Tóm tắt. Câu hỏi trắc nghiệm là một công cụ đo lường được nhiều quốc gia trên thế giới sử
dụng phổ biến trong đánh giá trên diện rộng. Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XX, câu hỏi
trắc nghiệm bắt đầu được sử dụng ở Việt Nam, đặc biệt trong chương trình giáo dục hiện
hành. Việc thay đổi hình thức thi trắc nghiệm môn học Lịch sử đã tác động và đặt ra vấn đề
có nên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông không? Việc
sử dụng nó có ý nghĩa gì? và Sử dụng nó như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử? Bài viết sẽ tập trung giải quyết các vấn đề: (1) Câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch
sử ở trường trung học phổ thông; (2) Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay; (3) Một số yêu cầu xây dựng và sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0049
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 242-249
This paper is available online at
SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Thị Bích
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Câu hỏi trắc nghiệm là một công cụ đo lường được nhiều quốc gia trên thế giới sử
dụng phổ biến trong đánh giá trên diện rộng. Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XX, câu hỏi
trắc nghiệm bắt đầu được sử dụng ở Việt Nam, đặc biệt trong chương trình giáo dục hiện
hành. Việc thay đổi hình thức thi trắc nghiệm môn học Lịch sử đã tác động và đặt ra vấn đề
có nên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông không? Việc
sử dụng nó có ý nghĩa gì? và Sử dụng nó như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử? Bài viết sẽ tập trung giải quyết các vấn đề: (1) Câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch
sử ở trường trung học phổ thông; (2) Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay; (3) Một số yêu cầu xây dựng và sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Từ khóa: Câu hỏi trắc nghiệm, dạy học lịch sử, hứng thú học tập, năng lực, học sinh, trung
học phổ thông.
1. Mở đầu
Trên thế giới, hình thức kiểm tra, thi bằng các trắc nghiệm lần đầu tiên được đề xướng đưa
vào sử dụng từ giữa thế kỉ XIX dưới dạng “Scale book” (bộ thang đo) để đánh giá chất lượng các
môn Chính tả, Số học, Tập đọc và Ngữ pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, một nhà bác học Mĩ là Rice đã
đề xướng quy trình đánh giá đo lường bằng trắc nghiệm có hệ thống trong giáo dục và cho đến nay
nhiều nước đang sử dụng các trắc nghiệm như một công cụ đo lường để đánh giá năng lực học tập
của học sinh.
Ở Việt Nam, câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng ở miền Nam bắt đầu từ những năm 70 của
thế kỉ XX, được đưa vào kì thi tại trường Đại học Đà Lạt năm 1985 và được tiếp tục sử dụng trong
trong chương trình giáo dục hiện hành. Tài liệu viết về các trắc nghiệm khá phong phú, tiêu biểu
là cuốn Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, của Dương Thiệu Tống [7; tr.16] đã chỉ rõ
những điểm tương đồng và khác biệt của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận... Gần đây,
cuốn Kiểm tra, đánh giá trong dạy học các Sái Công Hồng - Lê Thái Hưng - Lê Thị Hoàng Hà -
Lê Đức Ngọc đã đưa ra cách tiếp cận mới về phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy
học [2; tr. 75-181]. . . Như vậy, trắc nghiệm trong dạy học nói chung được đề cập tương đối toàn
diện về quan niệm, phân loại, vai trò và các hình thức.
Ngày nhận bài: 27/2/2018. Ngày sửa bài: 16/3/2018. Ngày nhận đăng: 22/3/2018.
Liên hệ: Nguyễn Thị Bích, e-mail: ntbich70@gmail.com
242
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
Việc vận dụng các trắc nghiệm vào dạy học lịch sử mới được đưa vào sử dụng trong chương
trình hiện hành. Đã có một số tài liệu của Phan Ngọc Liên (chủ biên) [5; tr. 175-185], Đặng Văn
Hồ, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Sáu [1; tr. 104-117] Trịnh Đình Tùng [7]; Nguyễn Thị Côi,
Nguyễn Thị Bích [8]. . . đi sâu phân tích vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm,
khẳng định cần thiết phải sử dụng kết hợp câu hỏi trắc nghiệm với tự luận trong kiểm tra, đánh giá
để đem lại hiệu quả cho việc dạy học lịch sử... Tuy nhiên, các tài liệu viết về trắc nghiệm trong dạy
học lịch sử mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung, chưa có điểm mới trong tiếp cận, đặc biệt là
cách thức sử dụng các trắc nghiệm. Cùng với sự phát triển của khoa học, khoa học đánh giá đã có
những tiến bộ, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới, nghiên cứu toàn diện về vai trò, tác dụng, phương
pháp sử dụng các trắc nghiệm trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh để
góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong các nhà trường.
