Rừng với biến đổi khí hậu

Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường, đó là điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt. Mặc dù các lợi ích môi trường do rừng đem lại là rất đáng kể nhưng việc quản lý bền vững tài nguyên rừng vẫn là những thách thức. Nạn chặt phá rừng và chuyển đổi rừng sang mục đích khác (nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, vv) đang diễn ra ở mức báo động.

doc22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rừng với biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiế của đề tài. Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường, đó là điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt. Mặc dù các lợi ích môi trường do rừng đem lại là rất đáng kể nhưng việc quản lý bền vững tài nguyên rừng vẫn là những thách thức. Nạn chặt phá rừng và chuyển đổi rừng sang mục đích khác (nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, vv) đang diễn ra ở mức báo động. Ở Việt Nam, diện tích rừng cũng bị giảm đi nhanh chóng trong giai đoạn 1943 – 1990. Diện tích rừng bị mất đi trong giai đoạn này là khoảng 5 triệu ha. Hiện nay, diện tích rừng ở nước ta đang không ngừng bị giảm sút. Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và nguy cơ sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại lớn trên phạm vi toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Nhận thấy vai trò to lớn của rưng đối với sự sống của con người và bằng những kiến thức thu thập được tôi đi tới nghiên cứu đề tài “Vai trò của rừng đối với việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu” 1.2 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: nghiên cứu vai trò của rừng trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu ở nước ta. Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu, tập hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn những vấn đề liên quan tới vai trò của rừng tới việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Phân tích đánh giá thực trạng của sinh thái rừng ở nước ta, vai trò của rừng tác động đến biến đổi khí hậu. Phân tích, đánh giá những yếu tố của sinh thái rừng tác đông đến việc ứng phó sự biến đổi khí hậu ở nước ta. Đề xuất những định hướng, giải pháp để nâng cao diện tích và chất lượng rừng, góp phần làm giảm thiểu sự biến đổi của khí hậu Chủ trương, chính sách của nhà nước để giải quyết vấn đề quản lý, khai thác rừng, nâng cao vai trò của rừng với sự điều hoà khí hậu. 1.4 Giới hạn nghiên cứu Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian là những năm gần đây, liên quan đến những vai trò của rừng, bảo tồn và phát trển rừng, giúp cải thiện môi trường sống, tránh sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam, thực trạng và các giải pháp về vấn đề đó. Không đi sâu và mở rộng cho toàn bộ cho tất cả các khu vực khác ngoài khu vực Việt Nam. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Khai thác nguồn số liệu có sẵn đã qua xử lí( số liệu thứ cấp)để tìm hiểu về thực trạng vấn đề biến đổi khí hậu, thực trạng của rừng ở nước ta và những vai trò to lớn của rừng giúp cải thiện khí hậu Xây dựng khung lí thuyết để xây dựng vấn đề. Phân tích và tổng hợp các số liệu và thực trạng để đưa ra các giải pháp cho vấn đề trên. Cơ sở lí luận và thực tiễn 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.1 Khái niệm và vai trò của rừng với môi trường a. Khái niệm rừng Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Vai trò của rừng Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976). Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 °C. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích). 2.1.2 Khái niệm khí hậu và biến đổi khí hậu Khí hậu là biểu thị của một hệ thống tổng hợp bao gồm 5 yếu tố chính tương tác với nhau: Không khí, nước, phần đóng băng của trái đất, bề mặt đất, sinh quyển Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Khí quyển là bầu không khí bao quanh trái đất, bao gồm nhiều loại chất khí (khí Nitơ, Ôxy, Cacbonic...) và các phân tử của nhiều chất khác. Thủy quyển bao gồm; biển, hồ, sông, đầm, nước ngầm, lạch suối (dưới dạng chất lỏng) và các núi băng (dưới dạng chất rắn). Sinh quyển là toàn bộ thế giới sinh vật cùng với các yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên trái đất, bao gồm cả các hoạt động của sinh vật đã, đang và sẽ tồn tại trên vỏ trái đất. Thạch quyển là lớp đất đá của vỏ Trái đất nằm sát bên dưới khí quyển (nếu là trên cạn) và nằm sát bên dưới thủy quyển (nếu là dưới nước). Biến đổi khí hậu được biểu hiện ở chiều hướng tăng của nhiệt độ, tăng mực nước biển, thay đổi chế độ mưa, thay đổi lượng mưa, thay đổi chế độ gió, tất cả đều theo chiều hướng mạnh lên cùng với nguy cơ làm tăng các thảm họa thiên nhiên. 