Sáng kiến kinh nghiệm môn tập viết lớp 1 –một số vấn đề cần lưu ý khi dạy môn tập viết ở lớp 1

“Nét chữ thể hiện nết người” Chữ viết thể hiện tính cách của người học sinh. Chính vì vậy, cô giáo ngoài việc truyền thụ kiến thức còn phải quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Là một giáo viên dạy lớp một, thì việc rèn chữ cho học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua việc rèn chữ là rèn người, rèn cho học sinh tính cẩn thận, siêng năng, cần cù, sống có nềnếp. Đó là tính cách, là đạo đức của người học sinh thủ đô Hà nội.

pdf7 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn tập viết lớp 1 –một số vấn đề cần lưu ý khi dạy môn tập viết ở lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm môn tập viết lớp 1 – một số vấn đề cần lưu ý khi dạy môn tập viết ở lớp 1 Tên đề tài: Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy môn tập viết ở lớp 1. Người thực hiện : Nguyễn Thị Bình. Trường: Tiểu học Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội Hà Nội 1999- 2000 I – Nhận thức: “Nét chữ thể hiện nết người” Chữ viết thể hiện tính cách của người học sinh. Chính vì vậy, cô giáo ngoài việc truyền thụ kiến thức còn phải quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Là một giáo viên dạy lớp một, thì việc rèn chữ cho học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua việc rèn chữ là rèn người, rèn cho học sinh tính cẩn thận, siêng năng, cần cù, sống có nề nếp. Đó là tính cách, là đạo đức của người học sinh thủ đô Hà nội. II – Những biện pháp thực hiện 1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên. Các em học viết là một kỹ năng mới. Vì vậy, muốn truyền thụ một mẫu chữ mới cũng phải đi qua các khâu chính của việc truyền đạt một kỹ năng nói chung. Đó là giới thiệu chữ mẫu, làm thử, điều chỉnh, luyện tập. Chỉ sau nhiều lần tập đi tập lại dưới sự giám sát của giáo viên hay phụ huynh học sinh thì các em mới có được kỹ năng viết đúng. Cái khó ở đây là người tiếp thu kỹ năng lại là các em nhỏ mới đến trường lần đầu. Để học viết, các em phải dùng đồng thời cả mắt nhìn, tai nghe và tay luyện tập. Tuy nhiên chữ cái và từ ứng dụng viết ra phải được các em nhận biết qua giờ học vần và tập đọc. Ví dụ: Tập viết chữ cái các em đã được biết qua vài lần là nó gồm 3 nét móc. Sự phối hợp nhịp nhàng cả ba bộ phận đòi hỏi phải có thời gian mới trở nên thuần thục. Có khi mắt nhìn đã xác định được hình dáng chữ viết nhưng bàn tay non trẻ chưa lái được bút đi theo đúng quy trình mà các em định viết ra như cô dạy. Vì vậy, để dạy tập viết cho học sinh lớp một, các giáo viên cần quan tâm đúng mức đến đặc điểm sinh lí của trẻ: cột sống, xương các ngón tay chưa được hoàn chỉnh, cơ bắp còn non yếu, lại chóng mệt mỏi. Ngoài ra còn phải chú ý thích đáng đến đặc điểm của lứa tuổi này như: lời nói dịu dàng, thích được động viên, chỉ tập chú ý vào điều gì hấp dẫn. Cho nên em nào chữ viết tiến bộ, cô cần động viên khen ngay, chữ viết mẫu trên bảng của cô thật đẹp bằng phấn mầu sẽ gây sự chụ chú