SMS – Marketing: Tiếp thị qua tin nhắn điện thoại

Hơn 2/3 dân số thế giới sở hữu điện thoại di động. Thống kê của trang mạng xã hội Facebook cho thấy một nửa trong số 500 triệu thành viên của họ thường xuyên truy cập vào trang từ các thiết bị di động. Thị trường quảng cáo trên mobile đang bước vào thời kỳ hoàng kim của mình còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là một hình thức tiếp thị vừa tốn kém ít chi phí vừa đem lại hiệu quả bất ngờ. Sau đây là 9 kênh tiếp thị hiệu quả trên mobile giúp bạn thu hút được thêm khách hàng tiềm năng.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SMS – Marketing: Tiếp thị qua tin nhắn điện thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SMS – Marketing: Tiếp thị qua tin nhắn điện thoại Hơn 2/3 dân số thế giới sở hữu điện thoại di động. Thống kê của trang mạng xã hội Facebook cho thấy một nửa trong số 500 triệu thành viên của họ thường xuyên truy cập vào trang từ các thiết bị di động. Thị trường quảng cáo trên mobile đang bước vào thời kỳ hoàng kim của mình còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là một hình thức tiếp thị vừa tốn kém ít chi phí vừa đem lại hiệu quả bất ngờ. Sau đây là 9 kênh tiếp thị hiệu quả trên mobile giúp bạn thu hút được thêm khách hàng tiềm năng. 1. Tin nhắn Khuyến khích khách hàng đăng ký vào danh sách nhận tin nhắn. Về phía mình, bạn có thể dễ dàng đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn theo nhóm đơn giản, tiện lợi như eztexting.com hay motomessage.com. Bạn cũng nên gửi tin nhắn đến khách hàng định kỳ hàng tuần. 2. Tin nhắn đa truyền thông Ngoài tin nhắn văn bản, bạn cũng có thể gửi đến khách hàng tin nhắn kèm theo hình ảnh hoặc âm thanh. Dạng tin nhắn này giúp khách hàng ấn tượng hơn với thông điệp mà bạn muốn chuyển tải. 3. Email Khi khách hàng ghé thăm trang web của công ty, bạn hãy khuyến khích họ đăng ký làm thành viên hoặc nhắn địa chỉ email để nhận thông tin qua ĐTDĐ. Sau khi gửi mail cho khách hàng, bạn cũng nên có một số hoạt động như thông qua email gửi coupon hoặc mã số để khách hàng tham gia các chương trình khuyến mãi. 4. Công cụ tìm kiếm Khi ai đó sử dụng công cụ tìm kiếm trên điện thoại di động thì điều đó có nghĩa là họ đang có nhu cầu tìm kiếm các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm ở ngay gần đó. Hãy thu hút khách hàng bằng cách cung cấp ứng dụng bản đồ có thể dùng trên ĐTDĐ và chỉ dẫn đến cửa hàng của bạn. Khi khách hàng ghé cửa hàng, bạn nên khuyến khích họ truy cập vào các mạng xã hội yêu thích để bạn bè họ cũng biết được họ đang ở đâu. Đây là cách để bạn giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tìm năng. 5. Internet Chèn địa chỉ website vào tin nhắn cho khách hàng hoặc kèm mã QR ( Điện thoại đọc mã QR để lấy đường dẫn sau đó tự động mở trình duyệt). Bạn cũng nên điều chỉnh nội dung và đường dẫn trên website sao cho khách hàng dễ xem từ ĐTDĐ. 6. Ứng dụng Sáng tạo các ứng dụng dùng trên ĐTDĐ và cho phép khách hàng tải về dùng miễn phí. Thông qua những ứng dụng này bạn có thể truyền tải thông điệp về sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. 