Sáng chế và mẫu hữu ích

Hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế hiện đại đầu tiên được thiết lập ở thành quốc Venice vào giữa thế kỷ thứ XV nhằm khuyến khích sáng tạo. Quy chế năm 1474 đã giải thích rằng “Xung quanh chúng ta có nhiều thiên tài, có khả năng sáng tạo và nghĩ ra những thiết bị tinh xảo Bâygiờ, nếu đặt ra các quy định về các tác phẩm và thiết bị do những người đó tạo ra, để người khác khi thấy những thứ đó không thể bắt chước và lấy đi vinh dự của tác giả sáng chế, thì nhiều người sẽ phát huy tài năng của mình hơn, sẽ nghĩ ra và làm ra các thiết bị vô cùng hữu ích và có lợi cho Khối thịnh vượng chung của chúng ta”.

pdf32 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng chế và mẫu hữu ích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu này do Giáo sư Michael Blakeney cung cấp trong khuôn khổ Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) Tháng 10 năm 2007 Bài 3 Sáng chế và mẫu hữu ích 1 Luật nội dung của các nguyên tắc sáng chế  Lịch sử Hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế hiện đại đầu tiên được thiết lập ở thành quốc Venice vào giữa thế kỷ thứ XV nhằm khuyến khích sáng tạo. Quy chế năm 1474 đã giải thích rằng “Xung quanh chúng ta có nhiều thiên tài, có khả năng sáng tạo và nghĩ ra những thiết bị tinh xảo … Bây giờ, nếu đặt ra các quy định về các tác phẩm và thiết bị do những người đó tạo ra, để người khác khi thấy những thứ đó không thể bắt chước và lấy đi vinh dự của tác giả sáng chế, thì nhiều người sẽ phát huy tài năng của mình hơn, sẽ nghĩ ra và làm ra các thiết bị vô cùng hữu ích và có lợi cho Khối thịnh vượng chung của chúng ta”. [Trích từ Mandich, ‘Venetian Patents (1450-1550)’ (1948) 30 Journal of the Patent Office Society 166 đến 177.] Tại Anh, từ thế kỷ thứ XIV, các quốc vương Anh đã dành sự bảo hộ cho cả thợ thủ công ngoại quốc nhằm khuyến khích luồng kỹ năng công nghệ vào nước này. [Xem Hulme, ‘The History of the Patent System under the Prerogative and at Common Law’ (1896) 12 Law Quarterly Review 141.] Cho đến cuối thế kỷ thứ XVI, việc bán các bằng độc quyền sáng chế đối với cả việc bán và sản xuất hàng hóa cũng đã trở thành một nguồn thu lớn cho các quốc vương Anh. Trong một nỗ lực hạn chế việc bán quyền đối với sáng chế một cách thái quá, năm 1624 Nghị viện Anh đã ban hành Quy chế về Độc quyền làm cơ sở cho các luật sáng chế hiện đại của những nước xây dựng pháp luật dựa trên thông luật. Quy chế này chứa đựng quy định chung về cấm độc quyền, các bằng độc quyền sáng chế được cấp cho: “việc độc lập làm ra hoặc tạo ra hàng hóa mới bằng phương pháp bất kỳ trong phạm vi vương quốc” và quy định rằng độc quyền bằng sáng chế chỉ được cấp trong thời hạn tối đa là 14 năm. Vì thế, theo hệ thống thông luật của Anh, bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp cho các sáng chế hữu ích. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 2 Tại châu Âu lục địa, văn bản pháp luật hiện đại đầu tiên về sáng chế là Luật của Pháp ngày 7 tháng 01 năm 1791. Luật này chịu ảnh hưởng lớn của tinh thần cách mạng thời kỳ đó và trong phần lời nói đầu có nhận định rằng “mọi ý tưởng mới, mà việc bộc lộ hoặc phát triển chúng có thể là hữu ích cho xã hội thuộc về người đầu tiên nghĩ ra, và sẽ là xâm phạm quyền thực chất của một người nếu không coi một sáng chế về kỹ thuật và hàng hóa hữu ích là tài sản của tác giả sáng chế đó”. [Nguồn T. Regnauld, De la Législation et de la Jurisprudence concernant les Brevets d’invention de Perfectionnement et d’Importation Paris, Antione Bavoux, 1825, 135] Tinh thần cách mạng tương tự và sự tôn trọng quyền con người ảnh hưởng đến luật của Pháp cũng đã tác động đến Hiến pháp của Hoa Kỳ năm 1787, trong đó tại Mục 8 quy định rằng “Quốc hội có thẩm quyền … thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hữu ích, bằng việc bảo đảm cho các tác giả và nhà sáng chế các quyền độc quyền đối với các tác phẩm và phát hiện của họ trong một thời hạn nhất định” Câu hỏi tự đánh giá Câu 1 Theo lịch sử về bằng độc quyền sáng chế, mục đích chính của bằng độc quyền sáng chế là gì? Trả lời Mục đích của bằng độc quyền sáng chế là dành sự bảo hộ cho các tiến bộ công nghệ (sáng chế). Đó là phần thưởng cho việc bộc lộ sự sáng tạo ra cái mới cũng như việc phát triển tiếp theo, hoặc cải tiến những công nghệ đã có.  