Bình Phước là tỉnh có thế mạnh trồng tiêu, theo số liệu thống
kê năm 2009 với diện tích 10.683 ha, diện tích cho thu hoạch
là 9.823 ha, sản lượng đạt 27.871 tấn, là điều kiện rất thuận
lợi để sản xuất tiêu sọ. Sản xuất tiêu sọ (tiêu trắng) là nghề
mới xuất hiện và phát triển mạnh trong vài năm gần đây,
được sự ủng hộ rộng rãi vì góp phần tạo việc làm, tăng thu
nhập và giải quyết tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.
Trên thị trường giá bán tiêu sọ cao gấp hơn 1,5 lần so với tiêu
đen.Thực tế một số người trồng tiêu đã tự sản xuất tiêu sọ
theo phương pháp thủ công hoặc theo quy mô hộ gia đình,
hiện nay trên thị trường đã có quy trình công nghệ sản xuất
tiêu sọ tiến tiến.
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất hạt tiêu sọ an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất hạt tiêu sọ an
toàn thực phẩm, an
toàn môi trường
Bình Phước là tỉnh có thế mạnh trồng tiêu, theo số liệu thống
kê năm 2009 với diện tích 10.683 ha, diện tích cho thu hoạch
là 9.823 ha, sản lượng đạt 27.871 tấn, là điều kiện rất thuận
lợi để sản xuất tiêu sọ. Sản xuất tiêu sọ (tiêu trắng) là nghề
mới xuất hiện và phát triển mạnh trong vài năm gần đây,
được sự ủng hộ rộng rãi vì góp phần tạo việc làm, tăng thu
nhập và giải quyết tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.
Trên thị trường giá bán tiêu sọ cao gấp hơn 1,5 lần so với tiêu
đen.Thực tế một số người trồng tiêu đã tự sản xuất tiêu sọ
theo phương pháp thủ công hoặc theo quy mô hộ gia đình,
hiện nay trên thị trường đã có quy trình công nghệ sản xuất
tiêu sọ tiến tiến.
1. Sản xuất theo phương pháp thủ công (quy mô hộ gia đình):
Thiết bị công nghệ để chế biến tiêu sọ quy mô hộ gia đình rất
đơn giản, gồm: Một bể ngâm ủ tiêu đen thường từ 3 ngăn trở
lên. Một moteur vài ba mã lực, giàn phun nước, sàng tách vỏ.
Tổng chi phí cho một cơ sở chế biến có công suất 01
tấn/ngày chỉ khoảng 8-10 triệu đồng. Vận hành, thao tác cũng
khá đơn giản, chỉ cần một nhân công đứng máy và 1 – 2 lao
động phụ là được.
Quy trình chế biến tiêu sọ cơ bản qua bốn công đoạn như
sau:
- Nguyên liệu là tiêu đen: được quạt, sàng, chọn lựa hạt tốt
đạt dung trọng 600 – 620 gam/lít;
- Ngâm ủ: tiêu được đóng 20 – 25 kg/bao, đưa vào ngâm, ủ
trong bể nước 10-15 ngày);
- Chà, rửa tách vỏ quả, rửa sạch lấy tiêu sọ (có thể ngâm tiêu
sọ trong nước sạch 1 - 2 ngày để khử mùi hôi);
- Phơi khô đạt độ ẩm 12 – 13 % (thời gian phơi thường từ 2 –
4 nắng tùy theo thời tiết), đóng bao 2 lớp (có thể trữ được cả
năm).
2. Sản xuất tiêu sọ theo quy trình tiên tiến:
Để sản xuất ra sản phẩm tiêu sọ có chất lượng cao, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, có sức cạnh
tranh trên thị trường trong nước và Quốc tế, yêu cầu đặt ra là
phải làm tốt các khâu sau:
- Khâu trồng trọt: hạn chế tối đa tiến tới không dùng thuốc,
phân hóa học, tăng cường dùng phân hữu cơ, phân vi sinh.
- Khâu thu hoạch: thu hoạch lúc tiêu chín trên cây (không hái
tiêu non), bảo đảm cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao
cho chế biến.
- Khâu chế biến:
+ Tại công đoạn ngâm, rửa, tẩy trắng và khử mùi: không lạm
dụng những hóa chất độc hại như nước Javen, dung dịch
xút để ngâm, rửa và tẩy trắng tiêu, bởi vì dư lượng những
hóa chất này còn tồn dư trên sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, đó còn là
nguyên nhân chính làm mất đi tính hấp dẫn và sức cạnh tranh
của sản phẩm. Do đó, để tránh không sử dụng những loại hóa
chất có tính độc hại đối với người và môi trường các cơ sở
sản xuất tiêu sọ nên chọn sử dụng loại enzym hữu cơ để xử lý
tách vỏ và tẩy trắng (enzym Aspergillus Niger), như vậy
không những rút ngắn được thời gian chế biến mà còn cho
sản phẩm tiêu sọ có chất lượng cao để cạnh tranh trên thị
trường hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Trường Đại học Bách
khoa TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao công nghệ (công
nghệ được chào bán với giá tham khảo: phí chuyển giao công
nghệ 15 triệu đồng, máy móc thiết bị công suất 2 tấn/ngày là
35 triệu đồng).
+ Vấn đề xử lý nước thải chế biến tiêu sọ cũng phải hết sức
chú trọng: trung bình để sản xuất được 01 tấn tiêu sọ cơ sở
sản xuất sẽ phải thải ra môi trường 15 m3 nước thải. Nước
thải chế biến tiêu sọ có mức độ gây ô nhiễm môi trường rất
cao. Do đó để sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường thì nhất
thiết phải có công nghệ xứ lý chất thải. Các cơ sở sản xuất
tiêu sọ có thể tham khảo quy trình xử lý nước thải tiêu sọ do
Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu và
đã triển khai áp dụng trong thực tế tại tỉnh Đắk Nông với chi
phí xử lý nước thải thấp, khoảng 2.300 đồng – 4.000
đồng/m3 nước thải.
Để nghề sản xuất tiêu sọ phát triển bền vững, bên cạnh sự nỗ
lực của người sản xuất rất cần sự có sự quan tâm giúp đỡ, hỗ
trợ từ phía các Bộ ngành, chính quyền địa phương các cấp để
bà con nông dân và doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư cho
sản xuất, kinh doanh, tạo ra sản phẩm tiêu sọ có chất lượng
cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị
trường, góp phần nâng hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng ngày càng tốt hơn là hết sức cần thiết.