Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch(trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết được các thành viên giao dịch theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch, thời gian và địa điểm cụ thể. Các chứng khoán niêm yết giao dịch tại SGDCK thông thường là chứng khoán của các công ty lớn ,có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng nhu được các tiêu chuẩn niêm yết(gồm tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng) do SGDCK đề ra.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?&@
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm …..
1. Giới thiệu chung
Khái niệm về sở giao dịch chứng khoán
Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới
Hình thức sở hữu
2. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
2.1 Lịch sử phát triển của SGDCKHN
2.2 Cơ cấu tổ chức
2.3. Chức năng và nhiệm vụ
2.4. Quyền hạn
2.5. Cách tính chỉ số HNX-Index
3. Thống kê thị trường
3.1. Quy mô niêm yết hiện tại
3.2. Quy mô giao dịch trong 12 tháng gần nhất
4. Quy định hướng dẫn về giao dịch và niêm yết chứng khoán
4.1. Hoạt động giao dịch chứng khoán
4.2. Điều kiện niêm yết
4.3 Hồ sơ thành viên
4.4. Quyền và nghĩa vụ của thành viên trên sở giao dịch chứng khoán
4.5 Thủ tục chấp nhận tư cách thành viên
4.6. Hướng dẫn tham gia giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán
4.7 Hướng dẫn tham gia đấu giá trên sở giao dịch chứng khoán
5. Trái phiếu
6. Hoạt động giao dịch chứng khoán thực tế trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
1. Giới thiệu chung
1.1 Khái niệm về sở giao dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch(trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết được các thành viên giao dịch theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch, thời gian và địa điểm cụ thể. Các chứng khoán niêm yết giao dịch tại SGDCK thông thường là chứng khoán của các công ty lớn ,có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng nhu được các tiêu chuẩn niêm yết(gồm tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng) do SGDCK đề ra.
1.2 Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới
Thi trường chứng khoán không phải ngay từ đầu đã có những giao dịch toàn cầu phức tạp như hiện nay. Cho đến năm 1531, định chế đầu tiên hao hao như một sở giao dịch mới ra đời tại Antwerp, Bỉ. Tuy vậy, ở thị trường chứng khoán đầu tiên này không hề có cổ phiếu. Thay vì mua bán cổ phiếu công ty (những thứ khi ấy còn chưa tồn tại), người môi giới và cho vay tập trung lại đây để giao dịch các món nợ của công ty, chính phủ và thậm chí cả cá nhân. Mọi chuyện thay đổi vào những năm 1600, khi cả Anh, Pháp và Hà Lan đều cử hạm đội đến Đông Ấn. Do ít nhà thám hiểm trang trải đủ cho một chuyến hải thương, các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập để huy động tiền từ nhà đầu tư, những người này sẽ được chia lợi nhuận đoàn tương ứng với phần vốn góp. Hình thức tổ chức kinh doanh này cũng đòi hỏi phải được quản lý rủi ro. Theo báo Imperial Gazetteer của Ấn Độ, các chuyến hải hành đầu tiên của Anh đến Ấn Độ Dương không thành công, tàu đắm còn tài sản cá nhân của những người đi huy động vốn bị chủ nợ tịch thu. Điều đó khiến một nhóm thương nhân London lập nên một công ty vào tháng 9/1599, giới hạn trách nhiệm của mỗi thành viên theo số tiền họ đầu tư. Nếu chuyến hải hành thất bại, luật pháp chỉ có thể tịch biên số tiền trên. Nữ hoàng Anh cho phép nhóm thương nhân này hoạt động trong vòng 15 năm, và đặt tên cho công ty là “Thống đốc và nhóm thương nhân London giao thương với Đông Ấn” (hay đơn giản là “Công ty Đông Ấn”). Hình thức trách nhiệm hữu hạn đã phát huy tác dụng tốt, cho đến năm 1609, vua James I đã cho phép nhiều công ty thương nghiệp nữa hoạt động và thúc đẩy giao tương tại các quốc gia Châu Âu có bờ biển khác. Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đầu tiên cho phép người ngoài mua cổ phiếu ghi danh theo một tỷ lệ nhất định. Họ cũng là công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng qua Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam năm 1602.Sở giao dịch chứng khoán London Sự phát triển nhanh chóng của các công ty phát hành cổ phiếu dẫn tới sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán London. Đầu tiên, cổ phiếu không được giao dịch tại một tòa nhà nào cả. Thay vào đó, cả bên môi giới lẫn nhà đầu tư gặp nhau ở các quán cà phê khắp London. Khi ấy, nếu một công ty muốn bán cổ phiếu hay phát hành nợ, họ dán thông báo trên cửa các quán cà phê hay gửi thư tới nhà tài trợ. Đặc biệt, quán cà phê của