Sổ tay kiến thức thương mại điện tử

Xin giới thiệu đến quý vị quyển Sổ tay Kiến thức Marketing qua mạng (e-marketing) và Thương Mại Điện Tử gồm nhiều bài viết lần lượt đề cập đến những phần kiến thức cốt lõi nhất của Marketing qua mạng và Thương Mại Điện Tử, nhằm trang bị kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực này cho đối tượng độc giả là các doanh nhân của các DN vừa và nhỏ hoặc bất kỳ ai quan tâm đến Marketing qua mạng và Thương Mại Điện Tử. Những bài viết này do Chuyên viên Thương mại điện tử của công ty V.E.C biên soạn với mong muốn hỗ trợ nhận thức của DN trong tiến trình hội nhập quốc tế thôngqua việc triển khai và khai thác lợi ích từ thương mại điện tử và marketing qua mạng để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sổ tay kiến thức thương mại điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S tay Ki n th c Thưng mi đin t, biên son bi Dưng T Dung Công ty TMĐT V.E.C (www.vecvn.com) 1 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ V.E.C Địa chỉ: 82-84 Calmette, P.202, Quận 1, Tp.HCM Tel: (08)-9143941 - Fax: (08)-8295063 Email: info@vecvn.com www.vecvn.com, www.vnmarketplace.net, www.toiyeudulich.com SỔ TAY KIẾN THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Biên soạn bởi: DƯƠNG TỐ DUNG dung@vecvn.com Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Công ty TMĐT V.E.C (www.vecvn.com) MỤC LỤC Lời ngỏ Phần 1: Hỏi – Đáp 1.1. Internet giúp được gì cho việc marketing? 1.2. Website là gì, tại sao cần có website? 1.3. Doanh nghiệp nào nên có website? 1.4. Tại sao website hoạt động không hiệu quả? 1.5. Làm thế nào để tìm khách hàng quốc tế? 1.6. Làm thế nào marketing qua mạng ở trong nước? 1.7. Có phải TMĐT là phải thanh toán qua mạng? 1.8. Có tốn kém lắm không khi áp dụng TMĐT? 1.9. Tôi phải làm gì để đầu tư cho TMĐT có hiệu quả? Phần 2: Kiến thức chung về Marketing qua mạng 2.1. Định nghĩa marketing qua mạng (e-marketing) 2.2. Tại sao phải chú trọng marketing qua mạng? 2.3. e-marketing cho website 2.4. e-marketing cho sản phẩm 2.5. Các chiến lược e-marketing phổ biến 2.6. Chiến lược e-marketing hay, hiệu quả 2.7. Nguyên tắc cần nhớ khi thực hiện e-marketing 2.8. Những điều cần lưu ý khi thực hiện e-marketing 2.9. Một số địa chỉ website về e-marketing Phần 3: Kiến thức chung về Thương mại điện tử 3.1. Định nghĩa Thương mại điện tử 3.2. TMĐT và lợi ích cho Doanh nghiệp 3.3. TMĐT hỗ trợ DNVN như thế nào? 3.4. TMĐT - những điều cần lưu ý 3.5. Các bước triển khai TMĐT cho DNVN 3.6. Làm thế nào để thành công trong TMĐT? 3.7. Nội lực DNVN cần có trong TMĐT 3.8. Kiến thức chung về kỹ thuật trong TMĐT 3.9. Một số website điển hình về TMĐT ở VN S tay Ki n th c Thưng mi đin t, biên son bi Dưng T Dung Công ty TMĐT V.E.C (www.vecvn.com) 2 LỜI NGỎ Xin giới thiệu đến quý vị quyển Sổ tay Kiến thức Marketing qua mạng (e-marketing) và Thương Mại Điện Tử gồm nhiều bài viết lần lượt đề cập đến những phần kiến thức cốt lõi nhất của Marketing qua mạng và Thương Mại Điện Tử, nhằm trang bị kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực này cho đối tượng độc giả là các doanh nhân của các DN vừa và nhỏ hoặc bất kỳ ai quan tâm đến Marketing qua mạng và Thương Mại Điện Tử. Những bài viết này do Chuyên viên Thương mại điện tử của công ty V.E.C biên soạn với mong muốn hỗ trợ nhận thức của DN trong tiến trình hội nhập quốc tế thông qua việc triển khai và khai thác lợi ích từ thương mại điện tử và marketing qua mạng để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Thưa