Sự chuyên chế của số liệu: đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á

Đây là một bài viết dài dòng và tẻnhạt, nhưng đó chính là chủ định. Tài liệu này không đưa ra cách lý giải gì mới vềkinh nghiệm của các nước Đông Á nhằm hấp dẫn nhà sử học, chẳng suy ra ý nghĩa lý thuyết gì mới vềcác lực lượng đằng sau quá trình tăng trưởng của Đông Á nhằm thúc dục nhà lý thuyết, và cũng không rút ra được ý nghĩa chính sách mới nào từsựcan thiệp tinh tếcủa các chính phủ Đông Á nhằm gây háo hức cho các nhà hoạt động chính sách. Thay vào đó, tài liệu này tập trung phân tích kỹlưỡng vềcác mẫu hình lịch sửcủa quá trình tăng trưởng sản lượng, tích lũy nhân tốsản xuất và tăng trưởng năng suất tại các nước mới công nghiệp hoá (NIC) ở Đông Á, tức là Hồng Kông, Singapore, Hàn quốc và Đài Loan. Bảng I, bảng II và Hình I trình bày một vài thông tin cơbản vềtăng trưởng tại các nước NIC, lấy từcác nguồn điều tra và tài khoản hạch toán quốc dân. 1 Nhưtrong bảng I, tăng trưởng sản lượng theo đầu người bền vững và nhanh chóng một cách khác thường ởcả bốn nền kinh tếnày, bình quân khoảng 6% đến 7%/năm trong hai thập niên rưỡi. Đây là điều thực sự đáng nể. Chính kỷlục tăng trưởng này, gắn liền với tăng trưởng nhanh vềxuất khẩu hàng công nghiệp chếbiến, đã khiến cho nhiều nhà kinh tếhọc tin rằng tăng trưởng năng suất tại các nền kinh tếnày chắc hẳn phải vô cùng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, quan điểm này đã bỏqua một kỷlục không kém phần quan trọng vềtích lũy nhân tốsản xuất.

pdf35 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự chuyên chế của số liệu: đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự chuyên chế của số liệu: Niên khoá 2006-2007 Bài đọc Đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á Alwyn Young 1 Biên dịch: Nguyên Vũ/Kim Chi Hiệu.Đính: Xuân Thành SỰ CHUYÊN CHẾ CỦA SỐ LIỆU: ĐỐI DIỆN VỚI THỐNG KÊ THỰC TẾ VỀ KINH NGHIỆM TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á* Bài viết này cung cấp tư liệu về vai trò cơ bản của việc tích lũy nhân tố sản xuất khi giải thích sự tăng trưởng phi thường thời hậu chiến của Hồng Kông, Singapore, Hàn quốc và Đài Loan. Tỷ lệ tham gia lao động, trình độ giáo dục và tỷ lệ đầu tư (ngoại trừ trường hợp Hồng Kông) đã gia tăng nhanh chóng tại bốn nền kinh tế này. Hơn nữa, trong hầu hết các trường hợp, đã xảy ra chuyển dịch lao động liên khu vực vào ngành công nghiệp chế biến và việc chuyển dịch đó đã tiếp thêm động lực thúc đẩy trưởng khu vực này. Một khi kể đến sự gia tăng ngoạn mục của các nhân tố sản xuất, người ta lại đi đến ước tính mức tăng trưởng tổng năng suất nhân tố sản xuất; mức tăng trưởng ước tính này xấp xỉ gần bằng với thành quả lịch sử của nhiều nước OECD và các nền kinh tế châu Mỹ La tinh. Trong khi tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến tại các nước mới công nghiệp hoá ở Đông Á là thực sự chưa từng có, thì sự tăng trưởng tổng năng suất nhân tố của các nền kinh tế này là chuyện đã từng xảy ra. I. GIỚI THIỆU Đây là một bài viết