Đừng nghĩ rằng nếu bạn chỉ có 1 hoặc 2 phương án để lựa
chọn thì bạn sẽ có thể ra quyết định nhanh chóng hơn.
Những người ra quyết định nhanh sẽ hành xử theo cách đã
có sẵn nhiều sự lựa chọn và thường là những lựa chọn có
giá trị tương đương.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyết định kinh doanh - Những kỹ năng cần biết (P2 - phần cuối), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyết định kinh doanh - những kỹ
năng cần biết (P2 - phần cuối)
Đừng nghĩ rằng nếu bạn chỉ có 1 hoặc 2 phương án để lựa
chọn thì bạn sẽ có thể ra quyết định nhanh chóng hơn.
Những người ra quyết định nhanh sẽ hành xử theo cách đã
có sẵn nhiều sự lựa chọn và thường là những lựa chọn có
giá trị tương đương.
Một số kỹ thuật ra quyết định
Đừng nghĩ rằng nếu bạn chỉ có 1 hoặc 2 phương án để lựa chọn
thì bạn sẽ có thể ra quyết định nhanh chóng hơn. Những người
ra quyết định nhanh sẽ hành xử theo cách đã có sẵn nhiều sự lựa
chọn và thường là những lựa chọn có giá trị tương đương. Người
ra quyết định chậm thường tìm rất ít các lựa chọn, cũng có khi họ
chỉ chăm chú vào một lựa chọn và chỉ nghĩ đến các lựa chọn
khác khi lựa chọn thứ nhất đã tỏ ra vô vọng. Với cách tiếp cận ấy,
họ chỉ dựa vào một phân tích sâu, nhưng không rộng.
Việc đặt ra ít lựa chọn sẽ giúp bạn có lợi rõ rệt về mặt thời gian,
bởi vì bạn sẽ chỉ phải phân tích 1, 2 khả năng, thay vì 4 hoặc 5
tình huống khác nhau. Trên thực tế, sau khi phân tích sơ bộ, bạn
sẽ nhận ra sự lựa chọn thích hợp nhất. Mặt khác, bằng cách đối
chiếu nhiều lựa chọn khác nhau, bạn sẽ có thêm niềm tin và giảm
nguy cơ bỏ lỡ những giải pháp tốt nhất. Ngoài ra, việc nắm chắc
các giải pháp khác nhau sẽ đảm bảo cho bạn một “lối thoát hiểm”,
bởi nếu thất bại với giải pháp nào đó, bạn có thể chuyển ngay
sang giải pháp dự trữ.
Với vai trò trợ giúp về cấu trúc, hình ảnh và thứ tự đặt ra các
quyết định, 5 kỹ thuật dưới đây có thể được áp dụng cho nhiều
dạng quyết định khác nhau:
1. Bảng so sánh (T-Chart). Đây là sự biểu lộ bằng hình ảnh và
theo trật tự về tất cả các đặc tính, lựa chọn hoặc một vài điểm
nào đó có liên quan tới quyết định. Nó có thể được lập thành
danh sách các đặc tính tiêu cực và tích cực của một lựa chọn
riêng biệt. Việc phác thảo một biểu đồ như vậy sẽ đảm bảo rằng
tất cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực của mỗi định hướng hay
quyết định sẽ được đưa vào để xem xét, cân nhắc.
Trong một dạng thức khác, hai lựa chọn tiềm năng sẽ được lên
danh sách với những điểm mạnh, lý luận hay tác động liệt kê
trong đó. Ở đây sẽ có 2 hoặc nhiều lựa chọn có thể được cân
nhắc, đồng thời danh sách các điểm yếu của từng lựa chọn cũng
nên được bổ sung vào.
2. PMI. Chuyên gia kinh tế Edward de Bono đã sắp xếp lại kỹ
thuật bảng biểu thành một cấu trúc ba phần được ông gọi là PMI
gồm có ưu điểm, khuyết điểm và những ý kiến bên lề (the Plus
points, the Minus points và Interesting points). Theo kỹ thuật này,
trước tiên, bạn sẽ lên danh sách tất cả những điểm mạnh của lựa
chọn, sau đó là tất cả những điểm yếu và cuối cùng là tất cả
những nhận xét hay quan điểm khác (có thể là những điều mà
bạn không coi là tốt, cũng không cho là xấu.
Phương pháp thực hiện kỹ thuật này khá đơn giản, đồng thời nó
tạo điều kiện để mọi người phát biểu ý kiến của họ. Đây là một kỹ
thuật hiệu quả, nhưng lại ít được quan tâm. Phần lớn mọi người
tin rằng họ đã lên danh sách các ưu, khuyết điểm trước khi ban
hành hành quyết định, nhưng trên thực tế, nhiều người đã làm
ngược lại: họ ra quyết định trước khi họ quan tâm tới các dấu
hiệu này theo trình tự cần thiết và chỉ sau khi ra quyết định.
