Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, trước khi triển khai NQ 11
của Chính phủ, ngay từ đầu năm 2010, ngành GTVT đã chuẩn bị sẵn
sàng phương án cho 1 năm cắt giảm mạnh đầu tư xây dựng. Năm 2011,
Chính phủ đã giảm 50% vốn của các dự án trái phiếu CP. Với các dự án
đã được phê duyệt, khả năng giải ngân của ngành GTVT lên tới 20 - 25
nghìn tỷ đồng trong năm 2011 nhưng Chính phủ chỉ bố trí 11 nghìn tỷ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc: Không cho ứng
trước vốn và không điều chuyển vốn
Năm nay, tổng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước gồm trái phiếu
Chính phủ và ngân sách thường xuyên hàng năm là 152 ngàn tỷ đồng
cộng với 45 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ giữ nguyên không cắt
giảm. Chi cắt giảm đầu tư từ tín dụng Nhà nước 10% và giảm đầu tư
của doanh nghiệp Nhà nước.
Với nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thì tới đây sắp xếp lại các
dự án đầu tư trên cơ sở lựa chọn dự án có hiệu quả. Chúng ta không
cắt giảm nhưng không cho ứng trước vốn của năm 2012 và không cho
điều chuyển vốn của 2010 sang 2011 thì đã giảm tới 51 nghìn tỷ so
với kế hoạch. Về tín dụng doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư từ doanh
nghiệp Nhà nước cũng sẽ cắt giảm 10%.
Hiện nay đã có 10 đoàn đi 8 vùng và 2 doanh nghiệp Nhà nước kiểm
Tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư công, đặc biệt theo yêu cầu của NQ
11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ GTVT đã triển khai
chương trình cụ thể.
Theo đó, các vụ chuyên ngành của Bộ phải kiểm soát chặt chẽ việc lựa
chọn vật tư, thiết bị nhập khẩu ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị
xây dựng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ,
vốn do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của DNNN, đồng thời thay thế tối
đa bằng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước.
Liên quan tới thực hiện chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, giảm
bội chi ngân sách nhà nước, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị trong Ngành
tạm dừng trang bị mới xe ôtô, mua sắm tài sản có giá trị lớn. Nhìn
chung, đây cũng là những giải pháp cơ bản được các bộ, ngành khác
thực hiện khi triển khai Nghị quyết 11.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Bộ GTVT chỉ đạo ưu tiên các dự án có
thể hoàn thành trong năm 2011 và phát huy ngay tác dụng về kinh tế - xã
hội. Bố trí vốn cho các dự án đang thực hiện có khả năng thuận lợi để
tra việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, kết quả cho thấy các
đơn vị chấp hành rất nghiêm chỉnh. Cuối tháng 3 này, trong phiên
họp của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo lại kết quả sắp
xếp lại đầu tư các bộ, ngành, địa phương và sau đó chúng tôi sẽ gửi
báo cáo cho UBTV Quốc hội
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Siết chặt đầu tư công: Cảnh báo phản ứng dây chuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Siết chặt đầu tư công: Cảnh báo phản ứng dây chuyền
Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, bên cạnh việc
tiết giảm chi tiêu hành chính, các bộ, ngành đã xác định cụ thể các
công trình, dự án cần đình hoãn, giãn tiến độ trong năm 2011 nhằm
đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy
nhiên, chính sách này về lâu dài sẽ có tác động dây chuyền, cần
được các cơ quan nhà nước chủ động có phương án xử lý.
Hàng loạt giải pháp kiềm chế lạm phát...
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, trước khi triển khai NQ 11
của Chính phủ, ngay từ đầu năm 2010, ngành GTVT đã chuẩn bị sẵn
sàng phương án cho 1 năm cắt giảm mạnh đầu tư xây dựng. Năm 2011,
Chính phủ đã giảm 50% vốn của các dự án trái phiếu CP. Với các dự án
đã được phê duyệt, khả năng giải ngân của ngành GTVT lên tới 20 - 25
nghìn tỷ đồng trong năm 2011 nhưng Chính phủ chỉ bố trí 11 nghìn tỷ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc: Không cho ứng
trước vốn và không điều chuyển vốn
Năm nay, tổng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước gồm trái phiếu
Chính phủ và ngân sách thường xuyên hàng năm là 152 ngàn tỷ đồng
cộng với 45 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ giữ nguyên không cắt
giảm. Chi cắt giảm đầu tư từ tín dụng Nhà nước 10% và giảm đầu tư
của doanh nghiệp Nhà nước.