các bạn, vào thời điểm đầu năm 2005, Việt Nam đang nỗ lực mong muốn gia nhập Tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), đang khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu rất nhiều mặt hàng v.v… Chỉ hơn một năm nữa thôi là Việt Nam đã chính thức gia nhập AFTA và hàng rào thuế quan sẽ hầu như không còn bảo hộ cho hàng hóa Việt Nam trước hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN được nữa. Xu hướng Toàn cầu hóa ngày càng trở nên rõ ràng hơn ở Việt Nam: hàng hóa được nhập với thuế suất rất thấp, các rào cản thuế quan và bảo hộ kinh tế ngày càng giảm, các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài có mặt ở Việt Nam ngày càng nhiều… Do đó, đây là thời điểm quan trọng đối với các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam để buộc phải tìm cách kinh doanh hiệu quả hơn để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển. May mắn thay, Thương Mại Điện Tử có thể là một công cụ rất tốt giúp các DN vừa và nhỏ của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới để tìm lối ra cho mình. Hy vọng quyển Số tay Kiến thức Marketing qua mạng và Thương Mại Điện Tử này sẽ giúp quý vị tự tin và quyết tâm hơn để triển khai Thương Mại Điện Tử và Marketing qua mạng một cách có hiệu quả. Mọi thắc mắc hay phản hồi thông tin, vui lòng liên hệ V.E.C (www.vecvn.com, tmdt@vecvn.com). Trân trọng, Dương Tố Dung V.E.C Co., Ltd. PHẦN 1: HỎI - ĐÁP 1.1. Internet giúp được gì cho việc marketing? Đặc tính của Internet là không giới hạn vị trí địa lý, không gian, thời gian, nội dung thông tin, có thể tiếp cận rất nhiều người vào bất kỳ lúc nào với chi phí rất thấp… Do đó, Internet thật sự là một kênh marketing mới, hiệu quả cho một số loại hình DN, nhât là các DN có thị trường ở nước ngoài. 1.2. Website là gì, tại sao cần có website? Website là một địa chỉ gồm một hay nhiều trang web trưng bày thông tin, hình ảnh về một hay những chủ đề nào đó, có dạng địa chỉ www.abc.com, www.abc.com.vn, www.xyz.net, www.abc.com.xyz... Đối với DN thì website được dùng để trưng bày thông tin, hình ảnh về DN, về sản phẩm, dịch vụ... nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng quan tâm có thể tìm hiểu thông tin về DN và sản phẩm/dịch vụ của DN một cách tiện lợi nhất - từ bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, website còn giúp DN tương tác với khách hàng hay khách hàng tiềm S tay Ki n th c Thưng mi đin t, biên son bi Dưng T Dung Công ty TMĐT V.E.C (www.vecvn.com) 3 năng một cách tiện lợi thông qua mạng Internet. Và DN tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên lạc như gửi bưu điện, điện thoại, fax đường dài và quốc tế. Tại sao doanh nghiệp nên có website? Không phải DN nào cũng nên có website. Bên dưới là một số loại DN nên có website: • DN có hoặc tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài • DN cần cung cấp thông tin chi tiết, thông tin mang tính cập nhật cho khách hàng ở những địa bàn rộng lớn • DN cần thường xuyên giới thiệu mình, sản phẩm, dịch vụ đến với các đối tượng khách hàng trong một hay nhiều địa bàn rộng lớn Với những DN như trên thì website sẽ giúp: • Cung cấp thông tin nhanh chóng, mang tính cập nhật để phục vụ tốt các đối tượng khách hàng • Khối lượng thông tin cung cấp không hạn chế như quảng cáo trên báo đài • Quảng bá ở thị trường toàn cầu (báo chí VN không giúp được điều này) • Thông tin luôn sẵn có trên website và có thể được xem bất kỳ lúc nào, tìm kiếm dễ dàng • Tiết kiệm chi phí quảng cáo (giá xây dựng và