dài dòng và tẻ nhạt, nhưng đó chính là chủ định. Tài liệu này không đưa ra cách lý giải gì mới về kinh nghiệm của các nước Đông Á nhằm hấp dẫn nhà sử học, chẳng suy ra ý nghĩa lý thuyết gì mới về các lực lượng đằng sau quá trình tăng trưởng của Đông Á nhằm thúc dục nhà lý thuyết, và cũng không rút ra được ý nghĩa chính sách mới nào từ sự can thiệp tinh tế của các chính phủ Đông Á nhằm gây háo hức cho các nhà hoạt động chính sách. Thay vào đó, tài liệu này tập trung phân tích kỹ lưỡng về các mẫu hình lịch sử của quá trình tăng trưởng sản lượng, tích lũy nhân tố sản xuất và tăng trưởng năng suất tại các nước mới công nghiệp hoá (NIC) ở Đông Á, tức là Hồng Kông, Singapore, Hàn quốc và Đài Loan. Bảng I, bảng II và Hình I trình bày một vài thông tin cơ bản về tăng trưởng tại các nước NIC, lấy từ các nguồn điều tra và tài khoản hạch toán quốc dân.1 Như trong bảng I, tăng trưởng sản lượng theo đầu người bền vững và nhanh chóng một cách khác thường ở cả bốn nền kinh tế này, bình quân khoảng 6% đến 7%/năm trong hai thập niên rưỡi. Đây là điều thực sự đáng nể. Chính kỷ lục tăng trưởng này, gắn liền với tăng trưởng nhanh về xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, đã khiến cho nhiều nhà kinh tế học tin rằng tăng trưởng năng suất tại các nền kinh tế này chắc hẳn phải vô cùng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế * Tài liệu này đã được Hiệp ước Hợp tác MIT-KTU và Hội ái hữu NBER Olin tài trợ. Tôi mang ơn Christina Paxson đã cung cấp dữ liệu về Đài Loan, Chan Wing-Kwong, Chao Bi-Tsyr, Ho Kun-Lon, Peter Kisler, John Sharon và Woo Hyun-Sook đã giúp thu thập và nhập dữ liệu, và đặc biệt nhất, là Ho Veng-Si và Yang Shin- Kyu đã trợ giúp nghiên cứu hết lòng. Cảm ơn chính phủ Hồng Kông, Singapore, Hàn quốc, và Đài Loan đã cung cấp các dữ liệu không xuất bản và giải đáp thắc mắc. 1 Phần Phụ lục sẽ nêu chi tiết các nguồn tư liệu tham khảo. Toàn bộ các tỷ lệ tăng trưởng trong bản tài liệu này được báo cáo dưới dạng logarit thay vì dạng số học. Lực lượng lao động ước tính cho Hàn Quốc và Đài Loan không tính đến lực lượng quân đội đông đảo của họ (chủ yếu là nghĩa vụ quân sự); sản lượng tính được của họ (dưới hình thức tiền lương) là tương đối nhỏ. Phần VI sẽ xác định độ nhạy cảm của các kết quả báo cáo trong tập tài liệu này khi có kể đến hay không kể đến lực lượng nhân sự trong quân đội. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự chuyên chế của số liệu: Bài đọc Đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á Alwyn Young 2 Biên dịch: Nguyên Vũ/Kim Chi Hiệu.Đính: Xuân Thành biến. Tuy nhiên, quan điểm này đã bỏ qua một kỷ lục không kém phần quan trọng về tích lũy nhân tố sản xuất. BẢNG I TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (PHẦN TRĂM) Hồng Kông (1966-1991) Singapore (1966-1990) Tử số Mẫu số Tử-mẫu Tử số Mẫu số Tử-mẫu GDP theo đầu người 7,3 1,6 5,7 8,7 1,9 6,8 GDP theo công nhân 7,3 2,6 4,7 8,7 4,5 4,2 Không kể nông nghiệp NA 2,8 NA 8,8 4,6 4,2 Công nghiệp chế biến NA 1,3 NA 10,2 6,2 4,0 ∆ mức tham gia lao động 0,38 → 0,49 0,27 → 0,51 Hàn quốc (1966-1990) Đài Loan (1966-1990) Tử số Mẫu số Tử-mẫu Tử số Mẫu số Tử-mẫu GDP theo đầu người 8,5 1,7 6,8 8,5 1,8 6,7 GDP theo công nhân 8,5 2,8 5,6 8,5 3,1 5,4 không kể nông nghiệp 10,3 5,4 4,9 9,4 4,6 4,8 công nghiệp chế biến 14,1 6,3 7,8 10,8 5,9 4,9 ∆ mức tham gia lao động 0,27 → 0,36 0,28 → 0,37 N: tử số; D: mẫu số. NA: không có sẵn số liệu, chính phủ Hồng Kông chưa triển khai các ước lượng GDP theo giá cố định theo khu vực. Tuy vậy, GDP được xác định theo giá thị trường, không tính thuế nhập khẩu. Các cột có thể không cộng khớp do lấy số tròn. BẢNG II TRÌNH ĐỘ GIÁO DỤC CỦA DÂN SỐ THAM GIA LAO ĐỘNG (%) Hồng Kông Singapore Hàn quốc Đài Loan 1966 1991 1966 1990 1966 1990 1966 1990 Không có gì 19,2 5,6 55,1 ⇓ 31,1 6,4 17,0 4,5 Tiểu học 53,6 22,9 28,2 33,7 42,4 18,5 57,2 28,0 Trung học 27,2 71,4 15,8 66,3 26,5 75,0 25,8 67,6 Tự học được kể như tiểu học. Các dữ liệu của Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan dựa với mức cao nhất vào giáo dục “có theo học” hơn là hoàn tất. Tất cả các số liệu phần trăm được tính toán không kể các số liệu được báo cáo là “không biết”. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự chuyên chế của số liệu: Bài đọc Đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á Alwyn Young 3 Biên dịch: Nguyên Vũ/Kim Chi Hiệu.Đính: Xuân Thành Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự chuyên chế của số liệu: Bài đọc Đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á Alwyn Young 4 Biên dịch: Nguyên Vũ/Kim Chi Hiệu.Đính: Xuân Thành Theo bảng I, nhập lượng lao động là một yếu tố quan trọng của quá trình tích lũy nhân tố sản xuất. Tỷ lệ sinh thời hậu chiến giảm nhanh (tỷ lệ dân số phụ thuộc thay đổi) và tỷ lệ nữ tham gia lao động tăng lên đã dẫn đến gia tăng đáng kể tỷ lệ tham gia lao động chung tại các nước NIC.2 Khi chuyển sang đo lường sản lượng theo lao động, tỷ lệ tham gia lao động gia tăng làm tốc độ tăng trưởng theo đầu người của Hồng Kông giảm đi bình quân 1%/năm, Hàn Quốc - 1,2%, Đài Loan - 1,3%/năm và một mức kinh ngạc là 2,6%/năm (trong 24 năm!) từ tốc độ tăng trưởng của Singapore. Chuyển dịch lao động liên khu vực cũng quan trọng. Như vậy, loại bỏ nông nghiệp ra khỏi các phân tích làm giảm mức tăng trưởng sản lượng theo công nhân ở Đài Loan và Hàn quốc lần lượt là 0,6% và 0,7% một năm; điều đó phản ánh tỷ phần của công việc nông nghiệp đang giảm nhanh trong tổng công ăn việc làm tại cả hai nền kinh tế.3 Mặc dù sản lượng công nghiệp chế biến tăng nhanh một cách khác thường trong các nền kinh tế này, nhưng việc làm cũng tăng nhanh như thế. Một khi xét đến chuyển dịch lao động vào khu vực công nghiệp chế biến, ta ngạc nhiên thấy rằng, về vấn đề tăng trưởng năng suất lao động, khu vực công nghiệp chế biến ở cả Singapore và Đài Loan thực sự có thành quả kém hơn nền toàn kinh tế. Nhập lượng vốn tại các nước NIC cũng tăng nhanh chóng. Như trong hình I, cho dù tỷ lệ đầu tư trên GDP ở Hồng Kông hầu như không đổi, nhưng tại các nước NIC khác, tỷ lệ này gia tăng đáng kể theo thời gian. Ở Singapore, tỷ lệ đầu tư trên GDP theo giá cố định là 10% vào năm 1960 đã đạt đến 39% vào năm 1980 và mức phi thường 47% năm 1984, sau đó sụt giảm đáng kể và chỉ bắt đầu tăng trở lại vào cuối thập niên 1980. Ở Hàn quốc, mức đầu tư khoảng 5% (theo giá cố định) vào đầu thập niên 1950, bùng nổ lên đến 20% vào cuối thập niên 1960, đạt tới 30% vào cuối thập niên 1970 và tiến gần đến 40% năm 1991. Cuối cùng, tỷ lệ đầu tư trên GDP theo giá cố định ở Đài Loan vào khoảng 10% vào đầu thập niên 1950, tăng đều đặn lên đến mức đỉnh 27% vào năm 1975, sau đó dao động quanh giá trị khoảng 22%. Tích lũy vốn con người ở các nước NIC Đông Á cũng đã tăng khá nhanh. Như trong bảng II nêu trên, trong hai thập niên rưỡi vừa qua ở các nền kinh tế này, tỷ lệ dân số lao động có trình độ trung học hoặc cao hơn hầu như đã tăng gấp ba, hoặc thậm chí như trường hợp Singapore, đã tăng gấp bốn lần. Đến 1990/91, khoảng 18% đến 20% dân số lao động tại mỗi nước NIC có trình độ đại học.4 Khi tính trọng số cho nhập lượng lao động theo giới tính, tuổi tác và trình độ học vấn (được thảo luận kỹ hơn dưới đây), tôi đã nhận thấy rằng trình độ giáo dục của lực lượng lao động được nâng cao sẽ đóng góp mỗi năm khoảng 1% tăng trưởng bổ sung vào nhập lượng lao động tại các nền kinh tế này. Toàn bộ các ảnh hưởng nói trên - tăng tỷ lệ tham gia lao động, chuyển dịch lao động liên khu vực, nâng cao trình độ giáo dục và mở rộng mức đầu tư – đã làm giảm đi thành quả năng suất của các nước NIC ở Đông Á, kéo chúng từ đỉnh Olympus xuống đồng bằng Thessally. Trong một viết liên quan[Young 1994], tôi đã sử dụng các phép tính đơn giản và các dữ liệu quốc tế tổng quát để chứng minh rằng, về vấn đề tăng trưởng năng suất trong nền 2 Thay đổi về tỷ lệ tham gia lao động của nam theo độ tuổi là rất nhỏ tại cả bốn nền kinh tế, trong khi , với ngoại lệ của Hồng Kông và Đài Loan (ở đó tỷ lệ này đã giảm từ từ), số giờ lao động phi nông nghiệp theo báo cáo vẫn gần như không đổi. Điều đó cho thấy rằng việc tham gia lao động tăng lên là có thực, và các số liệu thống kê cũng phù hợp với điều này. 3 Việc chuyển giao lao động liên khu vực lớn nhất là ở Đài Loan trong suốt thập niên 1970, khi sự chênh lệch về tăng trưởng sản lượng theo công nhân là 2,1% (5,6% so với 3,5%) và ở Hàn Quốc trong thập niên 1980, khi sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng là 1,7% (6,7% so với 5,0%). 4 Được định nghĩa là năm áp cuối ở đại học trở lên ở Hàn Quốc và Đài Loan, còn ở Hồng Kông và Singapore thì đó là năm tuyển vào/ trình độ A trở lên. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự chuyên chế của số liệu: Bài đọc Đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á Alwyn Young 5 Biên dịch: Nguyên Vũ/Kim Chi Hiệu.