TÓM TẮT
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động bổ ích, giúp sinh viên (SV) vận dụng lí
thuyết vào thực tiễn, học hỏi thêm nhiều kiến thức và phát triển những kĩ năng mới. Đề tài
tập trung đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của SV Khoa Tiếng Pháp Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đồng thời đề xuất một vài hướng hành động
nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH của SV trong giai đoạn hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh viên khoa tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2016 - 2017
271
SINH VIÊN KHOA TIẾNG PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trần Thanh Mỹ Hân,
Đinh Ngọc Nguyên Châu
(Sinh viên năm 3, Khoa Tiếng Pháp)
GVHD: TS Phạm Duy Thiện
TÓM TẮT
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động bổ ích, giúp sinh viên (SV) vận dụng lí
thuyết vào thực tiễn, học hỏi thêm nhiều kiến thức và phát triển những kĩ năng mới. Đề tài
tập trung đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của SV Khoa Tiếng Pháp Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đồng thời đề xuất một vài hướng hành động
nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH của SV trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: nghiên cứu khoa học, động cơ, khó khăn.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
NCKH là một hoạt động tất yếu, là một quá trình tìm tòi ra những cái mới về thế
giới tự nhiên và xã hội nhằm cải thiện những cái cũ, cái lạc hậu để từ đó nâng cao chất
lượng đời sống của con người. NCKH là một quá trình tìm kiếm, xem xét, điều tra và
thử nghiệm, như vậy để có một bài nghiên cứu có giá trị thực tiễn, thì kết quả thu được
phải là những con số cụ thể, có tính lập luận logic và chặt chẽ. Chính điều đó mà người
thực hiện một công trình nghiên cứu có thể được trau dồi những kĩ năng lập luận,
thuyết phục, kĩ năng tìm kiếm, chọn lọc và xử lí thông tin cũng như kĩ năng trình bày
văn bản một cách khoa học.
Vì thế, ở tất cả các đại học trên toàn thế giới, nghiên cứu khoa học đã trở thành
một môn học tất yếu, với mục đích là giúp các bạn sinh viên nắm được phương pháp,
cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời, sinh viên còn có thể mở
rộng kiến thức, phát triển tư duy, có cơ hội để thực hành các kĩ năng, kĩ xảo thiết yếu
như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sắp xếp và quản lí thời gian, kĩ năng giao tiếp
cũng như thuyết trình
Tuy vậy thực tế cho thấy rằng, đại đa số sinh viên Khoa Tiếng Pháp1 vẫn chưa
nhận thức được vai trò cũng như ý nghĩa to lớn mà nghiên cứu khoa học đem lại, điều
đó được thể hiện rất rõ qua số lượng đăng kí tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học
được tổ chức hằng năm cũng như chọn làm luận văn để tốt nghiệp của sinh viên Khoa
1 Năm học 2015 - 2016, trên 10 nhóm sinh viên đăng kí làm NCKH có 9 nhóm sinh viên hoàn thành, trên
tổng số 500 sinh viên Khoa Tiếng Pháp. Năm học 2016 - 2017, trên 9 nhóm sinh viên đăng kí có 8 nhóm sinh
viên hoàn thành trên tổng số 500 sinh viên Khoa Tiếng Pháp.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
272
Tiếng Pháp tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Những điều kiện thuận lợi như
nguồn thông tin từ Internet, từ nguồn tài liệu ở thư viện Khoa hay thư viện Trường
cũng như sự hướng dẫn của giảng viên vẫn chưa thu hút sự quan tâm của các bạn đối
với nghiên cứu khoa học. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi thực hiện công trình
nghiên cứu này với mong muốn có thể tìm ra được những nguyên nhân cụ thể, cũng
như những hướng hành động cần thiết để phần nào có thể tăng được sự hứng thú của
các bạn đối với những hoạt động nghiên cứu. Và do yếu tố thời gian, chúng tôi chỉ
chọn nghiên cứu hoạt động NCKH SV và không đề cập đến việc làm khóa luận tốt
nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
- Phác hoạ tình hình chung về nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Tiếng
Pháp Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
- Tìm ra các nhân tố quyết định và ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiên cứu ở
sinh viên.
