Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới

Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of Education Management - viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Mục tiêu lớn của Dự án là hỗ trợ Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai đoạn đến 2010. Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc tăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xây dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vi toàn ngành. Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006, kết thúc vào năm 2010. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cách hành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD; thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cường năng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới. Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựng mới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lý cán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanh tra, đánh giá và thống kê giáo dục. Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng cao năng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học. Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ bản đến phức tạp. Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng của từng trường. Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dục Việt Nam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáo dục quốc tế. Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thống hóa lại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng để đáp ứng những yêu cầu quản lý mới. Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thực tiễn nhằm giúp hiệu trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nước trên thế giới.

doc156 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\ Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of Education Management - viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Mục tiêu lớn của Dự án là hỗ trợ Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai đoạn đến 2010. Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc tăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xây dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vi toàn ngành. Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006, kết thúc vào năm 2010. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cách hành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD; thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cường năng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới. Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựng mới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lý cán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanh tra, đánh giá và thống kê giáo dục. Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng cao năng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học. Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ bản đến phức tạp. Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng của từng trường. Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dục Việt Nam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáo dục quốc tế. Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thống hóa lại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng để đáp ứng những yêu cầu quản lý mới. Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thực tiễn nhằm giúp hiệu trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nước trên thế giới. Bộ sổ tay gồm 5 cuốn: 1. Quản lý nhà nước về giáo dục; 2. Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học; 3. Giám sát, đánh giá trong trường học; 4. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới; 5. Quản trị hiệu quả trường học. Bộ Tài liệu được biên soạn cho hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trường ngoài công lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, những người giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường. Một số độc giả khác, có thể là những giáo viên, với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở thành hiệu trưởng cũng có thể tham khảo tài liệu này. Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệu trưởng cũng giúp họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản lý đang ngày càng được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch. Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạm cũng tìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sư phạm. Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ GD-ĐT, cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành các hoạt động nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấy những nội dung bổ ích trong Bộ Tài liệu này. Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nói chung phát triển năng lực quản lý của mình. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế và giáo dục tại các vùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu có thể chưa bao quát và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn quản lý cho từng địa phương. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý trong việc áp dụng linh hoạt kiến thức quản lý giáo dục nói chung vào thực tiễn địa phương mình, phù hợp với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền. Bộ tài liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: tự học, trao đổi thảo luận trong các nhóm chuyên môn hoặc trong các hội thảo và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các khóa đào tạo cán bộ quản lý ở các trường, hay các khoa sư phạm, trường sư phạm. Phương pháp sử dụng tài liệu Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn nên nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau. Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theo những định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở). Có nghĩa là, người đọc tự chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình. Bằng cách này, Dự án hy vọng rằng mỗi người học sẽ tìm được những điều mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của riêng mình. Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, so sánh, vận dụng vào thực tế đang diễn ra. Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ở nhà thậm chí trên đường đi công tác. Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từ bên ngoài mà lại có thể tự tìm ra những gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị của mình. Tựu chung lại, người đọc có thể đọc từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tự nào. Để có thể áp dụng vào thực tiến trường học của mình, mỗi hiệu trưởng phải tư duy và thực hành các công việc qua các chủ đề. Các thực hành này có thể gồm những hoạt động như lập ra các bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảo luận với các đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các Hiệu trưởng khác. Khi nghiên cứu, học tập Bộ Tài liệu này, bạn đọc nên tham khảo thêm các tài liệu khác, ví dụ các quy chế, qui định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu tập huấn của các cơ sở đào tạo tại trung ương hoặc địa phương để có vận dụng sát với thực tiễn. Phần các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm phát hành được cung cấp trong đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này. Hiệu trưởng cũng nên trao đổi thảo luận giữa Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các cán bộ cốt cán trong trường để sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triển ngành giáo dục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung và tình huống quản lý ở trường minhg, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu. Các hiệu trưởng cũng nên trao đổi cùng với Hiệu trưởng khác trong cùng xã, huyện (trong các đợt học tập do Phòng/Sở tổ chức) và các cán bộ quản lý tại các Phòng GD/Sở GD&ĐT để làm giàu lý luận về quản lý giáo dục. Có thể sử dụng Bộ Tài liệu này một cách chính qui hơn, ví dụ tại các hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp quản lý trường học hay dùng làm tài liệu bổ trợ cho các khóa đào tạo/bồi dưỡng hiệu trưởng hoặc những người chuẩn bị được bổ nhiệm làm hiệu trưởng do một cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục tiến hành. Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhà trường cũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung được biên soạn trong tài liệu sẽ là những gợi ý hữu ích cho những người làm công tác quản lý. Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm hiệu trưởng và cán bộ quản lý các cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu này thông qua các cuộc hội thảo và các đợt làm việc. Danh sách các tác giả chính tham gia soạn thảo và biên tập Bộ Tài liệu có thể tìm thấy trong mỗi cuốn. Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã gợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này. Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ đóng góp vào tiến trình đổi mới quản lý giáo dục nhằm tăng hiệu quả giáo dục. Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học sẽ chỉ được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tới các Hiệu trưởng vì tính đầy đủ và thực tiễn của nó. GIÁM ĐỐC DỰ ÁN GS.TS Phạm Vũ Luận THỨ TRƯỞNG BỘ GDĐT LỜI GIỚI THIỆU Quyển 4: Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới Mục đích của cuốn 4 trong Bộ Tài liệu hỗ trợ hiệu trưởng quản lý hiệu quả trường học nhằm cung cấp một số thông tin tóm lược về quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam, tình hình phát triển giáo dục và những xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới. Trong quản lý giáo dục, giáo dục đối chiếu được xem là một phương thức quan trọng giúp nhà quản lý hiểu được các hệ thống giáo dục khác nhau, nắm được các vấn đề cơ bản về cải cách giáo dục, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển và cải cách. Với việc nghiên cứu giáo dục đối chiếu, chúng ta học tập được những cách làm hay và hiệu quả, đồng thời tránh được những sai lầm trong cải cách mà các nước đã trải qua. Trong cuốn sách này, ngoài giáo dục Việt Nam, chúng tôi còn giới thiệu 7 hệ thống giáo dục tiêu biểu thuộc 2 nền giáo dục phương Đông và phương Tây với đặc thù về hệ thống, trình độ phát triển, và xu hướng cải cách giáo dục do