Đính: Xuân Thành kinh tế nói chung và trong công nghiệp chế biến nói riêng, các nước NIC không thể được xem là những đột phá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thời hậu chiến. Bài viết này tập trung phân tích kỹ lưỡng hơn về bốn nền kinh tế Đông Á, sử dụng các số liệu thống kê trong tài khoản hạch toán quốc dân, điều tra dân số và các điều tra lao động, tiền lương và điều tra ngành. Phần còn lại của bài viết này được bố trí như sau: Phần II trình bày tóm tắt về phương pháp luận. Phần III-VI phân tích lần lượt từng quốc gia về tăng trưởng tổng năng suất nhân tố sản xuất tính chung và tính theo khu vực. Phần VII so sánh nghiên cứu này với các công trình trước đây về tăng trưởng năng suất tại các nước NIC. Phần VIII tóm tắt và kết luận. Phần Phụ lục mô tả các nguồn số liệu và một vài vấn đề gặp phải khi liên kết các chuỗi số liệu khác nhau. II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN A. Chỉ số tăng trưởng tổng năng suất nhân tố (TFP) chuyển đổi thành logarit Hãy xem hàm sản xuất trị giá gia tăng chuyển đổi sang logarit như sau:5 (1) Q = exp [αo + αKlnK + αLlnL + αtt + 12 BKK(lnK) 2 + BKL(lnK)(lnL) + BKtlnK ⋅ t + 1 2 BLL(lnL)2 + BLtlnL ⋅ t + 12 Bttt 2], trong đó, K, L, và t là ký hiệu nhập lượng vốn, lao động và thời gian. Với giả định suất sinh lợi không đổi theo quy mô, các thông số αi và Bjk thoả mãn điều kiện sau: (2) αK + αL = 1, BKK + BKL = BLL + BKL = BKt + BLt = 0. Tính sai phân logarit lần thứ nhất của hàm sản xuất, ta được một thước đo các nguồn gốc tăng trưởng theo các khoảng thời gian rời rạc: (3) ln ( ) ( ) ln ( ) ( ) Q T Q T K T K TK− ⎛ ⎝⎜ ⎞ ⎠⎟ = − ⎛ ⎝⎜ ⎞ ⎠⎟1 1Θ + ,)1( )(ln ,1 TTL TFPTL TL −+⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛ −Θ trong đó Θ Θ Θi i iT T= + −[ ( ) ( )] /1 2 với Θi là ký hiệu độ co giãn của sản lượng theo từng nhập lượng. Với giả định cạnh tranh hoàn hảo, thì Θi là tỷ trọng của mỗi nhập lượng trong tổng thu nhập chi trả cho tất cả các 5 Đã được Christensen Jorgenson và Lau [1971,1973], Griliches và Ringstad [1971], và Sagan[1971] phát triển một cách độc lập; và trong những năm gần đây được áp dụng trong nghiên cứu về năng suất bởi các tác giả như Jorgenson, Gollop và Frumeni [1987]. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự chuyên chế của số liệu: Bài đọc Đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á Alwyn Young 6 Biên dịch: Nguyên Vũ/Kim Chi Hiệu.Đính: Xuân Thành nhân tố sản xuất. Chỉ số tăng trưởng TFP chuyển đổi thành logarit cho ta một thước đo về gia tăng sản lượng do kết quả của việc dịch chuyển hàm sản xuất theo thời gian. Về bản chất, hàm sản xuất chuyển sang logarit cho ta một cơ sở lý thuyết để sử dụng tỷ trọng nhân tố sản xuất bình quân và logarit của sai phân, từ đó áp dụng phân tích Divisia theo chuỗi thời gian liên tục về tăng trưởng năng suất cho số liệu dựa trên các khoảng thời gian rời rạc. Để xem xét các nhập lượng được chia nhỏ hơn nữa, ta có thể giả định rằng tổng nhập lượng lao động và vốn lần lượt là các chỉ số chuyển đổi sang log của các tiểu nhập lượng có suất sinh lợi không đổi theo quy mô:6 (4) K = exp [αK1 lnK1 + αK2 lnK2 + . . . + aKn lnKn + 1 2 BK11 (lnK1)2 + BK12 (lnK1)(lnK2) + . . . + 1 2 BKnm (lnKn)2], L = exp [αL1 lnL1 + αL2 lnL2 + . . . + aLm lnLm + 1 2 BL11 (lnL1)2 + BL12 (lnL1)(lnL2) + . . . + 1 2 BLmm (lnLm)2], Tính sai phân logarit lần thứ nhất của các chỉ số chuyển đổi sang log này cho ta một số thước mức tăng trưởng tổng nhập lượng vốn và lao động theo bình quân có trọng số của mức tăng trưởng các tiểu nhập lượng của chúng: (5) ln ( ) ( ) ln ( ) ( ) ln ( ) ( ) ln ( ) ( ) , K T K T K T K T L T L T L T L T K i ii L j j i j − ⎛ ⎝⎜ ⎞ ⎠⎟ = − ⎛ ⎝⎜ ⎞ ⎠⎟ − ⎛ ⎝⎜ ⎞ ⎠⎟ = − ⎛ ⎝⎜⎜ ⎞ ⎠⎟⎟ ∑ ∑ 1 1 1 1 θ θ trong đó: θ θ θi i iT T= + −[ ( ) ( )] /1 2 với θi là ký hiệu độ co giãn của mỗi tổng nhập lượng theo các tiểu nhập lượng của nó. Cũng với giả định cạnh tranh hoàn hảo, thì θi là tỷ phần của mỗi tiểu nhập lượng này trong tổng thu nhập chi trả cho toàn bộ các nhân tố sản xuất. Tương tự với phân tích Divisia có thời gian liên tục, các chỉ số này điều chỉnh để cải thiện “chất lượng” của tổng nhập lượng vốn và lao động bằng cách, đối với phép tính xấp xỉ bậc 1, đặt trọng số cho mức tăng trưởng của mỗi tiểu nhập lượng theo sản lượng biên tế trung bình. Đại lượng thích hợp để đo nhập lượng vốn và lao động là dòng dịch vụ hình thành từ các nhập lượng này. Đối với lao động, người ta có thể giả định một cách hợp lý rằng dòng dịch vụ tỷ lệ với tổng số giờ lao động; tức là Lj(T) = λLj Hj(T), với 6 Với các ràng buộc tương tự cho các giá trị của thông số. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự chuyên chế của số liệu: Bài đọc Đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á Alwyn Young 7 Biên dịch: Nguyên Vũ/Kim Chi Hiệu.Đính: Xuân Thành (6) ln ( ) ( ) ln ( ) ( ) .L T L T H T H TL j j j− ⎛ ⎝⎜ ⎞ ⎠⎟ = − ⎛ ⎝⎜⎜ ⎞ ⎠⎟⎟∑1 1θ Bởi vì hiếm có số liệu về việc sử dụng vốn, nên thông thường người ta giả định rằng dòng dịch vụ vốn tỷ lệ với trữ lượng vốn (ký hiệu là Ci(T), với Ki(T) = λKi Ci(T) và (7) ln ( ) ( ) ln ( ) ( ) .K T K T C T C TK i i i− ⎛ ⎝⎜ ⎞ ⎠⎟ = − ⎛ ⎝⎜ ⎞ ⎠⎟∑1 1θ Trước khi tiếp tục, cũng cần xem liệu những sai lệch so với các giả định hạn chế của mô hình phác thảo như trên có gây ra thiên lệch làm giảm ước lượng tăng trưởng tổng năng suất nhân tố hay không, và do vậy mà tạo ra các giá trị ước lượng thấp trong bài viết này. Với hàm sản xuất có suất sinh lợi không đổi theo quy mô, thiếu cạnh tranh hoàn hảo sẽ dẫn đến tính toán sai lạc về độ co giãn của sản lượng theo từng nhập lượng, khi tỷ phần các nhân tố sản xuất không còn phản ánh độ co giãn của sản lượng nữa. Nói một cách cụ thể, khi lợi nhuận độc quyền được thể hiện qua thu nhập từ vốn, tỷ phần thu nhập của vốn sẽ có xu hướng phóng đại độ co giãn của sản lượng theo vốn. Độc giả có thể dễ dàng điều chỉnh lại yếu tố này bằng cách điều chỉnh tổng tỷ phần của vốn và lao động trong bảng trình bày dưới đây. Tuy nhiên, tích lũy vốn vật chất chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện của các nước NIC. Nhân tố này cùng với tỷ lệ tham gia lao động, trình độ giáo dục tăng lên và chuyển dịch lao động liên khu vực, toàn bộ đều đóng vai trò quan trọng như nhau.7 Do vậy, với các ràng buộc hợp lý, những điều