Tóm tắt
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với Chủ
tịch Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Ái Quốc) và cách mạng Việt Nam. Nhân kỷ
niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin” (7/1920 -
7/2020), bài viết tập trung nghiên cứu, tìm hiểu góp phần làm sáng tỏ các vấn đề
cơ bản: (1) Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin; (2) Quá trình
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin; (3) Những tác động lớn của Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin
đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam. Qua đó, cho thấy giá trị,
ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin nói riêng
đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin với chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
149|
SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ
VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA CỦA V.I. LÊNIN
VỚI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TS. Đoàn Sỹ Tuấn
ThS. Đào Thị Thu Phương
Trường Đại học Hoa Lư
Tóm tắt
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với Chủ
tịch Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Ái Quốc) và cách mạng Việt Nam. Nhân kỷ
niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin” (7/1920 -
7/2020), bài viết tập trung nghiên cứu, tìm hiểu góp phần làm sáng tỏ các vấn đề
cơ bản: (1) Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin; (2) Quá trình
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin; (3) Những tác động lớn của Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin
đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam. Qua đó, cho thấy giá trị,
ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin nói riêng
đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.
Từ khóa: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Việt Nam.
I. MỞ ĐẦU
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin có ý nghĩa “đặc biệt” quan trọng. Nó tạo
ra sự biến đổi mang tính chất bƣớc ngoặt, căn bản, về chất tình cảm, tƣ tƣởng, quan
điểm, lập trƣờng cách mạng, giúp Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, giải
phóng dân tộc; tìm ra cái "cẩm nang" thần kỳ cho cách mạng Việt Nam - chủ nghĩa
Mác - Lênin; từ đó tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đƣa đến sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành một trong các nguồn gốc lý luận có ý
nghĩa quyết định sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, góp phần đóng
góp to lớn vào sự phát triển dân tộc Việt Nam trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Bài
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|150
viết tập trung nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh
với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cƣơng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
V.I. Lênin.
II. NỘI DUNG
2.1. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I. Lênin
Cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX, chủ nghĩa tƣ bản từ tự do cạnh tranh chuyển
sang chủ nghĩa đế quốc, chúng tiến hành xâm lƣợc thuộc địa, hình thành hệ thống
thuộc địa khổng lồ, phụ thuộc vào các nƣớc tƣ bản. Nhằm tranh giành thuộc địa, giữa
các nƣớc tƣ bản đã diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Sau
chiến tranh các nƣớc tƣ bản đế quốc đã lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, đã trút
gánh nặng lên đầu giai cấp vô sản và quần chúng lao động cả ở chính quốc và thuộc
địa, lòng căm phẫn của công nhân, quần chúng lao động bị áp bức thêm sục sôi, sâu
sắc. Cách mạng tháng Mƣời Nga thành công (1917), Quốc tế Cộng sản (3/1919) do
Lênin sáng lập ra đời, phong trào cách mạng vô sản phát triển mạnh, ngày càng thu hút
nhiều quần chúng lao động đƣợc vào cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, phong trào cách mạng
vô sản lại xuất hiện những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Chúng khơi dậy những thành kiến,
chia rẽ các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở chính quốc,
đây là điều vô cùng nguy hại cho phong trào cộng sản thế giới. Vào thời điểm này, bảo
vệ nƣớc Nga Xô viết, với chính quyền Nhà nƣớc Xô viết non trẻ trƣớc sự can thiệp vũ
trang của liên minh các cƣờng quốc tƣ bản đế quốc, là bảo vệ trung tâm của cách mạng
vô sản thế giới, bảo vệ học thuyết cách mạng của C. Mác. Trong bối cảnh đó, để bảo vệ
chính quyền Nhà nƣớc Xô viết non trẻ, bảo vệ Cách mạng tháng Mƣời, trung tâm của
cách mạng vô sản thế giới, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, đáp ứng nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong chƣơng trình nghị sự của Đại hội II Quốc tế Cộng sản, là củng cố
các đảng chuẩn bị cho việc tiến hành chuyên chính vô sản trên phạm vi toàn thế giới và
liên hiệp tất cả những ngƣời vô sản cách mạng ở những nƣớc tƣ bản tiên tiến với quần
chúng cách mạng bị áp bức, bóc lột ở các nƣớc thuộc địa, ở các nƣớc phƣơng Đông,
V.I. Lênin đã viếtSơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa (sau đây gọi tắt là Luận cƣơng của V.I. Lênin), để trình bày tại Đại hội II
Quốc tế Cộng sản vào tháng 7, 8/1920.
