Tóm tắt
Doris Lessing là nhà văn nữ người Anh đoạt giải Nobel văn học năm 2007. Bà được xem là một trong
những ngòi bút tiên phong cho phong trào nữ quyền trên thế giới. Mục đích của bài viết này, người viết
muốn giới thiệu về nhà văn Doris Lessing và những tiểu thuyết nổi tiếng của bà. Tiểu thuyết “Cỏ hát”
và “Cuốn sổ vàng” là những tác phẩm thành công của Doris Lessing trong việc miêu tả bức tranh về
người phụ nữ trong xã hội gia trưởng. Qua nhân vật của mình, Doris lessing muốn đề cao vai trò người
phụ nữ trong giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh nữ quyền trên thế giới. Trong bài viết này, chúng
tôi thực hiện việc phân tích về nhân vật Mary Turner trong “Cỏ hát” và Anna Wulf trong “Cuốn sổ
vàng” để làm rõ hơn yếu tố nữ quyền trong tiểu thuyết. Chúng tôi hi vọng rằng với đề tài này, người viết
có thể đóng góp một phần vào việc nghiên cứu tác giả Doris Lessing cũng như một số tác phẩm của bà
ở Việt Nam.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết của Doris Lessing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 7 (32) - Thaùng 9/2015
72
Số phận người phụ nữ
trong tiểu thuyết của Doris Lessing
The destiny of women in the novel written by Doris Lessing
ThS. Phạm Thị Châu Thanh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
M.A. Pham Thi Chau Thanh
University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Doris Lessing là nhà văn nữ người Anh đoạt giải Nobel văn học năm 2007. Bà được xem là một trong
những ngòi bút tiên phong cho phong trào nữ quyền trên thế giới. Mục đích của bài viết này, người viết
muốn giới thiệu về nhà văn Doris Lessing và những tiểu thuyết nổi tiếng của bà. Tiểu thuyết “Cỏ hát”
và “Cuốn sổ vàng” là những tác phẩm thành công của Doris Lessing trong việc miêu tả bức tranh về
người phụ nữ trong xã hội gia trưởng. Qua nhân vật của mình, Doris lessing muốn đề cao vai trò người
phụ nữ trong giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh nữ quyền trên thế giới. Trong bài viết này, chúng
tôi thực hiện việc phân tích về nhân vật Mary Turner trong “Cỏ hát” và Anna Wulf trong “Cuốn sổ
vàng” để làm rõ hơn yếu tố nữ quyền trong tiểu thuyết. Chúng tôi hi vọng rằng với đề tài này, người viết
có thể đóng góp một phần vào việc nghiên cứu tác giả Doris Lessing cũng như một số tác phẩm của bà
ở Việt Nam.
Từ khóa: tiểu thuyết Doris Lessing, nữ quyền, bình đẳng giới, giải Nobel văn học
Abstract
Doris Lessing (1919-2013) is an English famous writer who won the Nobel Prize in Literature in 2007. She
is considered as a pioneer in the struggle for women's rights. Our aim of this writing is to introduce the
novelist Doris Lessing and her famous novels. “The Grass Is Singing” and “The Golden Notebook” were
Doris Lessing’s success in depicting the picture of women in the patriarchal society. Through her
characters, Doris Lessing would like to promote the role of women in the earlier period occurred feminist
movement in the world. We analyze the characters Mary Turner in “The Grass is Singing” and Anna Wulf
in “The Golden Notebook” to emphasize the element of feminist in the novels. We hope that with this
subject, we can contribute a part to fill the gap in the research of Doris Lessing novelist in Vietnam.
Keywords: Doris Lessing’s novels, feminism, sexual equality, Nobel prize in literature
1. Mở đầu
Doris Lessing (1919- 2013) là nhà văn
nữ người Anh được trao giải thưởng Nobel
văn học năm 2007. Bà tên thật là Doris
May Tayler sinh ra trong một gia đình có
bố mẹ đều là người Anh ở Persia (Iran
ngày nay). Năm 1924, Doris Lessing theo
gia đình chuyển đến sinh sống ở Nam
Rhodesia (nay là Zimbabwe, thuộc Châu
Phi). Thời thơ ấu của Doris Lessing gắn
liền với cuộc sống ở một nông trại lớn và
đến năm 1949, lần đầu tiên bà trở về
London và định cư tại đây cho đến hết đời.
