1. Giới thiệu
Trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa cùng với xu hướng toàn cầu hóa
ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong giáo dục và đào tạo với mục đích cuối cùng là việc học sinh có thể giao tiếp
thành thạo ngôn ngữ ấy. Để đạt được điều đó, học sinh cần được dạy cách tạo nên
những câu đúng ngữ pháp, đầy đủ ý nghĩa và biết cách sử dụng chúng trong những tình
huống phù hợp. Chính ngữ pháp có thể giúp học sinh về mặt này [3].
Có một tin vui là ở hầu hết các trường phổ thông tại Việt Nam dạy ngữ pháp rất
được chú trọng, tuy nhiên kết quả mang lại không mấy hài lòng. Theo như cô Vũ thì
“Sau 7 năm học tiếng Anh ở trường phổ thông, khả năng giao tiếp của học sinh rất yếu,
dù với những tình huống thông thường” [1]. Một khảo sát khác được tiến hành tại một
số trường cấp 3 ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 86.8% học sinh lớp 12 thú nhận
rằng họ không có đủ khả năng cũng như tự tin để giao tiếp với người nước ngoài, thậm
chí trong giao tiếp thông thường [7]. Kết quả là, những học sinh muốn nâng cao khả
năng nghe và nói thường tham gia những lớp học thêm ở những trung tâm ngoại ngữ.
Từ những thông tin nêu trên, việc đổi mới cách dạy ngữ pháp là thực sự cần thiết
nhằm đảm bảo hiệu quả cho học sinh khi làm những bài kiểm tra viết cũng như nâng
cao khả năng giao tiếp. Trong những năm gần đây, việc tiếng Anh được sử dụng như
một phương tiện truyền đạt ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lớp học ngoại
ngữ. Tiếng Anh được sử dụng nhiều sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc học
tập Anh ngữ. Tuy nhiên, người ta vẫn còn hoài nghi tính hiệu quả việc giáo viên dùng
tiếng Anh để giảng dạy ngữ pháp. Do đó, so sánh tác động của việc dùng tiếng Anh và
tiếng Việt trong giảng dạy ngữ pháp cho học sinh phổ thông là một nghiên cứu đáng
được tiến hành.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh những tác động của việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giảng dạy ngữ pháp cho học sinh phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
156
SO SÁNH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT TRONG GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Nguyễn Thị Yến Nhung
(SV năm 4, Khoa Anh văn)
GVHD: ThS Đào Xuân Phương Trang
1. Giới thiệu
Trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa cùng với xu hướng toàn cầu hóa
ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong giáo dục và đào tạo với mục đích cuối cùng là việc học sinh có thể giao tiếp
thành thạo ngôn ngữ ấy. Để đạt được điều đó, học sinh cần được dạy cách tạo nên
những câu đúng ngữ pháp, đầy đủ ý nghĩa và biết cách sử dụng chúng trong những tình
huống phù hợp. Chính ngữ pháp có thể giúp học sinh về mặt này [3].
Có một tin vui là ở hầu hết các trường phổ thông tại Việt Nam dạy ngữ pháp rất
được chú trọng, tuy nhiên kết quả mang lại không mấy hài lòng. Theo như cô Vũ thì
“Sau 7 năm học tiếng Anh ở trường phổ thông, khả năng giao tiếp của học sinh rất yếu,
dù với những tình huống thông thường” [1]. Một khảo sát khác được tiến hành tại một
số trường cấp 3 ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 86.8% học sinh lớp 12 thú nhận
rằng họ không có đủ khả năng cũng như tự tin để giao tiếp với người nước ngoài, thậm
chí trong giao tiếp thông thường [7]. Kết quả là, những học sinh muốn nâng cao khả
năng nghe và nói thường tham gia những lớp học thêm ở những trung tâm ngoại ngữ.