Với nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thì tới đây sắp xếp lại các
dự án đầu tư trên cơ sở lựa chọn dự án có hiệu quả. Chúng ta không
cắt giảm nhưng không cho ứng trước vốn của năm 2012 và không cho
điều chuyển vốn của 2010 sang 2011 thì đã giảm tới 51 nghìn tỷ so
với kế hoạch. Về tín dụng doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư từ doanh
nghiệp Nhà nước cũng sẽ cắt giảm 10%.
Hiện nay đã có 10 đoàn đi 8 vùng và 2 doanh nghiệp Nhà nước kiểm
Tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư công, đặc biệt theo yêu cầu của NQ
11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ GTVT đã triển khai
chương trình cụ thể.
Theo đó, các vụ chuyên ngành của Bộ phải kiểm soát chặt chẽ việc lựa
chọn vật tư, thiết bị nhập khẩu ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị
xây dựng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ,
vốn do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của DNNN, đồng thời thay thế tối
đa bằng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước.
Liên quan tới thực hiện chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, giảm
bội chi ngân sách nhà nước, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị trong Ngành
tạm dừng trang bị mới xe ôtô, mua sắm tài sản có giá trị lớn... Nhìn
chung, đây cũng là những giải pháp cơ bản được các bộ, ngành khác
thực hiện khi triển khai Nghị quyết 11.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Bộ GTVT chỉ đạo ưu tiên các dự án có
thể hoàn thành trong năm 2011 và phát huy ngay tác dụng về kinh tế - xã
hội. Bố trí vốn cho các dự án đang thực hiện có khả năng thuận lợi để
tra việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, kết quả cho thấy các
đơn vị chấp hành rất nghiêm chỉnh. Cuối tháng 3 này, trong phiên
họp của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo lại kết quả sắp
xếp lại đầu tư các bộ, ngành, địa phương và sau đó chúng tôi sẽ gửi
báo cáo cho UBTV Quốc hội.
Về câu hỏi làm thế nào để giảm đầu tư công thì hiện nay Chính phủ
đang xây dựng một cơ sở pháp lý để chuyển đổi cơ cấu đầu tư. Sẽ mở
rộng phương thức công tư kết hợp, tức là nhà nước và tư nhân cùng
tham gia đầu tư để phát triển các công trình về cơ sở hạ tầng là chủ
yếu. Chúng ta sẽ thu hẹp dần tổng đầu tư của nhà nước và tiến tới tư
nhân sẽ tham gia đầu tư. Vì sao bây giờ chúng ta mới chuyển được, vì
tư nhân chỉ đầu tư vào khi nào họ có thể thu hồi vốn. Khi nào dân ta
có thu nhập cao hơn có thể chấp nhận được mức giá có thể hoàn vốn
cho doanh nghiệp thì chúng ta mới mở rộng được phương thức này.
Nam Anh
đạt giải ngân cao.
Còn lại, đình hoãn hoàn toàn các dự án chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu
tư và khởi công dự án mới sử dụng vốn NSNN, trái phiếu CP. (Trừ các
dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách, các công
trình, dự án trọng điểm quốc gia và các dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức). Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thuộc Bộ phải
rà soát lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản
xuất, giảm tối đa nhập khẩu...
Là một trong những bộ có nhiều dự án cơ sở hạ tầng có tổng mức đầu tư
lớn, Bộ Xây dựng cũng nhanh chóng yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực
hiện NQ 11. Theo đó, tập trung đẩy nhanh thi công và giải ngân vốn đầu
tư đã bố trí cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp trong năm
2011; Đình hoãn, giãn tiến độ các dự án chưa cấp bách và không ảnh
hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; chỉ khởi công
các dự án mới đã rõ hiệu quả và bảo đảm được nguồn vốn để triển khai
thực hiện.
Tránh siết chặt quá mức cần thiết
Liên quan tới việc thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua siết
chặt đầu tư công, tại các phiên thảo luận tại hội trường kỳ họp cuối cùng
QH khóa XII rất nhiều đại biểu Quốc hội đã cảnh báo Chính phủ về
nguy cơ tác động dây chuyền. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền - Lâm Đồng
cho rằng: “Giải pháp của Chính phủ nêu ra là đúng hướng nhưng khi
điều hành phải hết sức linh hoạt. Cái cần đầu tư vẫn phải tiếp tục đầu tư.