7. Nội dung website Đa dạng hóa nội dung website với các video, hình ảnh và các nội dung có thể tải xuống. Gửi tin nhắn kèm mã truy cập hoặc đường dẫn để khách hàng có thể tiếp cận các nội dung này thông qua ĐTDĐ. 8. Quảng cáo Đặt quảng cáo trên blog, báo trực tuyến và các trang dễ truy cập từ ĐTDĐ. Đính kèm quảng cáo vào email, tin nhắn và các ứng dụng dùng cho ĐTDĐ. 9. Yếu tố hỗ trợ Camera, wifi và GPS là những yếu tố không thể thiếu của một chiếc ĐTDĐ hiện đại. Hãy khuyến khích khách hàng tận dụng những chức năng này. Ví dụ, nếu khách hàng dùng ĐTDĐ chụp ảnh sản phẩm và email cho bạn thì họ sẽ nhận được phiếu giảm giá. Ngoài ra, sau khi khách hàng sử dụng một trong những kênh quảng cáo vừa kể trên, bạn có gửi tin nhắn, email trả lời kèm theo thông điệp quảng cáo. SMS Marketing – Tiếp thị qua tin nhắn di động SMS Marketing là một phương pháp marketing hiệu quả nhất trong hàng loạt phương thức digital marketing (bao gồm mobile marketing, social network marketing, online video marketing v.v…). Nếu doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động nhằm truyền tải thông tin của mình tới khách hàng một cách nhanh nhất, tức thời nhất và tỷ lệ thành công cao nhất thì hãy nghĩ ngay đến SMS markting. Về phương thức thực hiện, SMS Marketing là phương thức được điện toán hóa mà ở đó sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin làm phương tiện hoạt động, các chương trình marketing của kênh này có thể được lên lịch trước và thực hiện hoàn toàn tự động sau đó. NaviCRM là phần mềm Quản trị mối quan hệ khách hàng hỗ trợ mạnh kênh tiếp thị SMS. Chúng tôi luôn sẵn sàng triển khai các dịch vụ SMS phù hợp và theo nhu cầu của quý khách. SMS Marketing là gì? SMS Marketing hay Tiếp thị qua tin nhắn di động là một kênh tiếp thị không tiếp xúc, có thể có hoặc không tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng. Phương thức này sử dụng mạng điện thoại di động làm phương tiện và tin nhắn SMS làm nội dung để truyền tải thông tin mà doanh nghiệp muốn đến khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng. SMS BrandName là gì? SMS BrandName hay dễ hiểu hơn là Tin nhắn thương hiệu mà ở đó người nhận được tin nhắn sẽ thấy tên công ty, tổ chức hiển thị ở phần Người gửi thay vì thấy những số điện thoại hay đầu số vô nghĩa 09xxxxxxxx, 8xxx, 60xx v.v…Điều đó có nghĩa là nếu bạn sử dụng SMS BrandName cho doanh nghiệp của mình để quảng bá thông tin đến khách hàng thì trên máy điện thoại của khách hàng sẽ hiển thị tên doanh nghiệp bạn ở phần Người gửi (tự động nhận biết, không phải hiển thị từ danh bạ). SMS BrandName truyền tải thông tin một chiều từ doanh nghiệp tới khách hàng, không thể nhận phản hồi ngược lại từ phía khách hàng qua kênh. Nhắn tin đầu số là gì? Khác với Tin nhắn thương hiệu, khi doanh nghiệp sử dụng Tin nhắn đầu số để gửi thông tin đến khách hàng thì trên máy điện thoại của khách hàng chỉ hiển thị đầu số ở phần người gửi chứ không hiển thị tên thương hiệu của doanh nghiệp đã gửi tin nhắn đó. Nhắn tin đầu số có thể truyền tải thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp tới khách hàng và ngược lại. Flash SMS Flash SMS là dạng tin nhắn nóng mà khi gửi đến máy người nhận sẽ hiển thị ngay lập tức toàn bộ nội dung tin nhắn trên màn hình điện thoại mà người nhận không cần phải mở tin nhắn ra xem. Flash SMS không lưu vào inbox, tự mất đi khi người nhận đã đọc xong. Ngày càng nhiều công ty, đơn vị dội tin nhắn, cuộc gọi để mời mua sản phẩm, dịch vụ khiến các chủ thuê bao bức xúc nhưng không có cách nào cắt đứt sự phiền toái này Tiếp thị kiểu ‘khủng bố’ điện thoại Ngày càng nhiều công ty, đơn vị dội tin nhắn, cuộc gọi để mời mua sản phẩm, dịch vụ khiến các chủ thuê bao bức xúc nhưng không có cách nào cắt đứt sự