Sổ tay Đánh giá tác động môi trường (Phần 2)

10. Cấp nước đô thị 10.1. Phạm vi Cấp nước đô thị được thực hiện bởi các cơ sở ha tầng nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của dân cư đô thị, khu vực công và thương mại, công nghiệp. Nước có thể được cung cấp thông qua mạng cấp (cung cấp bằng ống) hoặc không có mạng cấp (ví dụ các giếng). Tại nhiều quốc gia thuật ngữ “đô thị” không nhất thiết phải liên quan tới kích thước của cộng đồng và do vậy các dạng (kiểu) cấp nước được định nghĩa như sau:

pdf227 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay Đánh giá tác động môi trường (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
149 10. Cấp nước đô thị 10.1. Phạm vi Cấp nước đô thị được thực hiện bởi các cơ sở ha tầng nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của dân cư đô thị, khu vực công và thương mại, công nghiệp. Nước có thể được cung cấp thông qua mạng cấp (cung cấp bằng ống) hoặc không có mạng cấp (ví dụ các giếng). Tại nhiều quốc gia thuật ngữ “đô thị” không nhất thiết phải liên quan tới kích thước của cộng đồng và do vậy các dạng (kiểu) cấp nước được định nghĩa như sau: Dạng cung cấp Tiêu thụ nước (l/người/ngày) 1) Cấp nước không ống 15 - 40 2) Cấp bằng ống qua các điểm lấy nước Tới 40 3) Cấp bằng ống đến sân/vườn Tới 60 4) Cấp bằng ống tới từng nhà (vòi nước trong nhà) Lớn hơn 60 5) Cấp bằng ống tới các nhà tiêu thụ đặc biệt như thương mại, công nghiệp và khu vực công Biến động rộng Trong phạm vi của các nỗ lực phát triển, các nhà tiêu thụ thuộc nhóm 2 và 3 ở trên phải chấp nhận các xử lý ưu tiên, điều này cũng áp dụng đối với các nhà tiêu thụ nhóm 1 tại những nơi các nhà máy cấp nước kết nối với mạng đường ống cung cấp. Thêm vào các con số trong bảng tổng quan ở trên cần thêm vào chi phí, trong một vài trường hợp, cho hao hụt & thất thoát – điều thường xuyên xảy ra đối với mạng ống cung cấp. Các số liệu về giá trị tiêu lớn nhất cũng cần có để xác định kích thước của mạng cung cấp. Tại nhiều quốc gia, nhu cầu cho cứu hỏa ít được tính đến trong thiết kế mạng cấp nước. Khai thác nước được chia thành các nhóm sau: - Khai thác từ các nguồn nước ngầm, - Khai thác từ các nguồn nước mặt. Dạng khai thác hỗn hợp cũng cần được cho phép cho: - Khai thác qua bờ song dưới dạng các giếng thấm - Thấm nhân tạo có phục hồi. Các cấu phần của cấp nước đô thị gồm : - Khai thác (các giếng, các tuyến thấm ngầm, các cấu trúc phục vụ khai thác, bể/hồ chứa) - Xử lý (ví dụ khử sắt, clo hóa, khử mặn) - Lưu trữ nước sau xử lý - Mạng phân phối (mạng đường ống, các hạ tầng phục vụ truyền nước đi xa). Trong trường hợp thấm nhân tạo có phục hồi, hạng mục được lắp đặt tại khu vực đầu nguồn gồm: - hệ thống thấm (lưu vực, các giếng nạp, các tuyến ống xả). 150 10.2. Các tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ 10.2.1. Tổng quan Điều cần quan tâm đến cấp nước đô thị là các tác động môi trường đến cả khối lượng nước sẵn có và cả chất lượng nước. Tại nhiều quốc gia, và nhất là tại các vùng có biến động nhiều về thời tiết, vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là tính sẵn có của nguồn nước cấp. Như là các phần của hệ thống cấp nước đô thị, các tác động có thể được chia thành các nhóm sau: - Các tác động gây ra từ hoạt động khai thác nước - Các tác động do quá trình vận chuyển và xử lý nước thô - Các tác động của mạng đường ống phân phối nước. Thêm vào các nhóm tác động trên là