Luận cƣơng của V.I. Lênin là văn kiện đƣợc V.I. Lênin viết để trình bày tại Đại
hội II Quốc tế Cộng sản, họp từ ngày 19/7 đến 07/8/1920; ngay sau đó, bản Luận
cương này đã đƣợc đăng trên báo Nhân đạo (L’ Humanité) - cơ quan ngôn luận của
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
151|
Đảng Xã hội Pháp, số ra ngày 16 và 17/7/1920 với tiêu đề chạy suốt cả trang báo. Tác
phẩm ngắn gọn, vô cùng quan trọng này đã củng cố những nguyên tắc mácxít về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa, đƣợc Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua và coi là
cƣơng lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản. Luận cƣơng của
V.I. Lênin gồm 12 luận điểm trong đó chứa đựng những tƣ tƣởng chiến lƣợc lớn: Một
là, V.I. Lênin phê phán giai cấp tƣ sản đã giải quyết một cách trừu tƣợng và hình thức
vấn đề dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đó là một sự dối trá, thủ tiêu đấu
tranh giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tƣ sản; các đảng cộng sản ở các nƣớc
chính quốc chƣa thấy tầm quan trọng, có tâm lý coi khinh các nƣớc thuộc địa; giai cấp
công nhân, nhân dân lao động ở các nƣớc thuộc địa kỳ thị với giai cấp công nhân, nhân
dân lao động ở chính quốc. Hai là, đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa;
quyền tự quyết của các dân tộc gồm quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa phải đi
đến công nhận, thực hiện quyền độc lập tự chủ chứ không chỉ có tự trị văn hóa. Ba là,
chỉ rõ trách nhiệm trọng đại của các Đảng Cộng sản ở các nƣớc đế quốc là phải ủng hộ,
giúp đỡ một cách tích cực nhất đối với phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa
và phụ thuộc. Bốn là, khẳng định các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc không những có
nhiệm vụ giải phóng khỏi ách thống trị của nƣớc ngoài, mà còn phải đấu tranh chống
lại các lực lƣợng phản động ở ngay trong nƣớc mình, những lực lƣợng đó thƣờng là
đồng minh của đế quốc thực dân. Năm là, đề ra một nhiệm vụ lớn của cách mạng thế
giới là sự đoàn kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức
với các nƣớc đã làm cách mạng XHCN thành công. Sáu là, Quốc tế III đóng vai trò bộ
tham mƣu chung của cách mạng thế giới, nƣớc Nga xô viết là ngọn cờ đầu, căn cứ địa,
thành trì của cách mạng thế giới.
