TÓM TẮT
Từ sự biết, sự hiểu, sự lưu truyền những giá trị truyền thống dân tộc, thông qua những
giai thoại và truyền thuyết gắn với địa danh, với những sắc màu linh thiêng hóa, thần thánh
hóa, nhiều giá trị mang tính truyền thống tín ngưỡng bản địa và những giá trị tôn giáo và cả
những giá trị giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trong diễn trình
lịch sử của dân tộc đã được bộc lộ, được cộng hưởng và lan tỏa. Sự hiện hữu của những yếu
tố linh thiêng hóa, tâm linh hóa trong giai thoại và truyền thuyết ở mỗi một địa danh, thực sự
đã gắn bó, hòa quyện vào đời sống tinh thần người Việt, đáp ứng nhu cầu con người từ hai
phương diện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các
nghi lễ truyền thống. Đây chính là cơ sở tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn, thu hút, sức lan tỏa
đặc biệt của chiều văn hóa tâm linh trong địa danh.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sắc màu tâm linh trong địa danh Việt Nam qua yếu tố giai thoại và truyền thuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014
27
SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM
QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT
NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH (*)
TÓM TẮT
Từ sự biết, sự hiểu, sự lưu truyền những giá trị truyền thống dân tộc, thông qua những
giai thoại và truyền thuyết gắn với địa danh, với những sắc màu linh thiêng hóa, thần thánh
hóa, nhiều giá trị mang tính truyền thống tín ngưỡng bản địa và những giá trị tôn giáo và cả
những giá trị giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trong diễn trình
lịch sử của dân tộc đã được bộc lộ, được cộng hưởng và lan tỏa. Sự hiện hữu của những yếu
tố linh thiêng hóa, tâm linh hóa trong giai thoại và truyền thuyết ở mỗi một địa danh, thực sự
đã gắn bó, hòa quyện vào đời sống tinh thần người Việt, đáp ứng nhu cầu con người từ hai
phương diện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các
nghi lễ truyền thống. Đây chính là cơ sở tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn, thu hút, sức lan tỏa
đặc biệt của chiều văn hóa tâm linh trong địa danh.
Từ khóa: thần thánh, tín ngưỡng bản địa, tâm linh, giai thoại, truyền thuyết.
ABSTRACT
From the knowlegeable understanding of traditionally national values handed down by
one generation to another, depicted through anecdotes, legends tied with place - names
colorfully legendized and deified, exist the values that hold native belief and religion, as
well the exchangeable values of culture with other peoples or states in the course of national
history that have been displayed and resonated. The existence of the diefication and legend
elemments in anecdotes and stories in different place- names have been closely harmonized
and connected with the spiritual life of the people of Viet Nam, meeting the human
requirement on both belief, and religion as well the spiritual evolution and the practice of
traditional rituals. It is the basics that form the beauty and attraction, and spread out the
spiritual dimention of the place names.
Keywords: deities and saints, native belief, anecdotes, legends
1. DẪN NHẬP*
Lẽ thường, khi nhắc đến tâm linh,
người ta nghĩ ngay đến một cái gì đó thiêng
liêng, vô hình, phi thực và mang tính vĩnh
cửu. “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả
trong cuộc sống đời thường, là niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng
tôn giáo” [2, 11]. Với trường hợp các địa
danh, điều đó là rõ nét nhất, rõ đến mức có
thể nhìn thấy được cả chiều kích, một chiều
(*) TS, Khoa Văn hóa – Du lịch, Trường Đại học Sài Gòn
kích tâm linh được thẩm thấu qua những
truyện tích, giai thoại và truyền thuyết gắn
với những tên gọi của những đối tượng địa
lí-nhân văn cụ thể. Trong đó, những yếu tố
giai thoại và truyền thuyết đã góp phần làm
nên phần hồn của mỗi đối tượng địa lí-nhân
văn ấy, tạo nên một không gian tâm linh
trong địa danh để cho mọi giá trị tinh thần
của bản sắc văn hóa dân tộc Việt được bộc
lộ và lan tỏa. Nhờ đó, những sắc màu đẹp
đẽ của bức họa về địa danh trở thành biểu
SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT
28
trưng cho những giá trị cao đẹp của hồn
thiêng sông núi, của lòng kính ngưỡng, tri
ân tổ tiên và các vị tiền nhân, các bậc thần,
bậc thánh, các bậc tổ mẫu, của sự ngưỡng
vọng đối với những sự hi sinh cao cả và đối
với cuộc đấu tranh chống lại các thế lực tự
nhiên và xã hội vì sự bình yên của cuộc
sống, của sự cao cả đối với tình yêu đôi lứa,
tình anh em, cha con, chồng vợ... Tất cả đều
đã được thiêng hóa, linh hóa, thần thánh
hóa. Bởi vậy, bên cạnh vẻ đẹp của không
gian tự nhiên, nhiều địa danh trong hệ thống
địa danh Việt Nam còn lan tỏa bằng vẻ đẹp
của chiều kích không gian tâm linh, không
gian tín ngưỡng tôn giáo.