tác động thứ cấp dưới dạng - Các hiệu ứng dây chuyền của một hệ thống cấp nước đô thị. 10.2.2. Tác động môi trường của việc khai thác nước 10.2.2.1. Nước ngầm Khai thác nước ngầm sẽ làm thay đổi cân bằng nước của tầng chứa nước và một loạt các hiệu ứng dây chuyền có thể xảy ra. Cân bằng nước giữa - các thành phân đầu vào (quá trình tái nạp nước ngầm từ nước mưa, các dòng chảy cận bề mặt từ các tầng nước liên quan về mặt tủy lực, quá trình thấm nhân tạo) và - Các thành phần đầu ra (dòng chảy vào nguồn nước mặt, dòng chảy ngầm, và lượng khai thác v.v..). Cần thiết phải nhớ rằng, do mối tương tác thủy lực, các thay đổi gây ra bởi khai thác nước sẽ gây ảnh hưởng đến các thành phần khác của cân bằng nước của cả hai vế (ví dụ sự gia tăng dòng chảy vào từ các tầng chứa nước liên quan). Cần quan tâm đến mối tương tác giữa tính sẵn có của nguồn nước và sử dụng và giữa nước mặt và nước ngầm. Việc sử dụng quá mức nguồn nước mặt sẽ làm giảm dòng bổ cập cho nước ngầm qua quá trình thấm xuống đất, và lượng nước mặt còn lại có thể bị ô nhiễm nặng qua các con đường khác nhau. Hậu quả là sẽ làm gia tăng nhu cầu khai thác nước ngầm (2.2.2). Các tác động khi thay đổi các thành phân của cân bằng nước có thể: a) Làm cạn kiệt trữ lượng nguồn nước ngầm Sự gia tăng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm là kết quả của: - tăng tiêu thụ nước uống do tăng dân số và cải thiện tiêu chuẩn cấp nước - tăng đàn gia súc - tăng nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp và thương mại - lãng phí nước - thất thoát nước bởi mạng cung cấp. Các yếu tố khác gây ra suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn nước ngầm cần quan tâm là suy giảm lượng mưa (phá rừng v.v..). Cũng cần nhớ rằng nhu cầu cấp nước cao điểm 151 lại thường xảy ra vào mùa khô. Nhu cầu tiêu thụ nước cao kèm theo lượng thất thoát lớn qua mạng đường ống phân phối vào mùa khô là một trong những nguyên nhân gây cạn kiệt nghiêm trọng nguồn tài nguyên nước ngầm. b) Thay đổi dài hạn về chất lượng nước ngầm bị gây ra bởi các nguyên nhân: - Sự linh động hóa (chiết ra) và quá trình lan truyền sau đó của các chất ô nhiễm vốn bị thụ động trước đây - Tăng vận tốc dòng chảy vào (ví dụ trong các tầng thạch cao thiên nhiên hoặc sa lắng của các chất ô nhiễm nhân tạo) - Thay đổi dòng chảy nước ngầm (kết quả tạo ra sự chặn dòng chảy trước đây vốn dĩ vô hại, tạo điều kiện cho dòng thấm từ vùng nước mặt bị ô nhiễm) - Tạo điều kiện cho quá trình thấm trên diện rộng từ các bể chứa nước ngầm tầng trên hoặc dưới nơi mà chất lượng nước ngầm xấu hơn. - Sự xâm nhập của chất ô nhiễm do việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật - Xâm thực mặn do gần với bờ biển - Suy giảm chất lượng nước ngầm gây ra bởi nước thải không được xử lý, các vũng nước ven đường, rò rỉ từ các tuyến cống thu gom nước thải hoặc các bể tự hoại xây dựng kém, hoặc rửa trôi các chất ô nhiễm và chất độc từ các chất thải công nghiệp và thương mại. - Nạp muối khoáng từ các khu vực được tưới và gây ra bởi quá trình bay hơi mạnh và hậu quả là sự thâm nhập vào tầng nước ngầm do quá trình linh động hóa thường xuyên (theo chu kỳ). - Rò rỉ chất ô nhiễm từ các kho chứa chất lỏng và các sản phẩm khoáng tại các depo và hệ thống giao thông. c) Tập trung và quá trình hạ thấp rộng rãi mực nước ngầm Trong trường hợp khai thác nước ngầm, việc hạ thấp mực nước ngầm do các lý do thủy lực là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, kích thước và phân bố vật lý của sự hạ thấp phụ thuộc vào các điều kiện cục bộ, ví dụ vị trí của các giếng, cấu trúc và bản chất của tầng chứa nước, các điều kiện bổ cập. Các kết quả đặc trưng của sự hạ thấp mực nước ngầm gồm: - Làm khô các khu vực đất ngập nước có giá trị sinh thái quan trọng, - Giảm độ ẩm của đất (field capacity), với thực vật – các tác động đặc trưng đối với lớp phủ thực vật (thay đổi cả thảm thực vật tự nhiên và nhân tạo, ví dụ steppification) và hậu quả tiếp theo là các hiệu ứng đối với hệ động vật, - Cạn kiệt hoàn toàn nguồn tài nguyên nước ngầm trong quá trình làm khô giếng liên tục, - Làm khô cạn các con suối và nguồn nước, - Sụt lún đất. Các tác động môi trường của sự giảm mực nước tĩnh ít khốc liệt hơn đối với các tầng chứa nước có mục nước thấp (> 10m) nagy cả trước khi khai thác. Các biện pháp bảo vẹ môi trường nhằm giảm thiểu các hiệu ứng xấu của khai thác nước ngầm chỉ liên quan nhiều tới việc lựa chọn các vị trí phù hợp của giếng và cấu trúc cũng như chế độ hoạt động của giếng. Các tác động tiêu cực do khai thác quá mức có thể 152 giảm thiểu hoặc ngăn ngừa bằng cách sử dụng nước một cách hiệu quả, kiểm soát mức tiêu thụ nước theo mùa và áp dụng chế độ thu phí sử dụng nước theo mùa. Để làm tăng hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường khi giải quyết các tác động của khai thác nước ngầm, cần thiết không chỉ thực hiện thăm dò địa thủy văn và đánh giá cân bằng nước (nước ngầm và nước mặt) mà còn phải cung cấp các trang bị đo và giám sát liên tục trong quá trình hoạt động, mục đích của việc này gồm: - nhằm đảm bảo quá trình cải thiện liên tục trong đánh giá của các tuyên bố về vệ sinh và thủy văn,- nhằm quan sát các thay đổi trong cung cấp nước ngầm (lưu lượng và chất lượng) bằng cách theo dõi liên tục mực nước ngầm, chất lượng nước ngầm và lượng nước ngầm khai thác, - theo dõi thường xuyên sự lãng phí nước và thất thoát nước trên mạng ống pah6n phối bằng cách vận hành liên tục các phương tiện đo đạc (mức tiêu thụ nước tại các khu phố, tiêu thụ nước tại các họng nước công cộng và kết nối với nhà ở), và có hành động tính tất cả các yếu tố đó (bằng cách sửa ngay các khiếm khuyết, áp mức phí sử dụng nước và mức phạt cho các hành vi lãng phí nước), - thực hiện áp dụng các hạn chế trong cấp nước, cạnh tranh giữa các nhóm sử dụng nhằm mục đích đảm bảo cung cấp đủ cho người sử dụng (cung cấp khẩn cấp), - thực hiện cải tạo đối với các cấu phần hiện có của hệ thống cấp nước đô thị (thay thế các phần bị hư hỏng như đường ống, khóa nước, bể chứa tại các gia đình v.v..), - giám sát hiệu quả thực hiện của công tác cải tạo bằng cách kiểm tra kết quả. 10.2.2.2. Nước mặt Việc sử dụng nước mặt sẽ làm thay đổi cân bằng nước và trong trường hợp khai thác nước ngầm có thể sẽ gây các tác động trên diện rộng. Cần phải xem xét các hiệu ứng 2 chiều giữa tính sẵn có và sử dụng của nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra các yếu tố sau cũng rất quan trọng: - Tại một số vùng, nước mặt sẽ có thể có nhiều hơn trong tương lai, do thay đổi khí hậu/vi khí hậu (mưa nhiều hơn từ các hồ nhân tạo), hoặc tăng dòng chảy bề mặt do thay đổi thảm thực vật trong lưu vực (phá rừng), do xây dựng quá mức (đường, nhà xưởng) làm tăng diện tích bề mặt chảy, hoặc thậm chí xả nước thải (sau xử lý) từ các đô thị, làng xóm vào nước mặt. - Tại các vùng khác, lượng mưa