phiền toái này Tin nhắn quảng cáo, tiếp thị đang gây phiền phức cho nhiều người ở mọi lúc, mọi nơi Ảnh:Tấn Thạnh. Không chịu nổi vì bị “khủng bố” bằng điện thoại, anh Ngô Minh Sang, đang làm việc tại TP HCM, vừa gửi thư đến lãnh đạo Công ty Bảo hiểm Nhân thọ D. đề nghị đơn vị này bỏ tên và số điện thoại của anh ra khỏi danh sách tiếp thị. Nếu không được, anh sẽ phát động tẩy chay thương hiệu này. Tiếp thị gây bực bội Anh Sang cho biết: “Công tác trong ngành tài chính, tôi là khách hàng thân thiết và tiếp xúc với nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ. Hiểu rằng bảo hiểm trước tiên nhằm bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống nhưng tôi không chấp nhận cách tiếp thị qua điện thoại của các đại lý bảo hiểm. Bình quân, 1 năm tôi nhận cả trăm cuộc gọi từ các đại lý của công ty này, có hôm nhận đến vài cuộc. Lúc đầu còn lịch sự từ chối nhưng bây giờ, nghe tên công ty D. là tôi cúp máy. Kiểu tiếp thị “khủng bố” gây bực bội cho khách hàng, buộc tôi phải gửi thư đến lãnh đạo công ty D.”. Không chỉ thường xuyên bị nhận các cuộc gọi chào bán sản phẩm, dịch vụ mới, mời dự hội thảo từ các đại lý bảo hiểm, ngân hàng nước ngoài, các quỹ đầu tư…, chị Đoàn Tú Anh, làm việc tại quận 3 - TP HCM, còn khổ sở hơn với hàng loạt tin nhắn điện thoại cùng nội dung trên. Bực dọc vì bị làm phiền, qua điện thoại, chị nhiều lần hỏi các nhân viên tiếp thị vì sao có được số điện thoại của mình và yêu cầu xóa khỏi danh sách khách hàng tiềm năng nhưng các nhân viên này chỉ trả lời chung chung là “bên em có một bộ phận khai thác thông tin khách hàng” rồi đâu lại vào đó. Theo chị Tú Anh, chị bực bội đến mức độ mất thiện cảm với thương hiệu, không quan tâm và không sử dụng bất kỳ dịch vụ nào do các công ty này giới thiệu. Là thuê bao mạng VinaPhone, ngày 15/10, anh Lưu Huỳnh Thắng đăng ký dùng thêm mạng MobiFone. Hai ngày sau, điện thoại của anh liên tục bị “dội bom” tin nhắn rác. Hết mời mua sim số đẹp, mời mua căn hộ chung cư, dự án đất nền, mời làm thẻ ngân hàng đến mua bảo hiểm… Đủ kiểu chào mời suốt từ sáng sớm đến tối khuya. Mỗi lần bị gọi chào mời mua bảo hiểm, anh đều được các nhân viên tiếp thị gọi đầy đủ họ tên. Từ đó, anh Thắng nghi ngờ MobiFone đã bán thông tin của anh cho các đơn vị dịch vụ khiến họ làm phiền anh không ngừng nghỉ. Một tin nhắn rác Ảnh: Thanh Nhân. Không chỉ là nạn nhân của các công ty, dịch vụ tiếp thị qua điện thoại, anh Trần Tấn Hoàng - giám đốc một doanh nghiệp trên địa bàn quận 10, TP HCM - cho biết anh thường xuyên nhận thư điện tử chào bán thông tin khách hàng là chủ hoặc lãnh đạo các doanh nghiệp với giá chỉ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng cho một danh sách. “Họ tên, chức vụ, địa chỉ cơ quan, nhà cùng số điện thoại di động, điện thoại bàn… Độ chính xác của các thông tin này lên đến 80%. Bạn bè tôi mặc dù không phải là doanh nhân nhưng cũng nhận được các email tương tự, thậm chí còn có đề nghị trao đổi thông tin khách hàng (nếu có). Với kiểu mua bán, trao đổi thông tin cá nhân công khai như vậy, chủ thuê bao điện thoại không bị làm phiền mới lạ” - anh Hậu nói. Nhà mạng phủ nhận trách nhiệm Trả lời câu hỏi có hay không việc các nhà mạng công khai bán thông tin khách hàng của mình để từ đây, các đơn vị bảo hiểm, du lịch, ngân hàng, bất động sản mua lại để “khủng bố” khách hàng bất chấp họ có nhu cầu hay không. Đại diện 3 mạng viễn thông Viettel, MobiFone và VinaPhone đều cho rằng