Bây giờ đang lạm phát thì chúng ta kiềm chế nhưng nếu chúng ta thắt
chặt quá mức cần thiết thì chắc chắn sẽ gây ra suy giảm kinh tế”. Đại
biểu Nguyễn Hữu Nhơn - Đồng Tháp cũng yêu cầu phải rà rất nhanh
tiếp tục dự án nào, đình hoãn dự án nào. “Tôi đề nghị công trình nào
quan trọng thì làm trước, công trình nào đã đầu tư dở dang thì đầu tư
tiếp tục cho hoàn thành”, đại biểu Nhơn nhấn mạnh.
Dự án đường HCMđi qua tỉnh Đồng Tháp. ảnh:
Phan Tư
Liên quan tới việc đình hoãn các dự án, theo tìm hiểu của chúng tôi, lo
ngại lớn nhất của các chủ đầu tư hiện nay là dự án đình trệ sẽ ảnh hưởng
dây chuyền, hao hụt khối lượng đã thi công, nguy cơ phát sinh tổng mức
đầu tư dự án. Các nhà thầu có dự án bị đình hoãn thì đối mặt với nguy
cơ không còn nguồn thu, không trả nổi nợ ngân hàng. “Ai sẽ bảo vệ
quyền lợi cho chúng tôi”, một doanh nghiệp đã trúng thầu lo lắng?
Trước đây, ngành GTVT không lo thiếu vốn mà chỉ lo không giải ngân
kịp. Nhưng hiện giờ vốn khó khăn, chắc chắn nhiều doanh nghiệp xây
lắp sẽ lâm vào khó khăn, thậm chí phá sản. Đặc biệt là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thi công các dự án vốn trái phiếu CP, vốn ngân sách. Chủ
tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Cao Sỹ Kiêm khẳng định, “liều
thuốc mạnh” Chính phủ đang dùng có khả năng kiềm chế lạm phát
nhưng cũng có khả năng gây ra những hậu quả lớn cho sản xuất, kinh
doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ rất lao đao.
Nam Anh
Đình hoãn, giãn tiến độ nhiều dự án giao thông
Là lĩnh vực được đầu tư lớn từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ, thực
hiện Nghị quyết 11, ngành GTVT đã triển khai nhiều giải pháp để góp
phần vào mục tiêu chung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
trong đó có việc đình hoãn, giãn tiến độ nhiều công trình, dự án chưa
thực sự cấp bách.
Theo tiêu chí phân bổ vốn năm nay của Bộ GTVT, các công trình quan
trọng có thể hoàn thành trong năm 2011, các dự án đang thực hiện có
khả năng thuận lợi để đạt giải ngân cao sẽ được ưu tiên rót vốn. Các dự
án đang chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư và khởi công dự án mới thì
hoàn toàn đình hoãn. Ngay từ đầu năm nay, việc giảm đầu tư công đã
khiến nguồn vốn trái phiếu, vốn ngân sách rót cho giao thông trở nên
thiếu hơn bao giờ hết.
Thi công quốc lộ 279
Những dự án giao thông được khởi công mới trong năm 2011 có thể
đếm trên đầu ngón tay. Trong quý I/2011 chỉ có cầu Cổ Chiên được
khởi công mới nhưng theo hình thức PPP, Nhà nước hỗ trợ một phần
cho GPMB. Ngoài ra, còn có gói 1 đường vành đai 3 giai đoạn 2 của Hà
Nội dùng vốn ODA của JICA được động thổ xây dựng.
Dự kiến sắp tới, Bộ GTVT cũng sẽ khởi công nâng cấp, cải tạo QL1A
đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh sử dụng vốn bán quyền thu phí đường cao
tốc TP.HCM - Trung Lương (trước mắt vốn do ngân sách ứng trước).
Đây là dự án cấp bách để giải tỏa áp lực giao thông trên quốc lộ tuyến
huyết mạch quốc gia.