2. KHÔNG GIAN TÂM LINH TRONG
ĐỊA DANH VÀ BIỂU HIỆN CỦA
SẮC MÀU TÂM LINH QUA GIAI
THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT GẮN
VỚI ĐỊA DANH VIỆT NAM
Địa danh là tên riêng của các đối tượng
địa lý tự nhiên và nhân văn, có tính xác
định, bao gồm tên riêng các địa hình thiên
nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị
hành chính, các vùng lãnh thổ, mang trong
mình “số phận” một đối tượng, một vùng
đất, một dân tộc, một đất nước, một con
người. Chúng được xem là những “vật hóa
thạch”,“đài tưởng niệm”, tấm bia lịch sử-
văn hóa của đất nước. Qua địa danh, chúng
ta có thể thấy bóng dáng của một đời sống
tự nhiên, một đời sống vật chất và tinh thần
của con người với những nhu cầu tâm lý,
tâm linh, những giá trị truyền thống bản địa
cùng với những giá trị giao lưu, tiếp biến
văn hóa với nhiều dân tộc, nhiều quốc gia
khác trong diễn trình lịch sử -văn hóa của
dân tộc. Do thế, mỗi một đối tượng địa lí-
nhân văn, khi đóng vai trò là điểm hội tụ
của không gian tâm linh trong địa danh, đấy
là sự hợp thành của ba yếu tố: 1) Có dấu ấn
của tín ngưỡng bản địa hoặc dấu ấn tôn
giáo; 2) Có giai thoại, truyền thuyết lâu đời
gắn với đối tượng địa danh đó và được nhân
dân kính ngưỡng, lưu truyền; 3) Có không
gian thiêng được bao quyện bởi khung cảnh
thâm nghiêm, huyền tịch. Khi hội đủ những
điều kiện của ít nhất một trong ba yếu tố
này, mỗi đối tượng địa danh lúc ấy sẽ không
còn đơn thuần chỉ có chiều kích vật lí mà đã
vượt thoát trở thành một đối tượng nhân văn
có chiều kích tâm linh, mở ra những chiều
sâu của sự suy tưởng, suy nghiệm, những
sắc màu mang tính chất thiêng hóa và luôn
ánh lên vẻ đẹp của sự ngợi ca những giá trị
của con người và văn hóa Việt Nam. Chỉ
riêng nói về thành tố thứ hai, tức yếu tố giai
thoại, truyền thuyết, nếu nhìn qua giác độ
văn hóa dân gian, chúng ta sẽ thấy sự thẩm
thấu và lan tỏa của những giá trị thiêng
liêng trong truyền thống văn hóa dân tộc,
nghĩa là nhìn các giá trị truyền thống dân
tộc trong dòng chảy văn hóa và được lắng tụ
ở mỗi địa danh, trong sự hiểu, sự biết và sự
lưu truyền giữa các thế hệ người Việt, còn
nếu nhìn qua giác độ ngôn ngữ học, tên gọi
địa danh là sự ánh xạ của chiều kích tâm
linh, một chiều thứ ba ngoài hai chiều vật lí
mà một số nhà ngôn ngữ học theo quan
điểm thuần túy chưa thực sự công nhận,
chẳng hạn, Lê Trung Hoa định nghĩa: “Địa
danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm
tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các
đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các
công trình xây dựng thiên về không gian hai
chiều” [3, 12]. Vì vậy, trong bài viết này,
đứng từ góc độ liên ngành văn hóa-ngôn
ngữ học, chúng tôi muốn chứng minh rằng,
có một chiều thứ ba thực sự - chiều tâm linh
trong địa danh mà nhờ đó, những giá trị bản
sắc văn hóa được lộ diện, nói khác đi đó là
những biểu hiện về sắc màu của không gian
tâm linh trong địa danh. Và với sự lan tỏa
lung linh, huyễn hoặc của những sắc màu
NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH
29
ấy, không gian tâm linh bỗng trở nên thực
hơn và cũng ảo hơn bởi những giá trị vĩnh
hằng được phản chiếu trong cõi nhân sinh
và cõi linh thiêng thần thánh.
