+ HĐTD: 1 bên bao h cũng là TCTD có đủ các đk luật định với tư cách là bên cho vay. 1 bên bao h cũng là tổ chức, cá nhân ngoài đáng ứng đk có NL{L và NLHV còn đáp ứng đủ đk vay vốn theo quy định của PL.
+ HDDS: là các tổ chức cá nhân có NLPL và NLHV, ko nhất định 1 bên phải là TCTD và cũng ko cần đáp ứng các đk về vay vốn.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hớp đồng tín dụng với các hợp đồng cho vay dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV
1. So sánh hợp đồng tín dụng với các hợp đồng cho vay dân sự
* Giống:
* Khác:
- Chủ thể:
+ HĐTD: 1 bên bao h cũng là TCTD có đủ các đk luật định với tư cách là bên cho vay. 1 bên bao h cũng là tổ chức, cá nhân ngoài đáng ứng đk có NL{L và NLHV còn đáp ứng đủ đk vay vốn theo quy định của PL.
+ HDDS: là các tổ chức cá nhân có NLPL và NLHV, ko nhất định 1 bên phải là TCTD và cũng ko cần đáp ứng các đk về vay vốn.
- Đối tượng:
+ HĐTD: bao h cũng là một số tiền xác định và phải đc thoả thuận ghi rõ trg văn bản HĐ.
+ HDDS: ko nhất thiết là một số tiền, có thể là các hàng hoá, dịch vụ, tài sản khác.
- Hình thức:
+ HĐTD: bắt buộc phải bằng VB.
+ HDDS: có thể bằng miệng
- Tính rủi ro của HĐ:
+ HĐTD: chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay, vì theo cam kết trg HĐ bên cho vay chỉ đc đòi tiền vay sau 1 thời hạn nhất định. Nên có nhiều tranh chấp phát sinh từ HĐTD hơn so với các loại HĐ khác.
+ HDDS: nguy cơ rủi ro chia đều cho hai bên, thường ít rủi ro hơn.
- Cơ chế thực hiện quyền, nghĩa vụ:
+ HĐTD: nghĩa vụ giao tiền vay của bên cho vay bao h cũng thực hiện trc, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện của bên vay. Chỉ khi bên cho vay chứng minh họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng HĐ mới đc quyền yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ với mình.
+ HDDS: hai bên bình đẳng trg việc thực hiện nghĩa vụ, việc thực hiện trước sau do hai bên thoả thuận, việc chậm thực hiện nghĩa vụ của một bên ko đc dung làm cơ sở để chậm thực hiện, từ chối thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại.
2. Phân tích các điều kiện cho vay vốn NH theo PL hiện hành
Các pháp nhân (DNNN, HTX, Công ty TNHH, CTCP, DNCVDTNN, các tổ chức khác), cá nhân, tổ hợp tác,hộ gia đình, doanhnghiệp tư nhân muốn vay vốn của các NH phải đáng ứng những đk sau:
1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với các tổ chức (pháp nhân hay tổ chức không phải pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác) còn phải có người đại diện hợp pháp có năng lực và thẩm quyền đại diện;2. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Ngoài điều kiện chung là năng lực chủ thể, tổ chức và cá nhân muốn vay vốn của các tổ chức tín dụng còn phải có thêm những điều kiện riêng áp dụng đối với từng chế độ cho vay cụ thể.
- Đốí với khoản vay theo chế độ tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản thì bên vay phải có phương án sử dụng vốn khả thi và có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng, đồng thời phải là đối tượng thuộc diện được cho vay không cần bảo đảm theo quy định của Chính phủ;
- Đốí với khoản vay theo chế độ tín dụng có bảo đảm thì bên vay phải có phương án sử dụng vốn khả thi và có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người thứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.
