Kể chuyện không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai mà
còn là cách thức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người. Marketing
bằng kể chuyện (Storytelling Marketing) đang được nhiều nhãn hàng sử dụng
trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu.
Khi nhân loại còn đang sống trong mông muội của thời kỳ tiền sử, những
người đàn ông, đàn bà hàng ngày phải mưu sinh trong sự khắc nghiệt của tự
nhiên, cùng săn bắt, hái lượm và đêm về quây quần trong hang đá bên ánh lửa
bập bùng. Ngồi bên nhau, họ bắt đầu kể những câu chuyện về ngày lao động
vất vả, những rủi ro hay vận may bất ngờ và gán chúng cho ý chí của thần
linh và tổ tiên.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Storytelling Marketing -Marketing bằng cách kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Storytelling Marketing -
Marketing bằng cách kể
chuyện
Kể chuyện không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai mà
còn là cách thức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người. Marketing
bằng kể chuyện (Storytelling Marketing) đang được nhiều nhãn hàng sử dụng
trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu.
Khi nhân loại còn đang sống trong mông muội của thời kỳ tiền sử, những
người đàn ông, đàn bà hàng ngày phải mưu sinh trong sự khắc nghiệt của tự
nhiên, cùng săn bắt, hái lượm và đêm về quây quần trong hang đá bên ánh lửa
bập bùng. Ngồi bên nhau, họ bắt đầu kể những câu chuyện về ngày lao động
vất vả, những rủi ro hay vận may bất ngờ… và gán chúng cho ý chí của thần
linh và tổ tiên. Những thần thoại, truyền thuyết, những bản trường ca dần
được hình thành, phát triển qua thời gian và được truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác. Những câu chuyện lan tỏa tạo ra sự kết nối những nhóm người,
những thị tộc, bộ lạc… khơi nguồn cho sự hình thành các tôn giáo, chính trị
và văn hóa.
Trở lại hiện tại, với các nhà văn hóa, khảo cổ ngày nay, những câu chuyện
quá khứ có thể sẽ là cơ sở quan trọng cho những khám phá mới về lịch sử.
Còn với marketer, đó lại chính là những ví dụ “thuần túy” nhất về
storytelling, là bài học sơ khai về kết nối.
Storytelling Marketing - kết nối cảm xúc
Storytelling chính là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển
và lan tỏa những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới
thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng. Nhiều người coi sự phát triển
của quảng cáo nhiều tập (commercial serial) trên hệ thống truyền hình
phương Tây cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 là một mốc phát
triển quan trọng của hình thức này.
Trong cuốn sách Storytelling, Branding in Practice do Springer xuất bản năm
2005, nhóm tác giả cho rằng “kể chuyện” chính là phương thức quan trọng để
xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng trên những
giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Trong
khi đó, marketing kể chuyện có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm mục
tiêu hiểu được những giá trị mà marketer muốn tạo ra.“Kể chuyện là cách duy
nhất chúng ta có thể tạo ra ý nghĩa cho đời mình và cảm nhận thế giới” - đạo
diễn Paul Auster có quá lời không khi nói như vậy?
Kể chuyện hay tâm sự
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, vai trò kể chuyện của những
marketer đã thay đổi rõ rệt. Sự phát triển của mạng xã hội đã giúp hình thành
những cộng đồng trực tuyến, những “bộ lạc thành thị”, phương tiện mới và
cũng là thách thức mới cho các marketer đang theo đuổi chiến dịch
storytelling. Không còn là sự lưu hành một chiều, blogger hay thành viên giờ
đây có thể phản hồi lại chiến dịch của marketer thông qua góp ý, bầu chọn,
bình luận… khiến storytelling càng có sức lan tỏa rộng rãi. Không chỉ là kể
chuyện, đó đã là đối thoại và xa hơn là tâm sự hai chiều giữa marketer và
nhóm khách hàng mục tiêu.
Ngày 8.1.2003, thời điểm gần mùa Valentine năm đó, thương hiệu cà phê
Starbucks đã mở một cuộc thi kể chuyện trên trang web starbucks.com.
Những người tham gia đã gửi lên trang web những bài viết khoảng 250 từ kể
về việc “làm thế nào họ tìm được tình yêu tại những quán cà phê Starbucks”,
phần thưởng cho tác giả có câu chuyện hay nhất là một chuyến du lịch tới
Vienna, Áo.
Hơn sáu năm sau, trước mùa Valentine 2009 tại Việt Nam, một chiến dịch
marketing được Unilever tung ra ít nhiều mang dáng dấp của storytelling với
thương hiệu Pond’s. Đó là series gồm năm đoạn phim quảng cáo kể lại câu
chuyện “bảy ngày tìm lại tình yêu”, một mối tình “tay ba” khá giống với mô-
típ phim truyền hình Hàn Quốc đang tràn ngập tại Việt Nam. Để tạo sự tương
tác với khán giả, thương hiệu đã tận dụng tối đa những phương pháp giao tiếp
trực tuyến như bình luận, dự đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện trên
trang web 7days2love.com...
Gần đây storytelling đã được nhiều tên tuổi lớn tại Việt Nam áp dụng. Theo
dõi chiến dịch kể trên của Unilever, nhiều người sẽ nhớ lại chương trình “Cô
Tấm ngày nay” do nhãn hàng Rejoice (P&G) thực hiện cách đây hơn hai năm.