2.1. Sắc màu của không gian tâm linh
biểu hiện sự kính ngưỡng với hồn thiêng
sông núi và các đấng thần thánh qua giai
thoại và truyền thuyết gắn với địa danh
Việt Nam
Khác với cách nghĩ thiên về trừu tượng,
ở trường hợp cụ thể của địa danh, không
gian tâm linh lại được biểu hiện khá sống
động, với sự vận động cả trong chiều không
gian lẫn chiều thời gian. Nhìn trong chiều
thời gian, không gian tâm linh được biểu
hiện và hàm chứa qua bức màn sương khói
về diễn trình lịch sử của đời sống con người
với những quy luật phát triển riêng của nó.
Nhìn trong chiều không gian, không gian
tâm linh lại được biểu hiện qua sự vận động
của những tên gọi chỉ địa hình hay chỉ công
trình xây dựng ở mỗi địa phương vùng,
miền khác nhau và luôn chứa đầy huyền
tích. Với sự thẩm thấu và lan tỏa từ những
giai thoại và truyền thuyết, chiều kích của
không gian tâm linh đã bộc lộ một cách rõ
nét, trước hết là vẻ đẹp của hồn thiêng sông
núi Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
trong trường ca "Mặt đường khát vọng" đã
diễn tả rất đúng ý này:
"...Những người vợ nhớ chồng còn góp cho
Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn
Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn
trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng
Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông
xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước
mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho
Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc,
Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước,
một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta
cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...”
Những địa danh được nhắc đến trong
lời thơ trên hẳn không xa lạ gì với bất cứ
người Việt Nam nào bởi lẽ đơn giản, chúng
gần gũi và quen thuộc đến mức những sự
tích, giai thoại hay truyền thuyết gắn với
tên gọi địa danh ấy ai cũng có thể thuộc, ai
cũng có thể kể. Nhờ thế, trong sự hiểu, sự
biết và sự lưu truyền giữa các thế hệ người
Việt, chúng được xem như những địa chỉ
tâm linh tiêu biểu mà mọi người thường
hướng đến mỗi khi muốn tìm về những giá
trị nguồn cội hoặc những giá trị thiêng
liêng của truyền thống dân tộc hay văn hóa
bản địa. Một địa danh Hạ Long chẳng hạn,
với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về
cội nguồn con Rồng cháu Tiên, người Việt
đã tạo nên một truyền thuyết hết sức cao
quí và thiêng liêng nhằm bất tử hóa ý niệm
đó trong tên gọi địa danh này. Cho nên,
thực chất câu chuyện Ngọc Hoàng sai rồng
mẹ mang theo một đàn rồng con xuống hạ
giới giúp người Việt đánh giặc ngay từ
thuở mới bắt đầu lập nước, sau đó vì thấy
con người và vùng đất thanh bình, tươi
đẹp, mẹ con đàn rồng không trở về trời mà
ở lại cùng muôn đời con cháu nước Việt
gìn giữ đất nước, đấy là vì cha ông ta muốn
tạo ra hàm ý sâu xa nhằm nhắn gửi cho hậu
thế về vùng đất rồng tiên, cội nguồn cao
quí của dân tộc. Do đó, không phải ngẫu
nhiên mà mỗi đối tượng địa danh của vùng
đất thiêng này đều được chỉ rõ trong tên
SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT
30
gọi: nơi rồng mẹ đáp xuống là Hạ Long;
nơi rồng con đáp xuống là Bái Tử Long và
nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là
Bạch Long Vĩ. Có thể nói, với sự kì vĩ của
không gian tự nhiên đã làm cho những
truyền thuyết gắn với những địa danh ở
đây mang tính chất thiêng hóa và được hòa
nhịp, lan tỏa: một người con gái vạn chài
xinh đẹp vì quyết liệt bảo vệ tình yêu
chung thủy mà bị đày ra đảo hoang rồi hóa
thành hang Trinh Nữ; một chàng trai hoá
đá luôn quay mặt về phía hang Trinh Nữ
như là sự huyễn hoặc của tự nhiên với thế
giới người đời; hay một động Kim Quy,
nơi gắn với truyền thuyết về Rùa Vàng sau
khi giúp vua Lê Lợi đánh tan quân giặc, đã
tiếp tục diệt trừ yêu quái, rồi hoá đá trong
động; hay truyền thuyết về vua Rồng ở
động Thiên Cung, một chứng cứ về sự hòa
hợp giữa thần linh và người trần giới, giữa
cõi thiêng và cõi thực. Phải chăng đây là
bức thông điệp mà người xưa muốn gửi
cho hậu thế? Phải chăng đây là không gian
tâm linh của hồn thiêng sông núi Việt Nam
được hình hài hóa, hiện hữu hóa nơi địa
danh được coi là biểu tượng của vẻ đẹp đất
trời Việt Nam?