-> cần đáp ứng mục đích vay vốn vì: việc cho vay vốn tiềm ản nhiều rủi ro, do đó cần có các quy định chặt chẽ để đảm bảo việc thu hồi nợ và để các tổ chức cá nhân có trách nhiệm hơn trg việc trả nợ. Bên cạnh đó còn góp phần thiết lập trật tự kỉ cương trg hoạt động tín dụng, là giải pháp bảo đảm sự an toàn trg hđộng kdoanh của TCTD.
3. Phân biệt các hình thức cấp tín dụng của tc tín dụng: NT
4. Phân biệt giữa các vi phạm hợp đồng và tranh chấp phát sinh từ vi phạm hợp đồng
* Khái niệm:
- VPHĐ: là hành vi của 1 bên hoặc của 2 bên tham gia hợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trg HĐTD.
- Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD, trong đó các bên biểu hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền hoặc nghĩa vu, lợi ích phát sinh từ HĐTD.
* Phân biệt:
_ Bản chất:
+ VPHĐ: là hành vi vi phạm cam kết trg HĐ.
+ Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: Là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD.
- Dấu hiệu xác định:
+ VPHĐ: Người thực hiện hành vi vi phạm là các bên tham gia hợp đồng, hành vi vi phạm trái với các điều khoản đã cam kết trg HĐTD.
+ Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: Khi xung đột, bất đồng về quyền lợi của các bên được thể hiện ra ngoài thông qua những bằng chứng cụ thể xác định.
à Có VPHĐ chưa chắc có tranh chấp phát sinh từ VPHĐ. Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ có thể có trước hoặc sau khi có VPHĐ.
- Lợi ích bị xâm hại:
+ VPHĐ: quyền lợi ích của các bên, lợi ích khác như lợi ích chung của XH, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
+ Tranh chấp phát sinh từ VPHĐ: Lợi ích của hai bên trg quan hệ HĐ
5. Phân tích các điều khoản chủ yếu của hợp đồng tín dụng và phân tích tại sao các điều khoản đó lại là các điều khoản chủ yếu:
Theo qui định tại điều 51 - Luật các tổ chức tín dụng, nội dung của hợp đồng tín dụng phải bao gồm các điều khoản cụ thể sau đây:
- Điều khoản về điều kiện vay vốn. Khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì mới được chấp nhận vay vốn. Cho vay có đảm bảo hay không có đảm bảo; hình thức bảo đảm tiền vay; giá trị tài sản bsỏ đảm; biện pháp xử lý tài sản bảo đảm (gán nợ, bán đấu giá).
- Điều khoản về đối tượng hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên phải thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn;
- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay. Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày kí hợp đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng thỏa thuận trước về thời gian gia hạn; các bên thỏa thuận phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án hoặc chu kỳ kinh doanh hoặc khả năng trả nợ;
- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay, các bên phải thỏa thuận rõ rằng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn;
- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay, trong đó các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì (ví dụ, mua vật tư hàng hoá để kinh doanh hay mua hàng hoá để tiêu dùng...); việc chuyển nhượng hay không chuyễn nhượng hợp đồng.
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây là điều khoản mang tính chất tùy nghi, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hoà giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình.
à đây là những điều khoản chủ yếu vì đây là những phải có trong bất cứ HĐTD nào (theo điều 51 luật các TCTD), chỉ khi có những điều khoản này mới có thể đảm bảo sự an toàn, chặt chẽ hạn chế tính rủi ro của HĐTD. Đó là những điều khoản chủ yếu còn vì ngoài những điều khoản đó thì các bên trg HĐ có thể thoả thuân những điều khoản khac nữa, vì dụ như: nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thành một hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính….
6. Gia hạn nợ là gì? Phân biệt gia hạn nợ với điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp nhận kéo dài thêm một thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trc đó trg hợp đồng tín dụng.
Điều chỉnh kì hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp nhận thay dổi kì hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trg phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng mà kì hạn trả nợ cuối cùng ko đổi.