duy trì một website rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo trên báo đài, nội dung lại không giới hạn) • Thông tin dễ dàng được thay đổi mà không phải in lại như brochure, catalogue, danh thiếp... • Tương tác với đối tượng khách hàng (hỗ trợ, tư vấn, đặt hàng...) • Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng (siêu thị điện tử), nhân sự (nhân viên phục vụ) • Làm tăng tính chuyên nghiệp của DN (thời đại kỹ thuật số mà trên danh thiếp của DN không có địa chỉ website thì chắc là DN nhỏ) • Rút ngắn khoảng cách giữa DN nhỏ và DN lớn (trên website - nếu làm chuyên nghiệp – thì không ai biết đây là DN lớn hay nhỏ vì TMĐT có tính chất “không biết mặt nhau, không thăm viếng thực sự”) • và một số lợi ích khác 1.3. Doanh nghiệp nào nên có website? Không phải DN nào cũng nên có website. Bên dưới là một số loại DN nên có website: • DN có hoặc tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài: DN sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhất định phải có website để có thể chào hàng cho đối tượng khách hàng từ nước ngoài • DN cần cung cấp thông tin chi tiết, thông tin mang tính cập nhật cho khách hàng ở những địa bàn rộng lớn: ví dụ như báo chí, đài truyền hình, công ty dịch vụ tư vấn, địa ốc, việc làm... • DN cần thường xuyên giới thiệu mình, sản phẩm, dịch vụ đến với các đối tượng khách hàng trong một hay nhiều địa bàn rộng lớn: các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, các đơn vị kinh doanh giải trí (phim, băng đĩa...), ăn uống, thư giãn (giới thiệu khung cảnh quán, thực đơn...) • Ngoài ra, các DN có tiếng tăm trong ngành thì cũng rất nên có website để khẳng định tính chuyên nghiệp và tiên phong của mình. • Dĩ nhiên, các DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT thì chắc chắn phải có website, vì đây là “lãnh địa” của họ, nếu không có website thì có vẻ “mâu thuẫn” về khả năng. DN của bạn có nằm trong những DN cần có website hay không? Nếu không, có thể đây chưa phải là lúc bạn nghĩ đến việc xây dựng website mà bạn có thể thong thả chờ đợi khi nào thực S tay Ki n th c Thưng mi đin t, biên son bi Dưng T Dung Công ty TMĐT V.E.C (www.vecvn.com) 4 sự có nhu cầu. Dĩ nhiên nếu bạn muốn thể hiện sự chuyên nghiệp bằng cách phải có một website thật ấn tượng, bạn hoàn toàn có thể đạt được điều mong muốn đó với vài triệu đồng. Nếu DN của bạn nằm trong nhóm nên có website mà hiện chưa có website thì bạn nên xây dựng cho DN mình một website càng nhanh càng tốt. 1.4. Tại sao website hoạt động không hiệu quả? Đa số các DN có website đều than phiền rằng website của họ không mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh. Đó là một thực trạng chung cho các DN vừa và nhỏ VN. Nguyên nhân cũng rất đơn giản như sau: Website xây xong rồi thì “bị bỏ quên”, không marketing website Ví dụ như một sản phẩm mới của DN được sản xuất ra rồi không có một hoạt động marketing nào để quảng bá sản phẩm đó thì liệu thị trường có biết đến sản phẩm đó hay không? Do vậy, sau khi có website rồi, DN phải chú trọng marketing cho website của mình, cả marketing trên mạng và marketing truyền thống (như in địa chỉ website lên danh thiếp, bao gồm địa chỉ website trong các mẩu quảng cáo, bao bì, tài liệu giao dịch của DN). Marketing website trên mạng thì có nhiều cách, bạn có thể đọc trong phần hướng dẫn marketing qua mạng. Việc marketing này (cả trên mạng và theo cách truyền thống) nhằm mục đích làm cho mọi người biết đến và có thể tìm đến website của DN. Nội dung nghèo nàn, không