Trong sự hiểu, sự biết và sự lưu truyền
giữa các thế hệ người Việt, việc ý niệm
hóa, hiện hữu hóa những giá trị thiêng
liêng qua giai thoại và truyền thuyết tạo
nên không gian tâm linh trong địa danh
không chỉ được biểu hiện ở một trường hợp
mà dường như, có tính chất hàng loạt và
gần như lan tỏa suốt một dải đất hình chữ S
của đất nước Việt Nam. Như trường hợp
danh thắng Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng
chẳng hạn, chỉ với 5 ngọn núi đá vôi hình
thành mà có biết bao câu chuyện huyền
thoại, truyền thuyết được thêu dệt. Đáng kể
nhất là truyền thuyết về con Rồng đẻ ra quả
trứng Long Quân rồi nở ra một cô Tiên
xinh đẹp, từ đấy nâng lên tầm cao của triết
lí Ngũ hành, hóa tạo nên đá núi Kim Sơn,
Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn,
khắc lên ý nghĩa của năm ngọn núi quần tụ,
mang tầm cao của một học thuyết đã từng
chi phối đời sống tư tưởng của dân tộc
Việt, về sau còn được bổ sung thêm yếu tố
Phật tích để hai hệ thống triết thuyết về tín
ngưỡng bản địa và tôn giáo ngoại lai gặp
gỡ nhau để rồi tiếp biến, đan xen trong
dáng hình vật chất của những ngọn núi, của
thạch nhũ hay động phủ, biến Ngũ Hành
Sơn thành một trong những điểm tâm linh
nổi tiếng bậc nhất không chỉ của vùng đất
sông Hàn.
Trường hợp những địa danh ở vùng đất
sông Hương núi Ngự, vùng đất vua chúa,
nơi linh thiêng tụ khí, thông qua sự hiểu, sự
biết và sự lưu truyền giữa các thế hệ người
Việt, những giai thoại, truyền thuyết gắn
với những địa danh nơi đây cũng luôn
được linh hiển hóa, đậm chất cao sang và
không kém phần hào sảng. Chỉ riêng một
địa danh chỉ ngôi chùa Thiên Mụ, trí nhớ
dân gian lưu truyền ít nhất bốn truyền
thuyết và đều liên quan đến sắc màu Phật
giáo, sắc màu vua chúa: truyền thuyết thứ
nhất cho rằng, Cao Biền- một viên tướng
đời nhà Đường, từng tìm cách trấn yểm đồi
Hà Khê, nhưng nhờ có bà tiên chỉ dẫn lập
chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí, bồi đắp
mạch núi linh thiêng cho bậc quốc chủ xuất
hiện về sau nên được gọi là núi Thiên Mụ;
truyền thuyết thứ hai lại kể về chúa
Nguyễn Hoàng nghe theo lời chỉ dẫn của
bà lão nhà trời, khi tìm đất định đô, cầm
nén hương xuôi theo dòng sông Hương,
đến đúng địa phận kinh thành Huế thì nén
hương cháy hết, tại đó, chúa cho mở đất,
xây thành lập nên vương triều nhà Nguyễn
tồn tại hơn 200 năm, với 13 triều đại kế
tiếp nhau; truyền thuyết thứ ba lại kể, vị
NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH
31
chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi đích thân đi
xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho
mưu đồ mở mang cơ nghiệp, thấy ngọn đồi
Hà Khê nhô lên như hình chiếc đầu rồng
đang uốn khúc bên dòng nước trong xanh,
lại được người dân địa phương mách bảo,
rằng một bà tiên cho biết sẽ có một vị chân
chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền
long mạch, vì thế, chúa cho dựng một ngôi
chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương,
đặt tên là “Thiên Mụ Tự”; Truyền thuyết
thứ tư kể về vua Tự Đức, vì cầu mong có
con nối dõi, sợ chữ "Thiên" phạm đến trời
nên vị vua này cho đổi từ "Thiên Mụ"
thành "Linh Mụ" ("Bà mụ linh thiêng").