Lúc nhỏ, Doris Lessing chưa từng
PHẠM THỊ CHÂU THANH
73
nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn trong
tương lai. Chính sự đam mê học hỏi và tìm
tòi từ những những cuốn sách văn học mà
mẹ bà mua từ nước Anh đã giúp bà tích lũy
được khả năng sáng tác văn chương độc
đáo. Doris Lessing để lại cho nhân loại kho
tàng tác phẩm đa dạng về thể loại và đề tài
phong phú, trong đó nổi bật nhất là vấn đề
nữ quyền, kì thị chủng tộc và xung đột về
văn hóa. “Nhà văn nữ quyền” là tên gọi mà
bà được độc giả ưu ái dù bà vẫn khiêm tốn
không thừa nhận danh hiệu này. Doris
Lessing được biết đến qua các tiểu thuyết
nổi tiếng như: “The Grass Is Singing” (Cỏ
hát), “The Golden Notebook” (Cuốn sổ
vàng), “The Good Terrorist” (Kẻ sát nhân
tử tế), Nét đa văn hóa trong sáng tác của
bà là sự đan xen truyền thống văn hóa Anh
và văn hóa Nam Phi, văn hóa của người da
trắng thống trị và văn hóa của người dân
thuộc địa, văn hóa của tầng lớp giàu có và
những người nghèo khổ trong xã hội.Ở
mỗi khía cạnh của các đối tượng bà đều
dùng ngôn ngữ đặc trưng để diễn đạt hành
vi cư xử phù hợp với tính cách và địa vị
của họ. Chẳng hạn, đối với những người
chủ da trắng thống trị thì giọng văn ngạo
mạn, hách dịch đầy vẻ khinh thường, giễu
cợt cay độc thậm chí là tàn nhẫn. Vì đối
với họ những người nô lệ da đen chỉ là
những con vật ngu dốt và phải làm việc
như những con gia súc trên cánh đồng. Còn
đối với những người da đen làm thuê thì lời
nói hết mực cung kính, thể hiện sự ngoan
ngoãn, vâng lời đối với chủ nhân của họ.
Chúng ta biết đến nhà văn Doris
Lessing là một tác giả luôn quan tâm đến
cuộc sống của người phụ nữ. Trở lại với
những yếu tố tiền đề hình thành nên quan
niệm nhân sinh trong ý thức của một nhà
văn nhân đạo như Doris Lessing, ta thấy
những yếu tố ấy không chỉ ảnh hưởng chi
phối mà còn để lại dấu ấn đậm nét trong
cuộc đời văn chương của bà. Thời niên
thiếu, Doris Lessing sớm đã nhận thấy sự
vất vả của người mẹ trong gia đình. Những
thiếu thốn, khó khăn về vật chất trong cuộc
sống ở vùng đất mới miền Nam Rhodesia
làm người mẹ trở nên khắc nghiệt, khó tính
và gay gắt. Bên cạnh đó, cuộc sống của
những người phụ nữ nô lệ của gia đình đã
mang đến cho Doris Lessing những sự thật
về nhiều điều bất công mà họ đang chấp
nhận trong xã hội thời bấy giờ. Bà hiểu
rằng tuy thuộc tầng lớp nô lệ nhưng những
người đàn ông trong gia đình vẫn có vai trò
chủ chốt chi phối mọi hoạt động của gia
đình. Thái độ gia trưởng của họ đối với
người phụ nữ là sự quản lí khắt khe về vật
chất lẫn tinh thần. Người phụ nữ bị phụ
thuộc hoàn toàn vào người trụ cột của gia
đình này. Họ hoàn toàn không có chút phản