Từ những thông tin nêu trên, việc đổi mới cách dạy ngữ pháp là thực sự cần thiết
nhằm đảm bảo hiệu quả cho học sinh khi làm những bài kiểm tra viết cũng như nâng
cao khả năng giao tiếp. Trong những năm gần đây, việc tiếng Anh được sử dụng như
một phương tiện truyền đạt ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lớp học ngoại
ngữ. Tiếng Anh được sử dụng nhiều sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc học
tập Anh ngữ. Tuy nhiên, người ta vẫn còn hoài nghi tính hiệu quả việc giáo viên dùng
tiếng Anh để giảng dạy ngữ pháp. Do đó, so sánh tác động của việc dùng tiếng Anh và
tiếng Việt trong giảng dạy ngữ pháp cho học sinh phổ thông là một nghiên cứu đáng
được tiến hành.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mặc dù đây là một vấn đề đáng quan tâm, tuy nhiên cho đến nay những công
trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa nhiều, đặc biệt trong bối cảnh ở nước ta. Phần
lớn các lí thuyết dưới đây chủ yếu đề cập đến những ưu điểm và nhược điểm của việc
sử dụng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ trong lớp học ngoại ngữ chung chung, chứ không
phải trong giảng dạy ngữ pháp.
Vì ngôn ngữ đích trong trường hợp này là tiếng Anh nên hai thuật ngữ tiếng Anh
và ngôn ngữ đích (L2) có thể dùng luân phiên cho nhau. Tương tự, tác giả có thể thay
Năm học 2010 – 2011
157
đổi giữa việc dùng tiếng mẹ đẻ và L2. Ta không thể dùng tiếng Việt ở đây vì những lí
thuyết này là về tiếng mẹ đẻ chung chung.
2.1. Ưu điểm và nhược điểm của việc dùng tiếng Anh (ngôn ngữ đích)
Dùng tiếng Anh có thể mang đến nhiều tác dụng tốt cho cả giáo viên và học sinh.
Cụ thể, tác dụng đầu tiên là nó tạo cho học sinh cảm giác như đang học trong một môi
trường nước ngoài, của nước sử dụng ngôn ngữ đó [4]. Doff [2] chỉ ra một thuận lợi
khác là sự dụng tiếng Anh có thể giúp nâng cao khả năng nói và nghe của học sinh. Khi
giáo viên dùng tiếng Anh thường xuyên hơn, học sinh có cơ hội làm quen với cách phát
âm và ngữ điệu nhiều hơn. Đồng thời, chúng cũng có thể học thêm nhiều từ mới từ việc
dùng tiếng Anh của giáo viên. Do đó, tiếp xúc đều đặn với tiếng Anh sẽ giúp học sinh
cũng như giáo viên duy trì và phát triển khả năng tiếng Anh của mình.
Ngoài ra, sử dụng tiếng Anh trong lớp học cũng tạo ra một cảm giác giao tiếp
thực sự nơi học sinh [2]. Học sinh có thế sử dụng tiếng Anh để thể hiện mình cũng như
giao tiếp với nhau. Đối với chúng, tiếng Anh giờ đây không chỉ là thứ trong sách vở
nhưng là một công cụ để đạt được mục đích giao tiếp.
Tuy nhiên, sử dụng tiếng Anh trong lớp học cũng có những hạn chế nhất định. Ví
dụ, trong khi học sinh thành thạo có thể cảm thấy thoải mái dùng tiếng Anh thì những
học sinh yếu hơn lại có cảm giác e dè. Chúng sợ sẽ mắc phải lỗi sai và bị bạn bè cười
nhạo. Đó là lí do tại sao chúng thường ngồi im trong suốt buổi học [6]. Có thể những
học sinh này sẽ có cảm giác căng thẳng, từ đó dẫn đến khó tập trung vào bài học và bỏ
qua một số phần của bài giảng.
Việc dùng tiếng Anh thường xuyên còn đòi người giáo viên phải mất nhiều thời
gian hơn để giúp đỡ các học sinh yếu hòa nhập. Đồng thời họ còn phải có một kĩ năng
diễn giải thật tốt thì mới có thể giúp học sinh nắm vững bài học. Điều này là một thách
thức đối với những giáo viên không phải là người nói tiếng Anh bản xứ, vì đôi khi thật
khó để giảng một số chủ điểm ngữ pháp nào đó bằng tiếng Anh.