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng, hứng thú của sinh viên đối với nghiên
cứu khoa học.
- Tìm hiểu động cơ của việc nghiên cứu cũng như lí do vì sao ít sinh viên tham
gia
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của sinh viên Khoa Tiếng Pháp khi tham
gia NCKH.
- Đề xuất những hướng hành động nhằm thúc đẩy, khuyến khích sinh viên tham
gia NCKH.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Khoa Tiếng Pháp năm 2, 3 ở ba hệ: Sư
phạm, Biên phiên dịch và Du lịch.
- Nghiên cứu về thực trạng, nhận thức, những yếu tố tác động tới động lực thúc
đẩy và những khó khăn gặp phải khi tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên.
1.4. Đặt vấn đề (Câu hỏi nghiên cứu) và xây dựng giả thuyết
Để dẫn dắt chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và giải thích thật rõ ràng những
mục tiêu của cuộc khảo sát, chúng tôi đã đặt ra các câu hỏi sau:
- Vì sao sinh viên Khoa Tiếng Pháp ít có hứng thú với nghiên cứu khoa học?
- Những yếu tố và động cơ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và thực hiện nghiên cứu
khoa học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp?
Năm học 2016 - 2017
273
- Những khó khăn, trở ngại khi tham gia nghiên cứu khoa học của các bạn sinh
viên là gì?
Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra những giả thuyết sau đây:
Giả thuyết 1: Sinh viên chưa có nhận thức đúng về vai trò và ý nghĩa của nghiên
cứu khoa học.
Giả thuyết 2: Động cơ thúc đẩy chỉ mới dừng lại ở động cơ bên ngoài, chưa thật
sự xuất phát từ nhu cầu tìm tòi, học hỏi, khám phá vì thế dẫn đến sinh viên còn thụ
động, thiếu say mê, thiếu quyết tâm.
Giả thuyết 3: Sinh viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học
như chưa được làm quen với các phương pháp NCKH, chưa biết cách lựa chọn vấn đề
nghiên cứu, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu (qua sách, báo, tài liệu từ Internet);
- Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi;
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê, tổng hợp.
2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
2.1. Nhận thức của sinh viên Khoa Tiếng Pháp về vai trò của nghiên cứu khoa
học
Hình 1. Nhận thức của sinh viên khoa tiếng Pháp về vai trò của NCKH
Kết quả khảo sát ở hình 1 cho thấy rằng đại đa số sinh viên đều nhận thức được
tầm quan trọng của hoạt động NCKH, trong đó cao nhất là sinh viên của hệ Sư phạm
với 98% ý kiến, tuy vẫn còn một số ít sinh viên cho cho rằng NCKH không có ích.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
274
2.2. Tình hình tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa
Tiếng Pháp
Hình 2. Tình hình tham gia NCKH của SV Khoa Tiếng Pháp
Từ hình 1 và hình 2, chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù đa phần sinh viên Khoa
Pháp nhận thức đúng về vai trò của NCKH nhưng số lượng sinh viên cả ba hệ tham gia
hoạt động NCKH vẫn còn khá ít. Cụ thể, sinh viên hệ Du lịch tham gia đông nhất,
chiếm 49% số sinh viên được khảo sát; tiếp theo là hệ Sư phạm với 30% và cuối cùng
là hệ Biên phiên dịch với 27%.