Kỹ năng phân tích các ý kiến phản đối và tán thành cũng luôn
đem lại ảnh hưởng có tính xây dựng tới quá trình ra quyết định.
Bạn hãy tạo cho mình thói quen sử dụng kỹ năng đó và bạn sẽ
thấy chất lượng các quyết định ban hành được cải thiện rõ rệt.
3. “Con lừa Buriden”. Phương pháp ra quyết định này được sử
dụng khi bạn phải đối mặt với nhiều lựa chọn hấp dẫn như nhau.
Bản chất của nó bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn về một
con lừa được đặt giữa hai bó cỏ khô ngon lành. Con lừa không
thể quyết định lựa chọn bó cỏ khô nào ngon hơn để ăn, và kết
quả là con lừa đó đã chết đói chỉ vì sự thiếu quyết đoán này.
Phương pháp này chỉ đơn giản là lên danh sách các điểm tiêu
cực hay mặt hạn chế của mỗi quyết định, bởi vì khi có nhiều lựa
chọn tương đương nhau, chúng ta sẽ trở nên lúng túng và có thể
bỏ qua một số mặt hạn chế nào đó. Kỹ thuật này thực sự hữu ích
đối với một quyết định có nhiều lựa chọn khác nhau và quyết định
sẽ được ban hành trên cơ sở phân tích xem lựa chọn nào có ít
mặt hạn chế hơn cả.
4. Tiêu chuẩn đánh giá. Với kỹ thuật này, bạn phải lên danh
sách các tiêu chuẩn mà bạn muốn quyết định đó sẽ đáp ứng
được, sau đó đặt số điểm tối đa cho từng tiêu chuẩn dựa trên tầm
quan trọng của quyết định. Mỗi một lựa chọn sẽ được cho một
mức điểm nhất định, tuỳ theo khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn
đề ra. Về thang điểm, bạn có thể sử dụng thang điểm từ 1 đến
10, từ 1 đến 100, hay bất cứ thang điểm nào khác mà bạn muốn.
Khi tất cả các lựa chọn đều quy thành điểm số, bạn sẽ cộng điểm
của từng lựa chọn và lựa chọn nào có số điểm cao nhất sẽ giành
phần thắng.
5. Ma trận quyết định hay Bảng trọng lượng quyết định. Đây
là một phiên bản phức tạp hơn của kỹ thuật đánh giá, được thiết
lập theo các tiêu chuẩn phụ thuộc vào tầm quan trọng của quyết
định và mỗi một lựa chọn sẽ có một thứ hạng cho tiêu chuẩn đó
(chứ không phải số điểm nữa). Giờ đây, mỗi lựa chọn sẽ được
xếp hạng theo mức độ thoả mãn các tiêu chuẩn đề ra. Bạn hãy
sử dụng thứ hạng cao hơn để biểu thị tầm quan trọng cao hơn.
Sau khi xếp hạng tất cả các lựa chọn, bạn sẽ cộng tổng thứ hạng
và lựa chọn nào có thứ hạng cao nhất sẽ là lựa chọn cuối cùng
của bạn.
Kết luận
Đôi khi bạn không có thời gian để tiến hành các trình tự so sánh
và lựa chọn trước khi ra quyết định, đặc biệt là trong những tình
huống khẩn cấp. Bạn ra quyết định mà không kịp tư vấn với bất
kỳ ai, nhưng bạn hoàn toàn có thể cân nhắc các thông tin, dữ liệu
mình thu thập được và bạn hãy sử dụng quyết định đó như một
giải pháp tình thế.
Mặc dù phần lớn các quyết định đều có thể được thay đổi, nhưng
bạn không nên vội vàng huỷ bỏ quyết định đã ban hành, bởi vì
hiệu quả của rất nhiều quyết định cần phải có thời gian để kiểm
chứng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng do dự quá lâu, khi buộc phải
thu hồi một quyết định và thay thế bằng một quyết định mới, nếu
phát hiện ra rằng quyết định đó không còn phù hợp hoặc gây bất
lợi cho công ty.
Một khâu quan trọng thường bị bỏ qua trong quy trình ra quyết
định là giải thích cho các nhân viên thi hành, những người có liên
quan hoặc các nhân viên bị ảnh hưởng từ quyết định đó. Bạn
không nên chỉ đề cập đến những lợi ích của quyết định, mà hãy
thẳng thắn nói về những rủi ro và hạn chế của quyết định đó,
đồng thời nhấn mạnh rằng tại sao bạn lại tin tưởng rằng quyết
định sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn so với những tiêu cực mà nó
có thể gây ra. Nhân viên thi hành sẽ quyết định sẵn sàng ủng hộ
bạn, một khi họ nhận thấy mình được đối xử một cách thành thật
và công bằng.