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của việc dùng tiếng mẹ đẻ (L1)
Cũng giống như sử dụng ngôn ngữ đích, sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng có những
thuận lợi riêng của nó. Trước hết, đôi khi đó là một cách thay thế hiệu quả và dễ dàng
hơn so với những lời giảng giải dài dòng và khó hiểu bằng ngôn ngữ đích [8]. Ví dụ,
thật khó để giải thích những thuật ngữ như morphology và phonology bằng tiếng Anh.
Thay vào đó, một lời dịch nhanh chóng sang tiếng mẹ đẻ sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và
công sức hơn.
Một điểm tốt nữa của việc sử dụng tiếng mẹ đẻ là học sinh có thể bày tỏ một cách
rõ ràng và đầy đủ những suy nghĩ của chúng, điều mà bị hạn chế khi dùng tiếng Anh.
Ngoài ra, Atkinson [5] còn nêu lên một số lợi ích khác của việc dùng L1 như: kiểm tra
sự lĩnh hội, đưa ra lời hướng dẫn, thúc đẩy sự hợp tác giữa những người học, v.v
Atkinson lí luận rằng: lí do chính dẫn đến việc sử dụng L1 trong lớp học là do chiến
lược ưa thích hơn của người học. Những người học ở trình độ thấp thường có khuynh
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
158
hướng dịch từ L2 sang L1 để họ có thể học dễ dàng hơn. Vì lí do đó, L1 có thể có ích
cho người học trong một chừng mực nào đó.
Tuy sử dụng tiếng mẹ đẻ có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng không nên
được dùng quá nhiều. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ quá mức có thể là một trở ngại cho
việc học thành công một ngoại ngữ nào đó [5].
Trở ngại đầu tiên là giáo viên và học sinh sẽ trở nên quá phụ thuộc vào phương
pháp dịch. Họ sẽ có cảm giác không hiểu bất cứ thứ gì trong ngôn ngữ đích cho đến khi
chúng được dịch sang L1 [5]. Điều này rất nguy hiểm vì học sinh rất dễ cảm thấy hiểu
lơ mơ hoặc không hiểu gì nếu trong bài giảng có những từ mới mà chúng không biết.
Do đó, giáo viên không nên để phương pháp dịch trở thành một thói quen nơi học sinh.
Một hậu quả khác là học sinh sẽ có chiều hướng dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp
với giáo viên và các bạn trong lớp mặc dù chúng có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ đích
[5]. Chúng có suy nghĩ rằng: giáo viên sử dụng tiếng mẹ đẻ nhiều thì chúng cũng nên
làm như vậy. Hơn nữa, điều này còn tránh gây ra những hiểu lầm khi dùng tiếng Anh.
Nhưng thật ra, đây lại là nhân tố cản trở khả năng nói và nghe của chúng.
Từ các lí thuyết trên, ta thấy được rằng mỗi ngôn ngữ đều có những điểm mạnh
và điểm yếu riêng của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là những lí thuyết về việc sử dụng
ngôn ngữ trong một lớp học ngoại ngữ chung chung, không phải về một lớp học ngữ
pháp. Do đó, chúng ta chưa thể kết luận rằng những điều này có đúng trong trường hợp
dạy ngữ pháp hay không.
3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
3.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Gia Định (Quận Bình Thạnh, thành
phố Hồ Chí Minh). Đối tượng nghiên cứu gồm 30 học sinh đến từ hai lớp 11DT và
11D2, trình độ trung cấp và đều 17 tuổi. 15 học sinh của lớp 11DT được xếp vào nhóm
A, còn 15 em lớp 11D2 được xếp vào nhóm B. 30 học sinh này được lựa chọn theo số
điểm bài kiểm tra đầu vào rơi vào khoảng 4 và 5 điểm. Để đảm bảo tính khách quan
của nghiên cứu, hai lớp sẽ được dạy bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt nhưng người viết
chỉ đo kết quả của nhóm học sinh được chọn.