liên quan đến thời tiết lại suy giảm, và như vậy dòng chảy bề mặt giảm và theo đó là suy giảm chất lượng nước mặt, tại một số vùng có thể dẫn đến không có nước quanh năm. - Tăng lượng khai thác từ các nguồn nước chảy (các điểm lấy nước trên sông) sẽ làm giảm tính sẵn có của nước tại nhiều vùng, đặc biệt trong mùa cạn, và giảm các hành động tự làm sạch của nguồn nước và trong quá trình thấm vào đất. - Nếu nhu cầu sử dụng nước tăng và trữ lượng của các con sông hoặc nguồn nước mặt chủ đạo giảm và cùng với đó là suy giảm chất lượng nước, nhu cầu thường gia tăng để lấy nước từ các nguồn ở xa hoặc tăng nhu cầu khai thác các nguồn nước ngầm. Chẳng hạn tại các vùng gianh giới các tình huống khẩn cấp có thể nảy sinh, tức là nơi nhu cầu nước chỉ được đáp ứng tối thiểu với mức giá cao. a) Cạn kiệt trữ lượng của các nguồn tài nguyên nước mặt Vế các thành phần nhu cầu nêu trong 2.2.1 thường gây sự tăng sử dụng nước mặt. Các yếu tố cần tính đến gồm thay đổi khí hậu và thảm thực vật trong lưu vực, do chúng thường gây giảm trữ lượng nước mặt trong vùng hoặc hiệu ứng xấu trong phân bổ dòng chảy bề 153 mặt (dòng chảy bề mặt cao hơn trong mùa nước cao với lượng chất rắn cuốn theo nhiều nhưng lại thấp trong mùa cạn). Những gì thường thiếu để kiểm tra khối lượng chảy bề mặt, quy mô của nguồn tài nguyên và khối lượng khai thác với mạng lưới đầy đủ các trạm quan trắc trong lưu vực (để đo mưa) và một vài điểm trên nguồn nước (đo mực) và tổ chuyên gia để phân tích các kết quả đo và giám sát sử dụng nguồn nước mặt của các khu vực và thiết lập bảng cân bằng nước (cho nước mặt và nước ngầm) và lập kế hoạch quản lý nước. b) Thay đổi các hệ sinh thái do khai thác nước Suy giảm đáng kể dòng chảy, đặc biệt là vào mùa kiệt, có thể gây tác động đến tất cả các quá trình sinh thái trong nguồn nước và bờ của chúng. Các sinh quyển có giá trị của các cảnh quan hoặc sinh thái có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí bị hủy diệt hoàn toàn; trong một vài tình huống cân bằng sinh thái, kèm theo đó là các loài động thực vật được cân bằng, cũng có thể bị thay đổi. Tuy nhiên, các tác động đó chỉ xảy ra khi khai thác nước rất đáng kể, tức là hệ sinh thái đó không nhận đủ lượng nước tối thiểu cần. Ngoài ra, các tác động của khai thác nước, theo qui luật, không gây ảnh hưởng trên diện rộng nhưng (phụ thộc vào điều kiện địa hình) tập trung vào các vùng nhỏ (các dải ven bờ, các đồng cỏ của đồng bằng ngập lũ). c) Sự xâm nhập của các chất nguy hại không xác định hoặc không phát hiện vào nguồn nước Chất lượng nước là vấn đề cơ bản trong sử dụng nước mặt để cấp nước. Trong các nhà máy được thiết kế phù hợp, các phương tiện quan trắc phù hợp đảm bảo nước cấp vào mạng phân phối là an toàn. Tuy nhiên, rủi roc ho sức khỏe và các tác động đến vệ sinh có thể xảy ra nếu chất ô nhiễm tồn tại trong nước ở dạng không phát hiện được, ví dụ chất ô nhiễm là kết quả của việc xả không kiểm soát vào nước. Sự ô nhiễm có thể ở dạng các liều cô đặc của dòng thải vào các thời gian khác nhau một cách liên tục và tương đối ít nguy hiểm (ví dụ khi các chất độc bị rửa trôi). Rủi ro khác do khả năng phát hiện kém, các chất có thể xâm nhập vào hệ thống giám sát và kiểm tra hiện hữu. Các chất khó phát hiện theo cách trên bao gồm các dung môi dùng trong công nghiệp và thường là các chất gây ung thư thậm chí ở nồng độ rất thấp nếu con người thường xuyên ăn/uống phải. Tại nhưng