Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn học làm quen với toán (
LQVT ) ở lớp mẫu giáo lớn ( MGL ) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những
kiếnthức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo,
trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng
không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức của môn
toán học ở lớp một.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán ở lớp mẫu giáo, giáo viên là người hướng dẫn,
gợi mở, tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thành
và phát triển các thao tác của tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp góp phần phát
tri ển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó,giáo viên cần thực hiện nguyên tắc dạy
học theo phương pháp đổi mới: lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù
hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập.
9 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3320 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm – Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5-6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm – Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho
trẻ lứa tuổi 5-6
Đề tài: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5-6
Giáo viên: Lê Phương Hằng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn học làm quen với toán (
LQVT ) ở lớp mẫu giáo lớn ( MGL ) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những
kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo,
trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng
không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức của môn
toán học ở lớp một.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán ở lớp mẫu giáo, giáo viên là người hướng dẫn,
gợi mở, tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thành
và phát triển các thao tác của tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp…góp phần phát
triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó,giáo viên cần thực hiện nguyên tắc dạy
học theo phương pháp đổi mới: lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù
hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập.
Trong quá trình hướng dẫn trẻ MGL LQVT, tôi nhận thấy: muốn cho trẻ học tập đạt kết
quả cao thì vấn đề đồ dùng đồ chơi trong tiết học hay trong giờ chơi ở góc toán phải được
coi trọng vì đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hành động hay nói
cách khácmuốn tiếp thu được kiến thức thì trẻ phải được thực hành, hoạt động với các đồ
vật, đồ chơi. Việc trẻ tự tay biết làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ biết trân
trọng, giữ gìn, yêu quí đồ dùng, đồ chơi và càng hứng thú khi tham gia vào các tiết học.
Như vậy, đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong giờ học LQVT của trẻ.Tôi đã
đọc tài liệu, học hỏi, suy nghĩ và tìm tòi để làm và khai thác được nhiều ưu thế của đồ
dùng dạy toán cho trẻ MGL. Sau đây, tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình với đề tài: “
Một số kinh nghiệm làm đồ dùng LQVT cho trẻ lứa tuổi MGL ”. Phạm vi thực hiện đề tài
này là lớp mẫu giáo số 9 trường mầm non Mai Dịch.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Đặc điểm tình hình lớp:
1.1: Thuận lợi:
-Bản thân được đào tạo chính quy và đã trải qua 3 năm kinh nghiệm thực tế ( trong đó có
2 năm trực tiếp tham gia dạy lớp MGL ).
-Đã được kiến tập một số tiết mẫu của trường, của quận nên cũng đã học tập được một số
kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn LQVT.
-Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điêù
kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường.
-Trẻ MGL có nhận thức cao nên việc dạy học trẻ ở một lứa tuổi đồng đều có nhiều thuận
lợi.
1.2: Khó khăn:
-LQVT là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học và đòi hỏi giáo viên phải
nắm vững phương pháp môn học, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ
LQVT
-Khi làm đồ dùng đồ chơi, giáo viên phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu quả sử
dụng.Nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi đắt, khó tìm.
-Số lượng đồ dùng đồ chơi do các công ty sản xuất để phục vụ cho môn làm quen với
toán còn rất ít và đơn sơ, giá thành cao.
-Trong lớp còn một số trẻ chưa học qua lớp MGN nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu hệ
thống.
2.Các biện pháp:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau:
2.1: Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để làm ra đồ dùng đồ chơi học tập của cô và trẻ
cho phù hợp với đề tài.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng của môn toán là tính chính xác và khoa học. Mỗi tiết học
cung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đòi hỏi phải có những đồ dùng đồ chơi khác
nhau, phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức tiết học.
Ví dụ: Trong bài dạy các khối vuông, chữ nhật, cầu,trụ, tôi đã đưa ra trò chơi “ Tìm nhà ”
ở phần luyện tập. Để đáp ứng nôi dung trò chơi này, trước đó tôi phải sưa tầm một số
nguyên vật liệu có dạng các khối cần dạy như vỏ hộp, thùng, lon bia, bóng nhựa… rồi
làm những ngôi nhà có gắn các khối để trẻ chạy về nhà. Trẻ chơi rất hứng thú.
2.2: Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ LQVT phục vụ cho một nội dung dạy,giáo viên
phải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra các cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan hệ lôgíc, hợp lý.
Như vậy, giáo viên mới có thể cung cấp được kiến thức chính xác, khoa học, phù hợp với
chủ điểm.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Số 6 – tiết 1 ” trong chủ điểm “ Thế giới động vật ”, tôi đã chọn cặp
đối tượng thỏ và cà rốt để dạy trẻ lập số. Tôi chọn cặp đối tượng trên vì những lí do sau:
- Đúng chủ điểm đang thực hiện.