- Khác nhau ở kết quả. Gia hạn làm thay đổi kì hạn trả nợ cuối cùng (dài hơn) còn điều chỉnh thời hạn vay ko làm thay đổi kì hạn trả lợ cuối cùng.
7. Trình tự xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho tctd (NĐ 178/1999/NĐ-CP)
Điều 32. Các trường hợp tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
1. Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ, mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận.
2. Khách hàng vay phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
3. Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vay không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ.
4. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.
Điều 33. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
1. Bán tài sản bảo đảm tiền vay.
2. Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
3. Tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.
Điều 34. Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
1. Các bên thoả thuận về việc thực hiện các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán, tổ chức tín dụng bán, hai bên phối hợp cùng bán, uỷ quyền cho bên thứ ba bán. Bên được bán tài sản có thể trực tiếp bán cho người mua, uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay.
2. Trong trường hợp tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý.
Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau:
a) Trực tiếp bán cho người mua;
b) ủy quyền việc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;
c) ủy quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán;
d) Khi tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ thì tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng;
đ) Trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh thì tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba.
3. Trong thời gian tài sản bảo đảm tiền vay chưa xử lý được, tổ chức tín dụng được quyền khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng tài sản sẽ được dùng để thu hồi nợ.
4. Trong trường hợp các bên có tranh chấp và khởi kiện, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
8. Đều kiện đối với tài sản bảo đảm tiền vay, cách thức thiết lập hợp đồng bảo đảm.
Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng.
Theo quy định tại điều Điều 7 NĐ 179/1999/NĐ-CP về Điều kiện, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Thì điều kiện đối với tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Theo đó thì căn cứ vào điều 4 NĐ 163 thì tài sản đảm bảo tiền vay phải đáp ứng các đk như:
1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng, của người vay, bên bảo lãnh;
2. Tài sản được phép giao dịch;
3. Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp;
4. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì người vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Người vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay.
9. Phân biệt giữa cầm cồ với thế chấp tài sản vay vốn tại tctd:
- Việc giữ tài sản:
+ Cầm cố: Khi cầm cố tài sản, khách hàng vay có nghĩa vụ giao tài sản cho tổ chức tín dụng giữ; nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận tài sản do khách hàng vay giữ hoặc giao cho bên thứ ba giữ, nhưng tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
+ Thế chấp: Khi thế chấp tài sản, tài sản thế chấp do khách hàng vay giữ, trừ trường hợp các bên thoả thuận giao cho tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba giữ. Nếu tài sản thế chấp là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất thì tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-
10. Các loại bảo lãnh vay vốn tại tổ chức tín dụng:
2 loại:
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
+ Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.
11. Mối tg quan giữa giá trị tài sản bảo đảm với nghĩa vụ đc bảo đảm
Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng. à Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tức là giá trị được tính bằng tiền đối với tài sản của khách hàng vay, ts hthanh từ vốn vay, ts của bên bảo lãnh dung để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.
à Giữa giá trị tài sản bảo đảm và nghĩa vụ đc đảm bảo có mlh với nhau, cụ thể:
+ Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
+ Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản; bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm bằng tài sản, với điều kiện tổng giá trị các tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
+ Một tài sản có thể được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tín dụng (trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật) với điều kiện giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
12. Ý nghĩa pháp lý của việc xác định giá trị tài sản ảo đảm khi ký kết hợp đồng tín dụng và khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Xác định giá trị tài sản vay là cơ sở xác định mức cho vay của TCTD: Tổ chức tín dụng quyết định mức cho vay trong giới hạn giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được xác định.