chỉnh theo chiều hướng này không thể dẫn đến những ước lượng năng suất ngoạn mục đối với các nước NIC.8 Từ bỏ giả định về suất sinh lợi không đổi theo quy mô có thể làm tăng hoặc làm giảm các ước lượng về năng suất. Nếu hàm sản xuất tổng hợp đúng là có đặc tính về suất sinh lợi tăng dần theo quy mô, mà có lẽ là do ngoại tác giữa các nhân tố sản xuất, thì phần dư của tăng trưởng ước lượng sẽ phóng đại mức tăng năng suất thực tế, bởi vì nó tính tới cả sự gia tăng của ngoại tác sản xuất do gia tăng các nhân tố sản xuất mang lại. Ngược lại, nếu sản xuất thực sự có đặc tính về suất sinh lợi giảm dần theo quy mô, thì phần dư của tăng trưởng ước lượng lại làm giảm mức tăng trưởng năng suất. Sau cùng, cần phải nêu lên ở đây một ngộ nhận phổ biến liên quan đến các điều chỉnh tính toán tăng trưởng đối với “chất lượng” của nhập lượng vốn và lao động; tức là, các điều chỉnh này ngầm phối hợp mọi biểu hiện của thay đổi công nghệ vào những nhập lượng đó. 7 Bảng XV tóm tắt đóng góp định lượng của mỗi nhân tố theo chiều hướng làm giảm giá trị ước lượng tăng trưởng năng suất. 8 Ngoại trừ Singapore, tỷ trọng lao động của các nước NIC vào khoảng hai phần ba, tức là phù hợp với tiêu chuẩn về độ co giãn của sản lượng theo lao động. Tuy nhiên, tỷ trọng của Singapore thấp hơn rõ rệt. Ví dụ, tăng tỷ phần của Singapore đến mức như của Hồng Kông sẽ làm tăng giá trị ước lượng mức tăng trưởng tổng năng suất nhân tố bình quân từ 0,2% đến 0,8%/năm. Điều này đáng nể hơn, nhưng không có gì là xuất sắc. Về điểm này, tôi lưu ý rằng, để làm thiên lệch các ước tính của mình đối với Singapore tôi sử dụng tỷ phần thu nhập lao động trong các bảng nhập lượng-xuất lượng của Singapore; tỷ phần này lớn hơn nhiều so với tỷ phần theo các dữ liệu không công bố về thu nhập lao động do Chính phủ Singapore cung cấp cho tôi. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Sự chuyên chế của số liệu: Bài đọc Đối diện với thống kê thực tế về kinh nghiệm tăng trưởng tại các nước Đông Á Alwyn Young 8 Biên dịch: Nguyên Vũ/Kim Chi Hiệu.Đính: Xuân Thành Về cơ bản, quy trình tính toán tăng trưởng giả định rằng nhập lượng i hôm nay cũng giống như hôm qua; tức là, một nữ công nhân 25 tuổi có trình độ phổ thông trung học ngày hôm nay cũng tương tự như một nữ công nhân 25 tuổi trình độ trung học ngày hôm qua. Nếu làm thế, quy trình này sẽ đưa mọi gia tăng năng suất của nhập lượng đó (dù có biểu hiện hay không) vào trong phần dư. Việc đặt trọng số của nhập lượng vốn và lao động trong phương trình (5) chẳng qua chỉ là việc triển khai phân tích mô hình hai nhân tố tiêu chuẩn (vốn/lao động), trong đó mỗi nhân tố được đặt trọng số bằng tỷ phần thu nhập của nó. Từ đó, ta có một mô hình với nhiều nhập lượng hơn; để phân tích thuận tiện, mô hình này được phân tách thành các danh sách nhập lượng “vốn” (gồm nhiều tiểu nhân tố vốn) và “lao động” (gồm nhiều tiểu nhân tố lao động).9 B. Đo lường mức cung nhân tố sản xuất Phân tích của tôi tập trung vào hai nhập lượng tổng hợp, vốn và lao động, được chia