- Thỏ và cà rốt có quan hệ lôgíc với nhau: Cà rốt là thức ăn mà thỏ rất ưa thích.
Trẻ đang lập số với cặp đối tượng Thỏ và Cà rốt
2.3: Khuyến khích trẻ làm một số đồ dùng học tập cùng cô.
Công việc này tuy đơn giản nhưng có giá trị rất lớn:
-Khắc sâu kiến thức toán mà trẻ đã học trên tiết học.
-Củng cố kĩ năng tạo hình của trẻ.
-Tạo hứng thú cho trẻ khi được sử dụng những đồ dùng do mình làm ra trong tiết học.
-Giáo dục trẻ ý thức biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình làm ra.
-Cung cấp thêm đồ dùng học tập cho lớp.
Ví dụ:
-Để phục vụ cho các tiết học về số lượng, tôi tổ chức cho trẻ vẽ các đồ vật, con vật, đối
tượng theo chủ điểm. Sau đó tôi sẽ lưu lại một số tranh đẹp, cắt dán các chi tiết cần thiết
rồi bồi lên bìa cứng để trẻ sử dụng trong tiét học.
-Để trẻ dễ liên hệ giữa số lượng và các khối đã học, tôi đã tận dụng các ngày sinh nhật
của trẻ, cho trẻ gói quà tặng nhau bằng các khối do tôi làm từ bìa để trẻ quan sát và nhận
xét.( Số lượng các khối bằng tháng sinh của trẻ ).
-Trong bài tập đo độ dài bằng các đồ dùng khác nhau, tôi và trẻ làm một số đồ dùng để đo
như: vẽ, tô màu và cắt theo hình bông hoa, bàn tay, bàn chân…rôi dùng các đồ dùng này
làm thước đo chiều dài các đối tượng.
Trẻ gói quà tặng sinh nhật từ các khối do Cô và trẻ sưu tầm
Cô và trẻ làm đồ dùng phục vụ cho tiết học đo độ dài các đối tượng
2.4: Nghiên cứu làm đồ dùng học tập sao cho một đồ dùng có thể cung cấp cho trẻ
nhiều kiến thức khác nhau, sử dụng được cho nhiều hoạt động.
Khi đó một đồ dùng học tập sẽ có hiệu quả sử dụng rất lớn, không chỉ là đồ dùng môn
toán mà có thể sử dụng cho nhiều môn học và các hoạt động khác. Việc khai thác tối đa
tính năng của các đồ dùng học tập sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí làm đồ dùng đồ
chơi học tập cho lớp.
Ví dụ: Tôi làm một bảng dạy tổng hợp bằng bìa A0, trên đó có hình ảnh các con vật được
gắn bằng các miếng dính có thể thay đổi số lượng và vị trí khi sử dụng phù hợp với các
mục đích giảng dạy khác nhau như:
-Dạy trẻ định hướng không gian: trên – dưới – trước – sau – phải – trái.
-Dạy trẻ về tập hợp, số đếm.
-Dạy trẻ về hình dạng.
-Dạy trẻ về kích thước.
2.5: Tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng học tập.
Việc tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng giúp giáo viên vừa có
điêù kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơivừa có thể phối hợp cùng phụ huynh trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ. ( Phụ huynh đóng góp, ủng hộ giáo viên các nguyên liệu cũ ).
Tuy nhiên khi lựa chọn vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cần chú ý:
- Lựa chọn các vật liệu sạch, đảm bảo an toàn.
- Tận dụng các vật liệu phổ biến, rẻ tiền.
- Nguyền vật liệu dễ huy động được từ phụ huynh học sinh.
- Vật liệu có màu sắ đẹp, kích thước vừa phải với tầm tay trẻ.
Ví dụ: Tôi dùng lịch cũ để cho trẻ làm quen với các khái niệm về thời gian và các số tự
nhiên; dùng bìa, cốc nhựa, giấy màu, bút màu, vải vụn để làm búp bê các loại cho trẻ học
về số lượng, chiều cao, kích thước…
Một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo của môn làm quen với toán
2.6: Các đồ dùng cho trẻ LQVT do giáo viên làm phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an
toàn trong sử dụng và có độ bền cao.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá.Vì thế các đồ dùng
đồ chơi làm ra phải đảm bảo an toàn, không gây thương tích cho trẻ, không bị biến hình,
hư hỏng khi trẻ sử dụng.Và đặc biệt nếu các đồ dùng đồ chơi đẹp mắt thì trẻ sẽ rất hứng
thú với tiết học.