3.2. Các loại dữ liệu
Người viết dùng hai nguồi dữ liệu chính là bài kiểm tra viết và phiếu điều tra.
Bài kiểm tra được sử dụng vào hai giai đoạn: trước khi thí nghiệm và sau mỗi tiết
dạy (pre-test và post-test). Bài pre-test gồm 40 câu về 4 chủ điểm ngữ pháp sẽ được
dạy bao gồm: sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, động từ khiếm khuyết, câu hỏi đuôi
và cấu trúc bị động. Mục đích của bài kiểm tra là nhằm chọn ra đối tượng phù hợp cho
nghiên cứu. Về phần post-test, có 4 bài post-test được sử dụng trong nghiên cứu này.
Mỗi bài post-test bao gồm 10 câu. Chúng có cùng dạng đề với bài pre-test nhưng nội
dung đã bị thay đổi. Bài post-test nhằm để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh qua
mỗi bài giảng.
Năm học 2010 – 2011
159
Phiếu điều tra được phát vào giai đoạn cuối của thí nghiệm nhằm để thu thập ý
kiến của học sinh về sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt, bao gồm 7 câu hỏi. Các dạng câu
hỏi được sử dụng khá đa dạng bao gồm: câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple choices); câu
hỏi mở (open-ended) ; câu hỏi đánh giá (rating) và cuối cùng là câu hỏi đóng (closed-
end).
3.3. Tiến trình nghiên cứu
Trong tuần đầu tiên, học sinh của hai lớp làm chung một dạng đề test. Người
nghiên cứu chấm bài và chọn ra 30 học sinh với điểm số rơi vào khoảng 4 và 5 điểm.
Mọi tài liệu liên quan cho công tác thí nghiệm cũng được chuẩn bị trong tuần này.
Bốn tuần tiếp theo được dùng cho việc tiến hành thí nghiệm. Cụ thể, vào tuần thứ
2 và thứ 3, nhóm A được dạy ngữ pháp bằng tiếng Anh trong khi nhóm B được dạy
bằng tiếng Việt. Quá trình này được đảo lại vào 2 tuần kế tiếp. Nhóm A được dạy ngữ
pháp bằng tiếng Việt trong khi nhóm B bằng tiếng Anh. Để đảm bảo tính khách quan,
hai nhóm đều nhận được cùng nội dung bài giảng, chỉ khác về ngôn ngữ. Vào cuối mỗi
tiết dạy, học sinh sẽ làm những bài test nhỏ (mini post-tests).
Phiếu điều tra được phát vào tuần cuối cùng. Đây cũng là khoảng thời gian dành
cho công tác phân tích dữ liệu và đánh giá thí nghiệm.
4. Phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả
4.1. Bài kiểm tra viết (written tests)
Bảng 1 thể hiện kết quả của mean và SD được tính từ điểm số thô của học sinh
trong 2 nhóm. Trị số t và p cũng được tính và chèn vào trong bảng này.
