Cùng với sự đổi mới về nội dung của sách giáo khoa, những năm qua
ngành giáo dục đã có sự đổi mới trong cách dạy và giáo dục học sinh. Nổi bật
trong hai nămhọc gần đây là cao trào : phát huy tích cực của HS trong việc lĩnh
hội tri thức của HS.
Thật sự, Xã hội mới đang cần mô hình người lao động mới năng động, sáng
tạo, thích ứng nhanh với sự phát triển của thời đại, đang đòi hỏi những phương
pháp giáo dục, đào tạo mới. Mô hình HS học theo kiểu im lặng nghe giảng không
ý kiến phát biểu, học thuộc làu bài nhưng không hiểu bài, . đã không còn phù
hợp.
11 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 9404 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
HỌC TẬP TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG
I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
Cùng với sự đổi mới về nội dung của sách giáo khoa, những năm qua
ngành giáo dục đã có sự đổi mới trong cách dạy và giáo dục học sinh. Nổi bật
trong hai năm học gần đây là cao trào : phát huy tích cực của HS trong việc lĩnh
hội tri thức của HS.
Thật sự, Xã hội mới đang cần mô hình người lao động mới năng động, sáng
tạo, thích ứng nhanh với sự phát triển của thời đại, đang đòi hỏi những phương
pháp giáo dục, đào tạo mới. Mô hình HS học theo kiểu im lặng nghe giảng không
ý kiến phát biểu, học thuộc làu bài nhưng không hiểu bài, ... đã không còn phù
hợp.
Trong xu thế hiện nay, phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò người
giáo viên sang phương pháp tập trung vào vai trò của HS. Từ hình thức dạy học
đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. Phương pháp dạy học mới nhằm phát
huy khả năng và kiến thức của HS ở mức cao nhất, ở đó các em không bị "áp đặt"
phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà các em được chủ động tự
chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn và giải thích của giáo viên. Giáo
viên phải tạo được hình thức khơi dậy ở các em lòng ham hiểu biết, tìm tòi học
hỏi, tạo cho HS một động cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu những kiến
thức mới. Khi có hứng thú học tập thì các em tham gia hoạt động sôi nổi, hào
hứng và tích cực. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết
giúp cho việc học tập của HS mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và
nhàm chán.
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Qua những năm giảng dạy thực tế, qua trao đổi với đồng nghiệp tôi rút ra
được một số kinh nghiệm để tăng cường sự hứng thú trong học tập cho HS, giúp
các em chủ động tham gia tích cực các hoạt động học tập :
1/ Thực hiện việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy: giáo viên phải chủ
động thực hiện đổi mới cách giảng dạy, cách học của HS, đổi mới cách đánh giá
HS theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo từ đó sẽ có tác dụng tốt trong
việc đưa HS từ vai trò thụ động sang vai trò chủ động trong việc tiếp thu kiến thức
bài giảng.
2/ Trong mỗi tiết học giáo viên cần quan tâm đến từng đối tượng HS tùy
theo trình độ HS, giáo viên sẽ giao những nhiệm vụ học tập vừa với sức học, tránh
những yêu cầu quá dễ hoặc quá khó cho HS.
3/ Dạy học theo nhóm, trình độ : một phương pháp giúp cho tất cả các HS
cùng tiến bộ :
Trong mỗi lớp học bao giờ cũng có những HS giỏi, khá, trung bình,
yếu kém. Do vậy nếu giáo viên không biết phân loại trình độ HS, không
có phương pháp giảng dạy thích hợp sẽ dễ gây nhàm chán cho HS giỏi,
khá và tâm lý căng thẳng cho HS trung bình, yếu kém từ đó dễ nảy sinh
tâm lý chán nản, lười biếng cho HS.
