Sổ tay huấn luyện an toàn

Cuốn sổ tay này được biên soạn nhằm giúp cho Thuyền trưởng và thuyền viên trên các tàu thuộc đội tàu PTSC trong công tác huấn luyện, thực tập nhằm thỏa mãn các yêu cầu của Chương II-2, chương III Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển S.O.L.A.S 1974 bổ sung 1993 đồng thời là một tài liệu quan trọng trong Hệ thống quản lý an toàn Quốc tế.

doc52 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay huấn luyện an toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỔ TAY HUẤN LUYỆN AN TOÀN SAFETY TRAINING MANUAL ĐƠN VỊ:______________________ SỐ PHÂN PHỐI NGƯỜI GIỮ SỐ KIỂM SOÁT NGÀY PHÂN PHỐI GHI CHÚ LỜI GIỚI THIỆU. Cuốn sổ tay này được biên soạn nhằm giúp cho Thuyền trưởng và thuyền viên trên các tàu thuộc đội tàu PTSC trong công tác huấn luyện, thực tập nhằm thỏa mãn các yêu cầu của Chương II-2, chương III Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển S.O.L.A.S 1974 bổ sung 1993 đồng thời là một tài liệu quan trọng trong Hệ thống quản lý an toàn Quốc tế. Mục đích của cuốn sổ tay này nhằm cung cấp cho thuyền viên trên các tàu của Công ty các thông tin và chỉ dẫn về các thiết bị an toàn hiện có trên tàu và cách thức sử dụng chúng khi có sự cố sảy ra trên biển. Trong khi sử dụng cuốn sách này, tùy thuộc vào kết cấu và bố trí trang thiết bị an toàn trên từng tàu mà Thuyền trưởng mỗi tàu có trách nhiệm thiết lập chương trình huấn luyện cho toàn bộ thuyền viên của mình làm cho mỗi người để có thể, trong thời gian ngắn nhất, nắm vững được các hành động phải được thực hiện trong khi nguy cấp trên con tàu cụ thể của mình. Những bản hướng dẫn liên quan phải được đính kèm sau mỗi chương. Cuốn sách này được biên soạn phù hợp nhất với các tàu lai kéo, dịch vụ đa năng, tàu chống cháy và bảo vệ. Bởi vậy khi áp dụng trên các tàu dầu hay tàu chở khí hoá lỏng thì Thuyền trưởng các tàu này phải có trách nhiệm nêu ra bổ sung cần có khi áp dụng trên tàu của mình về Phòng An toàn – Chất lượng Xí nghiệp để có thể hoàn thiện quyển sách này. Bản sao của cuốn sổ tay này phải được để ở Câu lạc bộ và buồng Đại phó – Sỹ quan an toàn trên tàu. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. HƯỚNG DẪN CHO THUYỀN VIÊN MỚI XUỐNG TÀU. CHƯƠNG 2. BẢNG TÍN HIỆU TẬP TRUNG. CHƯƠNG 3. TẬP TRUNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP. CHƯƠNG 4. THỰC TẬP CỨU HỎA VÀ CÔNG TÁC CHỐNG CHÁY TRÊN TÀU. CHƯƠNG 5. THỰC TẬP BỎ TÀU VÀ NHỮNG CHÚ Ý KHI BỎ TÀU. CHƯƠNG 6. HẠ XUỒNG CỨU SINH VÀ PHAO BÈ. CHƯƠNG 7. HẠ XUỒNG CỨU HỘ. CHƯƠNG 8. SỬ DỤNG SÚNG BẮN DÂY VÀ PHÁO HIỆU. CHƯƠNG 9. SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TRÊN TÀU CHƯƠNG 10 THỰC TẬP CHỐNG THỦNG. CHƯƠNG11. SƠ TÁN NGƯỜI BẰNG MÁY BAY TRỰC THĂNG. CHƯƠNG 12. SỬ DỤNG SÚNG CỨU HỎA FIFI 1. CHƯƠNG 13. CHỐNG Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN. CHƯƠNG 14. NHỮNG QUI TẮC AN TOÀN CHUNG. CHƯƠNG 1. HƯỚNG DẪN CHO THUYỀN VIÊN MỚI XUỐNG TÀU. Khi có thuyền viên mới xuống tàu, Thuyền trưởng hoặc sỹ quan an