Bảng 1. Kết quả bài kiểm tra viết với trị số t và p
Nhóm A Nhóm B
Mean SD Mean SD t p
Tuần 2 (A-V) 7.2 0.86 7.73 0.8 -1.75 0.09
Tuần 3 (A-V) 6.06 0.79 7.13 1.06 -3.11 0.004
Tuần 4 (V-A) 8.13 0.64 7.73 0.8 1.51 0.14
Tuần 5 (V-A) 7.13 0.83 6.67 1.18 1.25 0.22
So sánh mean và SD, mặc dù ta thấy có sự khác biệt, nhưng thật khó để rút ra kết
luận rằng những khác biệt này có đáng kể và đáng tin tưởng hay không. Do đó, t-test
được tính bằng tay trước và sau đó kiểm tra lại bằng Excel để làm rõ điều này. Công
thức tính t-test bằng tay như sau:
Sau khi tìm được trị số t cho từng tuần, người nghiên cứu so sánh chúng với trị số
ngưỡng của t (critical value of t) là 2.048 (với df=28, p ≤ 0.05 và two-tailed
significance). Căn cứ vào số liệu ghi trong bảng, ta có thể thấy rõ ràng: trong tuần 1, 3
Với:
M = mean; SD = độ lệch chuẩn;
N = số học sinh trong mỗi nhóm
A = Group A; B = Group B
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
160
và 4, giá trị tuyệt đối của t nhỏ hơn trị số ngưỡng (với 1.75, 1.51 và 1.25 < 2.048). Từ
đó suy ra, không có sự khác biệt về thành tích của hai nhóm. Sử dụng tiếng Anh mang
lại hiệu quả như khi dùng tiếng Việt. Tuy nhiên, trong tuần 2, ta thấy trị số t=3.11 >
2.048 nên có sự khác biệt giữa thành tích của hai nhóm trong trường hợp này. Để biết
nhóm nào thể hiện tốt hơn, ta sẽ so sánh dựa trên điểm số thô trong bảng dưới đây:
Bảng 2. Điểm thô
HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7
B 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 10
Ta thấy, nhóm A có mode=6 (mode: điểm lặp lại nhiều nhất) thấp hơn mode của
B là 7. Ngoài ra, điểm thấp nhất và cao nhất trong nhóm A cũng nhỏ hơn của B (với
5<6 và 7<10). Kết luận, thành tích nhóm B tốt hơn nhóm A, hay sử dụng tiếng Anh
không mạng hiệu quả tốt như khi sử dụng tiếng Việt.
Nhận thấy điểm trong tuần 2 thấp hơn so với những tuần khác dạy bằng tiếng
Anh, người nghiên cứu đã tiến hành một cuộc phỏng vấn nhỏ với học sinh. Nguyên
nhân là do nội dung bài học tuần thứ 2 khó hơn các tuần còn lại. Học sinh chưa thể
hoàn toàn hiểu được bài học khi giáo viên giảng bằng tiếng Anh, dẫn đến điểm số
không cao.
4.2. Phiếu điều tra
30 phiếu điều tra được phát cho học sinh và thu lại ngay sau đó. Kết quả được đổi
sang phần trăm và liệt kê vào từng bảng và biểu đồ dưới đây. Các bảng và biểu đồ được
xắp xếp theo thứ tự câu hỏi trong phiếu điều tra.
4.2.1. Thực trạng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong dạy ngữ pháp
Từ biểu đồ trên ta thấy giáo viên của hai lớp sử dụng kết hợp cả tiếng Anh và
tiếng Việt trong giảng dạy ngữ pháp, nhưng tiếng Việt được sử dụng nhiều hơn. Có thể
vì giáo viên hai lớp này muốn đảm bảo rằng tất cả mọi học sinh có thể hiểu và nắm
vững bài.
4.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của việc dùng tiếng Anh
(Ghi chú: (4) Hoàn toàn đồng ý; (3) Đồng ý; (2) Không đồng ý; (1) Hoàn toàn
không đồng ý)
Năm học 2010 – 2011
161
Bảng 3. Ưu điểm của việc dùng tiếng Anh
Lí do Lựa chọn của học sinh (HS), N = 30
(4) (3) (2) (1)
1. Bạn có cảm giác đang học ở môi
trường bản xứ
10% 6.67% 53.33% 30%
2. Cơ hội rèn luyện kĩ năng nghe 33.33% 56.67% 6.67% 3.33%
3. Bạn cảm thấy tiếng Anh hữu dụng 26.67% 63.33% 10% 0%
4. Tăng thêm tính tự tin trong diễn đạt
bằng tiếng Anh
20% 40% 33.33% 6.67%
Theo số liệu thống kê trên bảng, hầu hết học sinh đều đồng ý với những ưu điểm
được liệt kê ra. Tuy nhiên, ý kiến đầu tiên lại không nhận được nhiều sự đồng tình từ
phía học sinh. Theo thông tin thu thập được từ câu hỏi gợi mở, học sinh cho rằng có
nhiều lí do khiến cho chúng không có cảm giác đang học ở môi trường bản xứ. Ví dụ
như giáo viên vẫn còn nói tiếng Anh với giọng Việt; phần lớn thời gian vẫn là giáo viên
giảng và học chò ghi chép; thiếu thời gian cho phần nói vào cuối bài.