Cơ sở lý luận cho việc bảo hộ sáng chế Nguồn gốc lịch sử của luật sáng chế gợi ra một số thuyết giải thích cho việc bảo hộ sáng chế. Những thuyết đó bao gồm: 1. Thuyết phần thưởng. Các tác giả sáng chếcần được thưởng cho việc tạo ra các sáng chế hữu ích và luật pháp phải được sử dụng để bảo đảm việc thưởng này. 2. Thuyết khuyến khích. Cơ chế theo đó sáng chế được khen thưởng, sẽ khích lệ sự tạo ra sáng chế mới cho nghiên cứu và phát triển. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 3 3. Thuyết hợp đồng hoặc bộc lộ. Bằng việc đưa ra hệ thống bảo hộ, các nhà sáng chế sẽ được khuyến khích bộc lộ các sáng chế của họ, giới thiệu công chúng, sau một thời gian độc quyền. 4. Thuyết luật tự nhiên. Các cá nhân có quyền sở hữu đối với các ý tưởng của mình. Gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc đàm phán vượt ra ngoài khuôn khổ của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức Thương mại thế giới (TRIPs), thuyết báo hiệu đã được phát triển, theo đó chế độ bảo hộ sáng chế sẽ báo hiệu một môi trường đầu tư có thể chấp nhận được, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 2 Lý thuyết về bảo hộ sáng chế có đưa ra các biện giải hữu ích cho việc bảo hộ sáng chế? Trả lời Ngoài mục đích khuyến khích và tưởng thưởng cho sự đổi mới, bảo hộ sáng chế còn là mong muốn hợp pháp của các tác giả sáng chế và sự tồn tại việc bảo hộ này là dấu hiệu của một hệ thống pháp luật tiên tiến.  Yêu cầu về hiệu lực Tiêu chuẩn quốc tế đối với việc bảo hộ sáng chế trong phạm vi quốc gia được quy định tại Điều 27.1 của Hiệp định TRIPs, theo đó, “bằng độc quyền sáng chế phải được cấp cho sáng chế bất kỳ, dù là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, với điều kiện nó phải mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp”. Pháp luật sáng chế quốc gia , phù hợp với Điều 27(1) của TRIPs, cấp bằng độc quyền sáng chế cho các sáng chế có tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp và trình độ sáng tạo.  Khái niệm sáng chế Yêu cầu đầu tiên cho việc bảo hộ sáng chế là đối tượng bảo hộ phải là một sáng chế. Điều này xuất phát từ yêu cầu về “phương pháp sản xuất” trong Quy chế về Độc quyền. Nói chung, yêu cầu này được hiểu là sáng chế phải có đặc tính kỹ thuật hay nói cách khác, phải có đóng góp về mặt kỹ thuật cho nền kỹ nghệ. Vì thế, nếu đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế chỉ đơn thuần liên quan đến một phát minh, lý thuyết Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 4 khoa học, phương pháp toán học, quy tắc và phương pháp tư duy, phương pháp kinh doanh hoặc chương trình máy tính hoặc, thì bằng độc quyền sáng chế sẽ không được cấp. Tại Hoa Kỳ, để làm ví dụ, một sáng chế phải thuộc một trong số năm “nhóm luật định” về đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế, đó là: quy trình, máy móc, hàng hóa (tức là các vật thể được tạo ra bởi con người hoặc máy móc), các thành phần kết cấu của một đối tượng, và việc sử dụng vào mục đích mới của đối tượng bất kỳ nêu trên. Tương tự, ở châu Âu, các ý tưởng lý thuyết phi kỹ thuật là đối tượng bị loại trừ khỏi ra khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế . Tuy nhiên, các đại diện sáng chế đã đặc biệt sáng tạo khi mở rộng giải thích khái niệm “sáng chế” để khẳng định những ứng dụng kỹ thuật của đối tượng bị loại trừ. Điều này được minh họa dưới đây. (a) Phát minh Hầu hết các hệ thống bảo hộ sáng chế đều chỉ ra sự khác biệt giữa sáng chế và phát minh. Phát minh được xem là những khám phá về sự vật hoặc hiện tượng đã tồn tại trong tự nhiên, ngược lại, sáng chế là việc áp dụng kiến thức đó để giải quyết một vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, sự khác biệt này trở nên khá mơ hồ khi áp dụng do có rất nhiều ví dụ về khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế của các phát minh, nếu chúng được kết hợp với các ứng dụng kỹ thuật. Ví dụ, các phát minh liên quan đến cấu trúc và vị trí của ADN đã được cho là có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu chúng được áp dụng trong công nghệ gen. Thực vậy, kỹ thuật phân lập đơn thuần một phần của trình tự gen đã được xem là có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế, thậm chí ngay cả khi tính hữu ích chức năng của trình tự đó chỉ mang tính suy đoán. (b) Lý thuyết khoa học Cùng với các phát minh, lý thuyết khoa học, ví dụ như tuyết tương đối của Einstein, không có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Mặt khác, một thiết bị hoạt động trên cơ sở một lý thuyết khoa học lại được xem là một sáng chế. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 3 Ý tưởng giảm hiệu ứng nổ của sự cháy trong xi-lanh, bằng cách đệm thêm không khí vào, có khả năng được bảo hộ không? Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 5 Trả lời Có, nếu ý tưởng được thể hiện trong một thiết bị như động cơ đốt trong. (c) Chương trình máy tính Nếu một ý tưởng là cơ sở của một sáng chế có thể không có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế như phương pháp toán học, thì yêu cầu bảo hộ một quy trình kỹ thuật trong đó có sử dụng phương pháp toán học lại có thể được chấp nhận do đây không phải là yêu cầu bảo hộ phương pháp toán học. Do đó, Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) cho rằng máy chụp X-quang cùng với bộ xử lý dữ liệu hoạt động theo một chương trình máy tính có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Yếu tố cốt yếu ở đây là xem xét sáng chế trong một tổng thể. Tương tự, một sáng chế bao gồm nhiều yếu tố chức năng được thực hiện bởi phần mềm (chương trình máy tính) không bị xếp vào các đối tượng loại trừ nếu các yếu tố kỹ thuật có liên quan tới các chi tiết của giải pháp cho vấn đề mà sáng chế giải quyết là không thể thiếu để có thể thực hiện được sáng chế đó. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 4 Các yếu tố nào được tính đến khi xác định liệu một phương pháp do một chương trình máy tính thực hiện nhằm bổ sung nguyên lý góc quay vào hệ thống biểu đồ tương hỗ có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế? Trả lời Vấn đề mấu chốt là liệu các yếu tố chức năng của hệ thống được cho là liên quan đến phương pháp toán học và liệu việc sử dụng hệ thống, theo sự điều khiển của một chương trình máy tính, có mang lại hiệu quả kỹ thuật nào đó giúp giải quyết vấn đề được xem là có liên quan đến các yếu tố kỹ thuật hay không. Phạm vi và bản chất của một sáng chế được xác định từ yêu cầu bảo hộ như được giải thích trong bản mô tả. Thường sẽ có sự chồng chéo đáng kể giữa việc phản đối dựa trên cơ sở đối tượng yêu cầu bảo hộ không phải là một sáng chế với các phản đối khác như thiếu tính mới, thiếu trình độ sáng tạo và không có khả năng áp dụng công nghiệp. Câu hỏi tự đánh giá Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 6 Câu hỏi 5 Các sáng chế nào dưới đây có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế? (a) phương pháp diệt cỏ dại trong cỏ khô bằng hóa chất? (b) một vi khuẩn lai tạo được sử dụng trong việc xử lý ô nhiễm dầu? (c) phương pháp nhận biết kim cương nhờ vào ảnh chụp của X-quang của mẫu vật; (d) một hệ thống kế toán kinh doanh được vi tính hóa. Trả lời các đối tượng từ (a) đến (c) đều đã được cho là có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi vì các đối tượng đó đều là các ứng dụng kỹ thuật hữu ích trong sản xuất công nghiệp. (d) mặc dù có vẻ không có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế do chỉ đơn thuần là phương pháp kinh doanh, nhưng đã được xem là có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế tại Hoa Kỳ. [State Street Bank & Trust Co. v Signature Financial Group, Inc. 149 F.2d 1368 (Fed Cir 1968)]. Những ví dụ này cho thấy sự linh hoạt của các tòa án sáng chế và thực tế rằng danh mục các sáng chế có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế là không có giới hạn.  