nơi có rủi ro phơi nhiễm với các chất ô nhiễm đó, các yêu cầu cần đạt về vùng nước bảo vệ phải tương đối nghiêm ngặt, ngoài ra cần phải kiểm tra liên tục và cung cấp các dụng cụ cảnh báo sớm nhạy ngay từ giai đoạn cô lập và khai thác nước. Trong trường hợp khai thác nước mặt, các biện pháp bảo vệ sau cần phải luôn ghi nhớ: - áp dụng các hệ thống đo và quan trắc phù hợp và luôn để mắt tới mực nước, lượng nước mưa đổ vào, lượng phù sa, cát và các chất lơ lửng, chất lượng nước về hóa-lý và sinh học, các chất ô nhiễm và ngoài ra phải giám sát các thông số áp dụng cho các hệ sinh thái trong lưu vực, - thu thập và phân tích các dữ liệu ghi nhận từ các hệ thống đo và quan trắc và chuẩn bị các phê chuẩn về địa-thủy văn, - Thu thập và phân tích các dữ liệu về địa-thủy văn bao gồm cả các kết quả đo liên tục đã thực hiện tại các giếng quan trắc và khai thác trong khu vực nơi cả hai nguồn nước mặt và nước ngầm cùng được sử dụng, với mục tiêu tạo ra ngân sách nguồn nước để thể hiện lượng nước sẵn sang cho sử dụng and kiểm tra các điều kiện phân phối cần đáp ứng. - giám sát chất lượng nước và các hành động tự làm sạch của các nguồn nước mặt, - phân tích các dữ liệu cho phép áp dụng các qui định bảo vệ vào thời điểm thích hợp, tình 154 trạng cung cấp để đảm bảo an toàn cho nguồn nước và các điều kiện kiểm soát cung cấp trong các trường hợp khẩn cấp, - phê chuẩn các sử dụng hiện hữu của nước mặt, cho mục tiêu ngăn ngừa nguy hại như là kết quả của việc khai thác nước mặt và/hoặc thải nước đã qua sử dụng cho con người phía hạ lưu , - ngăn ngừa lãng phí nước, áp dụng các biện pháp hạn chế lượng sử dụng, và thực hiện các công việc nâng cấp/cải tạo hệ thống cung cấp nước uống (xem mục 2.2.1 về nước ngầm). 10.2.3. Vận chuyển và xử lý nước thô Khi nước thô được vận chuyển bằng các kênh hở, và đặc biệt khi chúng được lấy từ các nguồn nước mặt không đảm bảo về vệ sinh hoặc bị ô nhiễm, có thể đợi chờ khả năng các vấn đề sức khỏe sẽ gia tăng như là hệ quả của việc sử dụng không được phép nguồn nước thô bị ô nhiễm và người tiếp xúc với nguồn nước đó bằng các con đường khác. Trong quá trình xử lý nước thô, các tác động môi trường tiêu cực có thể gia tăng do vận hành nhà máy không đúng (thiếu chú ý của nhân viên vận hành, thiếu các dụng cụ cảnh báo) hoặc như là kết quả của, ví dụ đổ bỏ bùn từ bể lắng, bánh bùn và hóa chất từ kho chứa (chặng hạn hóa chất cũ), trích quá nhiều hóa chất (như chlorine chẳng hạn), và đổ bỏ các kiềm đặc sử dụng trong các quá trình khử mặn. Các yêu tố cực tính khác liên quan đến xử lý nước thô và do vậy hiệu xuất của quá trình xử lý, là hoạt động của các hạng mục giám sát và cảnh báo, và khả năng của điều chỉnh hoạt động xử lý đối với các thay đổi theo mùa của nước thô. Yếu tố khác có vai trò quan trọng trong đảm bảo đạt được việc xử lý nước một cách phù hợp (muốn đề cập tới quá trình bơm và tiền xử lý nước thô, định lượng hóa chất, quá trình bông tụ, lọc và khử trùng và phân tích) và khả năng đảm bảo tính vệ sinh trong các nhà máy xử lý là qui chuẩn đào tạo nhân viên của các nhà máy đó. Các biện pháp bảo vệ môi trường có thể dự tính trước bao gồm: - các biện pháp ngăn ngừa tiếp cận các hệ thống truyền tải nước thô cho mục đích khai thác sử dụng nước (như là nước uống) của con người, và/hoặc cảnh báo nhân dân về các mối nguy hiểm khi sử dụng nước bị ô nhiễm, - thiết lập các qui tắc chủ đạo chất lượng của xả thải từ các nhà máy, với sự quan tâm đến công suất theo mùa của nguồn nước cũng như quyền và dự kiến nhu cầu của việc sử dụng nước phía hạ lưu, - lắp đặt hoặc nâng cấp các cơ sở bảo vệ môi trường trong các nhà máy xử lý nước, chặng hạn như các bể chứa, các hệ thống phun cho các trạm chlorine, các kho chứa nhiên liệu và hóa chất an toàn. - lắp đặt các hạng mục đo và giám sát để giám sát chất lượng và lưu lượng nước và báo cáo các sự cố trong quá trình xử lý nước (ví dụ: hư hỏng bồn chứa khí chlo). 