Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi phải đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông. Nhân tố quyết định thắng lợi là nguồn lực con
người Việt Nam trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, cho nên trước hết phải
chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những
phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn
mới. Điều này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông.
Năm 2003 –2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thay sách giáo khoa lớp 2
trên toàn quốc. Ở chương trình tiểu học cùng với các phân môn như Tập đọc, Tập
làm văn phân môn kể chuyện có mối quan hệ gắn bó, quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện
rõ quan điểm tích hợp, tạo ra một phong cách mới trong dạy học phân môn kể
chuyện. Việc lấy văn bản ở bài Tập đọc làm ngữ liệu cho giờ kể chuyện, giúp giáo
viên tiết kiệm được khá nhiều thời gian, giúp học sinh tìm hiểu truyện; ghi nhớ cốt
truyện. Do đó, chương trình đã dành được nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng nói
cho học sinh.
3 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4740 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn kể chuyện lớp 2 –biện phá rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm môn kể chuyện lớp 2 – biện phá rèn kỹ năng nói trong
giờ kể chuyện
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN
CHO HỌC SINH LỚP 2
(Nguyễn Thị Thu)
A – ĐẶT VẪN ĐỀ
I./Lời mở đầu.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi phải đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông. Nhân tố quyết định thắng lợi là nguồn lực con
người Việt Nam trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, cho nên trước hết phải
chăm lo phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những
phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn
mới. Điều này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông.
Năm 2003 – 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thay sách giáo khoa lớp 2
trên toàn quốc. Ở chương trình tiểu học cùng với các phân môn như Tập đọc, Tập
làm văn phân môn kể chuyện có mối quan hệ gắn bó, quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện
rõ quan điểm tích hợp, tạo ra một phong cách mới trong dạy học phân môn kể
chuyện. Việc lấy văn bản ở bài Tập đọc làm ngữ liệu cho giờ kể chuyện, giúp giáo
viên tiết kiệm được khá nhiều thời gian, giúp học sinh tìm hiểu truyện; ghi nhớ cốt
truyện. Do đó, chương trình đã dành được nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng nói
cho học sinh.
Phân môn kể chuyện ở tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng
tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy và
ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời
rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết kể
chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh
tập nói – tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của
bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp
xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch
được những bài học bổ ích… nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách
dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài.
Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn nội dung: “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói
trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2”.
II./Thực trạng việc rèn kỹ năng trong giờ kể chuyện ở lớp 2.
Năm học 2008 – 2009 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp
2A. Tổng số học sinh là 29 trong đó 15 HS nam, 14 HS nữ.
1. Thuận lợi:
Tất cả học sinh được sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình; học sinh có đầy
đủ sách vở và đồ dùng học tập. Các em đều được kế thừa truyền thống hiếu học
của gia đình, được sự quan tâm của các lực lượng gáio dục ở địa phương.
Học sinh được học tập 2 buổi/ngày có nhiều điều kiện để giáo viên quan tâm nhiều
hơn đến từng đối tượng học sinh.
Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đàm bảo được yêu cầu Dạy – Học của giáo
viên và học tập của học sinh.
Giáo viên có lòng nhiệt tình, luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu đáp ứng kịp thời
nhiệm vụ dạy học; quan tâm đến mọi đối tượng học sinh.
2. Khó khăn.
Trong những năm vừa qua hầu hết giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng theo lối dạy kể
chuyện theo chương trình cũ, giờ kể chuyện giáo viên kể mẫu xong chỉ đặt các câu
hỏi như: Câu chuyện này có mấy nhân vật? là những nhân vật nào? để cho các em
nhớ lại cốt truyện, sau đó là để các em kể lại theo đoạn và cả câu chuyện. Với hình
thức dạy kể chuyện như vậy nhiều khi học sinh không thể nắm bắt được cốt truyện
ngay trên lớp, trừ một số em đã đọc truyện đó ở nhà một hai lần. Do đó hạn chế kỹ
năng kể lại và nhận xét bạn kể của các em. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc rèn
khả năng nghe, nói cho học sinh. Khi tổ chức các hoạt động dạy trong giờ kể
chuyện chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo, năng động của học sinh. Chưa
linh hoạt khi xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy giờ kể chuyện
Ở phân môn kể chuyện trong bộ SGK không có quyển Truyện kể dùng riêng cho
các giờ Kể chuyện. Trên lớp, học sinh chỉ kể lại hoặc dựng lại dưới hình thức hoạt
cảnh những câu chuyện đã học trong tiết