Ngoài việc ít khởi công các dự án mới, để thực hiện Nghị quyết 11, rất
nhiều các dự án, gói thầu không thật sự cấp bách đang triển khai cũng
tạm đình hoãn hoặc giãn tiến độ. Hầu như chủ đầu tư, ban QLDA nào
cũng có dự án bị đình hoãn hoặc giãn tiến độ.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho
biết, thời gian qua, Tổng cục ĐBVN đã rà soát lại tất cả các dự án đang
triển khai. Những dự án nào đã chuẩn bị đầu tư nhưng chưa có vốn thì
tạm dừng. Các dự án đã triển khai thì công trình nào cấp bách, hoàn
thành ngay trong năm 2011 mới cho tiếp tục triển khai. “Các dự án
không cấp bách dù đã khởi công cũng khoanh lại, tập trung vốn để trả
nợ khối lượng hoàn thành trước đó. Các gói thầu nào chưa động thổ thì
bàn giao lại cho đơn vị quản lý tiếp tục khai thác. Những gói thầu nào
đã làm thì tập trung đảm bảo giao thông. Tổng cục ĐBVN sẽ dành một
số vốn nhất định để các nhà thầu bảo quản công trình và đảm bảo
ATGT”- ông Thắng khẳng định.
Cũng do thiếu vốn, rất nhiều dự án thành phần của đường Hồ Chí Minh
cũng phải tạm ngừng triển khai. Trao đổi với phóng viên Báo GTVT,
ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh
cho biết, tới thời điểm này đã có 16 dự án thành phần được triển khai.
Tuy nhiên, tổng số vốn mới được bố trí 6.800 tỷ đồng, bằng 40% nhu
cầu và còn thiếu khoảng 9.000 tỷ đồng nữa.
Do thiếu vốn nên hàng loạt dự án phải tạm ngưng lại. Chẳng hạn, đoạn
Chơn Thành - Đức Hòa, chỉ tiếp tục triển khai các gói thầu thuộc đoạn
tránh Chơn Thành, các gói thầu còn lại tạm dừng thi công đến khi được
bố trí vốn và có lệnh triển khai. Đoạn Pắc Bó- Cao Bằng, chỉ tập trung
làm đường chính. Đoạn qua Kon Tum sẽ không tiếp tục triển khai cầu
Đắk La.
Dự án thành phần qua Buôn Ma Thuột cũng dừng đoạn phía Nam mà
chỉ tiếp tục làm ở phía Bắc. “Với số vốn ít ỏi được giao, thời gian tới,
Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chỉ có thể dồn vốn thi công các công
trình hoàn thành năm 2011, trả nợ khối lượng cũ, đồng thời trả lương
duy trì hoạt động của Ban QLDA cũng như tư vấn Cu Ba”- ông Sơn cho
biết.
Đức Thắng
Hàng không: Nhiều dự án cấp thiết đang chờ vốn
Theo bà Phan Thị Minh Ngọc, Trưởng Phòng Kế hoạch và đầu tư Cục
Hàng không VN, nhiều dự án cấp thiết xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt
thiết bị an toàn tại các cảng hàng không sẽ chưa thể thực hiện vì không
được ứng vốn năm 2012 như các năm trước.
Hiện nay có 27 dự án cấp bách đã được Thủ tướng phê duyệt dự kiến
đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2013 cũng sẽ không kịp triển khai. Riêng
trong năm 2011, theo kế hoạch đầu tư, có 12 dự án đảm bảo an toàn
hàng không sẽ được thực hiện như trang bị đèn hiệu cho sân bay Phù
Cát, lắp thiết bị đảm bảo cho máy bay hạ cánh trong điều kiện thời tiết
xấu tại cảng hàng không Cam Ranh... Bà Ngọc cho biết, ngay cả 2 dự án
đang nằm trong kế hoạch hoàn thành trong năm nay là nhà ga hành
khách và đường cất hạ cánh tại CHK Đà Nẵng cũng chưa được bố trí đủ
vốn.
Tình hình thiếu vốn nghiêm trọng khiến các dự án cấp thiết khác như
đường cất hạ cánh số 2 cảng Cam Ranh, đường lăn song song tại cảng
Phú Bài chắc chắn sẽ phải “xếp hàng” dài dài.
Nghiêm trọng hơn, với tình trạng xuống cấp của đường cất hạ cánh duy
nhất hiện nay tại Cam Ranh thì nếu sự cố xảy ra, không có đường cất hạ
cánh dự phòng, CHK có sản lượng hành khách đông thứ tư cả nước này
sẽ phải đóng cửa.
Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ là rất cần thiết, nhưng xét riêng
đặc thù của ngành hàng không, chúng tôi rất mong có cơ chế nào đó để
các dự án cấp thiết của ngành được triển khai, đảm bảo an toàn, thường
xuyên cho hoạt động hàng không thường lệ, bà Ngọc bày tỏ.