kháng. Đó là sự chấp nhận vô điều kiện, là
cảm giác rất bình yên trong cuộc sống
thiếu tự do này. Họ xem việc tuân thủ theo
những nguyên tắc của người đàn ông trong
gia đình là bổn phận, là quy luật trong gia
đình như việc con gái phải nghe theo lời
cha, vợ phải nghe lời chồng. Bản thân họ
không có quyền thay đổi. Vai trò người
phụ nữ đã kết hôn trong gia đình là làm
việc quần quật từ sáng đến tối, phục vụ
người đàn ông trong gia đình và chăm sóc
con cái. Họ không được quyền đòi hỏi
hạnh phúc riêng cho bản thân cũng như
không bao giờ có được sự tự do cho riêng
mình. Không những vậy, mỗi ngày họ phải
chịu sự ngược đãi từ chính người chồng
của mình. Anh ta có quyền chửi mắng,
hành hung và ngược đãi vợ mình như một
nô lệ. Từ đó, Doris Lessing sớm nhận ra dù
ở tầng lớp thống trị hay bị trị thì người phụ
nữ dưới chế độ gia trưởng đều chịu đựng
những bất công trong cuộc sống. Những
trăn trở về cuộc sống của người phụ nữ là
đề tài được tìm thấy trong tiểu thuyết của
Doris lessing. Vấn đề này được thể hiện
qua ngòi bút đầy nội lực của bà trong nhiều
SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DORIS LESSING
74
tác phẩm đặc sắc. Tuy nhiên, trong giới
hạn bài viết này, tác giả xin phép được
nghiên cứu chủ yếu qua hai tác phẩm tiêu
biểu của Doris Lessing, đó là tiểu thuyết
“The Grass Is Singing” (Cỏ hát), “The
Golden Notebook” (Cuốn sổ vàng).
2. Nội dung
2.1. Số phận người phụ nữ qua
nhân vật Mary Turner trong tiểu thuyết
“Cỏ hát”
Tiểu thuyết “Cỏ hát” ra đời năm 1950,
gồm mười một chương, là tiểu thuyết đầu
tay của Doris Lessing được biên tập và
xuất bản bởi Michael Joseph ở Anh vào
năm 1950. Tác phẩm được nhà văn lấy cảm
hứng từ bài thơ “The Waste Land” (tạm
dịch “Mảnh đất hoang”) của T.S. Eliot:
“Trong hố sâu giữa những ngọn núi
Dưới ánh trăng mờ, đồng cỏ đang hát
Trên những ngôi mộ cổ, gần nhà nguyện
Có một nhà thờ trống, chỉ còn là ngôi nhà
của gió. []”
(Châu Thanh tạm dịch nghĩa)
Nhan đề “Cỏ hát” được nhà văn Doris
Lessing sử dụng để đặt tên cho tiểu thuyết
của mình như một điềm báo về cuộc sống
đầy bi thảm của nhân vật nữ trong tác
phẩm. Tiểu thuyết “Cỏ hát” là câu chuyện
của Mary Turner, vợ một người chủ đồn
điền da trắng ở Châu Phi được mở đầu
bằng tin tức về cái chết của Mary Turner
trên một tờ nhật báo. Với biện pháp sử
dụng nghệ thuật hồi tưởng, Doris Lessing
đưa người đọc trở về cuộc sống trước đây
của Mary Turner từ thời thơ ấu đến khi
trưởng thành. Từ đó, độc giả có thể tiếp cận
sự đa dạng về tính cách của Mary Turner
qua từng giai đoạn của cuộc đời. Sự sáng
tạo độc đáo trong tiểu thuyết của Doris
Lessing đã thể hiện rõ nét qua nghệ thuật
hồi tưởng ở phần mở đầu của tác phẩm.