Bảng 4. Nhược điểm của việc dùng tiếng Anh
Lí do Lựa chọn của học sinh (HS), N = 30
(4) (3) (2) (1)
1. Học sinh cảm thấy thiếu tự tin 40% 56.67% 3.33% 0%
2. Học sinh cảm thấy căng thẳng 33.33% 50% 13.33% 3.33%
3. Giáo viên mất nhiều thời gian hơn 20% 50% 20% 10%
4. Giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn 43.33% 40% 16.67% 0%
5. Học sinh cảm thấy khó theo dõi bài 23.33% 70% 6.67% 0%
Nhìn vào bảng, ta có thể thấy rõ phần lớn học sinh đồng tình với các điều được
nêu ra. Tuy nhiên, ở mục đầu tiên, lí do học sinh cảm thấy thiếu tự tin ở đây không phải
do chúng không nói được mà là do không hiểu bài. Vì không hiểu bài học, chúng cảm
thấy kém tự tin khi làm bài tập ngữ pháp. Đây là ý kiến thu được từ 16 trong tổng số 30
học sinh ở phần gợi mở phía cuối câu hỏi.
4.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của việc dùng tiếng Việt
Bảng 5. Ưu điểm của việc dùng tiếng Việt
Lí do Lựa chọn của học sinh (HS), N = 30
(4) (3) (2) (1)
1. Giáo viên đỡ mất thời gian giảng bài 16.67% 76.67% 6.67% 0%
2. Giáo viên đỡ mất công sức hơn 10% 83.33% 6.67% 0%
3. Bạn có thể diễn đạt ý mình một cách dễ
dàng 20% 73.33% 6.67% 0%
4. Bạn dễ hiểu bài 20% 70% 10% 0%
5. Bạn dễ nhớ bài hơn 6.67% 56.67% 36.67% 0%
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
162
Những ưu điểm từ mục 1 đến 4 đều nhận được sự đồng tình từ đa số học sinh.
Đáng chú ý là có sự phân tán trong lựa chọn của học sinh ở mục cuối cùng - mục 5. Số
người không đồng ý cũng gần bằng số người đồng ý. Những người không đồng ý cho
rằng có nhiều yếu tố khác quyết định khả năng nhớ bài lâu hay ít, ví dụ như tình trạng
sức khỏe và đầu óc lúc học bài, việc ôn tập tại nhà, v.v...
Bảng 6. Nhược điểm của việc dùng tiếng Việt
Lí do Lựa chọn của học sinh (HS), N =
30
(4) (3) (2) (1)
1. Bạn cảm thấy khó hiểu bài nếu thầy cô sử dụng
tiếng Anh
10% 23.33% 63.33% 3.33%
2. Khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ bị giảm
sút
26.67% 36.67% 30% 6.67%
3. Khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ bị giảm sút 23.33% 40% 26.67% 10%
Có thể nhận thấy đa số học sinh không đồng tình với ý kiến đưa ra ở mục 1. Điều
này có thể lí giải dựa trên việc chúng đã quen với việc học ngữ pháp bằng tiếng Anh và
tiếng Việt với giáo viên trước đó. Vì thế chúng không cảm thấy khó khăn gì khi người
nghiên cứu chuyển từ tiết học dạy bằng tiếng Việt sang tiết dạy bằng tiếng Anh. Ở mục
2 và mục 3, mặc dù nhìn chung số lượng người đồng ý chiếm nhiều hơn, ta có thể dễ
dàng nhận thấy số người không đồng ý cũng không phải ít. Điều này có thể là do thời
gian thí nghiệm 4 tuần là chưa đủ dài. Với một khoảng thời gian ngắn như vậy, thật khó
để học sinh có thể đánh giá chính xác sự thay đổi trong khả năng nói và nghe của mình.
4.2.4. Ngôn ngữ học sinh mong muốn giáo viên sử dụng
Từ biểu đồ trên, ta dễ dàng nhận thấy việc giáo viên kết hợp cả tiếng Anh và tiếng
Việt trong dạy ngữ pháp được ưa thích bởi phần lớn học sinh.
