Ở Lào Cai, cây quế được trồng tập trung tại các huyện Bảo
Thắng, Bắc Hà, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Cây quế đã
mang lại giá trị kinh tế ổn định cho người dân trong vùng.
Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây khi diện tích quế
trồng thuần loài ngày càng được mở rộng thì vấn đề sâu hại
cũng trở nên đáng lo ngại. Sâu đo ăn lá quế đã xuất hiện và
gây hại trên những diện tích trồng thuần loài từ 5 - 10 tuổi ở
xã Sơn Hà, Phú Nhuận (Bảo Thắng).
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sâu đo ăn lá quế và biện pháp phòng, trừ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sâu đo ăn lá quế và biện
pháp phòng, trừ
Ở Lào Cai, cây quế được trồng tập trung tại các huyện Bảo
Thắng, Bắc Hà, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Cây quế đã
mang lại giá trị kinh tế ổn định cho người dân trong vùng.
Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây khi diện tích quế
trồng thuần loài ngày càng được mở rộng thì vấn đề sâu hại
cũng trở nên đáng lo ngại. Sâu đo ăn lá quế đã xuất hiện và
gây hại trên những diện tích trồng thuần loài từ 5 - 10 tuổi ở
xã Sơn Hà, Phú Nhuận (Bảo Thắng).
Để giúp các chủ rừng chủ động nhận biết và phòng, trừ sâu
bệnh hại, xin giới thiệu cách nhận biết và biện pháp phòng,
trừ sâu đo ăn lá quế như sau:
Sâu hại đe dọa rừng trồng ở xã Phú Nhuận
1. Đặc điểm, hình thái
- Đặc điểm: Thuộc họ sâu đo (Geometridae), bộ cánh
vẩy (Lepidoptera). Sâu đo ăn trụi lá quế trông như cây chết.
Sâu hại làm giảm sinh trưởng của rừng quế và làm cây suy
yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho những loài sâu hại thứ cấp
xâm nhập, phá hoại.
- Hình thái: Sâu trưởng thành, thân dài 18 - 20mm, sải cánh
rộng 72 - 75mm, cánh trước có đốm vân màu xanh nhạt, giữa
cánh có đốm lửa trong suốt, cánh sau màu nâu xám, đầu hình
sợi chỉ, bụng nhọn gần về cuối.
- Tập tính sinh hoạt: Mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa kéo dài tùy theo
điều kiện thời tiết. Nói chung thời kỳ trứng 7 ngày, sâu non
29 ngày, nhộng 25 ngày, trứng được đẻ ở mặt sau của lá. Mỗi
con cái có thể đẻ 1.000 – 1.500 trứng. Chúng thường đẻ trên
kẽ hở thân cây, kẽ lá, sắp xếp thành đám không theo thứ tự.
Sâu non hoạt động mạnh, nhả tơ di chuyển theo gió. Loài sâu
đo ăn lá quế chỉ tập trung chủ yếu ở sườn đồi và chân đồi là
chính. Nơi này có nguồn thức ăn dồi dào và có điều kiện
nóng ẩm thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của loài sâu hại
này.
2. Biện pháp phòng, trừ:
- Thường xuyên kiểm tra vườn rừng phát hiện sớm dịch hại
và áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp phòng, trừ triệt để khi
mật đọ thấp, sâu tuổi nhỏ.
- Dùng bẫy đèn bẫy trưởng thành.
- Xới đất diệt nhộng quanh tán cây quế sâu 3 - 5cm vào tháng
1 và tháng 8 hằng năm.
- Đối với diện tích nhiễm sâu ở phạm vi hẹp, mật độ thấp, sâu
tuổi lớn: Sử dụng vòng độc quanh thân cây hoặc dùng chế
phẩm sinh học Bt để phun lên tán cây (liều lượng 3 kg/ha
thuốc pha với 450 - 600 lít nước) để diệt sâu non.
- Đối với diện tích nhiễm sâu với mật độ cao (khả năng bùng
phát dịch): Phải sử dụng một trong các loại thuốc hóa học
như: Bestox 5EC, Ofatox 400EC... để phun trừ. Khi phun trừ
sâu đo ăn lá quế nên phun khi sâu mới nở sống tập trung trên
lá hoặc ở kẽ thân, hiệu quả phòng, trừ sẽ cao nhất.
Lưu ý: Trong quá trình phun thuốc cần trang bị đầy đủ bảo
hộ lao động như: Quần áo, ủng, mũ, kính mắt, găng tay; phải
cắm biển báo khu vực mới phun thuốc đảm bảo an toàn cho
người và động vật; đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun
thuốc từ 10 - 14 ngày mới khai thác, thu hoạch quế.
* Phương tiện phun thuốc:
Việc phòng, trừ sâu hại cây lâm nghiệp nói chung, cây quế
nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do cây cao đã khép tán, địa
hình đồi dốc, không có bình bơm chuyên dụng. Tuy nhiên,
với giá trị kinh tế của cây quế biện pháp phòng, trừ là phương
án tối ưu khi dịch hại bùng phát. Tại các địa phương có thể
sử dụng máy bơm áp lực (máy rửa xe) để phun trừ. Máy
được đặt dưới chân đồi, một đầu hút được nối vào thùng phi
chứa dung dịch nước thuốc đã pha, còn đầu đẩy có thể nối
dây dài tùy theo địa điểm cần phun. Đối với cây cao >10m
nối thêm sào để lượng nước thuốc có thể rải đều tán cây.