Như vậy, với trí nhớ dân gian, sự lưu
truyền trong cả bốn truyền thuyết về cùng
một địa danh đều cho thấy được lí do và
nguồn gốc xuất hiện của một tên gọi, thấy
được khí thiêng sông núi hiện hữu trong
một đối tượng địa danh, thấy được sắc màu
trong không gian tâm linh với sự lan tỏa
của yếu tố tôn giáo, yếu tố tín ngưỡng văn
hóa bản địa của cư dân nơi vùng đất này.
Chính sự lưu truyền những giá trị nhân
văn linh thiêng đó trong trí nhớ dân gian mà
ở vùng đất miền Trung vốn từng là địa bàn
sinh sống của cư dân Chăm, có khá nhiều
địa danh, đặc biệt là trong hệ thống tháp
Chăm trở thành điểm hội tụ văn hóa với
nhiều truyền thuyết thể hiện những giá trị
giao lưu và tiếp biến văn hóa và vì thế, sắc
màu của không gian tâm linh ở đây khá đặc
biệt. Trường hợp của thánh địa Mỹ Sơn,
hay tháp Pônagar là những dẫn chứng tiêu
biểu. Những truyền thuyết gắn với hai địa
danh ấy đã cho người ta thấy tín ngưỡng cổ
truyền của cư dân Chăm, cũng như tín
ngưỡng cổ ở Đông Nam Á là theo thuyết vũ
trụ lưỡng nghi với tư duy cặp đôi, tư duy
âm dương là phổ biến và đã dung hợp với
những tôn giáo được du nhập từ Ấn Độ như
Ấn giáo, Phật giáo để trở thành tín ngưỡng
chính của vương triều Champa. Hoặc địa
danh chỉ công trình xây dựng tháp Pôklông
Garai, ngôi tháp từng được xem là trung
tâm rực rỡ nhất của nền văn minh Chăm, do
vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế
kỷ 13 đầu thế kỷ 14 đạt đỉnh cao trong kiến
trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc
Chăm, mà truyền thuyết cho rằng nó là sản
phẩm của vua Pôklông Garai, vị vua có sự
khởi nguyên kì lạ ở người mẹ vốn được hạ
sinh từ bọt biển, vì quyền lợi của dân tộc,
để tránh đổ máu vô ích trong cuộc chiến với
người Miên nên đã chủ động thách tướng
Miên thi tài xây tháp, ai xong trước sẽ
thắng. Kết quả cuộc chiến trí tuệ này, dĩ
nhiên là sự chiến thắng của vua Pôklông
Garai bằng sức mạnh, sự khéo léo, tài trí
thông minh nên nhờ đó, bờ cõi được giữ
yên, người dân được hưởng cuộc sống hòa
bình, hạnh phúc.