2.3. Động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp
Sau khi phân tích kết quả điều tra, chúng tôi xin trình bày những động cơ ảnh
hưởng đến việc tham gia hoạt động NCKH của các bạn sinh viên ở ba hệ Khoa Tiếng
Pháp theo biểu đồ của LIEURY như sau:
Năm học 2016 - 2017
275
Biểu đồ 1. Động cơ ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động NCKH của SV hệ Sư phạm
Biểu đồ 2. Động cơ ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động NCKH của SV hệ Biên phiên dịch
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
276
Biểu đồ 3. Động cơ ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động NCKH của SV hệ Du lịch
Từ ba biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy rằng động cơ sẽ tác động lên thái độ làm
việc của sinh viên. Khi sinh viên có năng lực tiếp nhận cao cùng sự tự chủ, họ luôn sẵn
sàng đón nhận, chủ động đi tìm tri thức mới cũng như đào sâu, mở rộng những tri thức
có sẵn. Những sinh viên này rất hào hứng, dành nhiều tâm huyết cho NCKH vì đây là
cơ hội giúp họ làm giàu thêm vốn kiến thức. Số liệu của 3 hệ cho thấy phần lớn các
sinh viên tham gia NCKH đều có động cơ gắn liền với tri thức, đó là Nhu cầu tìm hiểu,
nghiên cứu, giải quyết vấn đề và Vận dụng kiến thức đã học đã học vào thực tiễn. Đây
quả là tín hiệu đáng mừng vì sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của tri thức.
Bên cạnh những động cơ từ bên trong, những yếu tố đến từ bên ngoài như Thầy cô
động viên, Có điểm rèn luyện, Có kinh phí cũng góp phần thúc đẩy sinh viên, tuy
nhiên họ sẽ có xu hướng hơi né tránh hoặc chịu đựng, sự hứng thú không hẳn là mất đi
nhưng sẽ giảm xuống. Khi năng lực tiếp nhận có hạn và sinh viên có sự tự chủ nhất
định, sinh viên thường có xu hướng trốn tránh và quyết định không tham gia hoạt động
NCKH. Ngoài ra, sinh viên với năng lực tiếp nhận có hạn và bị ép buộc tham gia sẽ
phải cam chịu thực hiện NCKH. Lúc này, niềm vui khi có tri thức sẽ thay bằng những
cảm xúc tiêu cực, điều này ảnh hưởng không nhỏ lên quá trình làm NCKH.
3. Kết luận và đề xuất
Kết quả và số liệu của cuộc điều tra đã cho phép chúng tôi kiểm chứng ba giả
thuyết đã đặt ra và đi đến kết luận cụ thể sau:
Năm học 2016 - 2017
277
- Thứ nhất, lí do nhiều sinh viên không tham gia không phải là do các bạn chưa
nhận thức đúng về vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu khoa học, các bạn biết được
nghiên cứu có khá nhiều lợi ích; tuy nhiên, vì do những yếu tố như không có niềm đam
mê, cảm thấy nghiên cứu đòi hỏi nhiều yêu cầu mà các bạn không thể đáp ứng, hoặc có
thể là do lịch học dày đặc, không đủ thời gian để thực hiện NCKH hoặc không tìm
được giáo viên hướng dẫn.
- Thứ hai, về động cơ thúc đẩy, đối với những sinh viên đã tham gia nghiên cứu
thật đáng ngạc nhiên rằng phần lớn động cơ thúc đẩy các bạn thực hiện lại xuất phát từ
bên trong đó là nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, giải quyết vấn đề và việc vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn. Với những động cơ này, các sinh viên luôn có tâm thế hào
hứng, thích thú và say mê nghiên cứu đề tài vì họ muốn giải đáp thắc mắc của bản thân.
Tiếp theo là tới những động cơ đến từ bên ngoài như sự động viên của thầy cô, điểm
rèn luyện, có kinh phí. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại động cơ mang tính tiêu cực là sinh
viên bị ép buộc tham gia. Ngược lại với sự hứng thú trên, những sinh viên này cảm
thấy không thoải mái và phải cam chịu làm NCKH. Từ đó có thể dẫn đến việc sinh viên
có ác cảm với NCKH. Đối với các sinh viên chưa tham gia, lí do chủ yếu đến từ việc
sinh viên không có hứng thú cũng như năng lực bản thân còn hạn chế.
- Thứ ba, sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy giả thuyết mà chúng tôi đã đặt ra
ở câu hỏi này là chính xác với kết quả nghiên cứu, đó là sinh viên sẽ gặp một vài khó
khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học như chưa được làm quen với các phương
pháp NCKH, chưa biết cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu, cách tiếp cận và giải quyết
vấn đề nghiên cứu (như việc tìm kiếm thông tin liên quan đến đề tài và xử lí số liệu).