Jonathan tại Change Alley nổi lên như một tụ điểm giao dịch chứng khoán chính tại London. Giao dịch phi tập trung tiếp tục phát triển tại các quán cà phê London cho đến khi một đám cháy quét qua Change Alley năm 1748. Một nhóm giao dịch viên giàu có hiến một tòa nhà làm sở giao dịch năm 1773. Từ đây mở ra một thời gian dài nước Anh tở thành thủ đô tài chính của thế giới. Kể cả khi đã bị Mỹ vượt qua, London vẫn là một trong những trung tâm tài chính trọng yếu. Người ta cho rằng Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam mới là nơi đầu tiên cho phép giao dịch liên tục, bán khống, giao dịch quyền chọn, hoán đổi nợ cổ phiếu, ngân hàng bán buôn, quỹ tín thác, … như chúng ta biết đến hiện nay. Bất chấp những cải tiến ấy, Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam không bao giờ có được ảnh hưởng trên thế giới tài chính như London hay New York.Sở giao dịch chứng khoán New York Năm 1793, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch New York mở cửa tại Phố Wall. Dù không phải là sở giao dịch đầu tiên tại Mỹ, NYSE nhanh chóng trở thành trung tâm tài chính của đất nước non trẻ. Cũng như tại London, NYSE ban đầu không rộng và nhiều hoạt động phải được tiến hành ở bên ngoài. Địa điểm này bị lửa thiêu rụi nên phải chuyển tới phố Broad và đổi tiên thành Sở giao dịch chứng khoán New York. NYSE không mất nhiều thời gian để trở thành một trung tâm trong giới tài chính. Khối lượng giao dịch chứng khoán tăng 6 lần trong giai đoạn 1896-1901. Sự thành công này phần lớn là nhờ địa điểm của sở giao dịch tại thành phố New York, trung tâm của gần như mọi giao dịch và buôn bán của nước Mỹ tại thời điểm đó.
NYSE cũng là sở giao dịch đầu tiên có điều kiện niêm yết và phí, giúp đem lại khoản thu nhập lớn cho sở giao dịch. Trong hơn 200 năm, Sở giao dịch chứng khoán New York luôn giữ vị trí số một
1.3 Hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu thành viên:
SGDCK do các thành viên là các công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên bầu ra theo từng nhiệm kì. Mô hình này có ưu điểm thành viên vừa là người tham gia giao dịch, vừa là người quản lí sở nên chi phí thấp và dễ dàng ứng phó với tình hình thay đỏi trên thị trường. SGDCK Hàn Quốc, New York, Thái Lan và nhiều nước khác được tổ chức theo hình thức sở hữu thành viên.
Hình thức công ty cổ phần:
SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là cổ đông. Tổ chức, hoạt đông của SGDCK theo luật công ty và hoạt động hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Mô hình này được áp dụng ở Đức, Anh và Hồng Kông.
Hình thức sở hữu nhà nước:
Chính phủ hoặc một cơ quan của chính phủ đứng ra thành lập, quản lí và sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của SGDCK. Hình thức sở hữu này có ưu điểm là không chạy theo lợi nhuận, nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể can thiệp kịp thời để giữ cho thị trường được hoạt động ổn định, lành mạnh. Tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế nhất định, đó là thiếu tính độc lập, cứng nhắc chi phí lớn và kém hiệu quả.
Trong các hình thức trên hình thức sở hữu một thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép SGDCK có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sụ nhanh nhaỵ trong vấn đề quản lí so với hình thức sở hữu của chính phủ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định , việc chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lí SGDCK sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng, đảm bảo được tính hiệu quả cho thị trường.
(?) Theo bạn thì nước ta nên theo hình thức tổ chức nào? Vì sao?
2. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
2.1 Lịch sử phát triển của SGDCKHN:
Sở GDCK Hà Nội tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là đơn vị sự nghiệp có thu, được chuyển đổi theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg, ngày 02/01/2009 của Thủ tướng chính phủ.
Theo các Quyết định trên Sở GDCK Hà Nội là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Stock Exchange
Tên viết tắt: HNX
Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng
(?) Khi là TTGDCK HN và là SGDCH HN thì khác nhau như thế nào?
2.2 Cơ cấu tổ chức
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí cao cấp nhất, HĐQT có các thành viên đại diện là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường chứng khoán. Thành viên HĐQT gồm: đại diện của công ty chứng khoán thành viên; một số đại diện không phải thành viên như tổ chức niêm yết; giới chuyên môn; nhà kinh doanh; chuyên gia luật và thành viên đại diện cho chính phủ.
