Vấn đề cơ bản của triết học
Lịch sử triết học từ cổ đại đến nay là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm, cho nên nghiên cứu lịch sử triết học, đương nhiên phải nắm
vững vấn đề cơ bản của triết học –cái chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm.
Tất cả những hiện tượng mà chúng ta gặp thường ngày của thế giới, chung qui lại
có hai loại: các hiện tượng vật chất, tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta và các hiện
tượng tinh thần, tồn tại trong ý thức chúng ta. Không có bất kỳ hiện tượng nào
nằm ngoài hai loại đó. Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học dùng để chỉ hai
loại hiện tượng đó. Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập đến và giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, bằng hình thức này hoặc bằng hình
thức khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, xem đó là điểm xuất phát lý luận cho việc hình
thành thế giới quan và phương pháp luận, cho việc xác định bản chất của các
trường phái triết học đó.
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn triết học – Chương 1: Vấn đề cơ bản của Triết Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm môn triết học – chương 1 vấn đề cơ bản của triết học
. Vấn đề cơ bản của triết học
Lịch sử triết học từ cổ đại đến nay là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm, cho nên nghiên cứu lịch sử triết học, đương nhiên phải nắm
vững vấn đề cơ bản của triết học – cái chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm.
Tất cả những hiện tượng mà chúng ta gặp thường ngày của thế giới, chung qui lại
có hai loại: các hiện tượng vật chất, tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta và các hiện
tượng tinh thần, tồn tại trong ý thức chúng ta. Không có bất kỳ hiện tượng nào
nằm ngoài hai loại đó. Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học dùng để chỉ hai
loại hiện tượng đó. Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập đến và giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, bằng hình thức này hoặc bằng hình
thức khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, xem đó là điểm xuất phát lý luận cho việc hình
thành thế giới quan và phương pháp luận, cho việc xác định bản chất của các
trường phái triết học đó.
Vậy, vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự
nhiên và tinh thần là vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có
hai mặt:
a) Mặt thứ nhất: Mặt này trả lời cho câu hỏi: Vật chất hay ý thức, giới tự nhiên
hay tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Tuỳ
thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi này mà các học thuyết triết học khác nhau đã
chia thành hai trào lưu cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, thế giới vật
chất tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người và không có
ai sáng tạo ra; còn ý thức là phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con
ngưới; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất. Chủ nghĩa duy
vật đã trải qua con đường phát triển lâu dài và đã có nhiều hình thức tồn tại
khác nhau:
- Hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật cổ đại. Đó là chủ
nghĩa duy vật chất phác, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích chúng, nhưng chủ
nghĩa duy vật này chưa có cơ sở khoa học để đứng vững trước sự tiến công của
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo ngự trị trong thời trung cổ.
- Hình thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ
XVII – XVIII. Hình thức này ra đời trong hoàn cảnh giai cấp tư sản đang lên, họ
xây dựng chủ nghĩa duy vật của mình nhằm chống lại thế giới quan duy tâm, tôn
giáo của giai cấp phong kiến. Nhưng do hạn chế bởi trình độ khoa học và lợi ích
giai cấp, cho nên nó mang tính chất siêu hình.
- Hình thức thứ ba của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó
được xây dựng trên cơ sở của khoa học hiện đại và không ngừng phát triển do nhu
cầu thực tiễn cùng sự phát triển của khoa học thời đại mới.
Chủ nghĩa duy tâm – đối lập với chủ nghĩa duy vật – cho rằng tinh thần, ý
thức có trước và là cơ sở tồn tại của giới tự nhiên, của vật chất. Chủ nghĩa
duy tâm có hai phái chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa
duy tâm khách quan.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cảm giác, ý thức của con người là cái có
trước và quyết định sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng bên ngoài. Các sự vật
và hiện tượng chỉ là “những tổng hợp của cảm giác” và tư tưởng. Phủ nhận sự tồn
tại của thế giới khách quan, chủ nghĩa duy tâm chủ quan cũng phủ nhận luôn cả
tính qui luật khách quan của các sự vật và hiện tượng. Quan niệm duy tâm đã
không tránh khỏi dẫn đến chủ nghĩa duy ngã.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một thực thể tinh thần tồn tại trước
hoặc tồn tại ở bên ngoài và độc lập với con người, với thế giới vật chất, sản sinh ra
và quyết định tất cả các quá trình của thế giới vật chất.
Tuy có sự khác nhau trên đây trong quan niệm cụ thể về cái có trước và về sự có
trước, nhưng cả hai dạng của chủ nghĩa duy tâm đều giống nhau ở chỗ coi ý thức,
tinh thần là cái có trứơc, là cái sản sinh ra vật chất và quyết định vật chất.
Mặc dù chủ nghĩa duy tâm dựa vào lý trí, vào tri thức (chứ không dựa vào lòng tin
như tôn giáo) để luận chứng cho lý luận của mình, nhưng lý luận ấy lại sai lầm là
do:
Một là, về phương diện nhận thức, chủ nghĩa duy tâm xem xét sự vật một cách
phiến diện, thái quá (một sự thổi phồng, bơm to), thậm chí tuyệt đối hóa của một
trong những mặt, của một trong những đặc trưng, của một trong những khía cạnh
của nhận thức tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, khỏi hiện thực xã hội.