những sự khác biệt căn bản về văn hóa, lịch sử, chính trị cũng như đặc điểm kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Các nước châu Á mà chúng tôi giới thiệu gồm Trung Quốc, Singapore và Malaysia. Mặc dù rất khác nhau về quy mô, cả Trung Quốc và Singapore đều đang thực hiện phân cấp quản lý giáo dục ở các mức độ khác nhau; Trung Quốc mới chỉ phân cấp đến từng địa phương trong khi Singapore đã phân cấp đến từng trường học. Malaysia được xem là một hình mẫu của một đất nước đang phát triển có những quyết sách quốc gia mạnh mẽ về giáo dục như đẩy mạnh giáo dục công nghệ thông tin và tiếng nước ngoài; chỉ sau 10 năm, Malaysia đã thực hiện đại trà trên toàn quốc việc dạy các môn Toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 10. Các nước phương Tây mà chúng tôi chọn lựa gồm có Anh, Pháp, Phần Lan và Hoa Kỳ. Đây đều là các quốc gia có sự phát triển giáo dục ở trình độ cao với việc phân cấp phân quyền trong quản lý và việc cung cấp những cơ hội giáo dục tốt nhất cho người học. Bài học rút ra từ thực tiễn giáo dục các nước có thể cho thấy xu hướng giáo dục hiện đại là thống nhất sự đa dạng bằng việc chuẩn hóa trong đánh giá, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và quản lý, tìm các biện pháp giải quyết khó khăn giữa sự cạnh tranh vượt trội và bình đẳng trong giáo dục, phát triển giáo dục toàn diện, và giáo dục hướng đến những kỹ năng thực tiễn để giúp người học giải quyết những vấn đề của cuộc sống trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Trong cuốn sách này, chúng tôi không có tham vọng trình bày lịch sử phát triển giáo dục mà chủ yếu tập trung mô tả hệ thống giáo dục và đặc biệt là những vấn đề cải cách cụ thể gần đây của từng quốc gia với mong muốn làm tài liệu tham khảo cho các hiệu trưởng trong quản lý trường học cũng như tham gia vào quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. Đó chính là nét khác biệt của cuốn sách này so với những tác phẩm đã xuất bản có cùng đề tài. Do thời gian chuẩn bị tài liệu có hạn, chúng tôi chưa giới thiệu hết những hệ thống giáo dục và những nỗ lực cải cách giáo dục của tất cả các nước, đặc biệt là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức, Úc, New Zealand, Canada, v.v... mặc dù đây là những nước có quan hệ quốc tế về giáo dục rất gần gũi với Việt Nam. Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng rất đa dạng và gồm nhiều thứ tiếng khác nhau, nên chắc chắn trong quá trình biên soạn và tổng hợp không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự lượng thứ của quý độc giả. Thay mặt nhóm chuyên gia soạn thảo Th.S Nguyễn Thị Thái Phó Vụ trưởng, Phó GĐ dự án SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Chương 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. Quá trình phát triển giáo dục: Những mốc lịch sử và sự kiện quan trọng 1.1 Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến và thời thuộc địa Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến: Kể từ thời các vua Hùng dựng nước cho tới khi Ngô Quyền xưng vương, đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt hơn nghìn năm Bắc thuộc, hầu như không có tài liệu nói về giáo dục (với nghĩa hẹp là dạy và học chữ). Tuy nhiên, căn cứ vào việc sử sách ca ngợi công lao của thái thú Sỹ Nhiếp mở mang việc học tại Giao Chỉ và một số đoạn nói về một vài người Việt đỗ đạt và làm quan ở phương Bắc, có thể nói trong thời Bắc thuộc đã có một tầng lớp người Việt biết chữ. [1] Hơn nữa, cùng với việc du nhập đạo Phật, chắc chắn chùa chiền phải là nơi dạy chữ để đào tạo các nhà sư và truyền bá kinh kệ. Bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ hai, cùng với việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ tiên ta đã dành nhiều công sức phát triển nền giáo dục dân tộc. Cơ sở giáo dục đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam (được ghi nhận trong sử sách) là Quốc Tử Giám Thăng Long, do vua Lý Nhân Tông cho thành lập vào năm 1076. [1] Lúc đầu Quốc Tử Giám chỉ nhằm dạy con cái vua quan, sau mở rộng dần cho những thanh thiếu niên có tư chất và đủ trình độ trong dân gian. Vào năm 1483, Quốc Tử Giám đã có 300 xá sinh (sinh viên nội trú) gồm con em gia đình quý tộc, quan lại, chưa kể số con em dân thường, học giỏi được phép đến nghe giảng (như sinh viên ngoại trú). [2] Về lực lượng giảng dạy, ngoài những quan chức ở Quốc Tử Giám, triều đình còn cho phép các nhà Nho uyên thâm đến giảng dạy (tương tự giáo sư thỉnh giảng ngày nay). [1] Sau này, triều Nguyễn đóng đô tại Phú Xuân, đã mở Quốc Tử Giám tại Huế. Ngày nay, Quốc Tử Giám Thăng Long được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Sau khi mở mang việc dạy học ở kinh đô, dần dần nhà nước phong kiến chú ý đến việc tổ chức hoạt động giáo dục ở địa phương. Năm 1397, thời vua Trần Thuận Tông, triều đình cho đặt học quan ở các lộ, phủ lớn (đơn vị hành chính tương đương với cấp tỉnh ngày nay) để lo việc giáo dục. [1] Đến thế kỷ XV - XVI, nền giáo dục Việt Nam đã phát triển rực rỡ. Các phủ, lộ đều có trường công. [2] Đồng thời với việc phát triển hệ thống giáo dục, nhà nước phong kiến rất quan tâm