10.2.4. Mạng ống phân phối nước Các vấn đề môi trường xác đáng của hệ thống phân phối được đặt vào các tác động sau: a) Do các tiêu chuẩn kỹ thuật kém của hệ thống cấp nước đô thị tại nhiều quốc gia và đặc biệt tiêu chuẩn kỹ thuật kém của mạng đường ống phân phối (các vật liệu kém và lắp đặt tồi như là kết quả của các chính sách giá rẻ), khả năng xảy ra các sự cố đối với đường ống ngầm rất cao. Tại các quốc gia công nghiệp, trung bình có 0,2-0,3 sự cố/1km đường ống/năm, trong khi đó tại các quốc gia kh1c con số này có thể lên tới 9,1/km/năm. 155 Nước thất thoát do mạng ống cung cấp bị hư hỏng cao hơn tiêu thụ nhiều lần. b) Chỉ đơn giản do lượng nước thất thoát lớn, điều này thường xảy ra khi công suất cung cấp của các nhà máy cấp nước đô thị cao hơn công suất thiết kế cho nhu cầu sử dụng. Khi đó hệ thống cung cấp gián đoạn sẽ được áp dụng thay vì hệ thống cung cấp liên tục 24 giờ/ngày. c) Khi cấp nước bị gián đoạn nhiều lần, hệ quả làm giảm áp suất nước trong đường ống và là cơ hội để các chất ô nhiễm thâm nhập vào mạng ống thông quá các điểm khiếm khuyết của các ống ngầm, nước ô nhiễm có thể từ các mương dẫn nước thải, các kênh không chống thấm dẫn nước thải dọc theo các con đường, thất thoát từ các đường ống dẫn nước cống, các bể lắng bị khiếm khuyết/tràn, các nơi đổ chất thải và chất độc hại thiết kế tồi v.v.. Các điều đó tạo nên rủi ro cho sức khỏe cộng đồng. d) Nước có thể bị cáu bẩn do bi tù hãm trong đường ống tại những nơi mà thủy lực của hệ thống kém hoặc trong các bể chứa trong hệ thống phân phối tại những nơi không đủ lưu lượng. e) Sự ô nhiễm nước trong các hệ thống phân phối cũ nát thường làm cho nước, mặc dù nước đã được khử trùng rất mạnh (ví dụ bằng dư lượng chlorine lớn) tại đầu vào của mạng phân phối, bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất tới điểm tiêu thụ và gây rủi ro lâu dài đến sức khỏe cộng đồng Các biện pháp sau đây là phù hợp và có thể áp dụng để giảm thiểu các tác động của mạng ống phân phối: - Đánh giá một cách nghiêm khắc các kỹ thuật giảm thiểu thất thoát nước đã được hình thành tại các quốc gia công nghiệp và áp dụng một cách phù hợp các kỹ thuật đó nhằm đạt các tình huống cụ thể của quốc gia và các yêu cầu đặc biệt của lối thoát (ví dụ sử dụng detector thất thoát tại những nơi có áp lực nước thấp, thực hiện đo đạc bằng các đồng hồ tại các quận để xác định nước thất thoát trong phân phối tại các quận có mạng chỉ lắp đặt một cách thưa thớt các van cổng và các họng lấy nước ngoài đường phố). - Sử dụng các hệ thống đo đạc và giám sát phù hợp cũng như nâng cấp mạng đường ống (chẳng hạn như các van cổng đầu nguồn) để theo dõi liên tục lượng nước tiêu thụ, lãng phí nước, lấy nước bất hợp pháp và thất thoát nước bằng cách giám sát quá trình cung cấp khi cấp cho các quận và áp lực trong quận và để kiểm tra hiệu quả của việc nâng cấp mạng ống cấp nước (giảm thất thoát nước v.v..). - Giám sát các