đơn vị mình không bán thông tin khách hàng cho ai cả. Đại diện mạng VinaPhone chứng minh mình “ngoại phạm” khi cho rằng mạng này duy trì biện pháp bảo mật hiệu quả nhất dành cho khách hàng bằng cách lập trình hẳn một hệ thống theo dõi, kiểm tra nhân viên của mình. Mỗi khi nhân viên nào muốn xem thông tin cá nhân khách hàng, bắt buộc phải có địa chỉ đăng nhập và mỗi lần đăng nhập đều phải chịu sự theo dõi, kiểm tra của hệ thống. Vì vậy, không có cách gì thông tin khách hàng lại lọt ra ngoài. Mạng MobiFone lại có cách quản lý riêng, phân cấp ai được phép xem thông tin khách hàng để có thể truy tìm sau này, chứ không để nhân viên nào cũng được phép xem. Do đó, việc để lộ thông tin khách hàng là không thể. Theo các nhà mạng, hiện có rất nhiều trường hợp bị lấy mất thông tin cá nhân một cách tình cờ như khi mua sắm, khách hàng cung cấp số điện thoại để tiện giao dịch, nhận khuyến mãi hay khi tham gia các đợt điều tra xã hội học… Đây chính là đầu mối để lộ thông tin một cách nhiều nhất song khi bị phiền toái, nhiều người lại nghĩ đến các mạng viễn thông để lộ thông tin. Với lý lẽ đưa ra của các nhà mạng, nếu cơ quan chức năng không có biện pháp kiểm tra, xử lý thì khách hàng bị hành hạ bởi những cuộc điện thoại, tin nhắn trời ơi sẽ chẳng bao giờ chấm dứt. Thêm cơ hội “dội bom” Chị U., phóng viên của một tờ báo kinh tế thường trú ở TP HCM, cho biết do nhu cầu công việc, chị thường sử dụng điện thoại ở chế độ online 3G liên tục. Mỗi ngày, chị phải hứng chịu hàng chục tin nhắn rác và cuộc gọi quảng cáo từ khắp nơi đổ đến như bán nhà đất, bảo hiểm, vay vốn ngân hàng, hàng điện máy, mỹ phẩm, sim điện thoại hay thậm chí là quảng cáo các khóa học… Ngoài ra, gần đây, khi mạng xã hội facebook hay các phần mềm nhắn tin, gọi điện qua internet như Viber, Zalo, Lines, Kakaotalk trở nên phổ biến thì đây lại trở thành cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận người dùng với những tin nhắn có đính kèm hình ảnh và đường dẫn đến sản phẩm. Các tin nhắn dạng này mặc dù trực quang và bắt mắt hơn nhưng với hàng chục tin nhắn mỗi ngày thì nó lại trở thành thảm họa với người dùng mỗi khi điện thoại đổ chuông hoặc báo có tin nhắn. Có thể kiện do bị quấy rối Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho rằng việc các công ty liên tục điện thoại, nhắn tin tiếp thị các dịch vụ, sản phẩm trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng là hành vi quấy rối bị nghiêm cấm theo theo quy định tại Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình có được thông tin của người tiêu dùng một cách hợp pháp, được sự đồng ý của người tiêu dùng (như các nhà mạng, bệnh viện…) nhưng lại chuyển giao hoặc không có biện pháp bảo mật để thông tin người tiêu dùng lộ ra ngoài thì các công ty, tổ chức này cũng vi phạm quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài biện pháp tố cáo vi phạm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người tiêu dùng còn có quyền khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi quấy rối mình ra tòa án để buộc các đối tượng này chấm dứt vi phạm, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có). “Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý nghiêm. Cơ quan điều tra cũng cần xem xét, khởi tố các đối tượng có hành vi mua bán thông tin người tiêu dùng trên các trang mạng về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” - Luật sư Nguyễn Văn Hậu đề xuất.
Tài liệu liên quan