Các sáng chế bị loại trừ Nhiều điều ước quốc tế về sáng chế quy định rõ rằng có thể vì chính sách công cộng hoặc đạo đức mà các sáng chế có thể bị loại trừ ra khỏi khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Ví dụ, Điều 27.2 của Hiệp định TRIPs quy định rằng các sáng chế có thể bị loại trừ khỏi khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế nhằm bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, bao gồm việc bảo vệ cuộc sống của con người, động vật, thực vật, sức khỏe hoặc tránh những tổn hại nghiêm trọng cho môi trường”. Thêm vào đó, Điều 27.2(b) cho phép loại trừ khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế của “(a) phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh và phẫu thuật để điều trị bệnh cho người và động vật; (b) giống cây trồng và vật nuôi mà không phải là vi sinh, và quy trình nhân giống cây trồng và vật nuôi chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình phi sinh học và vi sinh”. (a) trật tự công cộng và đạo đức Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 7 Cơ sở loại trừ này đã trở nên khá có ý nghĩa trong những năm gần đây với những đổi mới trong công nghệ gen. Một ví dụ như quyết định về trường hợp Harvard/Oncomouse của Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO). Quyết định liên quan đến một đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế việc thay đổi gen của chuột hoặc động vật có vú khác để làm cho chúng đặc biệt nhạy cảm với chất gây ung thư để nghiên cứu bệnh ung thư. Ban Giải quyết khiếu nại đã được yêu cầu phải cân bằng giữa yếu tố đạo đức và môi trường với các lợi ích đối với con người thu được từ việc nghiên cứu dược phẩm. Hơn nữa, các đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế trong lĩnh vực này đã làm cho Ủy ban châu Âu trong Chỉ thị về Công nghệ sinh học, phải loại trừ các đối tượng sau: quy trình nhân bản vô tính người hoặc biến đổi gen quy định đặc điểm của con người; việc sử dụng phôi người vì mục đích công nghiệp hoặc thương mại; và quy trình biến đổi gen quy định đặc điểm của động vật có thể gây ra cho chúng sự đau đớn mà không mang lại lợi ích nào cho xã hội. Mối nguy hiểm đối với môi trường do một quy trình biến đổi gen nhằm tăng khả năng kháng bệnh cho các cây trồng, theo Cơ quan Sáng chế châu Âu thuộc vấn đề về trật tự công cộng. [Plant Genetic Systems [1995] EPOR 357]. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 6 Một sáng chế nhằm sản xuất vũ khí nhiệt hạch có thuộc trường hợp ngoại lệ trật tự công cộng không? Trả lời Nói chung, khái niệm “trật tự công cộng” được hiểu theo hướng bảo vệ an ninh công cộng và sự nguyên vẹn về mặt thể chất của mỗi cá nhân với tư cách là một phần của xã hội. Tại Hoa Kỳ, sáng chế liên quan đến vũ khí nguyên tử bị loại trừ một cách trực tiếp, nhưng loại sáng chế như vậy có thể rơi vào trường hợp ngoại lệ trật tự công cộng. (b) Phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh và phẫu thuật để điều trị bệnh cho người hoặc động vật Việc loại trừ phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh và phẫu thuật để điều trị bệnh cho con người hoặc động vật phản ánh quan điểm rằng những đối tượng này là rất quan trọng đối với xã hội tới mức phải từ chối sự độc quyền đối với việc tư nhân hoá hoặc thương mại hoá chúng. Có một số sự nhầm lẫn, tuy nhiên, ranh giới giữa thuốc trị Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 8 bệnh không có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế với các loại dược phẩm có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế được sử dụng trong điều trị. Vì thế, ví dụ như thuốc tránh thai được xem là có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế. (c) giống thực vật và động vật mà không phải là chủng vi sinh, và quy trình nhân giống thực vật hoặc động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình phi sinh học và quy trình vi sinh". Để giải thích cho việc loại trừ động vật và quy trình nhân giống động vật chủ yếu mang bản chất sinh học thì những quan niệm đạo đức trong thời gian trước đó là xác đáng nhất. Chỉ thị về Công nghệ sinh học của Ủy ban châu Âu đã trực tiếp loại trừ các đối tượng sau do trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức: (a) quy trình nhân bản vô tính người; (b) quy trình biến đổi phôi theo hướng làm thay đổi đặc điểm của con người; (c) sử dụng phôi người vì mục đích công nghiệp và thương mại; và (d) quy trình biến đổi gen quy định đặc tính của động vật có thể gây cho chúng những đau đơn mà không