Các đai diện của công ty chứng khoán thành viên được xem là thành viên quan trọng nhất của HĐQT. Các công ty chứng khoán hành viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc điều hành thị trường chứng khoán. Quyết định của HĐQT có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các thành viên.Vì vậy,các đại diện của các thành viên nên được bày tỏ quan điểm của mình tại HĐQT.
Bên cạnh thành viên HĐQT là các công ty chứng khoán,cũng cần phải có những người bên ngoài để tạo tính khách quan, giảm sự hoài nghi đối với các quyết định của hội đòng quản trị, khuyến khich quan hệ giữa SGDCK và các bên có lien quan như công ty niêm yết, các tổ chức dịch vụ chuyên môn…Trên cơ sở đó, HĐQT sẽ đưa ra những quyết sách phù hợp cho chính các thành viên bên trong và thành vên bên ngoài cũng như tính thực tiễn của thị trường. Đối với các trường hợp SGDCK do chính phủ thành lập phải có ít nhất 1 đại diện cho chính phủ trong HĐQT để thi hành các chính sách của chính phủ đối với hoạt động của SGDCK và duy trì các mối quan hệ hài hòa và lien kết giữa các cơ quan quản lí hoạt động của thị trường chứng khoán. Số lương thành viên HĐQT của từng SGDCK là khác nhau. Tuy nhiên các SGDCK đã phát triển thường có nhiều thành viên HĐQT nhiều hơn số thành viên của SGDCK mới nổi. Lý do là HĐQT của các SDCK đã phát triển thường có nhiều thành viên là đại diện của các công ty chứng khoán thành viên(số lượng công ty chứng khoán lớn)và cũng có số lượng thành viên tương ứng với mức đó đại diện cho công chúng và các tổ chức đầu tư khác. Ví dụ: HĐQT của SGDCK Hàn Quốc có 11 thành viên: 1chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 4 ủy viên là giám đốc điều hành, 3 ủy viên đại diện cho công chúng, 2 ủy viên được cử ra từ các công ty thành viên. HĐQT của SGDCK New York có 25 thành viên: 1 chủ tịch, 12 thành viên đại diện cho công chúng, 12 thành viên đại diện cho các công ty chứng khoán thành viên. HĐQT của SGDCK Tokyo(TSE) có 27 thành viên: 6 thành viên đại diện cho công chúng, 6 thành viên là các giám đốc điều hành, 1 tổng giám đốc điều hành và 14 thành viên đại diện cho công ty chứng khoán thành viên.
Bầu chọn thành viên HĐQT:
Bên cạnh thành phần của HĐQT, phương pháp bầu chọn hoặc bổ nhiệm cũng biểu thị vị trí của các thành viên. Ở nhiều nước, hàng năm, tại đại hội thành viên HĐQT được bầu trong số các công ty thành viên của SGDCK. Một số thành viên được chính phủ, bộ tài chính,ủy ban chứng khoán bổ nhiệm hoặc chỉ định.
Thông thường nhiệm kì của chủ tịch và các ủy viên là giám đốc điều hành có thời hạn 3-4 năm, còn các đại diện cho công chúng có thời hạn ít hơn. Lý do vì chủ tịch và các Giám đốc diều hành là những người có chuyên môn cao và cần đến sự ổn định và lien tục trong công việc điều hành dài hơn, còn các thành viên khác cần có sự đổi mới. Thành viên của HĐQT có thể được tái bổ nhiệm, nhưng thường thì không quá 2 nhiệm kì liên tục.
Quyền hạn của HĐQT:
HĐQT cua SGDCK ra các quyết nghị về các lĩnh vực chính sau: - Đình chỉ và rút giấy phép thành viên
- Chấp thuận, đình chỉ và hủy bỏ niêm yết chứng khoán
- Chấp thuận kế hoạch và ngân sách hang năm của SGDCK
- Ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của SGDCK
- Giám sát hoạt động của thành viên
- Xử phạt hành vi, vi phạm quy chế của SGDCK
Ban giám đốc điều hành
Ban giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về hoạt động cảu SGDCK, giám sát các hành vi giao dịch của các thành viên, dự thảo các quy định và quy chế của SGDCK. Ban giám đốc hoạt động một cách độc lập nhưng chịu sự chỉ đạo chỉ đạo trực tiếp từ HĐQT.