tổ chức các kỳ thi, xem đây là biện pháp quan trọng nhằm chọn người tài giỏi tham gia bộ máy điều hành quốc gia. Năm Ất Mão 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở kỳ thi Nho học tam trường để tuyển Minh kinh bác học. [1] Thống kê từ chính sử, trong thời gian 84 năm (1442 đến 1526), nhà nước phong kiến đã tổ chức 26 khoa thi Hội. [2] Theo quy định thời đó, trước thi Hội có thi Hương, như vậy tổng số các kỳ thi lên tới 52 chưa kể, cứ sau một kỳ thi Hội còn một kỳ thi Đình để chọn 3 người đứng đầu và xếp hạng những người trúng tuyển. [2] Năm 1471 (đời vua Lê Thánh Tông), số quan lại có phẩm tước là 5370, riêng ở triều đình (nhà nước trung ương) là 2755, phần lớn được lựa chọn qua thi cử. [2] Các triều đại tiếp theo, việc thi cử vẫn được duy trì và phát triển với quy mô lớn hơn, kể cả trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh. Cũng theo thống kê như thế, có thể chưa đầy đủ, tổng số các tiến sĩ, phó bảng và tương đương (trúng tuyển thi Hội) kể từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919 là 2.848 người. [2] Cần lưu ý là, các quy định về thi cử dưới thời phong kiến hết sức chặt chẽ, chứng tỏ năng lực quản lý đối với hệ thống giáo dục của các triều vua từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn rất cao. Kỳ thi Hội năm 1442 có 450 thí sinh, trúng tuyển 33 (chiếm 7,3%). Kỳ thi Hội năm 1448 có 750 thí sinh, trúng tuyển 27 (chiếm 3,6%). [2] Tuy chuyện buôn quan, bán tước cũng có lúc xẩy ra nhưng việc gian lận trong thi cử thì rất hiếm và đối với những người có hành vi gian lận trong thi cử dù ở bất kỳ cấp bậc nào cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc. Bằng việc tuyển chọn nhân tài thông qua thi cử, tuy hết sức khắt khe nhưng lại mang yếu tố dân chủ vì đã tạo được cơ may cho con cái tầng lớp bình dân. Một điều đặc biệt lý thú là, trong giai đoạn mới thành lập, vương triều Trần cũng đã tính đến điều kiện học tập không đồng đều giữa các địa phương từ đó quy định một kỳ thi có hai trạng nguyên: kinh trạng nguyên cho khu vực thuận lợi và trại trạng nguyên cho khu vực khó khăn. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thời phong kiến, bên cạnh một số lượng không nhiều các trường công, tại nhiều làng xã, đã có những gia đình mời thầy đến ở trong nhà, dạy con em mình và thanh thiếu niên trong làng. Nhà chủ chịu trách nhiệm chu cấp cho thầy. Như vậy, từ xa xưa dạy học đã là một nghề. Hơn nữa, theo Nho giáo, đối với mỗi con người, vị trí của ông thầy chỉ ở dưới vua và trên cả cha mẹ (quân - sư - phụ). Trong xã hội Việt Nam, quan niệm phổ biến của không ít người là “dù nghèo, cũng cố cho con học dăm ba chữ để làm người”. Còn để trở thành người lãnh đạo, theo cách lựa chọn quan lại của hầu hết các triều đại, nhất thiết phải học giỏi và đỗ đạt trong các kỳ thi (thi văn hoặc thi võ). Cũng nên nhớ rằng, cùng với các kỳ thi chọn tiến sỹ, nhà nước phong kiến còn tổ chức các kỳ thi lại viên, tuyển chọn những người biết chữ, biết tính toán, để làm thuộc lại ở các sảnh, viện, giúp việc cho các quan đầu triều. [1], [2] Suốt cả nghìn năm, người Việt Nam học chữ Hán (đọc chữ Hán theo cách phát âm riêng của người Việt) và sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức để ghi chép. Mặc dầu vậy, nhờ phát triển giáo dục, duy trì và hun đúc ý thức độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, người Việt đã không bị Hán hoá. Bên cạnh việc sử dụng chữ Hán, người Việt Nam còn dựa theo chữ Hán chế tác chữ nôm để ghi chép, biểu đạt bằng tiếng Việt. Người đầu tiên, được sách sử ghi tên, có công đối với việc phát triển chữ nôm là Nguyễn Thuyên. Ông đã dùng chữ nôm làm bài văn tế đuổi cá sấu, được vua Trần Nhân Tông cho đổi sang họ Hàn-Hàn Thuyên, ví ông như Hàn Dũ, văn sỹ đời Hán bên Tàu cũng đã làm văn đuổi cá sấu. [3] Bản thân vua Trần Nhân Tông cũng có bài phú Cư trần lạc đạo viết bằng chữ nôm. Sau này, nhiều tác phẩm văn chương, lịch sử, y học, khoa học có giá trị rất lớn đã được viết bằng chữ nôm. Tiêu biểu là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Giáo dục VN thời thuộc Pháp. Từ cuối thế kỷ XIX và gần nửa thế kỷ XX, trong hơn 80 năm nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Dưới chế độ thuộc địa, nền giáo dục Nho học được thay thế dần bằng nền giáo dục Pháp - Việt, chủ yếu để đào tạo người phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân. Trong năm học 1936 - 1937, ở vào thời điểm thịnh vượng nhất của xứ Đông Dương, cả nước chỉ có 2.322 trường sơ học (3 năm), bình quân 3 làng, chừng 3.000 dân có một trường, số học sinh bằng 2% dân số; 638 trường tiểu học (3 năm), bình quân 34 làng, chừng 30.000 dân có một trường, số học sinh bằng 0,4% dân số; 16 trường cao đẳng tiểu học (4 năm), bình quân 1,2 triệu dân có một trường, số học sinh bằng 0,05% dân số; 3 trường trung học công và 3 trường trung học tư ở 3 thành phố (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) số học sinh trung học công bằng 0,0019% dân số. [4] Năm học 1941 - 1942, toàn Đông Dương có 3 trường đại học (Luật, Y - Dược, Khoa học) đặt tại Hà Nội với tổng số 834 sinh viên (628 sinh viên n