cập nhật, thiết kế không chuyên nghiệp, chức năng không tiện lợi Nếu làm tốt việc marketing, có nhiều người truy cập nhưng phần nội dung, hình thức, chức năng website lại nghèo nàn, không chuyên nghiệp thì sẽ khó có khả năng người ta quay lại xem lần thứ hai. Hơn nữa, nguy cơ bị đối tượng khách hàng đánh giá thấp mức độ chuyên nghiệp của DN nếu website của DN không được chăm sóc kỹ lưỡng làm cho DN bị mất nhiều cơ hội bán hàng. Nếu website của bạn không mang lại hiệu quả kinh doanh như bạn mong muốn, bạn có thể nhờ V.E.C kiểm tra, tư vấn cho bạn cách thức cải tiến để khai thác tốt hơn website của DN của bạn. 1.5. Làm thế nào để tìm khách hàng quốc tế? Nếu DN bạn sản xuất hàng hóa xuất khẩu, việc tìm đầu ra ở thị trường quốc tế là một nhiệm vụ sống còn của DN. Phần này hướng dẫn bạn vài cách thức thông dụng và hiệu quả để giúp bạn quảng bá sản phẩm của mình cho các đối tác quốc tế và tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở mọi quốc gia. 1. Bạn hãy tham gia trưng bày sản phẩm trên các sàn giao dịch quốc tế như: • www.vnmarketplace.net: bạn nên làm một e-catalogue để trưng bày sản phẩm của mình cho mọi đối tượng quan tâm (thường là các nhà nhập khẩu quốc tế), bạn cũng nên đăng các mẩu rao bán trên website này (tham khảo www.vnmarketplace.net/ec/minhhai). • www.alibaba.com • www.ec21.com Trên các sàn giao dịch này, bạn không chỉ cần trưng bày hình ảnh, thông tin về sản phẩm mà bạn còn phải nên thường xuyên đăng các mẩu rao bán (selling trade lead) và trả lời lại các mẩu tìm mua hàng đối với mặt hàng bạn đang bán. Cách thức này rất hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn phải có vốn tiếng Anh kha khá và kỹ năng duyệt web. 2. Bạn nên tự tiếp thị mình với các nhà nhập khẩu mặt hàng bạn đang bán. Bạn có thể mua danh sách thông tin về các nhà nhập khẩu (tên công ty, địa chỉ, tel/fax, email, website...) rồi tự gửi email chào hàng, giới thiệu website để họ vào tham khảo hàng hóa, giá S tay Ki n th c Thưng mi đin t, biên son bi Dưng T Dung Công ty TMĐT V.E.C (www.vecvn.com) 5 cả... V.E.C có thể cung cấp cho bạn danh sách các nhà nhập khẩu các ngành nghề hàng hóa trên toàn thế giới. 3. Nếu bạn có website, bạn phải đăng ký website với các bộ tìm kiếm (search engines), danh bạ website (web directory), trao đổi link với các website khác, nếu có ngân sách cho marketing, bạn nên đặt banner trên các website nổi tiếng nơi mà đối tượng khách hàng của bạn hay lui tới. Tuy nhiên, tìm ra khách hàng tiềm năng quốc tế không khó bằng biến họ thành khách hàng. Việc này đòi hỏi nhiều yếu tố: hàng hóa của bạn, giá cả, chất lượng dịch vụ (tốc độ phục vụ, tính chuyên nghiệp của thông điệp liên hệ qua lại với khách hàng...). 1.6. Làm thế nào marketing qua mạng ở trong nước? Đối với DN có thị trường trong nước, hiện nay số người VN truy cập Internet đã lên đến khoảng 5.5 triệu người (tháng 10/2004), chủ yếu là giới trẻ và CBCNV, con số này tăng gần như gấp đôi mỗi năm. Do đó, những DN cung cấp sản phẩm hay dịch vụ dành cho giới trẻ, CBCNV thì marketing trên mạng là một công cụ hữu ích và ngày càng chiếm trọng số quan trọng hơn. Để marketing qua mạng cho thị trường trong nước, DN có thể thực hiện các việc sau: • Thiết kế website thật hiệu quả, cung cấp đầy đủ chức năng, thông tin, tiện ích dành cho đối tượng người xem • Sau đó lên mạng đăng thật nhiều rao vặt trên các website rao vặt, đăng thường xuyên mỗi tuần • Nếu có ngân sách dành cho marketing, đặt banner trên các website nổi tiếng khác như www.vnexpress.net, www.tintucvietnam.com, www.saigontre.com... để người xem chú ý đến banner của DN và từ đó click vào để vào xem website của DN • Chú trọng tối ưu hóa website để xuất hiện ở thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google với từ khóa chọn trước. Lưu ý, ở VN, hơn 90% người truy cập Internet dùng Google tìm kiếm thông tin. • Hình thức gửi email marketing và khuyến khích thành viên giới thiệu website này cho bạn bè 1.7. Có phải TMĐT là phải thanh toán qua mạng? Đa số DN nghĩ rằng TMĐT là phải có thanh toán qua mạng. Điều này không đúng. TMĐT có nhiều mức độ. Ở VN, chúng ta có thể chưa đạt được mức độ thanh toán qua mạng, nhưng không có nghĩa là chúng ta không tận dụng được TMĐT để phục vụ cho việc kinh doanh của DN. Đối với tình hình chung ở VN hiện nay, DN nên tích cực tận dụng TMĐT cho việc marketing và tìm kiếm khách hàng qua mạng. Để làm điều này không khó lắm, cũng không có nhiều rủi ro kèm theo như trong thanh toán qua mạng. Tuy nhiên để khai thác tốt TMĐT phục vụ cho việc marketing qua mạng, DN cần phải kiên trì và biết cách marketing đúng, hiệu quả. V.E.C hân hạnh được tư vấn cho DN vừa và nhỏ về cách thức marketing qua mạng sao cho hiệu quả nhất. 1.8. Có tốn kém lắm không khi áp dụng TMĐT? Thật ra chi phí triển khai TMĐT dao động rất lớn, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của DN. Phần này xin giới thiệu ước lượng sơ bộ chi phí triển khai và duy trì TMĐT của một vài mô hình TMĐT như sau: S tay Ki n th c Thưng mi đin t, biên son bi Dưng T Dung Công ty TMĐT V.E.C (www.vecvn.com) 6 Đối với DN đơn giản chỉ muốn có website để trưng bày thông tin, cho đặt hàng qua mạng... Chi phí triển khai Chi phí duy trì hàng tháng - Xây dựng website: từ 3 – 7 triệu đồng - Chi phí hosting + domain: 100.000 – 200.000 đồng - Chi phí truy cập Internet: nếu thuê ADSL, khoảng 500.000 đồng/tháng - Chi phí marketing cho website (thuê dịch vụ trọn gói): 100.000 – 200.000 đồng Đối với DN kinh doanh “nghiêng” nhiều về trên mạng với những website phức tạp, đông người vào xem Chi phí triển khai Chi phí duy trì hàng tháng - Xây dựng website: từ 10 - 20 triệu đồng - Chi phí hosting + domain: khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng - Chi phí truy cập Internet: nếu thuê ADSL, khoảng 1.000.000 đồng/tháng - Chi phí marketing cho website: tùy theo ngân sách, có thể vài triệu đến vài chục triệu mỗi tháng Như vậy, chi phí làm website và chi phí duy trì website là không cao. Nếu DN muốn tập trung làm marketing qua mạng tốt thì phải đầu tư chi phí cho e-marketing và nhân sự. Khi DN quyết định xây dựng website cho mình, thì nhất thiết cũng phải có giải pháp marketing và khai thác lợi ích mang lại từ website. 1.9. Tôi phải làm gì để đầu tư cho TMĐT có hiệu quả? Để đầu tư cho TMĐT có hiệu quả, DN cần ghi nhớ một số vấn đề sau: • Marketing: marketing là chìa khóa chính cho sự thành công trong TMĐT. Để marketing tốt, DN có thể phải đầu tư nhân lực am hiểu về marketing truyền thống và marketing qua mạng. Hoặc tiết kiệm hơn, DN có thể thuê dịch vụ marketing qua mạng trọn gói. • Chất lượng website: DN phải đầu tư vào nội dung của website bằng cách chăm sóc nội dung thường xuyên, cập nhật thông tin... việc này có thể có một nhân viên đứng ra đảm nhiệm hoặc nếu DN không có nhiều nội dung mới một cách thường xuyên thì công việc này có thể giao cho bộ phận kinh doanh kiêm nhiệm, không phát sinh thêm chi phí nhân sự. • Chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng: điều này quan trọng. Việc hỗ trợ khách hàng qua mạng một cách chuyên nghiệp góp phần rất lớn vào sự thành công của DN trong TMĐT. DN cần có ít nhất một nhân viên phụ trách việc giải đáp thắc mắc của khách hàng tiềm năng một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng. • Chiến lược kinh doanh: nếu DN chọn hình thức kinh doanh “nghiêng” nhiều về trực tuyến thì phải có đội ngũ kinh doanh giỏi về chiến lược kinh doanh trên mạng, am hiểu các hoạt động kinh doanh, marketing trên mạng... • Nhân sự chuyên môn về TMĐT: tương tự như phần Chiến lược kinh doanh, nếu DN kinh doanh trực tuyến thì nhất định phải có những nhân sự chuyên môn về TMĐT như kỹ thuật, marketing qua mạng, phục vụ khách hàng qua mạng, nội dung, nghiên cứu thị trường online v.v... S tay Ki n th c Thưng mi đin t, biên son bi Dưng T Dung Công ty TMĐT V.E.C (www.vecvn.com) 7 PHẦN 2: KIẾN THỨC CHUNG VỀ MARKETING QUA MẠNG 2.1 Định nghĩa marketing qua mạng Marketing qua mạng (hay e-marketing, Internet marketing) là việc thực hiện các hoạt động quảng bá một thông điệp đến với nhóm đối tượng quảng bá dựa trên các công cụ email, Internet, WWW. Thông qua email, DN có thể gửi thông điệp quảng bá đến các nhóm đối tượng quảng bá. Thông qua WWW, DN có thể xây dựng website để trưng bày đầy đủ thông tin rồi sau đó tập trung quảng bá địa chỉ website này cho thật nhiều người biết đến (quan trọng nhất là thật nhiều người trong nhóm đối tượng mà DN muốn chuyển tải thông điệp quảng bá đến họ) để vào xem những nội dung trưng bày trên website của DN. Hoặc thông qua website của các đơn vị khác, DN cũng có thể đăng tải những mẩu rao vặt, cần mua - cần bán... nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm. Cũng thông qua WWW, DN có thể tìm kiếm thông tin về các đối tác tiềm năng để chủ động liên hệ chào hàng. 2.2. Tại sao phải chú trọng marketing qua mạng? DN nào cũng cần phải chú trọng marketing. Trong TMĐT cũng thế. Bạn có biết hiện nay (tháng 11 năm 2004) trên mạng Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web. Nếu một người mỗi ngày tìm kiếm ra và xem 10 website mới thì phải mất 4 triệu ngày (12.000 năm) mới đọc qua hết số website có trên thế giới, đó là chưa kể ước tính mỗi tháng có khoảng 1.000.000 website mới ra đời, và dĩ nhiên, số website “chết” trong tháng vẫn không ít. Theo thống kê, hơn 80% người duyệt web tìm ra các website thông qua việc tìm kiếm trên các bộ tìm kiếm, phổ biến nhất là www.google.com, www.yahoo.com và www.msn.com. Vì thế, để marketing website của bạn, điều quan trọng là website của bạn phải được liệt kê thứ hạng Top 30 của kết quả tìm kiếm của các bộ tìm kiếm chính (như google, yahoo…) với một số từ khóa chọn trước. Thực hiện điều này không dễ và hầu như tất cả các người chủ của các website đều cố gắng đạt được điều này. Bạn có thể nhờ dịch vụ marketing và tối ưu hóa website (website optimization) để giúp bạn đạt được điều này. Ngoài ra, bạn phải tìm cách cho địa chỉ website của bạn được giới thiệu càng nhiều ở trên mạng càng tốt, thông qua việc đăng rao vặt, liệt kê trên các danh bạ website và trao đổi link với các website khác. 2.3. e-marketing cho website Để marketing cho website, bạn cần áp dụng cả 2 hình thức: marketing truyền thống (như in địa chỉ trên các tài liệu sales…) và marketing qua mạng (hay chính là e-marketing). Để e-marketing cho website của bạn, bạn phải làm các việc sau: • Đăng ký địa chỉ website, lĩnh vực của website với một vài bộ tìm kiếm chính như www.google.com (tại www.google.com/add
Tài liệu liên quan