Giải pháp:
a/ Giáo viên tiến hành phân nhóm đối tượng HS :
Giáo viên cần thực hiện thường xuyên công tác phân loại HS, đặc biệt vào
đầu năm học giáo viên khảo sát chất lượng của HS 2 môn Toán, Tiếng Việt. Tuy
nhiên đầu năm chưa chắc đã thực hiện được khách quan tính chính xác trình độ
của từng em, vì vậy trong năm học giáo viên vừa dạy vừa theo dõi cũng như tham
khảo giáo viên lớp dưới để đưa ra kết luận chính xác và khoanh nhóm đối tượng
để đề ra phương pháp dạy học thích hợp cho từng nhóm đã phân loại.
Ví dụ : Trong môn Tiếng Việt
* Phân nhóm đối tượng :
Nhóm HS đọc thông, viết thạo (HS giỏi, khá)
Nhóm HS không đọc được
Nhóm HS vừa đọc vừa đánh vần
Nhóm HS viết còn yếu (sai chính tả nhiều)
* Cách tiến hành :
- Đối với nhóm HS không đọc được :
Trong giờ tập đọc giáo viên phải giúp HS mở SGK tìm bài đọc. Khi giáo
viên hoặc bạn đọc các em phải chú ý lắng nghe, nhìn dò theo từng mặt chữ (đếm
theo). Đây là một phương pháp theo hình thức ghi nhớ máy móc nhưng bắt buộc
các em phải thực hiện. Thỉnh thoảng giáo viên hỏi các em bạn mình đã đọc đến
chữ gì (nghe-nhắc lại) các em phải chỉ đúng và đọc lại. Tuy chỉ là học vẹt nhưng
cũng tạo nên nề nếp học tập và phần nào giúp các em khi có điều kiện được giáo
viên hoặc cha mẹ hướng dẫn thêm sẽ tiếp thu dễ dàng.
- Đối với nhóm HS vừa đọc vừa đánh vần :
Nhóm này tuy có phần hơn nhóm không đọc được nhưng vẫn là gánh nặng
cho giáo viên, khi lên lớp giáo viên phải yêu cầu các em phải dò theo khi giáo viên
hoặc bạn đang đọc. Ngoài ra phải khuyến khích các em đọc câu, đoạn ngắn. Giáo
viên phải theo dõi, gợi ý, hướng dẫn HS cách đánh vần. Ví dụ : đ - uôi - đuôi :
đánh vần trong phần đầu vần trước, các tiếng còn lại tương tự như vậy sẽ nhanh
hơn. Để cùng một lúc hướng dẫn, giúp đỡ được nhiều em. Song song đó giáo viên
sắp xếp các em giỏi, khá ngồi gần các em này để các em có thể hướng dẫn bạn đọc
được dễ dàng hơn.
- Đối với nhóm HS viết còn yếu (đọc được nhưng viết còn sai chính tả)
Giáo viên cần tranh thủ sự giáo dục của gia đình bằng cách hướng dẫn đọc
cho các em nghe - viết các vần, từ, câu vào vở và xem trước bài viết ở nhà, đọc và
gạch chân những từ các em cảm thấy khó viết, dễ sai và luyện viết trước vào vở
nháp. Khi lên lớp giáo viên sẽ lưu ý cho các em một số từ khó khác, hường dẫn,
phân tích âm, vần, phân biệt nghĩa của từ. Trước khi viết vào vở, giáo viên đọc
cho HS viết vào bảng con trước. Nếu từ nào HS không biết thì giáo viên đánh vần
để HS nghe, viết. Viết xong giáo viên chấm điểm, chữa lỗi cho HS
- Đối với nhóm HS đọc thông viết thạo :
Giáo viên chủ yếu hướng dẫn, tổ chức cho các em tự học. Nếu các em đã
đọc tốt rồi thì khuyến khích các em đọc diễn cảm hơn. Qua đọc , các em tự rút ra ý
nghĩa của từng câu, đoạn, bài. Các em là những HS đắc lực giúp giáo viên rèn các
em yếu kém. Những HS viết chữ đúng, đẹp, đúng chính tả khi giáo viên cho các
em làm thư kí nhóm, viết mẫu trên bảng con, bảng lớp cho cả lớp xem. Ngoài giờ
học, có điều kiện thì giáo viên cho các em trang trí lớp, viết bài mẫu. Đó cũng là
phương pháp giúp các em tự thể hiện những mặt tích cực của bản thân.