Ban giám đốc điều hành, bao gồm người đứng đầu là tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc điều hành phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Tại nhiều nước, chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành quyđịnh không kiêm nhiệm và được hưởng lương của SGDCK(như SGDCK Hàn Quốc, Tokyo, New York..). Trong khi đó,một số SGDCK khác hai chức vụ nói trên do 2 người đảm trách( Hồng Kong, Thai Lan, Thượng hải)
Các phòng ban:
- Phòng niêm yết:
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn niêm yết(lần đầu, bổ sung, tái niêm yết, tách gộp…)
Kiểm tra, chấp thuận hoặc hủy bỏ niêm yết chứng khoán
Nhận và phân tích các báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết
Phân loại niêm yết theo nhóm nghành, xây dưng mã số chứng khoán niêm yết.
Đề nghị chứng khoán đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ hoặc hủy bỏ niêm yêt
Thu phí niêm yết lần đầu và phí quản lí niêm yết hàng năm
- Phòng quản lí thành viên:
Chấp thuận thành viên, đình chỉ và bãi miễn thành tư cách thành viên
Phân loại các thành viên
Quản lí thu phí thành viên và các quỹ khác
Phân tích đánh giá hoạt động của các thành viên
- Phòng công nghệ tin học
Thực hiện các vấn đề lien quan đến nghiên cứu, lập kế hoạch và phát triển hệ thống điện toán.
Các vấn đề lien quan đến điện quản lí và vận hành hệ thống điện toán
Các vấn đề lien quan đến việc quản lí thong tin thị trường qua hệ thống bảng điện tử, thiết bị đầu cuối, mạng inernet…vvv
2.3. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp
đấu thầu trái phiếu chính phủ
tổ chức GDCK theo cơ chế đăng ký giao dịch.
Nhiệm vụ:
1. Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
2. Thực hiện chế độ tài chính, báo cáo thông kê, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.
3. Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn;
4. Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
5. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổn thất các nguồn vốn và tài sản của Sở Giao dịch;
6. Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư.
7. Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở Giao dịch gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.
8. Xử lý và trả lời những thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện của các nhà đầu tư, các tổ chức niêm yết
9. Sở Giao dịch được Nhà nước giao vốn điều lệ và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Sở Giao dịch trong phạm vi vốn Điều lệ của mình.
10. Sở Giao dịch chịu trách nhiệm kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo quy định của pháp luật;
11. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.4. Quyền hạn
1. Ban hành các Quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, giám sát giao dịch, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch.
3. Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.
4. Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch.
5. Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch.
6. Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch.
7. Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết.
8. Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
9. Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.
10. Đầu tư, góp vốn với các tổ chức kinh tế khác để cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cung cấp thông tin trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán.
11. Lập quỹ bồi thường thiệt hại cho các thành viên giao dịch;
12. Yêu cầu các tổ chức tư vấn, tổ chức niêm yết làm rõ các vấn đề được nhà đầu tư khiếu nại
13. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu hoạt động của Sở giao dịch.
2.5. Cách tính chỉ số HNX-Index
Chỉ số HNX-Index (trước đây là chỉ số Hastc-Index) được tính toán và công bố bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 14/7/2005), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội. Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số có giá trị = 100.
Công thức tính chỉ số thị trường:
Tổng giá trị thị trường hiện tại (GTn)
HNX-Index = -------------------------------------------------- x 100
Tổng giá trị thị trường gốc (GTo)
Hoặc:
∑ Pit x Qit
HNX-Index = --------------------- x 100
∑ Pio x Qit
Trong đó,
Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại
Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu i vào thời điểm hiện tại.
Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc)
i : 1,……, n
Trong phiên giao dịch, chỉ số HNX-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số HNX-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số HNX-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch và tạo nên biểu đồ HNX-Index trực tuyến. Chỉ số HNX-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.
3. Thống kê thị trường
3.1. Quy mô niêm yết hiện tại:
Toàn thị trường
Cổ phiếu
Trái phiếu
Số CK niêm yết
767
238
508
Tổng KL niêm yết
5,443,201,498
3,541,774,271
1,663,140,000
Tổng giá trị niêm yết
203,678,364,980,000
35,417,742,710,000
166,314,000,000,000
3.2. Quy mô giao dịch trong 12 tháng gần nhất:
QUY MÔ GIAO DỊCH TRONG 12 THÁNG GẦN NHẤT
Tháng
Khớp lệnh
Thỏa thuận
Khối lượng
Giá trị
Khối lượng
Giá trị
11 - 2009
162,837,400
6,646,760,150,000
7,061,700
321,988,090,000
10 - 2009
991,772,200
43,306,801,570,000
38,456,634
1,607,951,212,200
9 - 2009
762,360,100
28,438,733,930,000
10,644,715
459,659,940,000
8 - 2009
556,223,600
18,618,609,780,000
8,053,561
305,723,249,900
7 - 2009
369,676,900
1