ý của các em. Khi giảng dây tập viết, ngoài việc quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi lại phải quán triệt đến mục tiêu của cải cách giáo dục. Phải tạo mọi điều kiện cho các em được thực hành nhiều để chữ viết của các em ngày càng tiến bộ, chữ sau có khá hơn chữ trước và ngày càng tiếp cận với chữ mẫu. Phải khêu gợi tính chủ động tích cực của trẻ trong việc tiếp thu bài học. Phân tích từng chữ mẫu riêng lẻ để timg ra mối quan hệ giữa các chữ cái < Ví dụ chữ n và chữ m, giống nhau: đều là những nết móc, khác nhau: chữ n có 2 nét, chữ m có 3 nét >, cách trình bày các chữ trong một từ, cách trình bày các từ trong một câu.  Trình tự dạy tập viết bao gồm các bước: A- Kiểm tra bài cũ: Nêu lại những sai sót của bài trước làm cơ sở cho việc tiếp thu bài sau. Trong giai đoạn học chữ cái, nhấn mạnh những nét chủ yếu của từng nhóm chữ. Ví dụ nhóm chữ có nét tròn, nét cong, nét móc, nét khuyết. Làm thành thạo những nét này thì chữ viết khác sẽ được dễ dàng. B – Bài mới: Phần này có mấy bước nhỏ, trong đó trọng tâm là phải tìm mọi cách để khắc sâu biểu tượng về chữ mẫu cho các em. a- Giới thiệu bài mới và cho quan sát chữ mẫu: Treo chữ mẫu in to lên bảng lớp, gợi cho học sinh phân tích hình dáng, kích thước chữ mẫu để từ đó tìm ra trong đó có nét nào đã học ở bài trước, nét nào mới học bài này. Ví dụ: Chữ a có hai nét, một nét tròn và một nét móc, nét móc dựa vào nét tròn chứ không phải chồng lên b – Hướng dẫn cách viết: Trên bảng: - Tô chữ: Giáo viên dùng que chỉ bảng tô lần lượt các nét chữ từ đầu đến cuối chữ. Sau mỗi nét nên nghừng lại một tí để cac em thấy rõ các nét cấu thành của từng nét chữ. Sau đó đưa que liền một mạch từ đầu đến cuối. - Viết mẫu: Giáo viên viết mẫu một chữ bằng phấn mầu lên dòng kẻ sẵn trên bảng lớp. Cho học sinh nhận xét chữ cô mới viết với chữ mẫu . Trên vở: - Tô chữ: kiểm tra tư thế ngồi và cách cầm bút, cách để vở xong cho các em tô khẽ lên chữ mẫu đầu dòng kẻ trong bài. Dặn các em đưa bút đúng hướng nhưng cách mặt giấy để không làm bẩn bài viết. Nếu thấy cả lớp có em tô không đúng chiều hay đè lên chữ mẫu thì giáo viên giảng lại trong lớp. - Cho viết tiếp cả dòng, lấy dòng kẻ ngang và dọc làm chuẩn để hướng dẫn. Ví dụ: Chữ a, đặt bút dưới dòng kẻ ngangcách dòng kẻ dọc một nét tròn tưởng tượng, vòng lên dòng kẻ ngang thứ nhất vòng sang trái chạm dòng kẻ dọc, uốn cong xuống dòng kẻ ngang thứ hai vòng lên gập nét bắt đầu. Đưa bút lên dòng kẻ ngang thứ nhất viết net móc dưới, kéo từ trên xuống sát dòng kẻ ngang dưới mới hất lên dừng bút 1/3 dòng để nét móc thẳng và đẹp. - Tập viết từ ứng dụng: Giáo viên gợi ý cho các em đặc điểm của từng chữ trong từ, cách nối nhau giữa các chữ cái, cách đặt dấu trong từ. c – Hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh. Bước này rất quan trọng đối với học sinh lớp một vì các em mới học viết lần đầu. Trong một bài tập viết bước này đặt ngay sau bươcvs giảng chữ mẫu. Giáo viên cho học sinh xem lại tranh tư thế ngồi luôn treo sát bảng lớp và nhắc lại tư thế ngồi đúng, cách đặt vở chếch so với mép bàn 30 độ, hướng dẫn cách cầm bút bằng 2 ngón tay cái và trỏ, ngón giữa đỡ dưới, cằm vừa phải, không chặt quá. Tư thế ngồi và cách cầm bút cần phải được nhắc nhở trong suốt cả tiết học, thậm chí suốt cả ngày, cả tuần, cả tháng. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn vì bỏ qua bước này hoặc hướng dẫn qua loa sẽ để lại tật xấu cho các em suốt đời, ảnh hưởng đến độ tinh nhạy của mắt nhìn đến tư thế của cột sống cũng như các ngón tay cầm bút. d – Theo dõi trẻ viết chấm bài. Trong khi trẻ viết, giáo viên theo dõi sát từng em, cần chú ý đặc biệt những em kém. Những bài đầu cô giáo phải cầm tay vì các em chưa điều khiển được bút và với những em kém này, cần chấm bài tại lớp để uốn nắn sai sốt. Trong một giờ, cần chấm được một tổ, còn lại cô mang về chấm hôm sau trả. Khi chấm bài giáo viên cần cố gắng theo sát biểu điểm, cho dễ quá các em sẽ chủ quan mà không gắng sức thêm, cho quá chặt các em sẽ chán nản. C – Củng cố nhận xét - Giáo viên hỏi lại các chữ vừa viết. - Nhận xét chung kết quả của cả lớp. Giới thiệu và khen những bài viết đẹp. Với những em viết sai mà lỗi có tính chất phổ biến, nên hướng dẫn lại trên lớp Ví dụ: Nét móc của chữ a có những em chưa kéo sát xuống dòng kẻ ngang đã hất lên, nên chữ bị choãi, cô hướng dẫn lại trên bảng để khi viết chữ có nét móc dưới không mắc lại lỗi. D – Dặn dò: Giáo viên cho học sinh nhận xét bài mẫu ở lớp và ở nhà có gì giống nhau và khác nhau để các em viết đúng bài tập về nhà. 2 . Sự hỗ trợ của gia đình học sinh: Hơn bất cứ môn học ở lớp nào khác, hàng ngày ở lớp một, các em đều cần tập viết thêm ở nhà để củng coío thêm bài viết ở lớp. Vì vậy ngay buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên hướng dẫn cho phụ huynh tên gọi các nét cơ bản của chữ cái, khoảng cách giữa các chữ với nhau, giữa các chữ trong một từ, kích thước của từng nhóm chữ…Và khi cho con viết, phải quan tâm trước tiên đến cách ngồi, cách cầm bút. Đặc biệt hơn nữa là chuẩn bị cho con tinh thần sẵn sàng đi học. Giáo viên đề ra một số yêu cầu gia đình cần làm để hỗ trợ cho việc giảng dạy ở lớp: - Bố trí góc học tập ổn định cho các em, có bàn học đủ ánh sáng, thời khoá biểu. - Sắp xếp cho các em tập viết theo giờ giấc quy định, có người đôn đốc, theo dõi chu đáo, không phó mặc cho các em viết qua loa cốt để nộp bài đủ cho giáo viên. - Người theo dõi các em viết phải nắm được những điều cơ bản về mẫu chữ mới nhất. Gia đình nên phối hợp chặt chẽ với giáo viên để nắm được cách hướng dẫn trẻ dạy viết, nội dung học, yêu cầu cần đạt từng giai đoạn kích thước, hình dáng các loại chữ… III – Kết quả: Với những biện pháp tôi đã áp dụng, năm nào lớp tôi cũng đạt lớp vở sạch chữ đẹp với loai A từ 80% trở lên. Trên đây tôi mạnh dạn trình bày những việc nhỏ mình đã làm qua học hỏi lãnh đạo, đồng nghiệp và tài liệu tham khảo. Mong được ban giám khảo bổ xung để tôi áp dụng tốt hơn trong dạy môn Tập viết lớp một. Hà Nội, ngày 29 – 2 – 2000 Người viết Nguyễn Thị Bình.