4/ Giáo viên cần thường xuyên cải tiến nội dung và các hình thức tổ chức
dạy học trong mỗi tiết học như :
- Phối hợp các hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm hay hoạt động cá
nhân một cách phù hợp có hiệu quả. Tạo nhiều hình thức thi đua trong học tập.
- Tổ chức các trò chơi học tập, cải tiến các bài tập trong SGK thành trò
chơi, câu đố hay giải ô chữ để thu hút sự chú ý ở HS,... để các em được học mà
chơi, chơi mà học.
Ví dụ : Trò chơi " Tìm bạn cho tôi" : mỗi đội có 20 tấm thẻ bằng bìa, trên
đó ghi những phép tính toán học. Trong đó có các phép tính có giá trị bằng nhau.
Cách chơi : chi lớp thành các đội, mỗi đội từ 4-6 em. Trong khoảng thời gian là 5
phút các đội phải tìm được các cặp đôi phép tính có kết quả bằng nhau. Đội nhanh
nhất, đúng nhất là đội chiến thắng.
Giáo viên thay hình thức tính nhẩm trong các dạng toán +, -, x, : thành trò
chơi thi đua tiếp sức giữa các tổ, hay trò chơi "Bingo", "câu cá"
- Thay hỏi đáp tìm từ ngữ trong một chủ đề: tìm từ có tiếng "học" giáo viên
cho chơi trò chơi " Tổ ong "; chú ong mang tiếng học, ... HS cầm thẻ tổ ong viết từ
tìm được gắn xung quanh chú ong, ... thay cho hỏi đáp, ít HS được tham gia, động
não.
5/Sử dụng phối hợp bài tập trắc nghiệm giúp tiết học thêm phong phú, sinh
động Ví du: Thay vì cứ lặp đi lặp lại việc giải toán có lời văn, thỉnh thoảng giáo
viên thay đổi hình thức trắc nghiệm : Một bình hoa có 3 bông hoa. Vậy 5 bình có
tất cả số bông hoa là :
a. 8 bông hoa b. 12 bông hoa c. 15 bông hoa
HS sẽ chọn chữ cái đặt trước kết quả đúng nhất
6/Giáo viên có thể sử dụng phương tiện dạy học "ứng dụng công nghệ
thông tin", thiết kế giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả giảng dạy, HS tiếp thu bài
tốt.
Ví dụ : Môn TNXH, Luyện từ và câu...giáo viên sử dụng những đoạn phim
hình ảnh thật, tiếng động, âm nhạc...để minh hoạ các nội dung có liên quan trong
bài mà HS khó được quan sát một cách thực tế, các em sẽ rất hứng thú và ghi nhớ
bài lâu hơn
Để thiết kế bài giảng có chất lượng, một trong những kho dữ liệu quan
trọng đó là Internet. Sau đây là địa chỉ một số trang Web tham khảo tham khảo các
giáo án điện tử, các dữ liệu cần thiết cho việc soạn giảng...:
+ : Trường tiểu học Cát Linh, Hà Nội tại
đây chúng ta có thể tham khảo một số giáo án điện tử, truy cập các tài nguyên dạy
học khác.
+ : Công ty Tin học nhà trường : vào đây ta có thể
tham khảo các phần mềm phục vụ cho nhà trường, tải một số phần mềm miễn phí,
các bài viết liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học.
+ : tải một số giáo án điện tử.