5. Tổng kết
Từ dữ liệu phân tích ở phần bài test, có thể kết luận rằng sử dụng tiếng Anh đôi
khi có thể mang lại kết quả giống sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên, đối với những bài có
nội dung khó thì nó lại không hiệu quả như khi dùng tiếng Việt. Vốn từ vựng của học
sinh đa số vẫn còn hạn hẹp, do đó chúng chưa thể hoàn toàn hiểu được nếu nội dung
bài học quá khó. Chúng dễ có cảm giác mơ hồ hoặc hiểu lơ mơ.
Năm học 2010 – 2011
163
Về phần phiếu điều tra, mặc dù sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt riêng biệt đều có
những thuận lợi đáng chú ý. Phần lớn học sinh vẫn thích giáo viên kết hợp cả hai ngôn
ngữ khi dạy hơn.
6. Một số gợi ý giáo dục
Sau đây là một số gợi ý của người viết đưa ra nhằm giúp giáo viên sử dụng hiệu
quả tiếng Anh và tiếng Việt trong dạy ngữ pháp. Lưu ý là những gợi ý này chỉ thích
hợp với những lớp có đặc điểm tương đối giống với những lớp trong nghiên cứu này.
Đầu tiên, làm cho một tiết dạy ngữ pháp hoàn toàn bằng tiếng Anh trở nên hiệu
quả không phải là quá khó. Để đạt được điều ấy, giáo viên cần chủ động trong việc xử
lý nội dung bài học, tổ chức lớp sao cho có hiệu quả nhất. Đồng thời giáo viên cần sáng
tạo ra nhiều hoạt động thú vị cho học sinh để khơi nên niềm hứng thú học tập. Kiến
thức và kĩ năng tiếng Anh cũng là những nhân tố cần có. Tuy nhiên, quan trọng nhất là
giáo viên phải tự tin trong khi dùng tiếng Anh để giảng giải. Chỉ khi có đủ tự tin thì
việc sử dụng tiếng Anh mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Kế tiếp, giáo viên nên hạn chế sử
dụng tiếng Việt, chỉ dùng nó khi thật sự cần thiết. Ví dụ, nếu khi giảng bằng tiếng Anh
mà phát hiện học sinh có dấu hiệu không hiểu bài thì giáo viên có thể chuyển sang
dùng tiếng Việt.
Giáo viên nên chú ý đến đặc điểm của từng nội dung ngữ pháp để quyết định
ngôn ngữ nào nên dùng nhiều hơn. Đối với những bài dễ, giáo viên nên dùng hoàn toàn
tiếng Anh. Còn đối với những bài khó hơn, tiếng Việt có thể được dùng sau khi giáo
viên đã giảng bài bằng tiếng Anh. Giáo viên cũng có thể giảng hoàn toàn bằng tiếng
Việt nếu nội dung bài quá khó.
Gợi ý cuối cùng là giáo viên nên kết hợp dùng cả hai ngôn ngữ trong lớp học.
Cùng với việc chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ, các hoạt động nhằm giúp lớp học thú
vị cũng cần được quan tâm vì ngôn ngữ không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự
thành công của một tiết học ngữ pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dang Nguyen, Ngoc Han & Tuyet Van (2010), “Hoc ngoai ngu nhung khong giao tiep
duoc” from
khong-giao-tiep-duoc.aspx.
2. Doff, A. (1988), Teaching English: A training course for teachers. Cambridge:
Cambridge University Press.
3. Jindal, D.V & Syal, P. (2007), An introduction to linguistics: language, grammar, and
semantics (2nd ed), New Delhi, India: Prentice Hall of India Private Limited.
4. Karunaratne, I. M. (2009), Teaching of English, New Delhi, India: APH Publishing.
5. Kim Lien (2006), “7 nam hoc o pho thong: Tai sao khong biet noi tieng Anh?” from
40166558/202/.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
164
6. Hall, D.R. & Hewings, A. (Eds)