2.2. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ một nƣớc phong kiến độc lập, khi Pháp xâm
lƣợc Việt Nam trở thành nƣớc thuộc địa nửa phong kiến. Các phong trào yêu nƣớc, các
con đƣờng cứu nƣớc của các nhà cách mạng Việt Nam tiền bối theo các khuynh hƣớng,
lập trƣờng tƣ tƣởng khác nhau đã diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, rộng khắp nhƣng đều
thất bại. Sự thất bại của các phong trào yêu nƣớc, các con đƣờng cứu nƣớc làm cho
Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đƣờng lối cứu nƣớc, giải phóng
dân tộc. Từ đó, đặt ra nhu cầu lịch sử, khách quan, bức bách của cách mạng Việt Nam
lúc này là cần có đƣờng lối cứu nƣớc, giải phóng dân tộc đúng đắn. Sinh ra trong một
gia đình nhà nho yêu nƣớc, tiến bộ, gần gũi với nhân dân, quý trọng con ngƣời, đề cao
sự học, trong một vùng quê giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, Nguyễn Tất
Thành sớm hình thành tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân. Tổng kết các phong trào yêu
nƣớc, các con đƣờng cứu nƣớc của các nhà cách mạng Việt Nam tiền bối theo các
khuynh hƣớng, lập trƣờng tƣ tƣởng khác nhau, Ngƣời rất khâm phục, kính yêu tấm
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|152
lòng yêu nƣớc nhiệt thành, nhƣng phê phán và không tán thành con đƣờng cứu nƣớc
của họ. Ngày 5/6/1911, Ngƣời đã ra nƣớc ngoài, tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân. Khảo
sát các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Ngƣời nhận ra rằng, cách mạng Mỹ,
Pháp là “những cuộc cách mạng chưa đến nơi” Ngƣời có một tình cảm đặc biệt với
Cách mạng tháng Mƣời và V.I. Lênin - lãnh tụ của cuộc cách mạng đó. Sau 9 năm bôn
ba tìm đƣờng cứu nƣớc, tháng 7/1920, tại Pari - Thủ đô của nƣớc Pháp, Ngƣời tiếp
cận Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
V.I. Lênin (sau đây gọi tắt là Luận cƣơng của V.I. Lênin).
Luận cƣơng của V.I. Lênin ảnh hƣởng sâu sắc nhất đến tƣ tƣởng, cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Sau này trong nhiều tác phẩm, bài báo, bài nói, trả
lời phỏng vấn Ngƣời nhiều lần nhắc, đánh giá cao tầm quan trọng của Luận cƣơng
của V.I. Lênin: “Chính sách thuộc địa”1 (1920); “Phát biểu tại phiên họp thứ 22 đại
hội lần thứ V Quốc tế cộng sản”2 (7/1924); “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc
địa”3 (1924); “Lênin và các dân tộc thuộc địa”4 (1924); “Lênin và phương Đông”5
(1/1926); “Thư gửi Ban phương Đông”6 (1/1935); “Sức mạnh vô địch”7(4/1960); “Con
đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”8 (4/1960); “Một lời nói, một khối vàng”9
(10/1960); “Trả lời phỏng vấn của tạp chí Thanh niên (Canađa)”10( Trả lời khoảng
tháng 12/1965); “Trả lời phỏng vấn của Sáclơ Phuốcniô, phóng viên báo l'Humanité
(Pháp)”11 (7/1969)
2.3. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I. Lênin đối với Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam
2.3.1. Luận cương của V.I. Lênin giúp Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản, con đường duy nhất đúng của
cách mạng Việt Nam
Luận cƣơng của V.I. Lênin đã tác động mạnh mẽ đối với Nguyễn Ái Quốc cả về
1
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.31.
2
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.298.
3
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.320.
4
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.256.
5
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.233.
6
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.254.
7
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.557.
8
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.561.
9
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.708.
10
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.699.