2.1.1. Tính cách tự do, yêu cuộc sống
của người phụ nữ qua nhân vật Mary Turner
Trong chương hai của tiểu thuyết,
Mary được giới thiệu là một người con gái
rất mạnh mẽ, đầy tự tin và có năng lực. Khi
chưa có gia đình, cô có công việc ổn định
và kiếm được nhiều tiền. Cô thích sự tự do
và có những hoạt động sôi nổi trong các câu
lạc bộ nên được rất nhiều bạn bè yêu mến.
Ngay cả khi đã kết hôn, thỉnh thoảng ta
vẫn bắt gặp hình ảnh hết sức dịu dàng đằm
thắm, rất lãng mạn, yêu cuộc sống, chan hòa
với thiên nhiên. Đó là vào những khoảng
thời gian của tháng 6, khi những cơn mưa
đầu mùa kéo đến. Từng đám mây mù mang
theo những cơn mưa nặng hạt đổ xuống
nông trại. Mary trở nên hoạt bát và dễ chịu
lạ thường. Cơn mưa đem đến sự êm dịu
trong tâm hồn vốn đã khô cứng từ lâu. Lúc
ấy vùng thảo nguyên khô cằn với những cây
bụi thưa thớt lại đắm chìm trong màn sương
hiếm hoi của buổi sớm tinh mơ. Mary sung
sướng bắt lấy những màn sương dịu nhẹ
trong lòng bàn tay mình. Những lúc như thế
tâm hồn của Mary trở nên nhẹ nhõm hơn
bao giờ hết. Vào những ngày ấy, Mary và
Dick cùng đi dạo trên những khoảng đất
trống của nông trại rộng lớn. Cô cũng thích
ngắm cảnh vật vào buổi bình minh. Trong
không gian thật yên tĩnh ánh lên vẻ đẹp lạ
lùng của một ngày mới. Cảm giác của cô
những lúc như vậy thật hạnh phúc.
Bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
rất chân thật và đầy hình tượng xen lẫn
việc mô tả cảm xúc nhân vật rất tinh tế,
Doris Lessing mang đến cho người đọc sự
trong sáng của cảnh sắc thiên nhiên tươi
đẹp. Qua đó tác giả làm nổi bật tính cách
trẻ trung, năng động thể hiện nội tâm của
nhân vật Mary Turner.
2.1.2. Sự cam chịu của người phụ nữ
trong cuộc sống khắc nghiệt và bất công
trong tiểu thuyết “Cỏ hát”
Nhân vật Mary Turner là hiện thân
cho những người phụ nữ đang bị áp bức
trong xã hội thời bấy giờ. Qua những chi
tiết miêu tả về nhân vật, Doris Lessing cho
PHẠM THỊ CHÂU THANH
75
thấy hôn nhân là nguyên nhân hủy hoại
cuộc sống của Mary. Nhân vật Mary đã
đánh mất đi tất cả tuổi thanh xuân, công
việc tốt mà nhiều người mơ ước để kết hôn
với Dick, một nông dân da trắng. Cuộc
sống mới ở trang trại vốn không dễ dàng
như cô từng mong đợi. Đó là cả một
khoảng thời gian trống rỗng và vô vị. Công
việc hàng ngày của cô là trang trí lại nhà
cửa, sơn tường, may quần áo. Cô đọc lại
những cuốn sách mà cô đã rất nhiều lần
trước khi kết hôn nhưng vẫn không hết thời
gian và không thể xua tan nỗi cô đơn trống
vắng ngự trị trong tâm hồn. Trong khi
chồng của cô chưa bao giờ nghĩ đến việc
giúp cô thực hiện những ước mơ của mình.
Trái lại, anh ta luôn theo đuổi kế hoạch
kinh doanh mới trên chính trang trại của
mình nhưng chẳng bao giờ thành công.