2.2 Cơ sở thực tiễn Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), biến đổi khí hậu là mối đe dọa chính của thế kỷ này đối với phát triển bền vững, cũng như biến đổi khí hậu là do con người gây ra. Để đáp ứng yêu cầu với vấn đề cấp bách của toàn cầu và của quốc gia, Việt Nam đã phê chuẩn Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu - là cơ sở để quy hoạch phân tích và hành động ở tất cả các ngành, địa phương của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo tiếp tục phát triển con người. Những “cảnh báo” đối với Việt Nam Biến đổi khí hậu đang diễn ra và Việt Nam là một trong những nước đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những tác động bất lợi của biến đổi khí hận như lũ lụt và hạn hán, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn, cũng như gia tăng các rủi ro về sức khỏe do các đợt nắng nóng gay gắt, sốt xuất huyết và sốt rét. Biến đổi khí hậu chắc chắn gây ra tổng lượng mưa hàng năm cao hơn ở mọi nơi ở Việt Nam, ước tính trung bình cho cả nước là 5% trong thế kỷ 21, theo “kịch bản phát thải trung bình” và lượng mưa hàng năm sẽ dễ biến đổi hơn.  Lượng mưa trung bình đang giảm đi vào những tháng khô hơn (tháng 12 đến tháng 5) nhưng lượng mưa lại đang tăng lên trong các tháng ẩm hơn (tháng 6 đến tháng 11), nhất là ở các vùng miền Bắc. Do vậy, các trận lũ lụt và các vụ hạn hán trở nên dễ xảy ra hơn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cấp nước và sản xuất thủy điện, cũng như thương mại và sản xuất công nghiệp ở các khu vực đô thị. Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được xây dựng vào cuối năm 2008, Việt Nam đưa ra ước số mực nước biển dâng tính trung bình là 1m vào năm 2100. Do đó, Việt Nam là một trong những nước gặp nhiều rủi ro nhất trước mực nước biển dâng và xâm nhập mặn tăng cường. Mực nước biển dâng đang tác động đến nhiều ngành kinh tế. Lượng nước biển dâng vào năm 2100 có thể làm ngập một diện tích đất là 30.945 km2 nếu không có các biện pháp gia cố đê điều và các hệ thống tiêu thoát nước. Diện tích ngập này bằng 9,3% diện tích đất bề mặt của Việt Nam. Đây là mối đe dọa lớn đối với Đồng bằng sông Cửu Long, lưu vực sông Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Hồng cũng như các vùng ven biển. Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến việc tăng lên của nhiệt độ mặt nước biển ở các vĩ độ cao hơn của Thái Bình Dương và chắc chắn dẫn đến nhiều bão hơn ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, mùa bão đang diễn ra chậm hơn và sự đổ bộ của bão đã chuyển dịch xuống phía Nam Việt Nam với cường độ bão đã gia tăng. Những thay đổi đó cho thấy, các rủi ro đã ảnh hưởng đến người dân ven biển, nhất là hiện tượng nước biển dâng do bão, sau đến mưa to do các cơn bão đổ bộ, gây ra các vụ sạt lở đất lớn ở vùng cao. Theo “kịch bản phát thải trung bình” so với năm 1990, nhiệt độ trung bình sẽ tăng gần 2 độ C ở các vùng miền Nam Việt Nam và tăng tới 2,8 độ C ở các vùng miền Bắc vào năm 2100. Song với “Kịch bản phát thải cao” thì nhiệt độ trung bình có thể tăng tới 3,6 độ C ở vùng ven biển miền Trung. Vì thế, nhiệt độ tối thiểu sẽ tăng và số ngày có nhiệt độ cao hơn 25 độ C sẽ nhiều lên. Vai trò của rừng đối với việc ứng phó sự biến đổi khí hậu toàn cầu ở nước ta. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình các bon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là không thể tránh khỏi. Hầu hết các nhà khoa học môi trường cho rằng sự gia tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính (KNK) mà chủ yếu là khí các bon níc (CO2) trong khí quyển là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này có thể sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng thêm nhanh chóng từ 1,4 đến 5,8oC trong giai đoạn 1990 - 2100. Sự nóng lên của trái đất có thể dẫn đến việc tan băng, từ đó sẽ gây ra những thay đổi đối với các hệ sinh thái ở dãy Himalaya, dãy Andes, và các vùng đất thấp hơn chịu ảnh hưởng của các dãy núi này. Băng tan ở hai đầu cực của trái đất sẽ làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 1m và làm ngập các vùng đất thấp ven biển như phía Nam của Băng la đét, đồng bằng sông Mê kông ở Việt Nam và một phần lớn diện tích các bang Florida và Louisiana của Mỹ. Nhiều hòn đảo trên biển Thái Bình Dương sẽ biến mất trên bản đồ thế giới. Những tác động khác của hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu là khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, xói mòn bờ biển, gia tăng quá trình mặn hóa và mất đi những rạn san hô. Theo một báo cáo của Anh về biến đổi khí hậu, nếu mức nước biển dâng cao thêm một mét, 12% diện tích đất đai của Việt Nam, ngôi nhà của 23% dân số, sẽ biến mất vĩnh viễn. Khí hậu thay đổi cũng có thể đem lại nhiều "trận bão dữ dội và thường xuyên hơn". Nhiệt độ tăng và sự thay đổi kiểu mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và nguồn nước của Việt Nam (www.vietnamnet.vn). Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ, hay hấp thụ một lượng lớn các bon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu. Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Gt (Giga tấn2) các bon trong sinh khối và trong trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Gt (gồm cả trữ lượng các bon trong đất tính đến độ sâu 30cm). Lượng các bon này lớn hơn nhiều so với lượng các bon trong khí quyển. Với chức năng này của rừng, hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng được coi là một trong các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính nêu ra trong Nghị định thư Kyotô để tiến tới mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường. Rừng có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh và giữ cân bằng nồng độ oxi trong khí quyển. Rừng không chỉ cung cấp oxi mà còn có tác dụng lọc không khí, làm cho không khí trong lành. Rừng hấp thụ một lượng lớn khí CO2 trong khí quyển, làm giảm tác nhân gây ra Hiệu ứng nhà kính. Tán cây rừng có tác dụng giữ hơi nước trong rừng tạo nên độ ẩm cao, có tác dụng bảo vệ đất, chống lại bức xạ mặt trời. Nếu bức xạ mặt trời không được lọc qua tán lá, nó sẽ chiếu thẳng xuống đất, làm đất khô hạn, độ ẩm không khí giảm mạnh, mây không được tạo thành và sẽ dẫn đến hiện tượng không có mưa. Nạn hạn hán sẽ hoành hành. Cây rừng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước. Khi mưa rơi xuống, một phần nước được lá cây giữ lại, phần nước còn lại chảy xuống tầng thảm mục, ngấm xuống đất rừng. Ở trong đất, một phần nước bốc hơi, một phần được rễ cây hấp thụ sau đó thoát hơi nước qua lá cây, phần còn lại ngấm sâu xuống tầng nước ngầm. Như vậy rừng có tác dụng hạn chế dòng chảy của nước mưa, ngăn cho sông ngòi không bị lũ lụt. Rừng đầu nguồn có tác dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, hạn chế thiên tai. Mất rừng đầu nguồn gây nên nạn thiếu nước trong mùa khô, nhưng lại gây lũ lụt, lũ quét trong mùa mưa. Rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn trên sườn đất dốc, vì thế lớp đất bề mặt được bảo vệ, đồng thời chống được bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Rừng quan trọng là vậy, là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, nhưng con người đang khai thác rừng một cách quá mức, phá rừng lấy gỗ vô tội vạ, tất cả chỉ vì lợi ích kinh tế. Vì cái lợi trước mắt, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường sống của mình, tự bóp nghẹt lá phổi của chính mình. Trong khoảng 100 năm qua, trái đất đã mất đi khoảng 6 triệu km rừng. Điều tồi tệ này đã góp phần không nhỏ vào việc gây nên biến đổi khí hậu trên trái đất. Không có rừng, khiến cho hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, các cơn mưa rừng nhiệt đới bị phá hủy và biến mất hoàn toàn, nhiệt độ mặt đất đã tăng thêm từ 0,3 đến 0,6 độ C và có khoảng 25.000 triệu tấn đất màu mỡ bị mất đi. Ngoài ra, diện tích rừng giảm đi khiến cho lượng khí CO2 và các “khí nhà kính” khác tăng lên nhanh chóng ngày càng làm cho tầng ozon bị phá mỏng dần và thủng, làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Con người phá hủy rừng, và những gì mà con người nhận lại được là thiên tai: hạn hán và lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Đó là cái giá phải trả đầu tiên cho việc phá rừng. Nhưng những hậu quả về lâu dài sẽ còn nghiêm trọng hơn, và những thế hệ tương lai của chúng ta sẽ phải gánh chịu. IV. Thực trạng Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.  Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại? Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu.  Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta. Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ môi trường đe doạ. Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện. Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện. Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiện ngày càng dày đặc trong các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại cho con người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay. Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và phát triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi ích của môi trường thiên nhiên cũng là tác hại môi trường do chính con người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v… Bảo vệ môi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó