Sống ở chung cư: Những điều được - Mất

Hoá ra, đẳng cấp chung cư, những trang thiết bị hiện đại mà chủ đầu tư mang đến cho con người sống trong đó chưa hẳn đã cho họ một sự yên bình, thanh thản. Mà chính cái không gian giao tiếp “chúng ta”, mối quan hệ giữa người và người trong những khối nhà khép kín này mới là điều chi phối. Buổi càphê “sống ở chung cư” do KT&ĐS tổ chức với khách mời đến từ nhiều chung cư có điều kiện sống, cơ sở vật chất khác nhau đã nói lên điều đó.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sống ở chung cư: Những điều được - Mất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sống ở chung cư: Những điều được - mất Hoá ra, đẳng cấp chung cư, những trang thiết bị hiện đại mà chủ đầu tư mang đến cho con người sống trong đó chưa hẳn đã cho họ một sự yên bình, thanh thản. Mà chính cái không gian giao tiếp “chúng ta”, mối quan hệ giữa người và người trong những khối nhà khép kín này mới là điều chi phối. Buổi càphê “sống ở chung cư” do KT&ĐS tổ chức với khách mời đến từ nhiều chung cư có điều kiện sống, cơ sở vật chất khác nhau đã nói lên điều đó. Và dưới đây là chia sẻ của những người trong cuộc với các câu hỏi gợi ý của người chủ trì buổi toạ đàm, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu. Anh Nguyễn Sĩ Dũng, sống trong một căn hộ 36m2 tại chung cư góc Nguyễn Đình Chiểu – Trương Định, quận 3 cho biết, do hiện tại gia đình anh mới chỉ có ba nhân khẩu nên diện tích căn hộ như thế cũng khá thoải mái. Tuy nhiên, do căn hộ trên anh thuê lại nên việc kiến thiết một không gian lý tưởng sống cho gia đình có nhiều hạn chế. Theo anh Dũng, ở đây điều quan trọng nhất là một không gian sinh hoạt chung cho toàn khu chung cư hầu như là thiếu. Tại chung cư của anh, có một thang máy từ thời Mỹ nhưng đã hư hỏng, bỏ không bao nhiêu năm nay không thấy ai sửa chữa. Do vậy, những người đã về hưu phải leo cầu thang bộ lên đến tầng 7, tầng 8 rất vất vả. Anh Dũng cho rằng, nếu sửa sang lại cái thang máy này thì giá trị căn hộ sẽ tăng lên rất nhiều. Đó là chưa kể, chung cư của anh được cái tiện lợi là ở ngay khu trung tâm nhưng ngoài không gian trong căn hộ của mình ra, người dân không có một không gian sinh hoạt chung nào khác. Không công viên, không nhà sinh hoạt, không nhà trẻ nên đi làm về là nhà nào vào nhà nấy, rất ít có sự giao tiếp. Ngoài ra, ở chung cư đã nhiều năm nhưng anh vẫn chưa một lần được tập huấn về biện pháp, phương thức thoát hiểm. Anh Dũng lo ngại nếu có hoả hoạn xảy ra thì không biết ứng xử như thế nào. Cũng thèm muốn có một không gian chung như anh Dũng, chị Thuỷ, sống ở chung cư Nguyễn Phúc Nguyên, quận 3 (trước ở chung cư Miếu Nổi, Bình Thạnh) trăn trở: sống ở hai chung cư là hai môi trường khác nhau. Với chị, lúc ở chung cư Miếu Nổi, cái được nhất là khoảng cách vào trung tâm gần, giá mua căn hộ cũng vừa túi tiền với 65m2, ba phòng ngủ phòng nào cũng có cửa sổ nhìn ra ngoài trời, ba bancông thoáng. Tuy nhiên, do những người sống trong chung cư vẫn duy trì thói quen sinh hoạt, nếp sống của một “xóm nhà tranh” nên từ một không gian tốt đã dần trở thành không tốt. Ví như, chỉ cần một nhà có đám ma là cả khu mất ngủ luôn mấy ngày bởi tiếng nhạc đinh tai, nhức óc; hoặc tệ nạn ma tuý, xì ke luôn đe doạ; con cái thường bị nghe nhiều câu chửi thề… Đây cũng chính là lý do chị Thuỷ quyết tâm chuyển sang chỗ khác để ở. Chung cư Nguyễn Phúc Nguyên là lựa chọn ưu tiên của chị Thuỷ bởi gần nhà bố mẹ, gần trường con học và rất ít căn hộ trong chung cư. Theo chị Thuỷ, tại chung cư này thì thang máy, an ninh luôn được đảm bảo 24/24. Tuy nhiên, cuộc sống của cư dân ở đây quá khép kín, nhà nào biết nhà nấy, con cái không biết chơi với ai. Hoạ chăng, người để chị Thuỷ có thể giao tiếp tại khu vực mình sống là mấy anh bảo vệ. “Môi trường như vậy nên tôi hầu như phải đi kiếm bạn đưa về nhà cho con mình có bạn để chơi” – chị Thuỷ cho biết. Không phải cất công đi tìm bạn cho con nhưng chị Nguyễn Nữ Như Hà lại luôn “thèm tiếng người” khi sinh sống tại chung cư Sacomreal 584. Theo chị Hà, cứ mỗi chiều đi làm về nhìn hành lang hun hút không một bóng người mà rợn cả người. Trước đây, khi sinh sống ở nhà đơn lẻ còn có bà con lối xóm, còn nói chuyện với người này người kia. Nay vào sống tại đây, giao tiếp lối xóm hoàn toàn biến mất, nhà nào nhà nấy là một thế giới