Từ những kết luận trên, dựa vào kết quả khảo sát và phần cơ sở lí luận, chúng tôi
xin trình bày một số hướng đề xuất nhằm khuyến khích sinh viên Khoa Tiếng Pháp
tham gia các hoạt động NCKH dựa trên những vấn đề chủ yếu, như:
Vấn đề Hướng đề xuất
Chưa nắm vững
phương pháp NCKH
Có thể do một vài cá nhân chưa tập trung học tập nhưng cũng thật cần
thiết để nhìn lại học phần PPNCKH và tính hiệu quả của học phần này.
Chưa biết đến NCKH
Ít điều kiện làm quen
với NCKH
Chưa có hứng thú với
NCKH
Thầy cô nên có nhiều hoạt động tuyên truyền NCKH đến sinh viên như
xây dựng diễn đàn, website tra cứu thông tin, dữ liệu về các đề tài đã
được thực hiện trong khoa. Mặc dù Khoa Tiếng Pháp có thư viện và có
khu vực lưu trữ các đề tài NCKH, nhưng các công trình NCKH chưa
được sắp xếp theo trật tự, mà để lung tung khiến sinh viên gặp nhiều
khó khăn trong việc tìm đọc.
Tổ chức một vài buổi nói chuyện về kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu
giữa thầy cô và sinh viên cũng như sinh viên với nhau song song đó là
giới thiệu những đề tài hay mà sinh viên các năm trước đã làm.
Nếu có thể, cho sinh viên thực hành nhiều hơn để làm quen với NCKH
như làm các bài tiểu luận bộ môn, nghiên cứu nhỏ, v.v
Không có ý tưởng đề
tài
Hình thành một ngân hàng gợi ý đề tài để sinh viên có cơ hội tiếp cận,
suy nghĩ và chọn lựa để thực hiện.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
278
Sinh viên cho rằng các
đề tài được thực hiện
nhưng không được áp
dụng vào thực tiễn.
Tiến hành áp dụng các công trình NCKH của sinh viên vào thực tiễn
dạy và học.
Có thể nói việc khuyến khích sinh viên tham gia NCKH là một phương thức hiệu
quả nhất cho việc đào tạo sinh viên, nguồn nhân lực trong tương lai ở bậc đại học. Hoạt
động này sẽ phát huy tối ưu tư duy sáng tạo, củng cố kĩ năng, kĩ xảo nghiên cứu của
sinh viên, từ đó giúp sinh viên phát triển phương pháp luận, tư duy sâu sắc và sáng tạo
khi đứng trước mọi vấn đề trong xã hội. Chúng tôi quan niệm rằng, Trường Đại học Sư
phạm TPHCM nói chung và Khoa Tiếng Pháp nói riêng cần phải tiếp tục chú trọng đến
các hoạt động, phong trào NCKH ở sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Châu (11/1998), Nghiên cứu giáo dục: bản chất, vai trò, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 11/1998.
2. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
3. Trần Nguyễn Phương Khánh, Nguyễn Phan Thúy Uyên (2012), Giải pháp đẩy mạnh
hoạt động nghiên cứu khoa học của SV Trường Đại học Ngoại ngữ, đề tài nghiên cứu
khoa học, Đại học Đà Nẵng.
4. Hà Thế Ngữ (1974), Bước đầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục,
Hà Nội.
5. Nguyễn Huỳnh Song Tâm, Lâm Tuấn Châu Sa (2015), Nghiên cứu về lô-gíc học tập
của sinh viên Khoa Tiếng Pháp năm nhất trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
6. Hoàng Thị Vân (2002), Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh
viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học
Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
7. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
8. Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng,
ban hành kèm theo quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2000 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Carré, Ph. (1998), Motifs et dynamiques d’engagement en formation: synthèse d’une
étude qualitative de validation auprès de 61 adultes en formation professionnelle
continue, Éducation permanente, 136, 119-131.
10. Vallerand, R.J. et Thill, E.E. (1993), Introduction à la psychologie de la motivation,
Laval (Québec), Éditions Études Vivantes.