Khi làmđồ dùng học tập, tôi thường phối kết hợp nhiều màu sắc để tạo ra đồ dùng đẹp,
sinh động, hợp với sở thích của trẻ. Chất liệu tôi thấy bền, đẹp và giá thành thấp là xốp
màu. Chính vì vậy, tôi thường sử dụng xốp màu để tạo ra đồ dùng đồ chơi phong phú cho
trẻ.
Trẻ thích thú với các đồ dùng, đồ chơi do cô và trẻ cùng làm
2.7: Sử dụng các đồ dùng đồ chơi LQVT do cô và trẻ làm để trang trí lớp và tạo môi
trường cho trẻ “ học ” toán.
Các đồ dùng đồ chơi LQVT do cô và trẻ làm không chỉ được sử dụng trong giờ học toán
mà còn được tôi sử dụng để trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi trong góc toán.Như vậy trẻ
sẽ được ôn luyện, củng cố kiến thức vế toán ở mọi lúc, mọi nơi, trong các thời điểm khác
nhau như: giờ đón, giờ trả, giờ hoạt động góc.
Ví dụ:
Tôi đã dùng bìa làm các bàn cờ cho trẻ chơi trong các thời điểm trong ngày như:
-Trò chơi “ Đếm cánh hoa” : trẻ dùng xúc xắc đổ ra các tranh ảnh có số cánh hoa tương
ứng.
-Bàn cờ nhận hình, nhận màu.
-Trò chơi đặt số tương ứng cũng rất đơn giản và dễ chơi: tôi dùng bìa, giấy màu cắt thành
các hình theo chủ điểm và sắp xếp theo nhóm để trẻ đặt các thẻ số tương ứng.
-Trò chơi ghép tranh, tập đếm cũng là những trò chơi trẻ rất thích.
Một số đồ dùng, đồ chơi ở góc toán học: Bảng “Bé tập đếm và đặt các số tương ứng”
trong chủ điểm “Thế giới thực vật”
3.Kết quả:
Với việc chịu khó suy nghĩ, tích cực làm thêm đồ dùng dạy học môn LQVT, tôi thấy:
-Khi đưa đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giờ học, trẻ hoạt bát hơn, chăm chú lắng nghe, tích
cực phát biểu ý kiến vì được hoạt động phám phá với đồ vật là đặc tính cơ bản gây hứng
thú được thể hiện rõ ở tiết học LQVT. Qua đó các kiến thức cô cần cung cấp cho trẻ được
tiếp thu nhanh hơn.
-Có đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn, trẻ được nâng cao hơn về kiến thức, giờ học,
giờ chơi diễn ra thuận lợi, thích thú, đã bổ sung và củng cố kiến thức cho trẻ một cách
nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao.
-Với những kiến thức hấp thu được qua hoạt động làm đồ dùng đồ chơi môn LQVT và
hoạt động học trên lớp, trẻ MGL lớp tôi phụ trách đã phát triển tốt về tư duy, tự tin, thông
minh hơn khi nhận xét, phát biểu và giao tiếp với mọi người.
Kết quả được thể hiện rất rõ qua việc đánh giá nhận thức của trẻ về môn
LQVT đầu năm và cuối nặm học 07 – 08 như sau:
Kết quả
Giai đoạn
Tốt Khá Trung bình Yếu
I/năm học 07- 08: 44
trẻ
16/44 =
36,4%
20/44 =
45,4%
5/44 =
11,4%
3/44 =
6,8%
II/năm học 07- 08: 50
trẻ
35/50 = 70 %
14/50 = 28
%
1/50 = 2% 0/50
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau :
-Đồ dùng đồ chơi do giáo viên và trẻ cùng làm và sử dụng trong giờ học, giờ chơi rất dễ
làm, dễ kiếm và rẻ tiền, giáo viên nào cũng có thể làm được.
-Đồdùng đồ chơi đó có thể sử dụng trong nhiều môn học và các hoạt động.
-Một số giáo viên trong trường đã áp dụng kinh nghiệm của tôi cũng đã đạt được kết quả
tốt trong việc dạy trẻ LQVT.
-Trong khi dạy, nếu có đủ đồ dùng đẹp, nhất là đồ dùng đó do trẻ tự làm ra thì tiết học sẽ
hấp dẫn hơn. Đó là một yếu tố giúp trẻ hào hứng trong học tập và giáo viên truyền thụ
kiến thức cho trẻ có nhiều thuận lợi.
-Thao tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phát triển óc thẩm mỹ và kỹ năng khéo tay cho cô
và trẻ.
-Đồ dùng do giáo viên và trẻ tự làm được trẻ rất trân trọng, giữ gìn; phụ huynh rất khen
ngợi.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã được thực hiện đạt kết quả tốt trong lớp, trong
trường mầm non Mai Dịch, rất mong được sự góp ý của chị em đồng nghiệp và các đồng
chí lãnh đạo.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2010
Người viết
Lê Phương Hằng