Sáng kiến kinh nghiệm –một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ ham thích đến lớp học

Trong năm học 2010-2011, tôi là giáo viên mới được phân công về dạy tại trường mầm non Đại Đồng.Tuy là giáo viên mới nhưng tôi rất yêu nghề mến trẻ,nhiềutrẻ mới đến lớp không chịu vào lớp học, ngày sau đó không dám đến trường vì lạ bạn, sợ cô.Về phần phụ huynh thì không dám tin con mình có đi học được hay không ,sợ con khóc nhiều khi xa ba mẹ .Làm sao để phụ huynh yên tâm,vui vẻ khi trao con cho các cô ?Tôi đã thực hiện vài biện pháp nhỏ để có thể làm phụ huynh yên lòng và trẻ đến lớp mà không sợ sệt ,qua vài ngày sau sẽ ham thích đi học.

pdf5 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 9937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm –một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ ham thích đến lớp học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm – một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ ham thích đến lớp học SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ LỨA TUỔI NHÀ TRẺ HAM THÍCH ĐẾN LỚP HỌC I.Đặt vấn đề : 1. Lý do chọn đề tài: Trong năm học 2010-2011, tôi là giáo viên mới được phân công về dạy tại trường mầm non Đại Đồng.Tuy là giáo viên mới nhưng tôi rất yêu nghề mến trẻ,nhiều trẻ mới đến lớp không chịu vào lớp học, ngày sau đó không dám đến trường vì lạ bạn, sợ cô.Về phần phụ huynh thì không dám tin con mình có đi học được hay không ,sợ con khóc nhiều khi xa ba mẹ .Làm sao để phụ huynh yên tâm,vui vẻ khi trao con cho các cô ? Tôi đã thực hiện vài biện pháp nhỏ để có thể làm phụ huynh yên lòng và trẻ đến lớp mà không sợ sệt ,qua vài ngày sau sẽ ham thích đi học. 2. Mục đích nghiên cứu : Nhằm giúp các trẻ mới đến lớp không rụt rè,sợ sệt và thích đi học để các bậc phụ huynh an tâm trong những ngày đầu tiên con mình xa ba mẹ. 3.Đối tượng nghiên cứu: Lứa tuổi nhà trẻ 2-3 tổi và các trẻ lần đầu tiên đi học. 4.Phương pháp nghiên cứu : Ap dụng thực tiễn ,tham khảo tài liệu tâm lý học trẻ em. . 5. Phạm vi, thời gian nghiên cứu : Từ khi được về dạy trẻ từ tháng 11 đến nay, đứng lớp nhà trẻ nên có vài bài học và kinh nghiệm dành cho lứa tuổi nhà trẻ. II.Giải quyết vấn đề : 1. Tình hình thực tế : Nhiều trẻ mới đi học còn khóc nhè, không chịu vào lớp,côbế không chịu, thậm chí còn đánh mạnh vào ngực cô ,như vậy sẽ rất khó khăn trong việc dạy dỗ ,chăm sóc và quản lý trẻ. Cụ thể như bé Thương ,bé Trường , bé Bảo Trâm , đây là 3 trẻ mới nhất của nhà trẻ Lam Phụng.Khi mới đi học 3 trẻ này khóc rất nhiều, đòi chạy ra cổng về nhà ,điều này gây khó khăn rất lớn trong việc dạy trẻ và giáo dục đối với các trẻ khác .Từ tình hình đó tôi đã nghĩ ra nhiều cách để khắc phục tình trạng này , dưới đây là là các biện pháp nhỏ của tôi trong việc dạy dỗ các trẻ các trẻ mới đến lớp lần đầu . 2.Nội dung : -Đối với các cháu lần đầu tiên đến trường ,bé thường ôm chặt lấy mẹ không chịu rời,tôi không vội bế cháu mà chỉ đến chào hỏi phụ huynh ,trò chuyện ,mỉm cười với trẻ.Sau đó trưng bày đồ chơi hoặc tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nào đó nhằm gây hứng thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ.Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng mẹ mà không chịu chơi cùng bạn .Tôi vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen ,tập quán của trẻ để dễ dàng thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô ,từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp . -Tiếp đến tôi sẽ bế trẻ ra sân chơi ,trò chuyện hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung qanh sân trường ,chơi đu quay ,kể chuyện cho bé nghe ,việc này sẽ gây hứng thú và cảm tình của trẻ. -Khi bế trẻ vào lớp ,tôi cùng trẻ dạo quanh lớp ,gợi hỏi những đồ vật, đồ chơi này tên là gì để trẻ trả lời ,nếu trẻ trả lời không được hoặc không thích trả lời ,tôi sẽ gợi ý và giúp trẻ trả lời -Có thể vài ngày đầu ,tôi vẫn sẽ chiều theo nhiều thói quen không tốt của trẻ như : không ăn thịt ,rau ,đậu ,ăn rất ít cơm ,bế lên vai ru ngủ ,tiêu tiểu trong quần … .Tôi sẽ từ từ tập dần thói quen cho trẻ đến khi trẻ quen dần và hiểu chuyện tôi sẽ đưa trẻ vào nề nếp ăn ngủ ,vệ sinh . -Nếu trẻ không muốn ăn nữa hoặc muốn ói cô phải ngưng cho trẻ ăn vì nếu nôn thức ăn ,trẻ sẽ rất sợ thức ăn ở trường .Khi đó cô sẽ cho trẻ uống sữa nhằm bù lại phần ăn cho trẻ .Vài ngày sau cho trẻ ăn tăng dần lên vài muỗng cơm hoặc cháo ,trẻ sẽ dễ thích nghi với thức ăn ở trường ,sau đó sẽ ăn nhanh gọn và hết suất -Không nên cho trẻ ăn quà vặt trước giờ ăn để tạo sự thèm ăn cho trẻ. -Cô giáo luôn là người bạn tin cậy của trẻ khi đến lớp , luôn thu hút trẻ vào những bài thơ câu chuyện ,ca dao ,đồng dao ,hát ru nhằm tạo sự quen thuộc như trẻ đang ở nhà với mẹ . -Bên cạnh các phương pháp trên thì yếu tố trường lớp cũng là yếu tố cần thiết cho sự ham thích đi học của trẻ.Trường lớp phải rộng rãi ,thoáng mát ,sạch sẽ được lau chùi thường xuyên bằng xà phòng thơm ,nhiều đồ chơi hấp dẫn ,thu hút trẻ .Cô giáo cần sang tạo thêm nhiều góc chơi ,góc thiên nhiên ,góc tạo hình …có nhiều đồ dung đẹp mắt để lôi cuốn trẻ. -Sau khi các trẻ mới quen trường ,quen lớp,quen bạn ,tôi bắt đầu dạy trẻ cách chào hỏi cô khi đến lớp ,chào mẹ con đi học và thưa ba mẹ đi học về,biết nói cảm ơn khi cô và mẹ cho quà ,phát sữa,phát bánh … III.Hiệu quả: Từ những cơ sở thực tiễn trên, tôi nhận ra rằng giữa giáo viên ,nhà trường,gia đình trẻ phải có sự thống nhất trong toàn bộ quá trình chăm sóc ,bảo vệ và giáo dục trẻ em ở cả hai môi trường : trường mầm non và gia đình .Trẻ mầm non còn rất non nớt ,không thể tự phát triển mà có vai trò dẫn dắt của người lớn .Vì vậy việc giáo dục mầm non phải thể hiện được vai trò chủ đạo của giáo viên ,đưa ra những yêu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân ,vốn sống của trẻ . Qua các bước phân tích trên ,tôi đã rất đạt hiệu quả trong việc thu nhận trẻ mới và rất mong sẽ có nhiều phụ huynh tin yêu gửi con luôn an tâm về cách chăm sóc ,giáo dục trẻ theo các hướng đã đề ra . IV.Kết luận và kiến nghị : Bài viết này còn rất nhiều thiếu sót và chưa có nhiều kinh nghiệm với một giáo viên mới vào nghề như tôi ,rất mong nhận được sự bổ sung góp ý của các bạn bè ,đồng nghiệp ,ban giám hiệu nhà trường .Tôi xin chân thành cảm ơn ! Đại lộc ,ngày 30 tháng 12 năm 2010 Người viết . Nguyễn Thị Hồng Liên.
Tài liệu liên quan