11
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.583.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
153|
nhận thức và hoạt động thực tiễn. Về mặt nhận thức, Luận cƣơng của V.I. Lênin đã chỉ
rõ: Đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ
thù chung; động lực to lớn và lực lƣợng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân
và nông dân; hƣớng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa là cách
mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn
liền với giải phóng con ngƣời; chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối
quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nƣớc thuộc địa Luận cƣơng
đã trực tiếp chỉ ra con đƣờng cứu nƣớc của các dân tộc thuộc địa là con đƣờng cách
mạng vô sản. Về mặt thực tiễn, Luận cƣơng của V.I. Lênin đã tác động mạnh mẽ đến
hoạt động thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc. Luận cƣơng là động lực cho Ngƣời tham gia
Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành việc Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp 12/1920; sáng lập ra "Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari"
năm 1921; đọc nhiều tham luận tại các hội nghị quốc tế, trong đó nhấn mạnh phải hoạt
động tích cực cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa theo đƣờng lối
của Lênin; tham gia sáng lập ra "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông", tại
Quảng Châu, năm 1925
Luận cƣơng của V.I. Lênin tác động mạnh mẽ tạo ra sự biến đổi mang tính chất
bƣớc ngoặt, căn bản, về chất trong tƣ tƣởng, tình cảm, quan điểm, lập trƣờng, cách
mạng của Nguyễn Ái Quốc, giúp Ngƣời tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc
là con đƣờng cách mạng vô sản - đƣợc coi là con đƣờng duy nhất đúng của cách mạng
Việt Nam. Ngƣời chuyển từ lập trƣờng yêu nƣớc sang lập trƣờng vô sản, từ “Ái Quốc”,
đến “Chí Minh”, từ ngƣời đi “tìm đƣờng”, trở thành ngƣời “dẫn đƣờng” cho cả dân tộc:
“Luận cƣơng của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tƣởng biết
bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên
nhƣ đang nói trƣớc quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là
cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đƣờng giải phóng chúng ta”12; “Luận cƣơng của
Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đã trở thành ngôi sao dẫn đƣờng trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc chúng tôi, thức tỉnh các dân tộc ở phƣơng Đông”13. Trong
bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan Viên đã diễn đạt rất cảm động cái phút
“lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin”: “Luận cƣơng đến Bác Hồ. Và Ngƣời đã khóc/ Lệ Bác
Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tƣờng im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tƣởng bên
12
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.127.
13
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.557
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|154
ngoài, đất nƣớc đợi mong tin/ Bác reo lên một mình nhƣ nói cùng dân tộc: “Cơm áo là
đây! Hạnh phúc đây rồi!”/ Hình của Đảng lồng trong hình của Nƣớc,/ Phút khóc đầu
tiên là phút Bác Hồ cƣời”14.
Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc là con đƣờng
cách mạng vô sản từ Luận cƣơng của V.I. Lênin góp phần quan trọng vào việc giải
quyết tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đƣờng lối cứu nƣớc, giải phóng dân tộc Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. ThS. Nguyễn Tấn Hƣng nhận xét: “Trong quá
trình hòa mình vào cuộc đấu tranh sôi nổi của phong trào công nhân và Đảng Xã hội
Pháp để tìm con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã
đƣợc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của V.I. Lênin. Ngƣời đón nhận những tƣ tƣởng cách mạng của V.I. Lênin với niềm
phấn khởi và tin tƣởng của một ngƣời chiến sĩ cách mạng sau nhiều năm nghiên cứu lý
luận, khảo sát thực tiễn. Tác phẩm đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm thấy lời giải đáp cho
những câu hỏi lớn về vận mệnh dân tộc, soi sáng con đƣờng giải phóng dân tộc: con
đƣờng cách mạng vô sản. Từ đó, Ngƣời đã tích cực xúc tiến công tác chuẩn bị những
điều kiện cần thiết, hƣớng phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam vào quỹ đạo
của cách mạng vô sản”15. Trong bài viết “Sơ thảo Luận cương của V.I. Lênin - Bước ngoặt
trong hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”, tác giả ThS. Trƣơng Thị
Thu Hà, đã nhận xét: “Luận cƣơng của Lênin đã tạo ra bƣớc ngoặt căn bản về chất
trong sự phát triển nhận thức, tƣ tƣởng và lập trƣờng chính trị của Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc. Hƣớng đi đúng đắn của sự nghiệp
giải phóng dân tộc đã đƣợc xác định, chấm dứt cuộc khủng hoảng lâu dài, sâu sắc về
đƣờng lối của cách mạng Việt Nam” 16. PGS.TS. Trần Viết Lƣu, trong bài “Nguyễn Ái
Quốc và Luận cương của Lênin là nhịp cầu đưa Việt Nam theo dòng thời đại”, đã
khẳng định: “Cách đây 99 năm, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận và phát hiện chân lý thời đại
trong bản Luận cƣơng của Lênin. Đó là dấu mốc vàng mở ra tiền đồ mới cho dân tộc
Việt Nam”17.
14
Nguyễn Cảnh Lạc (2000), Thơ Dâng Bác, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.162-163.