riêng, bên ngoài căn hộ là những hành lang lạnh lùng. Chính vì vậy mà mỗi khi đi làm về, chồng chị thường mở hết các cửa chỉ với mục đích: nghe tiếng chân người đi lên đi xuống, may mắn hơn là nghe tiếng trẻ con khóc. Điều lạ lùng hơn, theo chị Hà, chính sự hiện đại của hệ thống báo cháy của chung cư này lại trở thành sự bất tiện cửa cư dân. Chung cư Sacomreal 584 gồm bốn tầng, mỗi tầng có bảy hộ, hai thang máy, một thang bộ, một thang thoát hiểm. Hệ thống báo cháy cứ hai hôm hú một lần chỉ vì người dân nướng thịt hoặc nấu bếp. Điều nguy hiểm là không biết đến lúc máy báo cháy thật thì người ta có còn quan tâm không? Chị lo ngại. Theo chị Hà, với các khu chung cư, nhà nước cũng cần làm kết nối hạ tầng, tổ chức dịch vụ hoàn chỉnh, đối xử với những nơi này như với những khu dân cư tập trung khác chứ đừng giao hết cho chủ đầu tư. Bởi 400, 500 căn hộ ở một chung cư cũng tương đương cả một khu phố của những hộ sống riêng lẻ từng căn nhà. Chị Hà cho rằng, nhà ở chung cư chỉ được chấp nhận khi không gian của “chúng ta” phải hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (nhà trẻ, sân chơi, khoảng xanh) vấn đề này thuộc về nhà nước khi phê duyệt quy hoạch phải xem xét và phải có đầu tư cho hạ tầng chung của những khu dân cư này chứ không chỉ nên xem xét riêng mỗi một căn nhà cao tầng lẻ loi. Còn chị Nguyễn Thiên Linh sống tại chung cư Ehome quận 9 cũng cương quyết, nếu có điều kiện thì sẽ không bao giờ ở chung cư nữa bởi những bất tiện phát sinh trong đời sống. Chị Hà thì thèm nghe tiếng trẻ con khóc, chị Linh lại bị ám ảnh bởi trẻ con khóc suốt ngày đêm. Theo chị Linh, hiện cả ngày đi làm đã rất mệt nhưng khi về nhà thì bị tra tấn bởi tiếng khóc của ba đứa trẻ nhà hàng xóm, có đêm đến 3 giờ sáng rồi chúng vẫn khóc. Thêm một lý do nữa khiến chị Linh ghét ở chung cư là bởi sự cư xử bất nhã của những người hàng xóm. Chị Linh kể, có hôm hai vợ chồng vừa thiu thiu ngủ thì nghe tiếng đạp cửa ầm ầm. Cửa mở, một bà phụ nữ có khuôn mặt hầm hầm đứng chống nạnh nói xa xả vì bà ta cho rằng vợ chồng chị là nguyên nhân gây ra tiếng ồn khiến bà ta không ngủ được. Tất nhiên, sự vô lý của bà này cuối cùng cũng bị lực lượng bảo vệ chung cư nhắc nhở, nhưng cũng khiến chị Linh một phen ức chế. Anh Hoàng Tiến hiện sống tại khu phố Hưng Vượng của khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Đây là khu đô thị cao cấp kiểu mẫu nên người dân tận hưởng mọi tiện ích của một khu đô thị hiện đại, có công viên, nhà trẻ, có siêu thị, bệnh viện, có nơi sinh hoạt cộng đồng. Chưa hết, cư dân ở đây còn có một ban tự quản độc lập với ban quản lý, độc lập với ban bảo vệ, nhiệm kỳ hai năm một lần nên trong nhiều năm sinh sống, anh chưa thấy bất cứ một vụ cãi vã nào của hàng xóm… Tất nhiên, để có được may mắn ấy thì số tiền mà anh Tiến bỏ ra cũng không phải là nhỏ. Theo KTS Nguyễn Trường Lưu, sống ở chung cư là xu thế tất yếu trong một đô thị hiện đại. Mô hình chung cư không phải là mô hình từ văn hoá nông nghiệp tại Việt Nam. Đô thị ngày càng phát triển, các khu chung cư lớn càng được xây dựng nhiều. Mười năm gần đây, ở Việt Nam đã hình thành một khối lượng nhà ở chung cư lớn. Từ đó cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn trong nhà chung cư. Đã có những tranh cãi giữa người mua, người bán, tranh chấp chung riêng, tai nạn không ai muốn… Do vậy, để quản lý nó, càng ngày các nhà quản lý càng đưa ra các tiêu chuẩn xây dựng rất cao. Cao đến nỗi, hiện nay giới xây dựng đánh giá tiêu chuẩn xây dựng ở Việt Nam là một tiêu chuẩn khó nhất trên thê giới. Dù tiêu chuẩn xây dựng có khắt khe, nhưng trình độ quản lý chưa tương xứng và ý thức người sinh sống chưa phù hợp cũng sẽ dẫn đến những điều đáng tiếc ở chung cư. Và, đôi khi chính những tiêu chuẩn khắt khe là cản trở cho cách sống xuê xoa, vô tổ chức … Và chính bản thân những người sống trong đó buộc phải vô hiệu hóa hoặc tìm cách để thoát khỏi ràng buộc của các tiêu chuẩn này. Cụ thể như có trường hợp người ta dùng khăn bịt đầu báo khói, để đồ chặn lối thoát hiểm, tháo bỏ cầu dao không chế điện áp hoặc làm hư hỏng hệ thống ống thải rác v.v. Và cũng theo kiến trúc sư Lưu, cần có một bước đi phù hợp để người sống ở chung cư làm quen và tự thích ứng với môi trường sống sẽ khả thi hơn là sự ép buộc cứng nhắc mà hiệu quả lại không cao.
Tài liệu liên quan