Trong dòng chảy của sự lưu truyền
những giá trị nhân văn thiêng liêng đó, ở
cuối trời phương Nam, nơi vùng “Hà Tiên
thập cảnh”, có hệ thống cảnh quan tựa Vịnh
Hạ Long, với những giai thoại, truyền
thuyết gắn với địa danh nơi đây mới thấy
hồn thiêng khí núi của đất trời Việt Nam
tỏa rộng, sống động biết dường nào. Tuy
mang đặc điểm của vùng đất mới vừa khắc
nghiệt, vừa hoang dã nhưng những tên gọi
địa danh ở đây lại mang đầy tính mĩ cảm và
hình tượng: một hòn đảo Kim Dự Lan Đào
(Đảo Vàng Chắn Sóng), một ngọn núi Bình
San Điệp Thúy (Núi Bình San Xanh Biếc),
một ngôi chùa Tiêu Tự Thành Chung
(Tiếng Chuông Tiêu Tự), một Giang Thành
Dạ Cổ (Tiếng Trống Đêm Ở Giang Thành),
một động đá Thạch Động Thôn Vân (Mây
Luồn Thạch Động), một núi Châu Nham
Lạc Lộ (Châu Nham Cò Đậu), một hồ nước
Đông Hồ Ấn Nguyệt (Đông Hồ Trăng Soi),
SẮC MÀU TÂM LINH TRONG ĐỊA DANH VIỆT NAM QUA YẾU TỐ GIAI THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT
32
một vịnh nhỏ Nam Phố Trừng Ba (Sóng
Trong Nam Phố), một xóm Lộc Trĩ Thôn
Cư (Xóm Dân Ở Lộc Trĩ), một xóm chài
Lư Khê Ngư Bạc (Cảnh Chài Cá Ở Lư
Khê). Tô điểm cho mỗi tên gọi ấy là cả một
tổ hợp những giai thoại, truyền thuyết hết
sức đặc sắc. Chỉ riêng Thạch Động Thôn
Vân- một cảnh đẹp được Mạc Thiên Tích,
chủ soái của nhóm Tao Đàn Chiêu Anh
Các đề cao trong bài thơ tổng vịnh mười
cảnh đẹp “Bình Sơn, Thạch Động là rường
cột/ Sừng sững muôn năm cũng để dành”-
đã có nhiều truyền thuyết, trong đó nổi bật
là truyền thuyết về chàng Thạch Sanh, mà
với trí nhớ người dân của vùng này, họ luôn
tin tưởng và tự hào rằng Thạch Động là nơi
phát sinh câu chuyện cổ tích nổi tiếng khắp
cả nước “Thạch Sanh Lý Thông”, là nơi
Thạch Sanh chém chằn tinh để giúp dân
làng, đồng thời cũng là nơi Thạch Sanh giết
đại bàng và cứu công chúa, với bằng chứng
xác thực trên đá, dưới chân đường thông
thiên nhìn vào vách thạch nhũ còn hiện hữu
những dấu vết chân chim, có hình đầu con
đại bàng khổng lồ đang quặp một cô gái, có
hình Thạch Sanh tay cầm búa đánh nhau
với chằn tinh, trên vai vác công chúa để
đưa công chúa lên khỏi hang động Hơn
nữa, động còn là nơi thờ Phật, không khí
linh thiêng của cõi Phật như được hòa
quyện và làm xoa dịu những oan hồn của
130 người dân Việt Nam vô tội bị bọn Pôn
Pốt thảm sát năm 1978 tại chính động này,
khiến sắc màu tâm linh ở đây được cộng
hưởng một sắc thái hết sức đặc biệt. Đó có
lẽ là cái khoảng cách giữa cái huyền hoặc
và cái trần giới, giữa cái thiên đường và cái
địa ngục, giữa xưa và nay được kéo gần đến
mức không đường ranh giới. Có lẽ vì vậy,
một khi đã đến nơi đây, mỗi người vì nhu
cầu thưởng lãm hay vì nhu cầu tâm linh,
đều không khỏi thực hành chiêm bái, với
một mặc tưởng tâm linh xác thực để tìm
một sự thư thái, an bình trong cõi tâm hồn.
2.2. Sắc màu của không gian tâm linh
biểu hiện sự ngưỡng vọng và linh thiêng
hóa những giá trị cao cả của con người
Việt Nam trong đấu tranh với thiên
nhiên, xã hội và trong đời sống tình cảm
Trong cuộc hành trình vượt thời gian,
không gian để khẳng định những giá trị
vĩnh hằng của truyền thống dân tộc, qua sự
thẩm thấu và lan tỏa của từng giai thoại và
truyền thuyết ở mỗi địa danh, sự hiểu, sự
biết, sự lưu truyền những giá trị nhân văn
thiêng liêng về chủ thể con người Việt Nam
được bộc lộ khá đậm nét trên mọi phương
diện của đời sống đấu tranh với thiên nhiên,
xã hội cũng như đời sống tinh thần, tình
cảm giữa các thành viên của mỗi cộng đồng
trên cùng lãnh thổ. Theo đó, săc màu của
khô