấu hình, không có
hình thức hoặc mô hình phát triển chuyên nghiệp tốt hơn các hình thức khác; các tổ chức và nhà
giáo dục phải đánh giá nhu cầu, niềm tin văn hóa và thực tiễn của họ để quyết định mô hình nào
phù hợp hơn với tình huống của họ [4]. Hơn nữa, khuyến khích giáo viên dạy để hiểu ý tưởng
và xây dựng và đa dạng là điều cần thiết để cho học sinh tìm thấy lối đi hữu ích đến kiến thức
đồng thời họ học cách sống với nhau theo cách xây dựng. Giáo viên phải kết hợp nội dung và
kiến thức và sự hiểu biết của học sinh với cộng đồng nơi họ làm việc, đảm bảo rằng các gia đình
cũng tham gia vào quá trình này [5].
Lí thuyết xem xét rằng giáo viên là những người trưởng thành không chỉ dạy mà còn học
và việc học như vậy ngụ ý học cách dạy được gọi là lí thuyết học chuyển đổi, được phát triển
bởi Mezirow vào cuối năm 70. Tác giả hiểu lí thuyết này như một loại nhận thức luận về lí luận
bằng chứng và đối thoại (công cụ và giao tiếp, tương ứng). Mezirow đồng ý với Habermas về ba
loại hình học tập (kĩ thuật, thực tế và giải thích) và đặt tên cho chúng: công cụ, đối thoại và tự
phản xạ. Việc áp dụng lí thuyết học tập như vậy được coi là phù hợp, xem xét rằng nó có thể
thúc đẩy việc đánh giá các quan niệm liên quan đến việc giảng dạy, học tập và bản sắc nghề
nghiệp của các giáo viên tham gia và cải cách cuối cùng, nếu được coi là phù hợp [6]. Đề xuất
Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – kinh nghiệm
61
này và hành động theo ngữ cảnh tại chỗ tương ứng được dự kiến sẽ đạt được các mục tiêu sau:
a) xem xét nhu cầu, nhu cầu và lo lắng mà giáo viên nêu về các lĩnh vực cải tiến, đặc biệt là liên
quan đến thực tiễn giảng dạy; b) để làm việc về tăng cường kĩ năng giảng dạy từ kinh nghiệm;
c) để thúc đẩy sự tham gia và tương tác của giáo viên; d) để thiết lập vị thành niên và việc học
tập của họ như là trọng tâm quan sát và phân tích để tạo ra các thực hành sư phạm; và e) để
cung cấp các yếu tố lí thuyết và thực tiễn để phát triển các nhiệm vụ giảng dạy hướng tới giáo
dục công dân và cùng tồn tại, thông qua việc thực hiện hòa nhập, chú ý đến sự đa dạng và kết
hợp của các cộng đồng nơi học sinh thuộc về.
Từ quan điểm kiến tạo, giáo viên được quan niệm là những người học thực tế, phản xạ và
tích cực, những người phải được giúp đỡ trong việc xây dựng các lí thuyết và thực hành sư
phạm mới. Theo nghĩa này, các điều kiện mà một chương trình phát triển nghề nghiệp cần được
nhấn mạnh: thứ nhất, phát triển nghề nghiệp được coi là một quá trình hợp tác, xây dựng văn
hóa sẽ trở nên hiệu quả hơn tùy thuộc vào sự tương tác đáng kể giữa các giáo viên, thành viên
của tổ chức giáo dục, gia đình học sinh và các thành viên của cộng đồng nói chung. Thứ hai,
một chương trình phát triển nghề phải thúc đẩy kiến thức giảng dạy có liên quan giải quyết các
mối quan tâm do thực tiễn giảng dạy được thể hiện bởi các giáo viên. Thứ ba, học tập chuyển
đổi có thể là kiểu học phù hợp cho một chương trình khuyến khích việc chuyển đổi giáo viên.
Khung tham chiếu thông qua việc phát triển các kĩ năng tư duy phê phán và tham gia vào diễn
ngôn biện chứng để xác nhận các ý kiến phản ánh tốt hơn.
2.1.2. Nghiên cứu về nhu cầu nghề nghiệp của giáo viên trẻ các nước Mỹ La tinh
a) Nghiên cứu nhu cầu nghề nghiệp của giáo viên trẻ
Để tìm hiểu nhu cầu đào tạo giáo viên trẻ, một nhóm nghiên cứu đã được thành lập với 5
giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn từ 42 trường trung học công lập từ khu vực phía Đông
của đất nước. Đội ngũ thanh tra và quản lí trường trung học đóng vai trò là người quan sát bên
ngoài, và thư kí và giáo viên trẻ là người quan sát ban đầu. Các đối tượng nghiên cứu là: hồ sơ
và hiệu suất của giáo viên trẻ tại các trường trung học nơi họ làm việc; kì vọng và lợi ích trong
một chương trình nâng cao chuyên môn cho giáo viên trẻ; mục tiêu và nội dung mà một chương
trình nên có, và nhu cầu đào tạo. Trong giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu, một hội đồng trường
trung học được thành lập để thu thập thông tin và hình thành cơ sở dữ liệu về các giáo viên trẻ
trong những lần làm việc đầu tiên trong các tổ chức đó. Các cuộc phỏng vấn được tổ chức với
các thanh tra của phòng Giáo dục Trung học để thông báo cho giáo viên trẻ về nghiên cứu sẽ
được thực hiện và tìm hiểu về mối quan tâm của họ đối với nghiên cứu, yêu cầu hỗ trợ của họ.
Giám đốc các trường trung học của Vùng được thông báo qua điện thoại về tầm quan trọng của
việc cung cấp thông tin được yêu cầu cho nghiên cứu. Công cụ thu thập được thiết kế và xác
nhận bởi các thanh tra giáo dục trung học. Các kĩ thuật được áp dụng để thu thập thông tin là
khảo sát và phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn như một phương tiện được lựa chọn do khoảng
cách địa lí giữa các trường trung học. Các cuộc phỏng vấn cho phép sắp xếp các thông tin thu
thập được trong các cuộc khảo sát. Thư kí giáo viên trong trường trung học (n = 42) được khảo
sát theo yêu cầu điền vào mẫu với dữ liệu về hồ sơ giáo viên trẻ (tuổi, khối lượng công việc,
chứng chỉ tốt nghiệp hoặc thiếu trong đó). Các cuộc phỏng vấn cá nhân cũng được trình bày