15
Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin và
ảnh hƣởng của nó đối với sự hình thành tƣ tƣởng Nguyễn Ái Quốc về con đƣờng cách mạng Việt
Nam. Nguồn: Tạp chí Triết học, số 9 (196), tháng 9/2007.
16
ThS. Trƣơng Thị Thu Hà, Sơ thảo Luận cương của V.I. Lênin - Bước ngoặt trong hành trình cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
17
PGS.TS. Trần Viết Lƣu, Nguyễn Ái Quốc và Luận cương của Lênin là nhịp cầu đưa Việt Nam
theo dòng thời đại.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
155|
2.3.2. Luận cương V.I. Lênin đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin -
cái "cẩm nang" thần kỳ của cách mạng Việt Nam; tạo ra tiền đề tư tưởng lý luận có
ý nghĩa quyết định cho việc hình thành, phát triển hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
Tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc là con đƣờng cách mạng vô sản
từ Luận cƣơng của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc có tình cảm đặc biệt với V.I. Lênin -
Lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Viết về V.I. Lênin, Nguyễn Ái
Quốc khẳng định: “Nếu giai cấp vô sản phƣơng Tây coi Lênin là một thủ lĩnh, một lãnh
tụ, một ngƣời thầy thì các dân tộc phƣơng Đông lại coi Lênin là một ngƣời con vĩ đại
hơn nữa, cao quý hơn nữa”18; “Khi còn sống, Ngƣời là ngƣời cha, thầy học, đồng chí
và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Ngƣời là ngôi sao sáng chỉ đƣờng cho chúng ta đi
tới cuộc cách mạng xã hội”19; “Lênin đã mất!”. Tin này đến với mọi ngƣời nhƣ sét
đánh ngang tai, truyền đi khắp các bình nguyên phì nhiêu ở châu Phi và các cánh đồng
xanh tƣơi ở châu Á. Đúng, những ngƣời da đen và da vàng có thể chƣa biết rõ Lênin là
ai, nƣớc Nga ở đâu. Bọn đế quốc thực dân cố ý bƣng bít không cho họ biết Nhƣng tất
cả họ, từ những ngƣời nông dân An Nam đến ngƣời dân săn bắn trong các rừng
Đahômây, cũng đã thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh
đuổi đƣợc bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lý lấy đất nƣớc mình mà không cần
tới bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng đã nghe nói rằng nƣớc đó gọi là nƣớc Nga,
rằng có những ngƣời dũng cảm, mà ngƣời dũng cảm nhất là Lênin. Chỉ nhƣ thế cũng
đủ làm cho họ ngƣỡng mộ sâu sắc và đầy nhiệt tình đối với nƣớc đó và lãnh tụ của
nƣớc đó. Nhƣng không phải chỉ có thế. Họ còn đƣợc biết rằng ngƣời lãnh tụ vĩ đại này
sau khi giải phóng nhân dân mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa”20. Từ
Luận cƣơng của V.I. Lênin, tình cảm “đặc biệt” với V.I. Lênin, chủ nghĩa Lênin, từng
bƣớc vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu lý luận, Nguyễn Ái Quốc ngày càng đi
sâu nghiên cứu, tìm hiểu, tin tƣởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngƣời nói: “Đồng chí
Lênin là ngƣời đã dạy bảo chúng ta đƣờng lối cách mạng chắc chắn thắng lợi”, “là
ngƣời đã phát triển và đã thực hiện chủ nghĩa Mác và Ăngghen” 21; “ Lênin phát biểu
Luận cƣơng cách mạng thuộc địa. Những việc đó làm cho tôi thấy rằng: Nhân dân lao
động Đông Dƣơng, nhân dân các thuộc địa và nhân dân lao động muốn tự giải phóng
thì phải đoàn kết lại và làm cách mạng. Vì vậy, tôi trở nên ngƣời theo chủ nghĩa Mác -
18
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.317
19
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.257.
20
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.256.
21
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.12.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|156
Lênin”22. Qua Luận