Câu chuyện cảm động đi vào lòng người về hình ảnh một thiếu nữ rời xa quê
nhà lên thành phố lập nghiệp. Rejoice đã thực hiện một chiến dịch storytelling
thành công, khi xây dựng được những ấn tượng tốt đẹp về giá trị thân thiện
của thương hiệu và lôi kéo nhóm khách hàng mục tiêu tham gia vào câu
chuyện. Sức lan tỏa của chiến dịch càng trở nên mạnh mẽ khi marketer mở
chiến dịch PR lập quỹ “Cô Tấm ngày nay” hỗ trợ cho những bạn gái trẻ xa
nhà, đồng thời tài trợ cho chương trình cùng tên trên sóng phát thanh VOV3
phục vụ cho nhu cầu tâm sự và chia sẻ những câu chuyện thường nhật cho các
thính giả nữ trẻ tuổi.
Lôi kéo khách hàng mục tiêu
Những ví dụ trên cho thấy, thành bại của các chiến dịch storytelling phụ thuộc
nhiều vào khả năng lôi kéo khách hàng mục tiêu qua câu chuyện. Bối cảnh
câu chuyện có thể khác nhau, từ những “chuyện tình ảo” cho tới những nỗ lực
vươn lên có thực của người phụ nữ Việt, nhưng điểm chung của các câu
chuyện nói trên, đều là những kết thúc có hậu (happy-ending): sự trở lại với
tình yêu đích thực của đôi tình nhân (quảng cáo của Pond’s) hay bạn gái trẻ
đã đạt được vị trí xứng đáng trong xã hội (chiến dịch “Cô Tấm ngày nay” của
Rejoice).
Kết thúc có hậu và hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin của
người tiêu dùng, tựa như việc nhãn hàng cam kết sẽ dành cho người tiêu dùng
những phần thưởng xứng đáng, sẵn sàng giúp họ đạt được những ước mơ,
những mục tiêu của cuộc đời nếu họ tin vào giá trị của thương hiệu.
Thách thức lớn nhất cho các chiến dịch storytelling nhiều khi nằm ở vấn đề
chi phí. Những câu chuyện được dàn dựng công phu thường đòi hỏi đầu tư
lớn do có kịch bản dài, chuỗi phim quảng cáo nhiều phần nên cần phát sóng
với tần suất lặp lại lớn để khán giả không quên cốt truyện. Giải pháp được
nhiều công ty ưa chuộng hiện nay vẫn là kết hợp storytelling với viral
marketing, biến câu chuyện thành những con virus được lây lan trong thế giới
trực tuyến… Bên cạnh đó, còn là sự kết hợp giữa storytelling marketing với
các chiến dịch PR quy mô, với sự tham gia của các phương tiện truyền thông
như báo điện tử, truyền hình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời… để câu
chuyện có sức sống mạnh mẽ, ăn sâu vào cảm xúc của nhóm đối tượng.
Ngoài những dự án thành công, thu hút được rất đông người tham gia và để
lại những dấu ấn xã hội mạnh mẽ, cũng có những câu chuyện dường như đã
không đạt được hiệu quả như mong muốn. Ví dụ trường hợp của cặp vợ
chồng vải Andy và Lilly trong chiến dịch marketing của nhãn hàng Comfort
(Unilever). Có người cho rằng, cốt truyện nhạt không có những nút thắt mở
gây cấn cùng với hình ảnh “kỳ quái” của các nhân vật chính là những nguyên
nhân cơ bản khiến phần đông khách hàng mục tiêu thờ ơ với chiến dịch. Một
câu chuyện có thể thành công ở nơi này nhưng chưa chắc đã phù hợp với nền
văn hóa ở nơi khác. Do đó, các marketer cần có sự tinh tế khi lựa chọn cốt
truyện và hình mẫu nhân vật cho mỗi chiến dịch storytelling.
Nguyên tắc G.R.E.A.T
Thành công của các chiến dịch storytelling marketing phụ thuộc 05
nguyên tắc cơ bản:
Glue: sự kết nối thông điệp marketing với những gì người tiêu
dùng cho là thật, những câu chuyện hiệu quả chính là ở chỗ gắn
chặt vào một nhóm niềm tin đặc thù, giữ vị trí nền tảng với thị
trường mục tiêu
Reward - phần thưởng: những câu chuyện hay thường chứa
những cam kết về phần thưởng xứng đáng như giảm cân, thành
công tài chính, an toàn,... Người ta sẽ lắng nghe nếu bạn nói
cho họ biết những điều họ có thể đạt cho riêng mình, những gì
sẽ tốt cho cuộc sống cá nhân hay những gì sẽ giúp họ đạt ước
mơ.
Đóng vai trò quan trọng trong 5 nguyên tắc là Emotion - cảm
xúc, sẽ là một câu chuyện tuyệt vời nếu nó tác động mạnh vào
những tình cảm sâu lắng nhất của người nghe chứ không phải
tư duy lý thuyết của họ
Authentic - tin cậy: một câu chuyện tốt trước hết phải là một
câu chuyện đáng tin. Điều này không đòi hỏi câu chuyện
marketer lan truyền phải đảm bảo 100% là thật, mà nó cần
được xây dựng dựa trên những thực tế về thương hiệu, trên
những giá trị có thật
Target - mục tiêu: thành công của storytelling marketing chỉ có
được nếu câu chuyện đợc phát triển phù hợp với nhóm người
nghe. Hiệu quả của chiến dịch phụ thuộc mức độ liên quan của
câu chuyện và để đảm bảo điều này, marketer cần phân đoạn
cho được những nhóm người chia sẻ sự tương đồng trong hành
vi, quan điểm và cách sống