Sản xuất tôm càng xanh toàn đực

Tôm càng xanh đóng vai trò quan trọng thứ hai sau cá tra đối với sự phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Vì thế, nhà sản xuất giống không chỉ chú ý vào số lượng mà còn quan tâm đến chất lượng và tỷ lệ tôm đực - cái trong quần đàn. Sản xuất TCX toàn đực là một trong những giải pháp hữu hiệu cho nuôi trồng thủy sản hiện nay

pdf8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất tôm càng xanh toàn đực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất tôm càng xanh toàn đực Tôm càng xanh đóng vai trò quan trọng thứ hai sau cá tra đối với sự phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Vì thế, nhà sản xuất giống không chỉ chú ý vào số lượng mà còn quan tâm đến chất lượng và tỷ lệ tôm đực - cái trong quần đàn. Sản xuất TCX toàn đực là một trong những giải pháp hữu hiệu cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Đặc điểm sinh học Tôm càng xanh (Macrobranchium rosenbergii) phân bố ở khu vực Đông Nam Á, du nhập vào các vùng nhiệt đới trên thế giới và trở thành đối tượng quan trọng của nghề nuôi thủy sản. Châu Á là nơi sản xuất TCX hàng đầu, chiếm trên 95% tổng sản lượng toàn thế giới. TCX có đặc điểm ăn tạp, háu ăn và ăn liên tục; Lớn nhanh, ưa thích sống trong môi trường nước trong, sạch, có lượng ôxy hoà tan cao trên 5mg/l, pH = 7 - 7,5, nhiệt độ 28 - 300C. Kích cỡ tôm lớn nhất có chiều dài 320mm, khối lượng 100g. Tôm cái trưởng thành đạt cỡ 20 - 25g, tôm đực là 30 - 40g. Tuy nhiên, trong một quần đàn TCX được nuôi trong ao (kể cả nuôi bằng giống tự nhiên lẫn giống nhân tạo) đều có cả 3 loại tôm cái, đực và tôm nhỏ, chúng cùng tham gia vào quá trình sinh sản. Do đó, đàn tôm sẽ rất chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài (8 - 10 tháng) hiệu quả kinh tế thấp hơn với các đối tượng thủy sản khác. Ngoài ra, sư có mặt của con cái trong đàn khiến tôm bị tiêu hao năng lượng do hoạt động sinh sản, làm cho sự khác biệt về tăng trưởng giữa con đực và con cái càng lớn hơn. Từ đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một loại giống TCX toàn đực là một giải pháp hữu hiệu nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Thí nghiệm thành công Dự án nghiên cứu sản xuất giống TCX toàn đực đã được Đại học Ben Gurion - Israel kết hợp với quỹ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển quốc tế - Đức, cùng với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và II của Việt Nam xây dựng từ năm 2001 đến năm 2004. Nuôi TCX toàn đực mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với nuôi tôm càng xanh bình thường, do TCX toàn đực lớn nhanh, tôm thương phẩm đạt kích cỡ lớn và đồng đều nên có giá bán cao, đặc biệt là có giá trị xuất khẩu, chi phí đầu tư thấp do thời gian nuôi được rút ngắn hơn. TCX toàn đực là giải pháp hữu hiệu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm - Ảnh: Phan Thanh Cường Những thí nghiệm đầu tiên được thực hiện ở Israel vào năm 1986. Con đực được nuôi tách riêng trong một hệ thống lồng nuôi công nghiệp quy mô nhỏ trong 150 ngày. Họ nhận thấy đàn tôm toàn đực đạt đến cỡ thương phẩm nhanh hơn so với đàn tôm toàn cái và đàn tôm có lẫn hai giới tính. Các thí nghiệm nuôi tôm đơn tính thâm canh trong ao đất cũng thu được kết quả tương tự. Nuôi tôm TCX toàn đực đã cải thiện tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn, tỷ lệ sống, cỡ tôm đồng đều, tăng năng suất và lợi nhuận cao hơn. Trong sản lượng thu hoạch chỉ có khoảng 5% là tôm còi, (hình thức cũ là 15%). Đồng thời, nuôi theo hình thức này đã loại bỏ được hoạt động sinh sản giúp tiết kiệm năng lượng sinh sản của tôm đực để tăng tốc độ lớn. Hệ số thức ăn trong nuôi tôm toàn đực tương đối thấp (1:2:1) so với nuôi lẫn (1,8:2:1). Triển vọng tại Việt Nam Từ năm 2002 - 2004, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã hợp tác với nhà khoa học Israel đã nghiên cứu thành công chuyển đổi giới tính TCX đực thành tôm cái gọi là tôm cái giả, từ thế hệ con tôm cái giả này sẽ sinh sản 100% tôm đực nhưng ở quy mô thí nghiệm. Năm 2005, Viện tiếp tục hoàn thiện quy trình chuyển đổi giới tính TCX thành công và đến năm 2006 - 2007 dự án sản xuất thử TCX toàn đực quy mô đại trà được thực hiện nhờ sự hỗ trợ kinh phí của Bộ NN&PTNT đã mang lại nhiều thành công và ứng dụng vào thực tiễn. Dự án đã sản xuất được hơn 20.000 con TCX cái giả, năng suất tạo tôm cái giả 200 con/ngày, tỷ lệ thành công chuyển đổi giới tính từ 49 - 71%, tỷ lệ thành thục và tham gia sinh sản tôm cái giả trung bình 75%. Dự án đã thiết lập được 4 vệ tinh sản xuất TCX toàn đực ở ĐBSCL, đã sản xuất được hơn 2 triệu PL15 toàn đực phục vụ cho nghiên cứu và nuôi thương phẩm ở các tỉnh có diện tích nuôi TCX lớn. Kết quả nuôi TCX toàn đực thương phẩm ở quy mô nông hộ rất khả quan, năng suất từ 1,7 - 3,6 tấn/ha/vụ và kích cỡ tôm thương phẩm từ 75 - 125g/con được thị trường chấp nhận và đạt lợi nhuận cao. Tại An Giang, với sự hỗ trợ của Sở KH&CN An Giang, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Thủy sản tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II triển khai đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm TCX toàn đực” tại Trại giống cù lao Bà Hòa, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành. Từ đầu năm 2006, Trung tâm đã nuôi vỗ 2.000 con tôm cái giả để chuẩn bị sinh sản ra tôm post toàn đực và chọn một nông dân có kinh nghiệm nuôi tôm ở xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn) để thả nuôi 50.000 con post toàn đực, với mật độ 5 con/m2. Kết quả bước đầu cho thấy, tôm cái giả tăng trưởng tốt, đang bắt đầu sinh sản và có nhiều hứa hẹn khả năng thành công. Tại Đồng Tháp, năm 2008, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh đã chuyển giao hơn 1 triệu con giống TCX toàn đực cho nông dân nuôi tại các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Lai Vung, Lấp Vò và Châu Thành. Hiện, tôm giống toàn đực phát triển rất tốt, nhiều hộ nuôi cho biết, nhờ nuôi TCX toàn đực, thời gian nuôi rút ngắn từ 20 - 30 ngày, tôm đạt kích cỡ loại 1, loại 2 cao và giá bán cũng cao hơn so với tôm nuôi truyền thống từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Theo ông Trần Hồng Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Kỹ thuật và Công nghệ Trà Vinh, nhu cầu con giống của người nuôi ngày một cao, trong khi các cơ sở sản xuất tôm giống lại nhỏ lẻ, chất lượng không ổn định. Việc nghiên cứu và sản xuất thành công giống TCX toàn đực đã góp phần nào tháo gỡ khó khăn và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản nói chung.