Báo chí - loại hình truy ền thông "dòng chính" đang phải cạnh
tranh khốc liệt với truyền thông xã hội, trước viễn cảnh sẽ
không có tổ chức nào độc quyền sở hữu thông tin.
Blog và Twitter giờ đây đóng vai trò quan trọng trong chiến lược
giao tiếp và thông tin của các cá nhân, tổ chức và thậm chí quốc
gia. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy việc sử dụng và sự
tác động của các phương tiện truyền thông xã hội vẫn chưa được
tìm hiểu kĩ.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Số phận của báo chí trong kỷ nguyên truyền thông xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số phận của báo chí trong kỷ nguyên
truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội được đánh giá vừa quá cao vừa quá thấp.
Nguồn:blogspot
Báo chí - loại hình truyền thông "dòng chính" đang phải cạnh
tranh khốc liệt với truyền thông xã hội, trước viễn cảnh sẽ
không có tổ chức nào độc quyền sở hữu thông tin.
Blog và Twitter giờ đây đóng vai trò quan trọng trong chiến lược
giao tiếp và thông tin của các cá nhân, tổ chức và thậm chí quốc
gia. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy việc sử dụng và sự
tác động của các phương tiện truyền thông xã hội vẫn chưa được
tìm hiểu kĩ.
Chưa được đánh giá đúng mức
Vừa qua, một hội nghị tại Oxford (Anh) đã được tổ chức để tìm
hiểu mối tương tác giữa Internet và ngành công nghiệp thông tin.
Hội nghị truyền thông xã hội 2009 tập trung đánh giá sự phát
triển, tác động và tiềm năng của truyền thông xã hội để có cái
nhìn về các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau và tác
động như thế nào trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trong
đó, mối quan hệ giữa blog và các phương tiện truyền thông “dòng
chính” được hội nghị đặc biệt quan tâm.
Richard Sambrook - Giám đốc của BBC Global News Division
nhận định: sự tác động của phương tiện truyền thông xã hội
được đánh giá quá cao nếu xét trong quãng thời gian ngắn vừa
qua, nhưng lại được đánh giá chưa đúng mức nếu xét về lâu về
dài.
Richard thừa nhận rằng truyền thông “dòng chính” đang dần thích
nghi với sự “lấn sân” của truyền thông xã hội như blog và Twitter;
tuy nhiên, chưa có ai đề cập về sự tác động lâu dài của sự “lấn
sân” này.
Sự tác động về lâu về dài là như thế nào? Để trả lời câu hỏi này,
Richard khẳng định rằng về lâu dài, sẽ không có một tổ chức nào
độc quyền sở hữu thông tin.
Xã hội đã xuất hiện hiện tượng: với sự tham gia của bộ phận
công dân làm báo, nhiều thông tin không còn được giấu kín mà
sẽ được chia sẻ trên các phương tiện thông tin xã hội. Do đó,
Richard cho rằng bộ phận làm báo này cũng nên được đánh giá
đúng tầm quan trọng.
Đòi hỏi cấp thiết
Theo Richard, thông tin từ Internet, từ các phương tiện truyền
thông xã hội có ưu điểm là khách quan. Tính khách quan là một
yếu tố quan trọng của tin tức. Tính khách quan giúp người lĩnh
hội thông tin tin tưởng vào các phóng viên.
Nhưng, trong kỷ nguyên truyền thông mới, tính minh bạch lại
chính là điều mà những người truyền tải tin tin tưởng. Điều đó có
nghĩa là, về bản chất – thông tin vẫn phải chính xác và khách
quan.
Nhưng, một điều khác quan trọng không kém đối với độc giả,
khán thính giả là họ muốn xem tin tức đó từ đâu mà ra, được sản
xuất như thế nào? Việc truyền tải thông tin cũng quan trọng
không kém gì việc phát hiện ra tin tức đó.
“Tin” không phải là báo chí
Richard bình luận: mỗi sáng, khi bạn mở Twitter, bạn thấy có rất
nhiều thông tin mới, thì đó chỉ là tin, chứ không phải là tin tức mà
báo chí đưa. Tin tức báo chí đòi hỏi có sự phân tích, tính kỷ luật,
sự giải thích và bối cảnh rõ ràng. Vì vậy, tin tức do các nhà báo,
phóng viên cung cấp luôn có tính chuyên nghiệp và sự khác biệt.
Richard lạc quan tin tưởng về tương lai của báo chí trong sự
cạnh tranh khốc liệt giữa truyền thông “dòng chính” và truyền
thông xã hội.
Dù vậy, các nhà báo nên nhớ một quy luật là nếu bạn cho rằng
bạn đang ở một cuộc thi cạnh tranh với Internet thì bạn phải tìm
ra cho mình con đường riêng để chiến thắng. Hợp tác, cởi mở,
giao lưu văn hóa là những gì bạn không nên bỏ qua trong thời
khắc này, Richard cho biết thêm.
Bộ phận quan trọng của truyền thông
John Kelly - cây bút bình luận của Washington Post có bản báo
cáo về những thách thức và giá trị của “báo chí công dân” cho
một nghiên cứu về báo chí của viện Reuters (Anh). Kelly cho biết:
Huffington Post không chỉ cạnh tranh với Washington Post về
việc đưa tin, mà cạnh tranh cả về độc giả.
Theo Kelly, truyền thông xã hội không chỉ quan trọng đối với “báo
chí công dân”, mà quan trọng đối với cả người đọc. Các phương
tiện truyền thông truyền thống đang tìm cách sử dụng truyền
thông xã hội để đạt được số người theo dõi với số lượng lớn.
Theo bản báo cáo của Kelly, Washington Post vẫn còn chần chừ
trong việc coi trọng các bài viết của công dân làm báo. Mảng Thể
thao của tờ này là mảng có nhiều bài viết do độc giả thực hiện
nhất. Đây là những bài tổng hợp về các cầu thủ đá bóng của Mỹ
từ Twitter.
Jonathan Ford - biên tập, bình luận viên của hãng Reuters cho
rằng đối với một hãng thông tấn như Reuters thì việc để truyền
thông xã hội góp mặt trong việc đưa tin là một quyết định khá khó
khăn. Reuters là một hãng tin lớn, nếu các bài của hệ thống
truyền thông xã hội mắc lỗi thì điều này sẽ ảnh hưởng đến danh
tiếng của hãng.
Bản báo cáo của Kelly cho thấy: Ở khía cạnh thông tin tài chính,
Reuters lại rất quan tâm đến blog nhằm thiết lập một cộng đồng
chuyên cung cấp thông tin và tin tức cụ thể về thương mại. Bởi lẽ
trên thực tế, truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong lĩnh
vực tài chính.
Chẳng hạn, chuyên gia kinh tế Paul Krugman hay các giám đốc
ngân hàng đều chia sẻ thông tin với công chúng thông qua truyền
thông xã hội để lôi kéo nhiều người vào các cuộc tranh luận về tài
chính, và từ đó lấy được lòng tin của những người này. Trên
Twitter, thậm chí, một dòng chữ “Các chủ ngân hàng sử dụng
blog để lấy lòng tin. Ai quan tâm?” đã thu hút nhiều người bình
luận.