Seminar kỹ thuật an toàn môi trường

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học. gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là do: +con người và cách quản lý của con người . +tự nhiên:hoạt đông núi lửa,thiên tai,bão lụt,vv

ppt47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Seminar kỹ thuật an toàn môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SEMINAR KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG GVHD:Lê Xuân Chí Nhóm15: Bùi Hữu Tùng Trần Thế Tuyển Trần Quang Vĩ Khoa:kỹ thuật tàu thủy Lớp:50DT3 CHỦ ĐỀ: Ô nhiễm môi trường,nguyên nhân ô nhiễm và các biện pháp phòng chống Các hình thức của ô nhiễm môi trường Khái niệm và nguyên nhân: Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là do: +con người và cách quản lý của con người . +tự nhiên:hoạt đông núi lửa,thiên tai,bão lụt,vv…… Các dạng của ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường nước: 1.1.Khái niệm Ô nhiễm nước: + là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hô, tồn tại ở thể hơi trong không khí... Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu 1.2.Nguyên nhân ô nhiễm nước: A>Nguồn gốc nhân tạo: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước . B>Nguồn gốc tự nhiên: +Do mưa,tuyết tan,gió bão,lũ lụt…Nước mưa rơi xuống mặt đất ,mái nhà,đường phố đô thị,khu công nghiệp….kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ. +Các sản phẩm của các hoạt động sống của sinh vật,kể các xác chết của chúng. 1.3.Các biện pháp sử lý nước ô nhiễm: A>Căn cứ tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước: +Mục đích sử dụng:cấp nước sinh hoạt cho dân cư đô thị,nông thôn;cho lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp,công nghiệp…. +Nước cấp trực tiếp:cấp nước cho ăn uống,sinh hoạt,công nghiệp thực phẩm…. +Nước của các dòng thải cho phép xả vào các sông hồ,biển…. Từ đó đưa ra tiêu chuẩn nước chất lượng cho mỗi quốc gia ,đưa ra các phương pháp sử lý thích hợp. Phương pháp sử lý nước ở Việt Nam: Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Ngay cả việc xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người. Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh. Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia. Một ví dụ điển hình là dự án công viên Yên Sở trị giá hàng triệu đô la đã được đề cập ở trên. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã và đang làm việc với Gamuda để cải tạo và nâng cấp hệ thống Công viên hồ, kênh Yên Sở trở thành một công viên công cộng tiêu chuẩn quốc tế với những hồ nước tự nhiên sạch sẽ, một hệ thống vệ sinh hiện đại, và những công trình đô thị quanh hồ mang lại cho người dân Hà Nội và du khách một lối sống lành mạnh, tràn đầy bản sắc văn hóa. Một trong những phần quan trọng của dự án này là xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất tại công viên Yên Sở với công suất xử lý một nửa lượng nước thải của Hà Nội. Dự án công viên Yên Sở sẽ biến khu công viên bình thường hiện nay thành một cửa ngõ phía Nam sôi động, có môi trường xanh sạch đẹp cùng với những công trình phục vụ thương mại, khách sạn và du lịch. Nếu có thêm những dự án lớn tương tự để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước, Hà Nội sẽ tiến tới kỷ niệm sinh nhật thứ 1000 với một diện mạo mới: sạch và xanh. Các phương pháp sử lý khác: A>SODIS là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Solar Water Micro-Organism Disinfection, nghĩa là “Xử lý vi sinh vật trong nước bằng ánh sáng mặt trời”. Phương pháp này được các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học công nghệ môi trường Liên bang Thụy Sỹ (EAWAG) và Trung tâm Nghiên cứu nước và vệ sinh môi trường cho các cước đang phát triển ở Thụy Sỹ (SANDEC) nghiên cứu từ năm 1991. Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như các thử nghiệm thực tế cho thấy sau khi phơi sáu giờ dưới ánh sáng mặt trời, các chai nước phơi theo phương pháp SODIS có khả năng tiêu diệt 99% các mầm bệnh trong nước là vi khuẩn, virus và 95% các mầm bệnh là động vật đơn bào và ký sinh trùng. Với những kết quả khả quan này, phương pháp SODIS đã được Tổ chức Y tế thế giới chính thức khuyến cáo sử dụng như là một giải pháp xử lý nước bổ sung hoặc thay thế cho đun sôi. Từ năm 1999 đến nay, phương pháp này đã được lan toả ra trên 20 quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh, và hiện nay được trên 200 triệu người thường xuyên sử dụng (theo EAWAG, 2006). B>Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng các loại thực vật sống dưới nước đã và đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành, đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao. Dùng các loài thực vật thủy sinh để loại bỏ các chất dinh dưỡng và hữu cơ trong nước. Vì nguyên nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm là do các loại tảo chết; tảo sinh sôi nảy nở được là do nước bị phú dưỡng (hay còn gọi là hiện tượng nước nở hoa); chất phú dưỡng do các chất thải của con người, xác súc vật chết… gây nên; phương pháp sử dụng thực vật thực chất là đưa lượng chất dinh dưỡng dư thừa trong nước hồ chuyển vào sinh khối của thực vật thủy sinh (hiện tượng hấp thụ thức ăn). 2.Ô nhiễm không khí: 2.1>Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật 2.2>Tác nhân gây ô nhiễm Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx... Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn Các khí quang hóa: PAN, O3 Các chất lơ lửng: sương mù, bụi Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ 2.3>Nguyên nhân ô nhiễm không khí: A>Tự nhiên Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này. B>Nguồn gốc nhân tạo: Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao,thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. 2.4>Các biện pháp khắc phục ô nhiễm ô nhiễm không khí: +Quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí bằng các luật lệ,chỉ thị,tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí. +Quy hoạt xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí khu dân cư. +Xây dựng công viên,hàng rào cây xanh hai bên đường dể hạn chế bụi,tiếng ồn,cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hô hấp sự hấp thụ co2 trong quang hợp. +Áp dụng các biện pháp công nghệ,lắp đặt các thiết lọc thu lọc bụi và sử lý các khí độc hại trước khi thải ra không khí.Phát triển công nghiệp “không khối”. +Thay đổi các thiết bị công nghiếp lạc hại,tao khối nhiều;bảo vệ rừng;tăng số lượng xe chạy tập trung như xe buýt,… 3.Ô nhiễm Đất: 3.1>khái niệm và nguyên nhân gây ô môi trường đất: A>Khái niệm:Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa B>nguyên nhân: +Ô nhiễm đất vì nước thải Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải để tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm. + +Ô nhiễm đất vì chất phế thải :Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại...; chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium... những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng. +Ô nhiễm đất do khí thải Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này Phân loại ô nhiễm đất: người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm: +Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...). +Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...). +Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).