Chẳng hạn, đúng là cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết của con người về
thế giới, nhưng từ đó lại đi đến kết luận cảm giác là cái có trước, còn các sự vật
bên ngoài chỉ là phức hợp của các cảm giác thì là sai lầm, thì duy tâm. Hoặc từ vai
trò năng động của ý thức trong quan hệ với vật chất mà lại đi đến chỗ cho rằng, ý
thức là cái sản sinh ra vật chất, quyết định vật chất, thì cũng là sai lầm, cũng là duy
tâm.
Hai là, về mặt xã hội, do việc hình thành giai cấp, lao động trí óc đã trở thành đặc
quyền của giai cấp bóc lột. Bởi vậy các nhà tư tưởng của giai cấp đã có thái độ
khinh miệt lao động chân tay và đã ảo tưởng rằng tư tưởng là lực lượng quyết
định, còn sản xuất vật chất là lĩnh vực thứ yếu, thấp hèn.
Ngoài hai trào lưu cơ bản là duy vật và duy tâm, trong triết học còn có phái nhị
nguyên luận. Theo những người thuộc phái nhị nguyên luận, cả hai nguyên thể vật
chất và tinh thần đều tồn tại song song và độc lập với nhau: thế giới vật chất sinh
ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh thần. Các
nhà nhị nguyên luận muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,
nhưng cuối cùng họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm, vì họ thừa nhận ý thức hình thành
và phát triển tự nó không phụ thuộc vào vật chất.
b) Mặt thứ hai: Mặt này nhằm giải đáp cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận
thức được thế giới không?
Chủ nghĩa duy vật xuất phát từ chỗ cho rằng, vật chất có trứơc, ý thức có
sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất, do đó thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới và các qui
luật của thế giới.
Có nhà triết học duy tâm thừa nhận thế giới là có thể nhận thức được; nhưng vì họ
xuất phát từ quan niệm cho rằng ý thức có trước vật chất, vật chất phụ thuộc vào ý
thức nên theo họ nhận thức không phải là phản ánh thế giới mà chỉ là sự nhận
thức, tự ý thức của ý thức về bản thân. Họ phủ nhận thế giới khách quan là nguồn
gốc của nhận thức, phủ nhận cảm giác, khái niệm của con người là cái phản ánh
các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan.
Một số nhà triết học duy tâm đã bác bỏ về nguyên tắc khả năng của con
người nhận thức được thế giới. Đó là những nhà triết học theo thuyết không
thể biết.
Hai phương pháp nhận thức thế giới
Trong lịch sử tư tưởng triết học, song song với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm là cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp nhận thức thế
giới. Khi lý giải những vấn đề như: các sự vật, hiện tượng của thế giới chung
quanh ta tồn tại như thế nào; chúng hoàn toàn đứng biệt lập hay phụ thuộc, ràng
buộc lẫn nhau; hoàn toàn ở trong trạng thái tĩnh, ngưng đọng hay vận động, biến
đổi không ngừng? đã hình thành hai quan điểm đối lập với nhau – phương pháp
biện chứng và phương pháp siêu hình.
a) Phương pháp biện chứng: Phương pháp này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng
của thế giới, kể cả những hình ảnh tinh thần của chúng có quan hệ qua lại với
nhau, không ngừng vận động và phát triển. Trong đó vận động được hiểu là “tự
vận động”, còn phát triển là phát triển tự thân, phát triển thông qua mâu thuẫn.
Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển là đấu tranh của các mặt đối
lập tồn tại ở bên trong sự vật. Đó là những mặt, những thuộc tính trái ngược nhau,
nhưng lại liên hệ ràng buộc lẫn nhau trong cùng một sự vật.
b) Phương pháp siêu hình: Phương pháp này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng
của thế giới đều tồn tại cô lập nhau, tách rời nhau. Chúng luôn ở trạng thái tĩnh tại,
đứng im, không vận động và cũng không chuyển hoá, phát triển. Nếu có thừa nhận
sự phát triển thì phép siêu hình coi phát triển chỉ là tăng lên hay giảm đi đơn thuần
về lượng, chỉ là lặp lại cái cũ, chứ không có sự ra đời của cái mới. Như vậy, trên
thực tế quan điểm siêu hình không thừa nhận mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực
của sự phát triển, không thừa nhận sự ra đời của cái mới.
Ở đây cần phân biệt sự khác nhau giữa một bên là phương pháp trừu tượng hoá,
tạm thời cô lập sự vật, đặt nó ở bên ngoài mối liên hệ chung, tách nó khỏi sự vận
động và phát triển để nghiên cứu – đó là điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa
học – với một bên là phương pháp siêu hình – phương pháp nhận thức sai lầm.
Tóm lại, phương pháp siêu hình là quan điểm luôn luôn xem xét sự vật trong trạng
thái biệt lập, ngưng đọng với một tư duy cứng nhắc; trong khi đó, phương pháp
biện chứng là quan điểm luôn luôn xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn
nhau và trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng, với một tư duy mềm
dẻo, linh hoạt.