Sự cam chịu của Mary không chỉ từ
người chồng của mình. Nhà văn Doris
lessing cũng chú ý đến một yếu tố ảnh
hưởng đến tâm lí của nhân vật đó là yếu tố
thời tiết, đó là sự nóng bức đến không chịu
được. Sức nóng của vùng sa mạc qua ngòi
bút của Doris Lessing tăng dần đến mức dữ
dội. Người quản lí mới của gia đình Mary
là ông Tony Marston cũng phải thốt lên
“cơn nóng ở nơi đây đủ sức khiến cho bất
kì ai cũng có thể trở nên điên loạn” (Cỏ
hát, trang 28). “Ngay cả những con chim
cũng ngưng tiếng hót vào buổi sớm ban
mai lúc bảy giờ vì cơn nóng dữ dội này”
(Cỏ hát, trang 60). Và Mary đã nghĩ đến
việc “mang một cái mũ ngay cả khi ở trong
nhà” (Cỏ hát, trang 66). Khủng khiếp đến
mức khi chồng của cô, Dick muốn nuôi
mấy con lợn thì cô đã cảnh báo ngay “Tôi
hi vọng những con lợn không cảm thấy
nóng bức” (Cỏ hát, trang 89) và chúng ta
sớm nhận ra những con lợn này sớm đã bị
cái nóng thiêu đốt và không thể sống lâu
hơn. Thế nhưng việc cô sử dụng nước tắm
để làm dịu cơn nóng cũng bị Dick quản lí
nghiêm ngặt. Anh ta cho đó là việc làm xa
xỉ vì ở vùng sa mạc khô cằn này nước cũng
quý như vàng. Anh ta tỏ thái độ gay gắt đối
với Mary:
“Cô đang dùng nước để làm gì?” Dick
hỏi với vẻ mặt tức tối đầy hoài nghi khó chịu,
giống như cô ta đã phạm phải một tội lỗi.
“Cái gì, lãng phí nó như vậy hả?”
Dick lại hỏi.
“Tôi không đang lãng phí nó”. Mary
trả lời một cách lạnh lùng. “Tôi nóng nực
quá không chịu nổi. Tôi chỉ muốn làm mát
cơ thể mình.” (Cỏ hát, trang 75)
Có thể nói, nhà văn Doris Lessing
không chỉ mô tả hình ảnh người phụ nữ
trong xã hội đang phải đối phó với những
khó khăn trong cuộc sống mà qua đó khắc
họa tính cách chấp nhận số phận của họ.
Không chỉ riêng Mary là nạn nhân của thực
trạng xã hội hiện thời. Bằng ngòi bút của
mình, Doris Lessing đã vẽ nên một bức
tranh toàn cảnh về cuộc sống người phụ nữ
trong xã hội thuộc địa miền nam Rhodesia.
Bà dẫn dắt độc giả trở về thời thơ ấu của
Mary qua những dòng hồi ức của cô về
người mẹ, đó là người phụ nữ sống chủ yếu
phụ thuộc vào người chồng của mình. Tuổi
thơ bất hạnh của cô phải đối mặt với người
cha nghiện rượu suốt ngày chửi rủa và theo
đó là hình ảnh một người mẹ luôn phiền
muộn. Hai người chị song sinh của cô
không may bị bệnh qua đời trong cảnh
khốn khó. Có lần, người mẹ khốn khổ ấy
phải ăn cắp tiền mua rượu của chồng để
mua thức ăn cho dàn con đang sắp chết đói.
Rồi sau đó bà bật khóc trên chiếc rổ may
vá một cách thương tâm. Ám ảnh về cuộc
sống nghèo khó của mình, Mary đã rời bỏ
gia đình rất sớm để sống tự lập. Nó như một
cuộc trốn chạy khỏi cuộc sống kinh hoàng
mà cô không mong muốn phải đối mặt.
Sự khắc nghiệt và bất công mà người
phụ nữ chịu đựng được tiếp tục thể hiện
qua nhân vật vợ của Charlie Slatter, một
SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DORIS LESSING
76
người hàng xóm của Mary. Dù nhờ vào
người chồng của mình mà cô có thể ở trong
ngôi nhà lớn, có ba đứa con đang học
trường đại học và có cuộc sống thật thoải
mái nhưng cô ta cũng trải qua khoảng thời
gian khó khăn nhất trong cuộc sống. Cô đã
có quãng đời khó khăn và cô đơn. Cô nhớ
rất rõ về những tủi nhục của sự nghèo khó
của thời thơ ấu (Cỏ hát, trang 75). Vì vậy,
cô nhìn Mary bằng sự đồng cảm thật sự, và
gợi nhớ về quá khứ của mình” (Cỏ hát,
trang 75,76).
Như vậy, với cách khắc họa hình
tượng nhân vật độc đáo, Doris Lessing
không những mang đến cho người đọc hình
tượng nhân vật chính là người phụ nữ đầy
cam chịu nhưng vẫn khao khát tự do mà
bên cạnh đó, những nhân vật nữ khác cũng
được nhà văn rất quan tâm. Doris Lessing
đã xây dựng nên tuyến nhân vật có cùng
cảnh ngộ để phác họa nên một bức tranh xã
hội về số phận người phụ nữ thời bấy giờ.
2.1.3. Ý thức phản kháng và đấu tranh
của người phụ nữ
Những cảm xúc dồn nén và trải nghiệm
dằn vặt của người phụ nữ trong tác phẩm
của Doris Lessing dường như có tính kế
thừa. Người đọc có thể nhận thấy điều đó
qua hình tượng người mẹ của Mary Turner
truyền đến đời cô. Định kiến thời đại buộc
người phụ nữ chấp nhận số phận của mình.
Thế nhưng Doris Lessing không chỉ đồng
cảm sâu sắc với số phận người phụ nữ trong
xã hội mà bà còn thể hiện tinh thần đấu
tranh mạnh mẽ. Bà đã xây dựng nhân vật
Mary với sự khao khát tự do và ý thức vươn
ra khỏi những quy luật khắt khe của cuộc
sống hiện tại để tìm lại hạnh phúc cho chính
mình. Với tính cách tự do, phóng khoáng,
Mary tìm thấy một sự đồng cảm ở tình yêu
với Mosses – người làm công da đen bản
xứ. Có lẽ, với Mary, đây là cách duy nhất để
cô có thể thoát khỏi cuộc sống bế tắc và
ngột ngạt của mình. Dù dự đoán được mối
quan hệ bất chính với Mosses sẽ dẫn đến cái
chết nhưng Mary vẫn chấp nhận. Cô bất lực
chờ đón cái chết từ Mosses:
“Cô ấy mở miệng để nói, và khi cô làm
như vậy, cô nhìn thấy đôi bàn tay của anh
ta đang nắm chặt một vật dài và cong,
nâng lên ngang đầu và cô biết đã quá trễ.
Tất cả quá khứ của cô trôi qua, và đôi môi
của cô mở ra như cầu khẩn, nhưng cô bật
ra một tiếng thét, nhưng tiếng thét nhanh
chóng được kết thúc bởi một bàn tay đen
đúa ấn chặt vào miệng của cô ta.” (Cỏ hát,
trang 236)
Cái chết của nhân vật Mary như một
hồi chuông gióng lên về đỉnh điểm của
những áp bức, bất công đối với người phụ
nữ trong xã hội. Đứng trước nỗi tuyệt vọng
về số phận của nhân vật nữ trong tiểu
thuyết “Cỏ hát”, Doris Lessing đã chọn
cho nhân vật mình cái chết. Nhưng nỗi ám
ảnh của nhân vật luôn đọng lại trong lòng
người đọc qua bao thế hệ. Khi mô tả cái
chết của Mary Turner, Doris Lessing đã
dùng một loạt các động từ để chỉ hành
động giết người ghê sợ của Mosses, từ đó
vẽ nên một bức tranh đầy bi thảm cho kết
cục của số phận người phụ nữ trong xã hội.
Những lời văn của bà đã thể hiện sự cảm
thông sâu sắc với số phận người phụ nữ và
nhận nhiều sự đồng cảm của người đọc.
2.2. Số phận người phụ nữ trong
tiểu thuyết “Cuốn sổ vàng” qua nhân vật
Anna Wulf
2.2.1. Những thăng trầm trong
cuộc sống của Anna Wulf
Một tiểu thuyết nổi tiếng khác của
Doris Lessing mà chúng ta thấy vấn đề nữ
quyền được làm rõ là tiểu thuyết “The
Golden Notebook” (Cuốn sổ vàng). Tiểu
thuyết “Cuốn sổ vàng” của Doris Lessing
lần đầu tiên được xuất bản năm 1962 bởi
Michael Joseph. “Cuốn sổ vàng” được hợp
thành từ bốn cuốn nhật kí “The Black
Notebook” (Cuốn sổ màu đen),“The Red
PHẠM THỊ CHÂU THANH
77
Notebook”(Cuốn sổ màu đỏ),“The Yellow
Notebook”(Cuốn sổ màu vàng) và“The
Blue Notebook” (Cuốn sổ màu xanh).
Nhân vật chính của tác phẩm là Anna
Wulf. Cô là người nắm giữ bốn cuốn sổ
này. Trong đó, “Cuốn sổ màu đen” viết về
những kỉ niệm của Anna khi còn ở miền
Nam Rhodesia, Châu Phi trước và trong
Chiến tranh Thế giới thứ hai. Anna viết về
những suy nghĩ của mình và các thành viên
khác của Đảng cộng sản đối với vấn đề
phân biệt chủng tộc. “Cuốn sổ màu đỏ”
ghi lại cuộc đời hoạt động chính trị của
Anna trong Đảng Cộng Sản Anh ở Châu
Phi.“Cuốn sổ màu vàng” viết về những nỗi
đau trong tình yêu của Anna. “Cuốn sổ
màu xanh” được Anna dành cho những
trang nhật kí cá nhân nơi cô ghi lại những
kỉ niệm, những ước mơ và cảm xúc trong
cuộc sống.
Dường như những thăng trầm trong
cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh và nhiệt
huyết cho tiếng nói đấu tranh bảo vệ người
phụ nữ của Doris Lessing trong tác phẩm
của mình. Bà khẳng định rằng: “Tôi ủng hộ
về chủ đề giải phóng phụ nữ bởi vì phụ nữ
là những người thuộc tầng lớp thấp trong
xã hội.” (Cuốn sổ vàng, trang 8). Tiểu
thuyết “Cuốn sổ vàng” gắn với phong trào
giải phóng phụ nữ những năm 1960 và
1970. Vì vậy, nhân vật Anna Wulf và
Molly được mô tả là những người phụ nữ
tự do.
Cũng giống như Mary Turner, cuộc
sống của nhân vật Anna trong tiểu thuyết
“Cuốn sổ vàng” chất chứa nhiều bất công
và đau khổ mà những người phụ nữ trong
xã hội gia trưởng luôn phải gánh chịu.
Nhưng ở Anna, sự bứt phá về tính cách đã
tạo nên một nhân vật đầy cá tính, quyết
đoán hơn và không chấp nhận số phận. Cô
là mẫu người phụ nữ hiện đại. Cô đã tìm
đến công việc viết văn như một cách thể
hiện quan điểm tự do của mình. Trong tác
phẩm “ Những người phụ nữ tự do”, Anna
cho rằng “đây là một câu chuyện với tựa đề
là “Người phụ nữ tự do” nhưng được viết
về hai người phụ nữ mà chính họ dần dần
nhận ra rằng, họ không thật sự tự do”
(Cuốn sổ vàng, trang 274).
Anna phải trải qua những khắc nghiệt
trong cuộc sống bất bình đẳng của một
người phụ nữ thời bấy giờ và sớm trở thành
một bà mẹ đơn thân chịu nhiều điều tiếng
của dư luận xã hội. Những ngày đầu sống
trong cảnh đơn chiếc với đứa con bé bỏng
của mình, Anna đã khóc thương cho cuộc
tình ngắn ngủi ấy. Người đàn ông ấy rời xa
Anna đã để lại trong cô một nỗi đau không
thể lãng