toàn phải tổ chức hướng dẫn thiết yếu cho những người mới xuống sau đó ký vào biên bản (mẫu SOPM 04-03-GE-07). Công việc này phải được tiến hành trước khi giao phó bất kỳ nhiệm vụ gì cho thuyền viên mới. Công việc này nói chung bao gồm giới thiệu những vấn đề sau: Chuông và Tín hiệu báo động. Vị trí tập trung trong các trường hợp khẩn cấp. Chính sách của Xí nghiệp về An toàn lao động và Bảo vệ môi trường. Qui định về sử dụng quần áo bảo hộ và trang bị bảo hộ (phao áo làm việc, mũ bảo hộ, găng tay,…) trong khi làm việc. Các thiết bị an toàn được bố trí trên tàu, chức năng - vị trí lắp đặt và sơ lược cách sử dụng : Phao chỉ báo vị trí khẩn cấp EPIRB, Bộ phát tín hiệu trả lời Radar SART, VHF cầm tay, Sơ đồ chống cháy Fire plan, Phao áo cứu sinh và hộp phao áo cứu sinh, Pháo hiệu cấp cứu Pyrotechnic, Xuồng cứu sinh (nếu có), Phao bè cứu sinh tự thổi, Xuồng cứu hộ (nếu có), Hệ thống súng cứu hoả FiFi (nếu có), Bình khí thở và bộ quần áo cứu hỏa, Lưới cứu hộ, Cửa sập chống cháy Fire flap, bình cứu hỏa, chăn cứu hỏa, bơm cứu hỏa sự cố … Các lối thoát khẩn cấp trên tàu. Các cửa kín nước và cửa thời tiết. Các khu vực nguy hiểm trên tàu. Thời gian làm việc trên tàu. Sổ đi bờ. Các sổ sách, tài liệu, chỉ dẫn thiết yếu trên tàu, vị trí của chúng. Tùy thuộc bố trí trên từng tàu mà Thuyền trưởng sẽ lập một Bảng hướng dẫn cụ thể phù hợp với con tàu của mình . Trong thực tế thì Thuyền trưởng có thể thông báo cho người phụ trách từng bộ phận (boong, máy…) bố trí thuyền viên có kinh nghiệm đảm nhận trách nhiệm kèm cặp giúp đỡ những thuyền viên mới để họ có được những thông tin cần thiết. CHƯƠNG 2. BẢN TÍN HIỆU KHẨN CẤP VÀ PHÂN CÔNG SỰ CỐ TRÊN ĐỘI TÀU PTSC Trên mỗi tàu bản “Tín hiệu khẩn cấp và phân công sự cố ” phải được treo tại Buồng lái, Buồng điều khiển máy và nơi công cộng như Câu lạc bộ và Hành lang bên ngoài Câu lạc bộ. Bản Tín hiệu này phải được bố trí ở nơi dễ quan sát và dễ gây chú ý . CHƯƠNG 3. TẬP TRUNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP. Công việc luyện tập này phải được tổ chức trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời bến khi có trên 25% thuyền viên mới thay thế xuống tàu. Sau đó phải thực hiện ít nhất mỗi tháng một lần. Tín hiệu tập trung là 7 hồi chuông ngắn tiếp sau là một hồi còi dài bằng chuông điện hoặc còi tàu. Có thể sử dụng hệ thống loa phóng thanh nội bộ để đưa chỉ dẫn bổ sung nếu trên tàu có lắp hệ thống này. Thuyền viên sẽ mặc quần áo – mũ – giày bảo hộ, mang phao áo và tập hợp tại vị trí tập trung được ấn định trên từng tàu. Cách mặc phao áo đúng : Đưa choàng áo phao qua đầu. Luồn tay qua vòng dây hai bên nách. Kéo chặt đầu dây về phía dưới. Choàng chéo dây phía sau lưng và đưa về phía trước. Với loại phao áo Trung quốc sản xuất: đặt dây phao áo qua hai khía lõm hai bên sườn và luồn dây phao áo qua vòng dây trước ngực . Với loại ALSAFE đưa dây vòng qua bụng - Buộc chặt bằng nút dễ cởi trong khi thực tập. Thuyền trưởng hoặc Sỹ quan an toàn phải : Điểm danh các thuyền viên tập trung. Chắc chắn rằng tất cả thuyền viên hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Kiểm tra xem tất cả thuyền viên đã mặc phao áo đúng cách chưa. Kiểm tra đèn tự sáng và còi trên từng phao áo. Chỉ dẫn và kiểm tra từng thuyền viên theo “Chỉ dẫn cứu sinh trên biển”. Thuyền viên phải thông hiểu: Nhận biết được các tín hiệu khẩn cấp. Vị trí của phao áo cá nhân trong từng phòng, nơi làm việc và hộp phao áo dự trữ. Mặc phao áo đúng cách và cách sử dụng đèn tự sáng trên phao áo. Danh sách các công việc đựơc phân công theo chức trách. Vị trí và cách thả phao bè cứu sinh. Sơ đồ các đường thoát hiểm từ nơi làm việc và trong khu vực phòng ở. Các điểm tập trung khẩn cấp và vị trí xuống xuồng cứu sinh hay phao bè. Trong thực tập này, Thuyền trưởng hoặc Sỹ quan an toàn phải chỉ dẫn cách sử dụng các thiết bị cứu sinh trên tàu khi thuyền viên mới có thể chưa biết. CHƯƠNG 4. CÔNG TÁC CỨU HỎA TRÊN TÀU 4.1 THỰC TẬP CỨU HOẢ. Mỗi thuyền viên phải tham gia thực tập cứu hỏa ít nhất một lần trong tháng. Việc luyẹn tập này phải được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời cảng khi có trên 25% thuyền viên trên tàu chưa tham gia vào việc luyên tập này trong tháng trước. Thuyền viên mới xuống tàu phải được huấn luyên cách sử dụng các trang thiết bị cứu hỏa trên tàu càng sớm càng tốt nhưng không được chậm quá 2 tuần kể từ khi xuống tàu. Việc luyện tập này phải được đặt vào tình huống như thật và đảm bảo rằng mọi thuyền viên dưới tàu phải được luân phiên nhau luyên tập để có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị của tàu. Phải bố trí sao cho mỗi họng cứu hỏa, ống rồng cứu hỏa phải được thử ít nhất sáu tháng một lần. Mỗi tàu của PTSC được đóng khác nhau, bố trí các thiết bị cứu hỏa khác nhau, các phương pháp và kỹ thuật dập lửa khác nhau. Bởi vậy Thuyền trưởng phải tổ chức luyên tập phù hợp với cấu tạo trang thiết bị từng tàu để đảm bảo cho tất cả trang thiết bị cứu hỏa đều phải được kiểm tra theo định kỳ. 4.2 HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG. Trên các tàu có hệ thống báo cháy tự động, tín hiệu báo động là một hồi chuông điện dài, liên tục. Khi nghe tín hiệu này, phải nhanh chóng phát hiện vị trí phát tín hiệu. Nếu cần thiết, phải phát tín hiệu tập trung để tập trung thuyền viên và tổ chức Đội chữa cháy. Thuyền viên phát hiện cháy phải ngay lập tức nhấn chuông báo cháy trước khi tiến hành dập lửa. Ghi nhớ các bước hành động khi có cháy: F – Find Phát hiện nơi cháy. I -- Inform Báo động cho mọi người biết. R – Restricted Khống chế đám cháy. E - Extinguisher Dập lửa. Sau khi nhấn chuông báo cháy tiếp theo phải chú ý khống chế sự lan truyền của ngọn lửa bằng cách đóng các cửa thông gió liên quan và đóng các nguồn cung cấp nhiên liệu ví dụ như sử dụng hộp van tắt bơm nhiên liệu từ xa, đóng van két dầu từ xa. 4.3 HƯỚNG DẪN THỰC TẬP CỨU HỎA. a- Sỹ quan an toàn (thuyền phó I trên tàu) sẽ phụ trách việc thực tập cứu hỏa. Ông ta sẽ ra lệnh dập lửa trong các khu vực giả định khác nhau của tàu, nơi mà đám cháy có thể sảy ra. Các tình huống giả định này nên lập trước trong “Chương trình huấn luyện và thực tập” b- Khi nhận được tín hiệu cháy hoặc thông báo từ buồng lái, bơm cứu hỏa phải được chuẩn bị để sẵn sàng hoạt động. c- Thuyền viên trong Đội cứu hỏa sẽ nhanh chóng tiếp cận đám cháy giả định. d- Tại khu vực lân cận đám cháy: Ống rồng cứu hỏa phải được triển khai sẵn sàng. Ít nhất phải có hai ống cứu hỏa được nối với họng cứu hỏa và được kiểm tra dưới áp suất lớn nhất của bơm. Phải chuẩn bịsẵn sàng các bình cứu hỏa xách tay. e- Triệt để sử dụng các bình cứu hỏa sắp hết hạn để luyện tập thực tế cho thuyền viên. f- Thuyền viên sẽ thực tập : (1)Đóng các cửa , thông gió và các nắp mở khác để cách ly đám cháy giả định lan sang các phần khác của con tàu cũng như các hành lang liên quan để giảm thiểu lượng không khí cung cấp cho đám cháy giả định. Cách sử dụng thiết bị khí thở, quần áo cứu hỏa và các đèn an toàn. Các huấn luyện cần thiết khác để dập lửa. g- Tất cả thành viên trong Đội cứu hỏa phải được huấn luyện cách sử dụng tất cả các thiết bị cứu hỏa trên tàu. 4.4 TAM GIÁC CỦA SỰ CHÁY. Sự cháy muốn tồn tại cần có ba yếu tố : Nhiên liệu cháy-Oxy-Nguồn nhiệt. Ngăn chặn một trong ba yếu tố trên sẽ làm triệt tiêu sự cháy. 4.5 NGUYÊN LÝ CỦA VIỆC DẬP LỬA. Khi sự cháy xảy ra, đó là sự đốt cháy của hơi gas hay khí dễ cháy thoát ra từ vật cháy chứ không phải sự đốt cháy của chính bản thân vật cháy. Hiểu rõ điều này là thiết yếu để xác định nguyên lý dập lửa. Tất cả các nguyên liệu bình thường đều thoát ra hơi dễ cháy dễ bắt lửa khi tới nhiệt độ nào đó. Một số sản phẩm thoát ra hơi dễ cháy ở nhiệt độ tương đối thấp, ví dụ như giấy, gỗ, vải … trong khi một số sản phẩm thoát hơi dễ cháy ở nhiệt độ không khí bình thường hoặc thấp hơn ví dụ như dầu lửa, xăng, dầu thô…..v..v… Nhiệt độ mà tại đó sản phẩm sẽ thoát ra đủ lượng hơi dễ cháy để có thể duy trì sự cháy khi được cung cấp nguồn nhiệt từ bên ngoài gọi là NHIỆT ĐỘ BẮT LỬA của sản phẩm đó. Điểm bắt lửa của dầu thô là từ –450 C đến 18O C. Mặt khác đam cháy cũng không thể xảy ra và tồn tại nếu không có sự hiện diện của Oxy ở tỷ lệ không khí bình thường hoặc thấp hơn một chút. Ở điều kiện không khí bình thường trong không khí có 21% Oxy và sự cháy sẽ giảm đi ở phần lớn các sản phẩm khi tỷ lệ oxy giảm xuống 14% và sẽ tắt hẳn khi tỷ lệ Oxy trong không khí giảm dưới 12%. Bỏ qua hết lý luận trên chỉ cần nhớ rằng có ba cách dập lửa : Giảm nhiệt độ của nguyên liệu đang cháy xuống dưới nhiệt độ bắt lửa. Cắt nguồn cung cấp oxy cho nguyên liệu đang cháy, hoặc giảm tỷ lệ oxy ở không khí xung quanh đám cháy xuống dưới 12%. - Ngoài ra còn có phương pháp thứ ba là cắt nguồn nhiên liệu cháy hoặc nguồn nhiên liệu cung cấp cho đám cháy để chờ đám cháy tàn. 4.6 CẮT NGUỒN NHIỆT (LÀM NGUỘI) Nếu tốc độ nhiệt sinh ra nhỏ hơn lượng nhiệt tiêu hao, sự cháy sẽ không thể duy trì. Ví dụ như khi ta châm một que diêm vào một khúc gỗ, nhiệt lượng của que diêm bị khối gỗ hấp thụ hết, như vậy nhiệt lượng que diêm không đủ để nâng nhiệt độ toàn bộ khối gỗ lên tới điểm cháy và chỉ có một ít gỗ bị đốt cháy. Nhưng khi ta bào khúc gỗ thành một đống phoi, tiếp tục châm lửa, khi đó phoi gỗ tiếp xúc với lửa diêm sẽ nhanh chóng tăng nhiệt độ đạt tới điểm đánh lửa bởi vì bề mặt tiếp xúc với nhiệt tăng lên rất lớn. Lửa sẽ bùng lên nhanh chóng trên toàn bộ đống phoi gỗ. Một ví dụ tương tự, một thanh manhê rất khó bốc cháy, nhưng nếu ta nghiền manhê thành bột thì sự cháy sảy ra rất mạnh mẽ. Trong thực tế, hơi gas và các loại khí cháy khác rất nguy hiểm vì bề mặt tiếp xúc của chúng với không khí rất lớn. Cũng như tính chất làm nguội của các loại chất lỏng khác, nước thông thường được sử dụng để dập tắt đám cháy, nó có ưu điểm là rất rẻ và rất sẵn có. Nước sẽ hấp thu nhiệt lượng lớn nhất khi ở dạng sương mù bị sôi và bay hơi ( sẽ hấp thụ trên sáu lần nhiệt lượng cần thiết để đun sôi một khối lượng nước tương tự ). Như vậy trong khi dập lửa ta phải làm sao cho càng nhiều nước biến thành hơi nước càng tốt, trong thực tế điều đó được thực hiện khi ta phun nước dưới dạng sương mù.( Tia nước từ bình cứu hỏa xách tay sẽ phun tóe thành các hạt nhỏ ở khoảng cách khoảng 5 mét) NHƯ VẬY: LÀM NGUỘI ĐÁM CHÁY BẰNG NƯỚC LÀ HẤP THU NHIỆT TỚI ĐIỂM MÀ TẠI ĐIỂM ĐÓ NHIỆT DO ĐÁM CHÁY SINH RA NHỎ HƠN NHIỆT BỊ HẤP THU. KHI ĐÓ ĐÁM CHÁY SẼ TẮT. 4.7 CẮT NGUỒN NHIÊN LIỆU (LÀM NGHÈO). Khi cắt nguồn nhiên liệu, chắc chắn đám cháy sẽ tắt. Một ví dụ thực tế là việc xả dầu một két nhiên liệu đang cháy sẽ làm đám cháy từ từ tắt. 4.8 CẮT OXY (LÀM NGẠT) ĐÁM CHÁY. Khi tỷ lệ oxy trong không khí giảm từ 20% xuống dưới 15%, đám cháy sẽ bị tắt, điều này sảy ra ngay cả khi có rất nhiều oxy còn tồn tại trong không khí. Qui tắc này áp dụng cho tất cả các loại vật liệu cháy. Ví dụ trong thực tế ta thực hiện qui tắc này bằng cách đóng các cửa chống cháy trong các khoang kín, xả CO 2 hoặc Halon xuống buồng máy hoặc trong bếp ta dập lửa bằng cách phủ tấm chăn chống cháy lên trên chảo đang cháy.v.v. 4.9 CÁCH SỬ DỤNG ỐNG RỒNG CỨU HỎA. Chế độ phun hạt (phun nhiều tia) : Là chế độ được sử dụng để cung cấp nước tối đa bao phủ trên diện tích nào đó. Sử dụng tốt nhất để làm mát khu vực xung quanh đám cháy. Nó gây phản lực vào người giữ rồng cứu hỏa ít hơn ở chế độ “phun thẳng”. Trong những đám cháy dầu chúng ta có thể sử dụng chế độ này để “quét” ngọn lửa khỏi bề mặt dầu mà không làm tóe dầu lung tung có thể gây ra những thảm họa khác. Chế độ tạo màn chắn nước: Sử dụng khi ở gần đám cháy để tạo một bức màn chắn bảo vệ người cứu hỏa khỏi sức nóng, lửa và khói. Một vài loại đầu phun còn có khả năng vừa tạo bức màn chắn bằng nước vừa phun nứơc thành tia để dập lửa. Khi sử dụng vòi phun ở chế độ này tốt nhất là điều chỉnh màn nước ở góc 600 so với vòi phun. Chế độ tạo sương mù Sử dụng chế độ này thì tia nước vỡ ra tạo thành những hạt rất nhỏ và làm lạnh đám cháy một cách rất nhanh chóng. Khi nước tạo thành hơi nước sẽ thu một lượng nhiệt rất lớn, các phần tử nước càng nhỏ thì quá trình này càng nhanh và đám cháy càng nhanh chóng bị lạnh đi. Tuy nhiên tầm với của luồng nước ở chế độ này không xa. Chế độ phun thẳng (phun một tia): Chế độ phun thẳng dùng để đưa nhiều nước xâm nhập vào trong lòng đám cháy, chế độ này cũng cho phép làm lạnh bên ngoài đám cháy từ xa . Khi phun ở chế độ này từ xa thì tia nước cũng vỡ ra trở thành chế độ phun hạt. Chế độ phun thẳng này cũng có thể tạo ra hiệu ứng có giá trị để quét sạch khói và hơi gas trong các khoang tàu. Bằng cách đặt hai vòi cứu hỏa, một hướng ra ngoài khoang qua lỗ mở, một hướng vào trong khoang cung cấp thông gió, khói và hơi gas sẽ bị cuốn ra ngoài khoang kín này. Chú ý: Khi sử dụng ống rồng cứu hỏa phải ôm kẹp chặt rồng vào sát nách, hai tay nắm chặt vòi phun. Nếu giữ lỏng, khi bơm khởi động thì ống giật mạnh dễ gây nguy hiểm. Khi sử dụng chế độ phun thẳng yêu cầu ít nhất hai người giữ ống rồng chống lại phản lực rất mạnh dội ngược từ ống rồng cứu hỏa. Trong khu vực có khói, phải hạ thấp trọng tâm tránh khói và di chuyển bằng cách dê chân chậm trên mặt đất mà không nhấc chân lên để tránh trượt hoặc vấp. Khi các khoang kín cháy, nếu lỗ thông hơi đủ lớn, ta có thể đút ống rồng cứu hỏa vào trong khoang qua lỗ thông hơi đó và mở van cứu hỏa. Một số tàu có hệ thống cứu hỏa bọt được tạo ra bằng cách bơm nước cứu hỏa qua đầu phun bọt ba ngả sử dụng nguyên lý Becnuli để hút chất tạo bọt hoà trộn vào luồng nước phun vào đám cháy. Trong trường hợp này tốt nhất nên phun vào vách thẳng đứng sát đám cháy, như vậy lượng bọt tạo ra sẽ nhiều hơn và từ từ lan tỏa dưới chân đám cháy. Phải có hệ thống van xả nước trong hệ thống ống (thép) dẫn nước cứu hoả để tăng tuổi thọ ống đặc biệt khi tàu hoạt động trong vùng lạnh (nhiệt độ âm) để tránh làm vỡ ống cứu hỏa khi nước bị đóng băng. 4.10 CÁC LOẠI BÌNH CỨU HỎA. Bình nước (màu đỏ) Nước là tác nhân chống cháy được sử dụng rộng rãi. Bình chữa cháy bằng nước sử dụng áp suất cao ép nước trong bình phụt qua đầu vòi, hướng của tia nước được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh vòi cứu hỏa. Vỏ bình cứu hỏa luôn chịu áp lực không khí và bình cứu hỏa hoạt động bằng cách rất đơn giản - mở van đầu vòi. Nguyên lý của loại này là dùng để làm nguội đám cháy. Khi sử dụng bình loại này ta chỉ cần rút chốt an toàn, bóp mở van và hướng tia nước vào đám cháy. Bình bọt (màu kem sáng ) Bọt là chất cứu hỏa phù hợp với việc chữa cháy đám cháy của các chất lỏng dễ cháy củng như là vải, gỗ, giấy thông thường. Chất bọt này tạo ra bằng cách hoà trộn chất tạo bọt và nước dưới áp suất cao khi chảy qua họng chia nhánh. Khi đó hỗn hợp này sẽ tạo thành bọt. Phần lớn bình chữa cháy loại bọt là loại có vỏ chịu áp lực. Nguyên lý của loại này là làm mát đám cháy đồng thời với cắt nguồn Oxy. Có nhiều cấu tạo cho loại này. Chú ý khi sử dụng loại bình có tay cầm tròn phía trên ta phải cầm từ phía trong vành tròn. Bình CO 2 (màu đen) Sử dụng cho các đám c
Tài liệu liên quan