7/ Môi trường học tập cũng là một yếu tố quan trọng giúp phát huy tính tích
cực của HS, cụ thể trong lớp học. Bốn bức tường đơn điệu của lớp học được giáo
viên và HS tận dụng để hổ trợ cho việc học :
Ví dụ : Trưng bày " Sản phẩm của em " : các sản phẩm đẹp do các em
làm ra sau khi học thủ công, mĩ thuật, .v.v.v được trang trí trên tường để HS
trong lớp cùng xem, học tập lẫn nhau, kích thích HS phấn đấu hoàn thiện làm
đẹp sản phẩm của mình để được biểu dương trước lớp. Hay là :
+ Góc văn thơ : Tôi chọn những học sinh viết chữ đẹp viết một số bài thơ,
đoạn văn hay đã học trong tuần hoặc các bài sưu tầm trên báo,... dán lên, để tất cả
học sinh cùng đọc nhằm kích thích sự yêu mến văn thơ, yêu thích viết chữ đẹp cho
các em.
+ Góc Toán học : là nơi trưng bày những bài giải Toán, những bài tìm
thành phần chưa biết, các bảng công trừ,... với các nội dung theo chương trình
đang học để khi vui chơi, lúc rảnh rỗi các em nhìn vào, lâu dần sẽ khắc sâu vào trí
nhớ.
+ Góc TNXH là một tập tranh vẽ các loài thú, loài chim,... giúp các em biết
thêm về các con vật, giúp các em miêu tả khi làm TLV hay vẽ về con vật trong
môn Mỹ thuật, xé dán con vật trong môn Thủ công.
+ Góc thi đua: Nơi gắn cờ biểu dương tổ chăm ngoan, giữ vệ sinh tốt, tích
cực phát biểu.... giúp HS phấn khởi học tập tốt, chấp hành tốt nội qui nhà trường,
lớp học
+ Cạnh đó còn có góc biểu dương bạn học tốt, chăm ngoan : nơi này ghi
tên những học sinh giỏi, chăm ngoan để làm gương và là niềm vui cho các em.
Đồng thời để khuyến khích học sinh khác phấn đấu noi theo.
+ Để trau dồi kỹ năng đọc, giúp học sinh thư giãn, tôi yêu cầu học sinh
đóng góp truyện, sách báo,... để xây dựng : Thư viện mini cho lớp.
Để lớp học luôn phong phú tôi thường xuyên thay đổi nội dung cho phù
hợp với chủ điểm học sinh đang học, khuyến khích các em làm các sản phẩm sáng
tạo hơn để trang trí cho các bạn cùng học tập. Thật sự HS rất hứng thú, phấn đấu
hoàn thiện để sản phẩm của mình được dán lên lớp
8/ Khuyến khích HS tham gia hoạt động ngoại khóa, học tập ngoài
trời, sẽ giúp HS có điều kiện tiếp xúc môi trường xung quanh, có cơ hội để
giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Qua đó rèn luyện tính nhanh nhẹn, sự tự tin, bản
lĩnh. Đây là phẩm chất rất cần thiết của con người trong thời đại mới.
9/Giáo viên cần quan tâm đến đối tượng HS, phát huy khả năng, sở
trường của các em. Giáo viên cần có sự đối xử công bằng và bình đẳng, khen
chê hợp lý mang tính giáo dục cao, tránh hình thức xử phạt HS.
III . KẾT LUẬN :
Động cơ học tập là cái chi phối, thúc đẩy, kích thích người học chủ
động học tập. Vì vậy yếu tố chính chi phối, thúc đầy người học tích cực, chủ
động học tập là mục đích của việc học tập. Do đó, giáo viên tạo động cơ học
tập cho HS là một việc làm vô cùng có ý nghĩa, cần được quan tâm đúng
mức và thường xuyên. Trên đây là một số biện pháp tôi đã làm trong thời
gian qua và thấy có hiệu quả trong việc giúp HS học tập tích cực, phấn khởi.
Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ đóng góp ý kiến để đề tài này ngày càng
hoàn thiện. Tôi mong muốn sẽ được đồng nghiệp đóng góp thêm những kỹ
thuật mới. Điều tôi mong muốn nhất là những kỹ thuật này phù hợp với thức
tế giảng dạy ở các nhà trường và sẽ trở thành công việc quen thuộc của mỗi
giáo viên.