Phương pháp truyền thống
- Sản xuất tôm giống hiện nay hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống
là cắt cuống mắt tôm mẹ nhằm kích thích quá trình lột xác, tăng khả năng
chín muồi sinh dục và đẩy nhanh quá trình đẻ trứng của tôm. Sở dĩ sử dụng
phương pháp này bởi ở cuống mắt của tôm (cả tôm đực và cái) có chứa phức
hệ cơ quan X (tuyến nút), cơ quan X trực tiếp điều khiển tổng hợp hormon ức
chế sự phát triển tuyến sinh dục (GIH) và hormon ức chế lột xác (MIH). Vì
vậy, khi cắt cuống mắt sẽ loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X, từ đó làm giảm tác
nhân ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH). Bên cạnh mặt lợi, tôm
khi bị cắt mắt có một số hạn chế: Chúng chỉ đẻ 3 – 5 lần, sau đó đời sống sinh
sản chấm dứt; chất lượng lần sinh sản sau giảm dần.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất giống tôm Thẻ không cắt mắt tôm mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất giống tôm Thẻ
không cắt mắt tôm mẹ
Sản xuất tôm giống bằng cách cắt cuống mắt sẽ làm giảm số lần sinh sản và
chất lượng của tôm. Áp dụng phương pháp sản xuất tôm tự nhiên không cắt
cuống mắt sẽ giải quyết bài toán khó về tôm giống hiện nay, tạo ra đàn tôm
giống đồng đều, sạch bệnh.
1. Phương pháp truyền thống
- Sản xuất tôm giống hiện nay hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống
là cắt cuống mắt tôm mẹ nhằm kích thích quá trình lột xác, tăng khả năng
chín muồi sinh dục và đẩy nhanh quá trình đẻ trứng của tôm. Sở dĩ sử dụng
phương pháp này bởi ở cuống mắt của tôm (cả tôm đực và cái) có chứa phức
hệ cơ quan X (tuyến nút), cơ quan X trực tiếp điều khiển tổng hợp hormon ức
chế sự phát triển tuyến sinh dục (GIH) và hormon ức chế lột xác (MIH). Vì
vậy, khi cắt cuống mắt sẽ loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X, từ đó làm giảm tác
nhân ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH). Bên cạnh mặt lợi, tôm
khi bị cắt mắt có một số hạn chế: Chúng chỉ đẻ 3 – 5 lần, sau đó đời sống sinh
sản chấm dứt; chất lượng lần sinh sản sau giảm dần.
- Do đặc điểm tôm sú có Thelycum kín nên khi cắt cuống mắt tôm cái sẽ lột
xác, cơ quan sinh sản mềm ra, từ đó tôm đực dễ dàng gắn túi tính khi giao vĩ.
Còn đối với tôm thẻ chân trắng do có Thelycum hở nên việc sinh sản được
tiến hành thuận lợi ngay cả khi không tiến hành lột xác. Dựa vào đặc điểm đó
nên việc sản xuất giống Tôm thẻ chân trắng bằng cách nuôi tự nhiên đã thành
công và đạt hiệu quả tốt. Phương pháp này là một chuỗi đồng bộ từ việc lựa
chọn tôm bố mẹ có nguồn gốc, sạch bệnh và đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tổng hợp để tạo ra giống Tôm thẻ chân trắng hạn chế lây nhiễm các
bệnh đốm trắng, Taura, đầu vàng, hoại tử cơ, hoại tử gan tụy. Do đó, sức đề
kháng, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của tôm cũng cao hơn phương pháp cắt
mắt.
2. Phương pháp mới trong sản xuất tôm giống
- Quá trình sản xuất giống Tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp tự nhiên,
không cắt mắt này bao gồm việc chọn tôm bố mẹ có nguồn gốc Hawaii trọng
lượng trên 45g/con đực và 50g/con cái. Việc thuần hóa, nuôi vỗ tôm bố mẹ là
giai đoạn rất quan trọng, đòi hỏi phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và khống
chế các chỉ tiêu môi trường ở điều kiện thích hợp để giúp tôm thành thục một
cách tự nhiên. Quản lý các chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, độ mặn) và sử dụng
dinh dưỡng hợp lý được coi là yếu tố then chốt của quá trình, nhằm đạt chất
lượng giống đồng đều, ổn định và có nhiều điểm nổi trội hơn so với phương
pháp truyền thống.
- Thực tế cho thấy, khi tôm ở ngoài tự nhiên không bị cắt cuống mắt và có thể
đẻ nhiều lần hơn trong một khoảng thời gian dài, cho ra nhiều tôm con hơn.
Vì vậy người ta đã nghiên cứu làm sao để có thể kích thích tôm đẻ mà không
cần cắt mắt. Trên thế giới, việc ứng dụng tiêm serotonin cho tôm cái đã được
thực hiện và tỷ lệ tôm đẻ lần đầu là 35,4%, gấp sáu lần đối chứng. Tỷ lệ tôm
đẻ tiếp trong lần hai là 6,7%. Tính chung, số tôm đẻ do được kích thích bằng
serotonin gấp bảy lần so với đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ nhờ tiêm serotonin thấp
hơn tôm được cắt cuống mắt. Nhưng sau những lần đẻ dồn dập số tôm cắt
cuống mắt không thể tiếp tục được dùng để sản xuất tôm giống. Trong khi đó
tôm đã đẻ nhờ serotonin vẫn tiếp tục sinh sản vì không bị tổn thương, nhờ thế
mà có thể kéo dài được tuổi thọ sinh sản của tôm.
- Sau thời gian nuôi tích cực 1 – 2 tháng, những con tôm cái thành thục sẽ
được thả vào bể tôm đực để chúng tự giao vĩ, sau đó chuyển tôm cái vào bể
tôm đẻ. Lúc này cần đảm bảo cho bể tôm đẻ có điều kiện nhiệt độ thích hợp,
yên tĩnh, không ánh sáng. Sau 36 – 40 giờ thu gom Nauplius và chuyển sang
trại ương để tiếp tục ương lên Postlarvae.
- Phương pháp này khá nhiều ưu điểm: Do không cắt cuống mắt nên không
gây tổn thương tôm mẹ, không mất thời gian chăm sóc tôm mẹ phục hồi như
khi bị cắt mắt. Số lượng Nauplius thu được lớn hơn 200 Nauplius/con cái,
thời gian chuyển giai đoạn từ Nauplius đến Postlarvae 12 là 18 – 19 ngày,
ngắn hơn 1 – 2 ngày so với phương pháp cắt cuống mắt và chiều dài của Pl 8
(Postlarvae 8) tương đương Pl 10 của phương pháp cắt mắt. Tôm giống có
chất lượng đồng đều, không dị dạng, khỏe mạnh. Trước sự trôi nổi của tôm
giống và dịch bệnh hoành hành, phương pháp này được coi là tín hiệu tốt giúp
ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững và đảm bảo nhu cầu xuất khẩu trong
năm tới.
3. Công ty cung cấp giống
Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận đã thành công trong việc sản
xuất Tôm thẻ chân trắng bằng cách nuôi tự nhiên không cắt mắt. Đây là kết
quả học tập và đúc rút từ quá trình đi thực tế tại Mexico của Công ty. Phương
pháp này đã được cấp bản quyền tác giả và mở rộng thử nghiệm tại các huyện
Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) để đảm bảo cung cấp cho thị
trường giống Tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, chất lượng tốt.