N.N
Vinalines: Tiết giảm chi phí và thu hút thêm vốn đầu tư nước
ngoài
Đây là một trong những giải pháp của TCT Hàng hải VN (Vinalines)
triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ. Ông Nguyễn Cảnh
Việt - Tổng giám đốc Vinalines cho biết, TCT đã một mặt tiến hành rà
soát tất các các dự án đang thực hiện bước chuẩn bị đầu tư, đang thực
hiện dở dang sử dung vốn huy động do công ty mẹ - TCT làm chủ đầu
tư.
Mặt khác, Vinalines cũng yêu cầu các công ty TNHH MTV tiến hành rà
soát và báo cáo các dự án do đơn vị này làm chủ đầu tư. Đình hoãn,
giãn, cắt giảm vốn đầu tư các dự án chưa hoàn thành công tác giải
phóng mặt bằng, chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư, không thuộc ngành
nghề kinh doanh chính, không hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Tập trung
ưu tiến bố trí vốn cho các dự án hoàn thành trong 2 năm 2011, 2012.
Được biết, ngoài việc tập trung đầu tư trọng điểm, phù hợp với năng lực
tài chính và thị trường, Vinalines cũng đang tìm kiếm, huy động nguồn
vốn đầu tư, dự phòng rủi ro và tìm kiếm khách hàng mới.
Cùng với việc tiếp tục đàm phán với các ngân hàng để thu xếp vốn, cơ
cấu lại các khoản nợ và thỏa thuận các khoản tín dụng mới để tài trợ cho
các dự án đầu tư, Vinalines cũng triển khai áp dụng linh hoạt các giải
pháp tài chính, trích khấu hao hợp lý, tái cơ cấu lại tài sản cố định, thanh
lý những tài sản kém hiệu quả, đặc biệt là các tàu biển có độ tuổi cao đã
hết khấu hao để cân đối tài chính.
Với các dự án phát triển cảng, Vinalines đang xúc tiến liên doanh, liên
kết với các hãng tàu, nhà đầu tư, khai thác cảng biển trong và ngoài
nước để đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, tận dụng được kinh nghiệm
trong quản lý, thương hiệu, công nghệ khai thác cảng hiện đại cũng như
tạo nguồn hàng ổn định.
T.B
Vinamotor: Tranh thủ tối đa nguồn lực và cơ sở vật chất hiện có
Hiện nay, TCT Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) đang rà soát
đánh giá hiệu quả các dự án mà Vinamotor đã, đang và sẽ triển khai.
Dựa trên những đánh giá này, Vinamotor có thể sẽ điều chỉnh quy mô
một số dự án theo quan điểm không kìm hãm sản xuất nhưng cần phải
đánh giá nghiêm túc lại.
Đối với những dự án mà các đơn vị thành viên là chủ dự án, TCT cũng
yêu cầu rà soát xem dự án nào cần dừng lại và dự án nào có thể tiếp tục
triển khai. Vinamotor cũng yêu cầu các đơn vị thành viên không đầu tư
thêm dự án mới, dự án ngoài ngành nghề chính vì với mức lãi suất cao
như hiện nay hiệu quả khi đầu tư sẽ rất thấp. Cần phát triển sản xuất
kinh doanh trên cơ sở tranh thủ tối đa nguồn lực, cơ sở vật chất hiện có.
Giải pháp được HĐQT Vinamotor đưa ra là phải bám sát thị trường, sản
xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, không để tồn đọng sản phẩm, giữ vững và
phát triển thị phần những sản phẩm chủ lực. Để thực hiện được điều
này, các doanh nghiệp thành viên phải tăng năng suất lao động, nâng
cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, chú trọng công tác tài chính, kế toán để có thể có thông tin
kịp thời chủ động nguồn vốn, tài chính doanh nghiệp. Về mặt điều hành,
Vinamotor đang đẩy mạnh công tác quản lý chi phí.
Trong đó, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh đảm bảo đạt
được chỉ tiêu lợi nhuận được giao. Quản lý chi tiêu cũng được lãnh đạo
Vinamotor quán triệt như Nghị quyết 11/NQ-CP như: tiết kiệm thêm
10% dự toán chi thường xuyên của 9 tháng còn lại năm 2011; giảm tối
đa số lượng, quy mô và kinh phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, các đoàn
công tác trong và ngoài nước nếu không thực sự cần thiết...
T.P