đem lại lợi ích bền vững nào cho người hoặc động vật, và cả những động vật do các quy trình đó tạo ra. Câu hỏi tự đánh giá Câu hỏi 7 Một sáng chế, trong đó cấy vào những con chuột dùng cho mục đích nghiên cứu một loại gen làm cho chúng tự mọc lên một khối u có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế không? Trả lời Nói chung, câu trả lời là tuỳ thuộc vào quan niệm đạo đức phổ biến trong phán quyết. Quan điểm của EPO trong vụ việc HARVARD/Onco-mouse [1991] EPOR 525 là để cân bằng, sáng chế phải làm giảm mức đau đớn, nhưng vấn đề vẫn chưa được các toà án xem xét. Rõ ràng là, có một số điều kiện để hài hoà hoá luật sáng chế trong lĩnh vực này. Thông thường, một quy trình chủ yếu mang bản chất sinh học thì không có sự can thiệp đáng kể của con người. Do đó, yêu cầu bảo hộ quy trình chuẩn bị lai giống cây trồng sẽ không phải là một ngoại lệ của khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu các quy trình đó có sự thay đổi đáng kể so với quy trình sinh học đã biết và quy Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 9 trình cũ của những người nhân giống, với sự kết hợp giữa năng suất và hoa lợi cao do đặc điểm kỹ thuật quan trọng. Mặt khác, quy trình vi sinh lại không chỉ bao gồm quy trình lên men truyền thống và quy trình chuyển hoá sinh học, mà còn bao gồm cả việc vận dụng kỹ thuật vi sinh trong công nghệ gen hoặc kỹ thuật pha trộn và việc sản xuất hoặc thay đổi sản phẩm trong hệ thống kết hợp. Nói cách khác, chúng bao gồm tất cả các hoạt động trong đó có sự kết hợp công nghệ hoá sinh và công nghệ vi sinh, bao gồm công nghệ gen và hoá học, nhằm khai thác khả năng của các vi khuẩn và các tế bào nuôi.  Tính mới Nếu luận điểm về sự bộc lộ, theo luật sáng chế, yêu cầu sáng chế phải chưa được công chúng biết đến; nghĩa là nó vẫn chưa từng được sử dụng bởi các công nghệ hiện có. Luật sáng chế thường yêu cầu tính mới so với tình trạng kỹ thuật đã biết. Do đó, Công ước Sáng chế châu Âu (Điều 54.1 và 2) quy định rằng "Một sáng chế sẽ được xem là có tính mới nếu sáng chế không phải là một phần của tình trạng kỹ thuật. Tình trạng kỹ thuật được xem là bao gồm tất cả mọi thứ mà công chúng có thể tiếp cận được, dưới dạng mô tả bằng văn bản hoặc lời nói, dưới hình thức sử dụng hoặc các hình thức khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.” Luật Sáng chế Hoa Kỳ(35 U.S.C. § 102) quy định rằng "Một người được cấp bằng độc quyền sáng chế trừ phi – sáng chế đã được người khác biết đến hoặc sử dụng ở nước này, hoặc đã được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc mô tả trong ấn phẩm được xuất bản ở nước này hoặc nước khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế." Tương tự, Điều 29 Luật Sáng chế Nhật Bản cũng quy định rằng Người bất kỳ tạo ra sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế trừ các trường hợp sau: (i) sáng chế đã được công chúng biết đến ở Nhật Bản trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế; Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 10 (ii) sáng chế đã được công chúng thực hiện tại Nhật Bản trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế; (iii) sáng chế đã được mô tả trong ấn phẩm được phân phối tại Nhật Bản hoặc nơi bất kỳ trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. (a) Tình trạng kỹ thuật đã biết Tính mới được hiểu là cái gì bất kỳ không tạo thành một phần của tình trạng kỹ thuật. Hầu hết luật của các quốc gia đều đưa ra tiêu chuẩn chung về tình trạng kỹ thuật trong đó tình trạng kỹ thuật được đánh giá trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, các nước cũng có thể đánh giá tính mới trên cơ sở chỉ tham khảo tình trạng kỹ thuật ở nước đó. (b) Tri thức đã được công bố hoặc công chúng có thể tiếp cận được Tình trạng kỹ thuật để đánh giá tính mới bao gồm tất cả những gì đã được công bố hoặc công chúng có thể tiếp cận được. Công bố một sáng chế là bổ sung vào kho tri thức mà công chúng có hoặc có thể có được bằng cách tham khảo những nguồn thông tin mở. Những nguồn thông tin này bao gồm: sách, tài liệu dạng giấy, ảnh, phim, hoặc các thiết bị mang sáng chế cũng như sự bộc lộ bằng lời nói. Công bố là việc
Tài liệu liên quan