Trong những năm gần đây, vấn đềđổi mới phương pháp dạy học ởTiểu học
đã được các nhà nghiên cứu, cán bộquản lí chỉđạo cũng như giáo viên trực tiếp
giảng dạy đặc biệt quan tâm.
Đổi mới phương pháp dạy học có thểhiểu tìm con đường ngắn nhất đểđạt
chất lượng và hiệu quảcao. Con đường này không có sẵn, không bằng phẳng mà
đầy chông gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với sựđan xen giữa cái chung và cái riêng,
cái cũ vàcái mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bao gồm cảhai
mặt: Phải đưa vào các PPDH mới đồng thời đồng thời tích cực phát huy những ưu
điểm của PPDH truyền thống. Lý luận dạy học đã khẳng định không có phương
pháp vạn năng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, yếu tốkinh nghiệm và sựkếthừa
thểhiện khá đậm nét (thuyết trình , vấn đáp là những phương pháp rất xưa cũ nhưng
hiện tại vẫđược sửdụng trong các tiết dạy với mức độđậm nhạt khác nhau). Đổi
mới PPDH là sựkết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với
những yếu tốmới của PPDH hiện đại. Với cách nhìn từphương pháp mới, giáo viên
có thểthực hiện việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng Việt lớp 4, 5 nói riêng
nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sựhình thành và phát triển
ởhọc sinh các kĩ năng sửdụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết đểhọc sinh giao
tiếp. Thông qua việc dạy Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy.
21 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 12148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4-5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY ĐỌC DIỄN CẢM
CHO HỌC SINH LỚP 4 – 5
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp
giảng dạy đặc biệt quan tâm.
Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu tìm con đường ngắn nhất để đạt
chất lượng và hiệu quả cao. Con đường này không có sẵn, không bằng phẳng mà
đầy chông gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng,
cái cũ và cái mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bao gồm cả hai
mặt: Phải đưa vào các PPDH mới đồng thời đồng thời tích cực phát huy những ưu
điểm của PPDH truyền thống. Lý luận dạy học đã khẳng định không có phương
pháp vạn năng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, yếu tố kinh nghiệm và sự kế thừa
thể hiện khá đậm nét (thuyết trình , vấn đáp là những phương pháp rất xưa cũ nhưng
hiện tại vẫ được sử dụng trong các tiết dạy với mức độ đậm nhạt khác nhau). Đổi
mới PPDH là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với
những yếu tố mới của PPDH hiện đại. Với cách nhìn từ phương pháp mới, giáo viên
có thể thực hiện việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng Việt lớp 4, 5 nói riêng
nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình thành và phát triển
ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học sinh giao
tiếp. Thông qua việc dạy Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy.
Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có
đọc được thì mới hiểu được nội dung. Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt
trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học
sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinhTiểu học đồng thời
làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của
mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ
đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã
hội.
Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều kiện
tự học và hiểu biết các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc là cầu
nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để
tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc
diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những
thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong
muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ
năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số
lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất hữu hạn. Giáo viên tiểu học còn lúng
túng khi dạy Tập đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn
cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm.
Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn,
bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
Do đó với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm
của học sinh lớp 4, 5 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5” làm đề tài nghiên cứu.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
A. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học.
Học sinh Tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của
một cơ thể đang phát triển. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh,
phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới, theo chức năng
của chúng. Chức năng phát âm - Tập đọc.
Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân
cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang phát
triển.
Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò,
thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình.
Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều
trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ
thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường Tiểu
học.
Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học bước đầu đem đến sự vận động
khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinh hoa
văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn
học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển
khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu
học.
Nhân cách học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ
thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó mà phương tiện là nghe,
nói, đọc, viết có được nhờ học Tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm
cho học sinh Tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của
khoa học, xã hội, đáp ứng như cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng
cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ.
2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc
Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn
ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu ,đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhịp
điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc
của thầy và trò bậc Tiểu học.
Văn học nghệ thuật, là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức lý
tưởng tình yêu, nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con
người thêm phong phú và sâu sắc.
Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng
tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm
nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý
thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa lsf học sinh biết chuẩn ngôn
ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động
dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng
tạo, càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ
văn học.
3. Cơ sở giáo dục và phát triển
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng,
đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ
năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ, tiếp theo đọc là phải
hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khoá” (chốt, trọng yếu) trong
bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn biết phát hiện ra yếu tố
“văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy,
biết đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở
các tầng bậc khác nhau.
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5.
1. Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc nói chung.
Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh
Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Có
nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng
lên. Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ tập trung đến các lớp đầu cấp để làm sao các em
đọc đúng, đọc trôi chảy là được. Còn ở các lớp cuối cấp, giáo viên chỉ tập trung
nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc
luyện đọc diễn cảm.
2. Thực trạng dạy học phân môn Tập đọc lớp 4, 5 ở trường Tiểu học
Hoà Sơn A- huyện Lương Sơn- tỉnh Hoà Bình.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân môn
Tập đọc của học sinh lớp 4, 5, bản thân tôi nhận thấy: một số học sinh mới chỉ ở
mức độ đọc đúng, đọc trơn. Có em chẳng cần quan tâm mình có đọc diễn cảm bài
thơ, bài văn đó không mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được.
Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:
- Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết,
cụ thể các em thường mắc lỗi sau:
+ Các lỗi phụ âm đầu: l/n. Ví dụ: nổi lửa/ lổi lửa; nấu nướng/ lấu
lướng…
+ Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và
thanh sắc. Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghí; nghĩ kĩ/ nghí kí…
+ Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa
biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết.
+ Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc.
Nên ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã thống kê
chất lượng đọc của học sinh lớp 4, 5 như sau:
Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 4, 5
Số em đọc
chưa đạt yêu cầu
Số em
đọc đạt trung
bình
Số em
đọc đúng, rõ
ràng
Số em
đọc diễn cảm
tốt K
hối
Lớp
T
ổng
số
HS S
L
%
L
%
L
%
L
%
4
3
0
5
1
6,7 4
4
6,6
2
0
1
6,7
5
3
0
4
1
3,3 3
4
3,3
2
3,3
2
0
Qua việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh đọc chưa đạt yêu cầu và
học sinh đọc trung bình chiếm hơn 60%. Tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm còn thấp. Từ lí
do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho
học sinh lớp 4, 5”.
Đây là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng
ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên
lớp nói chung và dạy đọc diễn cảm cho học sinh cuối bậc Tiểu học nói riêng.
Để đưa chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm có sự thay đổi, tôi xin
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
II. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp
4, 5.
1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo.
Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học
sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc
đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm.
Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn
cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3. Đối với học sinh lớp 4, 5 thì việc luyện đọc
đúng được rèn luyện như sau:
a) Luyện đọc đúng:
- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị
chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục
của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia
văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau
về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi
và đọc nối tiếp.
- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh thạm gia đọc nối tiếp
ở mỗi vòng đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tâm thế sẵn sàng đọc
nối tiếp.
- Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên nên
hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng:
+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện
những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng
dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc
đứng và đọc rành mạch.
+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải
trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (việc tìm hiểu nghĩa
từ có thể xen kẽ trong quá trìng đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh
đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục
hướng dẫn hoặc nhắc nhở.
Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh
được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn
hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ
năng mới: Đọc diễn cảm.
b) Luyện đọc hay (đọc diễn cảm)
- Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm,
thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật
trong bài…(Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường
độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung). Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào
còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không nên áp đặt học
sinh một cách theo khuôn mẫu.
- Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác
định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin
cơ bản, giúp người nghe tiếp nhậ được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong
văn bản) khắc phục những cách đọc thiên về hình thức “diễn cảm” của học sinh
Tiểu học.
c) Các hình thức luyện đọc.
Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau:
- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc
theo cặp, theo nhóm).
- Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần: Ví dụ: Đọc đồng thanh
để khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ dàng ghi
nhớ đoạn bài cần học thuộc lòng, thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho
lớp học.
- Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình đóng
vai, tham gia các trò chơi luyện đọc).
2. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung
bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc - hiểu, góp
phần năng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm.
Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc
chung của đoạn, của bài. Ví dụ: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi,
mạnh mẽ…
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và
trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, những học sinh
khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học
sinh đọc thầm khổ thơ 3 trong bài “Mẹ ốm” (lớp 4) để trả lời câu hỏi: Sự quan tâm
chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu nào?
- Tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên có thể đưa ra nguyên văn
câu hỏi, bài tập trong SGK chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực
hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời cau hỏi.
Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài “Tre Việt Nam” (lớp 4) nên tách thành 3 ý
nhỏ để học sinh dễ trả lời.
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất cần cù của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người Việt Nam?
- Bằng nhiều hình thức khác nhau (làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo
nhóm…). Giáo viên tạo điện kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực. Trong
quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao
đổi ý kiến.
Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ
điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của
nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả
trong văn bản. Sau khi tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Giáo
viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự
cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, giáo
viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế
và tự tìm ra cách đọc hợp lý. Ví dụ: Đoạn vừa rồi đọc với giọng điệu như thế nào?
Để nêu đặc điểm của nhân vật, em cần chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
Hoặc: Qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài?
Học sinh thảo luận và trả lời – Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung.
3. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm.
Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài
đọc. Phải hoà nhập tâm hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh thì mới có cảm xúc,
mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp.
Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù
hợp. Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ,
cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc,
đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.
- Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc “tạo tình huống” cho học
sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Ví dụ: Nghe và phát hiện cách đọc của
cô; ngừng nghỉ, ngắt nhịp ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ
ngữ nào?...Mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng
tạo của mình.
Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết người
giáo viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho
học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu
để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều chỉnh mình
đọc đúng hơn và phải có lòng ham muốn đọc hay.
4. Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản.
Tạo điệu kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm
(theo cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm.
- Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài: Cách luyện đọc này tạo
điệu kiện cho tất cả học sinh đều được đọc. Theo các bước sau;
+ Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc đã ghi ở bảng phụ
+ Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó.
+ Học sinh xác định giọng đọc của câu văn.
+ Học sinh đọc mẫu (Giáo viên đọc mẫu) – Học sinh thảo luận, nhận xét về
giọng đọc của cô, của bạn mà mình yêu thích.
+ Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, cách ngắt giọng,
nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học sinh
luyện đọc theo trình tự các bước:
+ Giáo viên đọc mẫu – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc.
+ Học sinh luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn
nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài.
+ Giáo viên tiến hành các bước như trên.
+ Học sinh đọc cá nhân – Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh thể
hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai. Rèn cho
các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc – Cụ thể các
em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật; phân biệt được lời
của nhân vật khác. Giáo viên nên hướng dẫn như sau:
- Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật.
- Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác định
giọng đọc phù hợp với từng nhân vật
- Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình
(hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện)
- Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên.
5. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng
cách tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc.
Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ
chức các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú
đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục tư
tưởng, tình cảm tốt đẹp.
Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn
cảm (HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học
tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn
(theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh