Đề tài So sánh hai loại môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày Modena Và Androhep

Từ khi kỹ thuật TTNT ra đời các nghiên cứu về môi trường pha loãng bảo quản tinh dịch lợn đã được nhiều nhà khoa học tiến hành và ứng dụng trong thực tế sản xuất. Hiện nay ở nước ta tinh sau pha thường chỉ sử dụng trong ngày đầu, một số ít nơi sử dụng sang ngày thứ 2. Mặt khác, do thị hiếu tiêu thụ tinh dịch và nhu cầu sản xuất các giống lợn khác nhau, buộc các trạm TTNT vẫn phải duy trì đủ số đầu đực giống để cung cấp cho khách hàng. Xảy ramâu thu ẫn là vẫn phải đảm bảo đủ số đầu đực giống trong khi lượng tinh sản xuất ra lại bị ế thừa dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế. Môi trường pha loãng bảo quản tinh dịch lợn không chỉ có tác dụng làm tăng số liều tinh mà còn có tác dụng kéo dài thời gian sống của tinh trùng. Do đó tinh trùng bảo quản được lâu hơn đồng thời giữ cho các đặc tính của tinh trùng ít bị thay đổi. Hiện nay, trên thế giới rất nhiều môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày được sử dụng như: Modena, Androhep, X-Cell, MR-A, Safe cell …trong đó môi trường Modena và Androhep được sử dụng nhiều nhất. Để tìm ra môi trường phù hợp với điều kiện nước ta, chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh hai loại môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày Modena và Androhep”

pdf7 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 4008 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh hai loại môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày Modena Và Androhep, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀO ĐỨC THÀ – So sánh 2 loại môi trường pha loãng ... 41 SO SÁNH HAI LOẠI MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG, BẢO TỒN TINH DỊCH LỢN DÀI NGÀY MODENA VÀ ANDROHEP Đào Đức Thà* và Phan Trung Hiếu. Bộ môn sinh lý, sinh hoá và và tập tính vật nuôi *Tác giả liên hệ: Đào Đức Thà - Bộ môn sinh lý, sinh hoá và và tập tính vật nuôi Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội Tel : (04) 8.385.940; Mobi: 0903.222.229; E-mail: bacsitha@yahoo.com ABSTRACT A comparision of two long term extender (Modena and Androhep) for boar semen Dao Duc Tha* and Phan Trung Hieu. One experiment aiming at comparing two longterm extenders (Modena and Androhep) was undertaken. It was revealed that dilution ratios and storage time had a sigrificant effect on a parameter of both extenders. Storage temperature of 17oC and dilution ratio of 1/3 were better than storage temperature of 20oC and dilution ratio of 1/4. Androhep extender was better than Modena. A after 7 days storage at dilution ratio 1/3 and storage temperature of 17oC for Androhep still was 68.01%. Keyword: Modena, Androhep extender, boar semen ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi kỹ thuật TTNT ra đời các nghiên cứu về môi trường pha loãng bảo quản tinh dịch lợn đã được nhiều nhà khoa học tiến hành và ứng dụng trong thực tế sản xuất. Hiện nay ở nước ta tinh sau pha thường chỉ sử dụng trong ngày đầu, một số ít nơi sử dụng sang ngày thứ 2. Mặt khác, do thị hiếu tiêu thụ tinh dịch và nhu cầu sản xuất các giống lợn khác nhau, buộc các trạm TTNT vẫn phải duy trì đủ số đầu đực giống để cung cấp cho khách hàng. Xảy ra mâu thuẫn là vẫn phải đảm bảo đủ số đầu đực giống trong khi lượng tinh sản xuất ra lại bị ế thừa dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế. Môi trường pha loãng bảo quản tinh dịch lợn không chỉ có tác dụng làm tăng số liều tinh mà còn có tác dụng kéo dài thời gian sống của tinh trùng. Do đó tinh trùng bảo quản được lâu hơn đồng thời giữ cho các đặc tính của tinh trùng ít bị thay đổi. Hiện nay, trên thế giới rất nhiều môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày được sử dụng như: Modena, Androhep, X-Cell, MR-A, Safe cell …trong đó môi trường Modena và Androhep được sử dụng nhiều nhất. Để tìm ra môi trường phù hợp với điều kiện nước ta, chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh hai loại môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày Modena và Androhep” Mục tiêu: Xác định môi trường bảo quản dài ngày ưu việt với điều kiện nước ta. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu : Môi trường: Androhep và Modena Thành phần hai môi trường: Công thức tính cho 1 lít dung dịch Môi trường Androhep: Glucoza 26g; Natri – xitrat 6,9g; Natri – Bicacbonat 1g; EDTA 2,1g; BSA 2,5g, Hepes 9,5g. (Weitze 1990) Môi trường Modena: Glucoza 27,5g; Natri – xitrat 6,9g; Natri – Bicacbonat: 1g; EDTA 2,35g; Citric Acid 2,9g; Tris 5,65g (Moretti 1981). Kháng sinh Steptomicin 0,35g; Penicillin 0,145g (cho cả hai môi trường) Tinh dịch lợn đực thuộc dòng L19 (dòng tổng hợp có máu Duroc trắng thuộc cty PIC), giống Yorkshire. Giống Landrace từ 2 - 4 năm tuổi, đang trong giai đoạn khai thác tinh và nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn đực giống của TT nghiên cứu lợn - Thụy Phương - Viện Chăn nuôi. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009 42 Các trang thiết bị chuyên dụng gồm: hệ thống kính hiển vi - máy tính ( kính hiển vi đánh giá chất lượng tinh dịch bằng phần mềm Sperm-vision 3.0), máy đo áp lực thẩm thấu Osmometer của hãng minitub Đức, máy đo pH, tủ bảo ôn…. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lý hóa môi trường trong quá trình bảo quản dạng lỏng: pH, ASTT. Nghiên cứu ảnh hưởng môi trường bảo quản đến sức sống của tinh trùng lợn trong quá trình bảo quản ở 170C và 200C. So sánh thời gian bảo quản dạng khô giữa 2 môi trường. Phương pháp nghiên cứu Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: Mỗi mẫu tinh dịch của từng đực giống đều được phân đều thành 2 TN . Thí nghiệm1: Tinh dịch được pha loãng với môi trường Modena, tỷ lệ 1/3 và 1/4 (M3, M4) Thí nghiệm 2: Tinh dịch được pha loãng với môi trường Androhep, tỷ lệ 1/3 và 1/4 (A3, A4). Tất cả các mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 170C và 200C. Phương pháp nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lý hóa của môi trường trong quá trình bảo quản dạng lỏng Pha loãng môi trường với nước cất 2 lần, bổ sung kháng sinh & bảo quản ở 50C, hàng ngày kiểm tra 2 chỉ tiêu pH và Áp suất thẩm thấu (ASTT) bằng máy đo pH và máy đo ASTT vào lúc (8 - 10 giờ sáng) từ ngày bảo quản thứ 1 đến ngày bảo quản thứ 7. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường bảo quản đến sức sống của tinh trùng lợn trong quá trình bảo quản Kiểm tra hàng ngày các chỉ tiêu: V, A, C, VAC, K, đối với cả hai môi trường bảo quản ở 170C và 200C bằng phần mềm Sperm vision 3.0. Phương pháp đánh giá bằng cảm quan (đánh giá bằng mắt thường) giữa 2 môi trường ở 2 dạng phối chế hỗn hợp trộn đều và hỗn hợp không trộn đều. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN Một số chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch lợn Bảng 1. Phẩm chất tinh dịch của một số đực giống (n = 125) Dòng L19 Yorkshire Landrace Chỉ tiêu Đơn vị (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) V Ml 193,14 ± 14,59a 228,75 ± 15,59b 205,01 ± 16,78c A % 83,05 ± 2,15a 80,59 ± 2,48b 80,05 ± 2,87b C Triệu/ml 298,78 ± 14,90a 259,21 ± 16,52b 288,02 ± 20,12c VAC Tỷ/lần 47,93 ± 3,63a 47,78 ± 4,51a 47,23 ± 4,10a K % 5,07 ± 1,22a 6,26 ± 1,29a 5,21 ± 1,42a pH 7,19 ± 0,78a 7,15 ± 1,53a 7,16 ± 1,12a ASTT Mosmol 301,57 ± 2,78a 298,95 ± 3,07a 297,11 ± 3,02a Các chữ cái a,b,c trong cùng một hàng có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Nghiên cứu một số chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch lợn trước khi đưa vào bảo quản. Sau đây là kết quả về phẩm chất tinh dịch của các đực giống L19, Yorkshire, Landrace-Duroc. ĐÀO ĐỨC THÀ – So sánh 2 loại môi trường pha loãng ... 43 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lý hóa của môi trường trong quá trình bảo quản dạng lỏng. Hai môi trường Androhep và Modena trước khi đưa vào nghiên cứu đã tiến hành theo dõi hai chỉ tiêu pH và ASTT trong quá trình bảo quản dạng dung dịch (7-10 ngày) ở 50C. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2 và Bảng 3. pH của môi trường Bảng 2. pH của môi trường trong quá trình bảo quản dạng dung dịch (n = 125) Môi trường Androhep Môi trường Modena pH pH Ngày bảo quản (Mean ± SE) (Mean ± SE) 1 7,16 ± 0,04a 7,45 ± 0,04b 2 7,20 ± 0,03a 7,46 ± 0,03b 3 7,25 ± 0,03a 7,44 ± 0,03b 4 7,20 ± 0,04a 7,45 ± 0,01b 5 7,25 ± 0,01a 7,49 ± 0,02b 6 7,20 ± 0,03a 7,44 ± 0,05b 7 7,18 ± 0,05a 7,45 ± 0,05b Các chữ cái a, b t rong cùng một hàng có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Bảng 2 cho thấy, độ pH của môi trường Androhep và Modena là tương đối ổn định qua các ngày bảo quản. Ở ngày thứ nhất pH của môi trường Androhep là 7,16 ± 0,04 đến ngày thứ 7 pH đo được là 7,18 ± 0,05. Với môi trường Modena ngày thứ 1 pH đo được là 7,45 ± 0,04, và ngày thứ 7 pH đo được là 7,45 ± 0,05. Như vậy, thời gian bảo quản không ảnh hưởng tới pH tinh dịch, sự sai khác về chỉ tiêu này ở các ngày bảo quản là không rõ rệt (P>0,05). Khi so sánh 2 môi trường pha loãng tới pH tinh dịch nhận thấy: môi trường Modena có pH cao hơn môi trường Androhep, sự sai khác này là rõ rệt (P <0,05). Nhưng nếu so sánh pH môi trường với pH tinh dịch (pH tinh dịch từ 7,2 - 7,45) thì pH môi trường Modena cao hơn còn pH môi trường Androhep hơi thấp hơn. Tuy nhiên, sai khác này trong khoảng biến động của pH tinh dịch (pH = 7,2 – 7,45). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Gadea J. (2003). Áp suất thẩm thấu của môi trường Bảng 3. ASTT của môi trường trong quá trình bảo quản dạng dung dịch (n = 125) Môi trường Androhep Môi trường Modena ASTT ASTT Ngày bảo quản (Mean ± SE) (Mean ± SE) 1 278,76 ± 4,25c 275,23 ± 3,75d 2 278,76 ± 4,32c 274,03 ± 3,51d 3 273,24 ± 6,60c 269,58 ± 4,35d 4 272,79 ± 5,58c 269,98 ± 4,35d 5 270,68 ± 6,22c 269,01 ± 4,53d 6 273,53 ± 6,28c 268,86 ± 4,15d 7 276,63 ± 6,86c 273,98 ± 4,25d Các chữ cái a, b t rong cùng một hàng có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P<0,05) Bảng 3 cho thấy, áp suất thẩm thấu có ảnh hưởng tới đời sống tinh trùng. Nếu ASTT phù hợp sẽ duy trì sức sống của tinh trùng tốt hơn, ASTT quá cao hay quá thấp đều làm cho tinh trùng VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009 44 trương phồng lên hoặc teo lại rồi chết một cách nhanh chóng. ASTT tốt nhất là tương đương hoặc thấp hơn ASTT của tinh dịch. Bảng 3 nhận thấy ASTT của môi trường tương đối ổn định qua các ngày bảo quản, sự sai khác là không rõ rệt (P>0,05). Ảnh hưởng môi trường pha loãng đến sức sống tinh trùng lợn trong quá trình bảo quản Bảng 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến hoạt lực tinh trùng (A%) trong các môi trường bảo quản (n=125) Môi trường Androhep Môi trường Modena A3 A4 M3 M4 Ngày bảo quản Nhiệt độ (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) 170C 80,59 ± 1,86a 80,71 ± 1,18a 79,99 ±2,36a 80,55 ± 1,86a 1 200C 80,31 ± 1,96a 79,91 ± 2,26a 79,77 ± 2,56a 80,51 ± 1,87a 170C 77,30 ± 2,58a 74,91 ± 2,78b 73,06 ± 2,06b 73,26 ± 2,13b 2 200C 74,84 ± 2,68a 70,62 ± 2,08b 69,23 ± 2,18b 72,21 ± 2,18ab 170C 76,19 ± 2,71a 72,18 ± 2,19b 70,06 ± 2,04c 67,02 ± 2,18d 3 200C 68,20 ± 2,83a 61,64 ± 2,86b 52,99 ± 3,87c 65,28 ± 2,61d 170C 75,03 ± 2,91a 69,06 ± 2,68b 67,89 ± 2,29b 62,96 ± 2,34c 4 200C 62,91 ± 2,67a 56,23 ± 3,89b 50,49 ± 3,49c 59,77 ± 3,62d 170C 73,86 ± 2,33a 65,29 ± 2,86b 63,27 ± 2,98c 60,85 ± 3,83d 5 200C 60,13 ± 2,64a 55,49 ± 3,95c 46,47 ± 4,49b 58,13 ± 3,75b 170C 69,05 ± 2,23a 61,76 ± 2,78b 61,12 ± 2,94b 59,31 ± 3,87b 6 200C 50,18 ± 3,96a 47,02 ± 4,41b 43,14 ± 4,75c 48,14 ± 4,87b 170C 68,01 ± 2,78a 60,51 ± 2,78b 59,03 ± 2,85c 57,01 ± 3,61d 7 200C 46,95 ± 4,87a 35,64 ± 4,87c 24,32 ± 5,11c 43,46 ± 4,34b Các chữ cái a, b, c trong cùng một hàng sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Bảng 4 cho thấy, loại môi trường, nhiệt độ, tỷ lệ pha loãng và thời gian bảo quản đều ảnh hưởng tới hoạt lực tinh trùng (P<0,05). Tinh dịch bảo quản ở 170C cho kết quả bảo quản tốt hơn ở 200C và môi trường Androhep tốt hơn môi trường Modena. Môi trường Modena pha với tỷ lệ 1/3 là tốt nhất. Theo chúng tôi có thể do môi trường Androhep có BSA, BSA là chất có độ nhớt gần giống của tinh dịch nên tinh trùng ít bị choáng. Đồng thời tỷ lệ pha loãng 1/3 giúp tinh trùng duy trì môi truờng cân bằng và ổn định nên tinh trùng sống được lâu hơn so với tỷ lệ pha loãng 1/4. Chúng tôi cũng đánh giá tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%) trong các môi trường bảo quản ở 170C và 200C và có kết quả trình bày ở Bảng 5 Ảnh hưởng môi trường pha loãng đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong quá trình bảo quản Bảng 5 cho thấy, môi trường pha loãng, tỷ lệ pha loãng, thời gian và nhiệt độ bảo quản có ảnh hưởng đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Cụ thể tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tăng nhanh qua các ngày bảo quản (môi trường Modena tăng nhanh hơn ở môi trường Androhep). Tinh dịch pha loãng theo tỷ lệ 1/4 tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao hơn môi trường pha loãng theo tỷ lệ 1/3. Ở nhiệt độ bảo quản 170C tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn khi bảo quản ở 200C. ĐÀO ĐỨC THÀ – So sánh 2 loại môi trường pha loãng ... 45 Bảng 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%) trong các môi trường bảo quản (n=125) Môi trường Androhep Môi trường Modena A3 A4 M3 M4 Ngày bảo quản Nhiệt độ (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) 170C 4,93 ± 0,29a 4,98 ± 0,22a 5,09 ± 0,19b 5,33 ± 0,21b 1 200C 5,10 ± 0,27a 5,2 ± 0,21a 5,4 ± 0,19b 5,93 ± 0,21b 170C 5,35 ± 0,18a 5,92 ± 0,19b 6,04 ± 0,4c 6,13 ± 0,17c 2 200C 5,49 ± 0,30a 6,22 ± 0,40b 6,23 ± 0,21b 6,36 ± 0,30b 170C 6,07 ± 0,32a 6,22 ± 0,48b 6,23 ± 0,40b 6,36 ± 0,51c 3 200C 6,18 ± 0,59a 6,48 ± 0,39b 6,36 ± 0,21c 6,94 ± 0,27d 170C 6,25 ± 0,57a 6,91 ± 0,50b 7,02 ± 0,50c 7,95 ± 0,62d 4 200C 6,68 ± 0,68a 7,15 ± 0,66b 6,85 ± 0,40c 7,09 ± 0,46d 170C 7,09 ± 0,42a 7,83 ± 0,23b 9,11 ± 0,69c 9,25 ± 0,98c 5 200C 8,44 ± 0,39a 9,55 ± 0,70b 9,38 ± 0,69b 10,1 ± 0,97c 170C 9,12 ± 1,92a 10,61 ± 1,21b 10,95 ± 1,92b 11,2 ± 1,21c 6 200C 10,92 ± 1,14a 11,68 ± 1,89b 11,24 ± 1,95b 12,8 ± 1,56c 170C 10,92 ± 0,83a 12,21 ± 0,36b 13,69 ± 1,21c 14,01 ±1,68d 7 200C 13,06 ± 1,07a 15,38 ± 2,09b 14,95 ± 1,12c 16,9 ± 2,19d Các chữ cái a,b,c ,d trong cùng một hàng sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Kết quả pH tinh dịch trong các môi trường pha loãng bảo quản ở 170C và 200C Bảng 6. Ảnh hưởng nhiệt độ bảo quản đến pH tinh dịch các môi trường bảo quản (n = 125) Môi trường Androhep Môi trường Modena A3 A4 M3 M4 Ngày bảo quản Nhiệt độ (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) 170C 7,22 ± 0,05 7,24 ± 0,04 7,32 ± 0,05 7,34 ± 0,04 1 200C 7,24 ± 0,06 7,23 ± 0,04 7,33 ± 0,03 7,35 ± 0,05 170C 7,12 ± 0,04 7,18 ± 0,08 7,31 ± 0,04 7,30 ± 0,04 2 200C 7,13 ± 0,04 7,18 ± 0,07 7,28 ± 0,03 7,32 ± 0,03 170C 7,09 ± 0,07 7,17 ± 0,06 7,19 ± 0,05 7,25 ± 0,04 3 200C 7,13 ± 0,04 7,15 ± 0,04 7,25 ± 0,03 7,25 ± 0,05 170C 7,05 ± 0,19 6,91 ± 0,10 7,11 ± 0,22 7,04 ± 0,11 4 200C 7,00 ± 0,12 6,95 ± 0,19 6,95 ± 0,24 6,60 ± 0,24 170C 6,80 ± 0,08 6,97 ± 0,09 6,98 ± 0,08 6,61 ± 0,27 5 200C 6,82 ± 0,14 6,80 ± 0,18 7,08 ± 0,25 6,41 ± 0,34 170C 6,73 ± 0,2 6,87 ± 0,18 6,92 ± 0,30 6,60 ± 0,70 6 200C 6,78 ± 0,3 6,80 ± 0,21 6,92 ± 0,29 6,03 ± 0,40 170C 6,70 ± 0,43 6,48 ± 0,3 6,65 ± 0,31 6,50 ± 0,41 7 200C 6,60 ± 0,44 6,62 ± 0,41 6,60 ± 0,34 6,04 ± 0,39 Bảng 6 cho thấy, pH tinh dịch trong môi trường Androhep và Modena ở cả hai mức nhiệt độ bảo quản đều có xu hướng giảm dần qua các ngày bảo quản, tốc độ giảm rất chậm và tương đương nhau, sự sai khác là không rõ rệt (P>0,05). Điều này có tác dụng tốt vì làm giảm hoạt động của tinh trùng giúp tinh trùng sống được lâu hơn VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009 46 Áp suất thẩm thấu tinh dịch trong các môi trường bảo quản ở 170C và 200C Bảng 7 cho thấy, ASTT qua các ngày bảo quản và tại các mức nhiệt độ bảo quản khác nhau không có sự thay đổi rõ rệt. Do vậy loại môi trường, tỷ lệ pha loãng, nhiệt độ pha bảo tồn và thời gian bảo quản không ảnh hưởng tới ASTT của tinh dịch, sự sai khác này là không rõ rệt (P>0,05). Như vậy, môi trường pha loãng và thời gian bảo tồn ảnh hưởng không đáng kể tới ASTT của tinh dịch. Điều đó chứng tỏ môi trường Androhep và Modena đều có năng lực đệm tốt. Đây là những môi trường pha loãng bảo tồn tinh trùng dài ngày phổ biến hiện nay. Bảng 7. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến ASTT tinh dịch (mosmol) trong các môi trường bảo quản (n = 125) Môi trường Androhep Môi trường Modena A3 A4 M3 M4 Ngày bảo quản Nhiệt độ (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) 170C 284,7 ± 3,24 287,9 ± 4,34 278,9 ± 4,34 272,3 ± 4,34 1 200C 279,5 ± 4,04 275,9 ± 4,24 276,8 ± 4,24 278,7 ± 4,22 170C 278,6 ± 4,02 286,1 ± 4,22 275,6 ± 4,24 270,1 ± 4,13 2 200C 278,3 ± 4,34 273,5 ± 4,12 276,8 ± 4,24 275,2 ± 3,92 170C 273,7 ± 3,42 275,9 ± 4,34 269,2 ± 3,92 265,9 ± 4,34 3 200C 275,12 ± 4,22 273,3 ± 4,04 270,5 ± 4,22 269,9 ± 4,32 170C 281,3 ± 4,04 275,8 ± 4,02 269,8 ± 4,22 267,5 ± 4,24 4 200C 273,8 ± 4,24 270,9 ± 4,34 270,9 ± 4,34 269,4 ± 4,32 170C 280,5 ± 4,34 277,3 ± 3,92 270,9 ± 4,04 271,3 ± 4,03 5 200C 273,9 ± 3,92 270,7 ± 4,24 269,6 ± 4,34 273,8 ± 4,12 170C 283,9 ± 4,03 280,8 ± 4,02 273,7 ± 4,22 269,6 ± 4,34 6 200C 280,5 ± 4,34 274,3 ± 4,02 273,5 ±4,12 271,5 ± 4,24 170C 285,3 ± 3,92 279,7 ± 4,04 280,3 ± 4,04 275,3 ± 3,92 7 200C 279,5 ± 4,22 282,2 ±4,34 279,7 ± 4,34 273,5 ± 4,22 Kết quả bao gói dạng khô của 2 môi trường. (Bảng 8) Chúng tôi tiến hành đánh giá bằng mắt thường để đánh giá thời gian chuyển màu của hai dạng bao gói của hai loại môi trường Bảng 8. Đánh giá bằng cảm quan 2 môi trường ở 2 dạng phối chế trộn đều và không trộn đều Phối chế không trộn đều Phối chế trộn đều Androhep Modena Androhep Modena Nhệt độ thường Tháng chuyển màu 6 3 8 5 150C – 180C Tháng chuyển màu Tháng thứ 12 chưa có hiện tượng chuyển màu Tháng thứ 12 có hiện tượng chuyển màu Sau 18 tháng chưa thấy chuyển màu Sau 18 tháng chưa thấy chuyển màu Như vậy, ở dạng khô khi phối chế ở dạng hỗn hợp trộn đều các đơn chất sẽ bảo quản môi trường ở dạng khô lâu hơn dạng hỗn hợp không trộn đều. Môi trường Androhep bảo quản bao gói dạng khô được lâu hơn môi trường Modena. ĐÀO ĐỨC THÀ – So sánh 2 loại môi trường pha loãng ... 47 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Môi trường Androhep và Modena đều có pH và ASTT ổn định qua các ngày bảo quản và nằm trong phạm vi pH và ASTT của tinh dịch lợn. Tỷ lệ pha loãng và thời gian bảo quản ở cả hai môi trường Androhep và Modena đều ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt lực tinh trùng. Tinh trùng được bảo quản ở 170C tốt hơn ở 200C, tỷ lệ pha loãng 1/3 tốt hơn 1/4, trong đó môi trường Androhep với tỷ lệ pha loãng 1/3 ở (170C) là tốt nhất, sau 7 ngày bảo quản hoạt lực tinh trùng là 68,01% . Môi trường Androhep cho tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn môi trường Modena, tỷ lệ pha loãng 1/3 cho tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn tỷ lệ pha loãng 1/4, nhiệt độ bảo quản ở 170C cho tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn ở 200C Phối chế bằng cách hỗn hợp đều các đơn chất sẽ bảo quản môi trường ở dạng khô lâu hơn dạng không trộn đều. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện môi trường Androhep. Ứng dụng môi trường Androhep phối giống cho lợn cái để kiểm tra kết quả thụ thai và số con đẻ ra ở các ngày bảo tồn khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Gadea.J. (2003) Spanish Journal of Agricultural Research. Semen extenders used in the artificial insemination of swine. Moretti J, (1981). (cited by Johnson L.A., Aaberts J.G., 1984). Artificial insemination of swine: fertility using several liquid semen diluents. 8th IPVS Congress Ghent. Belgium, p 293. Weitze K.F, (1990). Long-term storage of extended boar semen. Reprod Dom Anim Suppl 1, p.231-253. *Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Tấn Anh; TS. Nguyễn Thạc Hòa