- Xác định giá trị tài sản vay là cơ sở để xác định có chấp nhận cho vay hay ko trong trường hợp một tài sản được đảm bảo để thực hiện hơn 1 nghĩa vụ trả nợ, trường hợp nhiều tài sản đảm bảo thực hiện 1 nghĩa vụ:
+ Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản; bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm bằng tài sản, với điều kiện tổng giá trị các tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
+ Một tài sản có thể được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tín dụng (trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật) với điều kiện giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
- Xác định giá trị tài sản bảo đảm là cơ sở để thực hiện xử lí tài sản bảo đảm (không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ)
13. A sở hữu một số cổ phiếu, trái phiếu do NH B phát hành và muốn sử dụng nó để cầm cố vay vốn tại chính NH này liệu có được ko và giải thích tại sao?
à Ko. Vì. Theo quy định tại Điều 52 Luật các tổ chức tín dụng thì TCTD ko được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.
14- Tại sao hình thức hợp đồng tín dụng phải đc lập thành văn bản?
Pháp luật qui định mọi hợp đồng tín dụng đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lí (điều 51 - Luật các tổ chức tín dụng). Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì những ưu điểm sau đây của việc kí kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản:
- Một là, hợp đồng tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
- Hai là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lí giữa những người lập ước để cho người thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lí, an toàn trong trường hợp cần thiết.
- Ba là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan hữu trách của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn. Chẳng hạn như việc thu thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh trên thương trường.
15. Hãy cho ví dụ về trường hợp cho vay hơp vốn ? Trong quan hệ đó các chủ thể phải ký kết các hợp đồng nào? Phân tích mqh pháp lý trong các hợp đồng đó.
Theo quyết định Số: 286/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước Về việc ban hành Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng thì:
* Cho vay hợp vốn là một nhóm TCTD cùng cho vay đối với 1 dự án vay vốn và phương án vay vốn của khách hàng; trong đó có 1 TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác.
- Các t/h cho vay hợp vốn:
1. Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành;
2. Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án;
3. Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng,
4. Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
àCho vay hợp vốn phần lớn được sử dụng trong những tổ chức cho vay rất lớn, việc liên kết với nhau cho phép một tổ chức có thể cung cấp một khoản vay lớn mà vẫn đảm bảo và kiểm soát được nguồn tín dụng cho vay và chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng, bởi vì số tiền đó là của nhiều ngân hàng gộp lại.
- Một ngân hàng riêng lẻ khó có thể đứng ra cấp tín dụng đối với một dự án lớn vì mấy lý do sau:
(I) Ngân hàng bị hạn chế mức vốn cho vay tối đa đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật,
(II) Nguồn lực tài chính của ngân hàng tại một thời điểm nhất định không đáp ứng được nhu cầu của dự án,
(III) Ngân hàng có nhu cầu phân tán rủi ro,
(IV) Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
- Vai trò của cho vay hợp vốn:
+ Giúp các ngân hàng thực hiện được mục tiêu cho vay đối với dự án khi khách hàng có nhu cầu vay vượt quá giới hạn cho vay của một ngân hàng đối với một khách hàng do pháp luật quy định. Đồng thời các ngân hàng có thể thực hiện được mong muốn cho vay đối với dự án khi khả năng tài chính và nguồn vốn của một ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng.
+ Giúp ngân hàng phân tán rủi ro khi phải cho vay một số vốn lớn đối với một dự án. Công tác phòng ngừa rủi ro sẽ chặt chẽ hơn trong quá trình cho vay.
+ Khi các ngân hàng đồng tài trợ cùng nhau thẩm định sẽ phát hiện và tránh được những dự án kém hiệu quả.
+ Khách hàng thực hiện mong muốn vay vốn của nhiều ngân hàng để sử dụng các dịch vụ ngân hàng cũng như xây dựng các mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng.
+ Giúp các ngân hàng trao đổi kinh nghiệm, hợp tác lẫn nhau.
- Ví dụ: các ngân hàng trong nước gồm: Đầu tư & phát triển, Công thương, Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ngoại thương đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ hợp vốn cho dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy ximăng Bình Phước” do Công ty Ximăng Hà Tiên 1 làm chủ đầu tư.
- Trong quan hệ hợp vốn các chủ thể phải ký kết 2 lo