Với tinh thần đó, thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo
Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương, Bộ GD & ĐT đã
chính thức lựa chọn sử dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với các bài thi Toán, Ngoại ngữ, tự chọn
Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân)
trong kì thi THPT quốc gia từ năm 2017, ngoại trừ môn Văn vẫn theo hình thức câu hỏi tự luận
[3]. Đối với môn học Lịch sử, đây là lần đầu tiên câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong một kì
thi quan trọng thay thế cho cách thi bằng câu hỏi tự luận đã trở thành truyền thống nhiều năm qua.
Việc thay đổi hình thức thi đã tác động và đặt ra vấn đề có nên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông không? Việc sử dụng trắc nghiệm có ý nghĩa gì? và Sử dụng
như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử? Bài viết sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau
đây: (1) Câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT; (2) Vai trò, ý nghĩa của việc sử
dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay; (3) Một số yêu cầu xây
dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Khái niệm trắc nghiệm trong dạy học được hiểu là hình thức câu hỏi viết, được sử dụng
rộng rãi để đo lường, đánh giá ở tất cả các cấp học, bậc học. Có hai loại trắc nghiệm dưới dạng
viết, gồm trắc nghiệm tự luận (luận đề) và trắc nghiệm khách quan (Việt Nam thường gọi là trắc
nghiệm). Cho nên, cần thống nhất khái niệm trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra,
đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cách cho điểm hoàn toàn khách quan
không phụ thuộc vào người chấm.
Trong dạy học lịch sử, muốn đánh giá năng lực học tập của học sinh cần sử dụng các công
cụ để đo lường. Trắc nghiệm hay tự luận đều là những công cụ để đánh giá, đều có vai trò, ý nghĩa,
có sự tương đồng và khác biệt. Điểm tương đồng và cũng là ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm viết
là đều có thể đo lường hầu hết kết quả học tập quan trọng của học sinh bằng hình thức viết; đều
khuyến khích học sinh học tập để đạt mục tiêu như hiểu biết các nguyên lí, tổ chức, phối hợp các ý
tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề; đều đòi hỏi vận dụng ít nhiều sự phán
đoán chủ quan và giá trị của hai loại tuỳ thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng. Tuy
nhiên, trắc nghiệm và tự luận lại có những điểm khác biệt cơ bản, thể hiện ưu điểm và hạn chế
riêng của từng loại [6; tr.16]:
243
Nguyễn Thị Bích
Bảng 1. Sự khác biệt giữa trắc nghiệm và tự luận
Stt Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan
1 HS phải tự soạn câu trả lời và diễn
tả bằng ngôn ngữ của mình
Chọn câu trả lời đúng nhất trong 1 số
câu đã cho sẵn
2
Ít câu hỏi, nhưng có tính tổng quát
và phải trả lời dài
Nhiều câu hỏi chuyên biệt, chỉ cần trả
lời ngắn gọn
3 Phải suy nghĩ, viết Phải đọc và suy nghĩ
4
Chất lượng của bài trắc nghiệm tự
luận do kĩ năng của người chấm bài
xác định
Chất lượng của bài trắc nghiệm khách
quan do kĩ năng của người biên soạn
quyết định
5
Dễ soạn, khó chấm và khó cho điểm
chính xác
Khó soạn, dễ chấm, cho điểm chính xác
6
Thí sinh tự do bộc lộ cá tính, người
chấm cũng tự do cho điểm theo xu
hướng của mình
Người soạn tự do bộc lộ kiến thức, thí
sinh chỉ có quyền chứng tỏ mức độ hiểu
biết qua số các câu trả lời đúng
7 Khó xác định mức độ hoàn thành
toàn diện nhiệm vụ học tập
Dễ thẩm định mức độ hoàn thành các
nhiệm vụ học tập
8 Cho phép hoặc đôi khi khuyến
khích sự “lừa phỉnh”
Cho phép “đoán mò”
9
Cho phép người chấm ấn định sự
phân bố điểm (sửa đáp án) Sự phân bố điểm do bài thi ấn định
Như vậy, mỗi loại câu hỏi trắc nghiệm hay tự luận đều có những ưu điểm và hạn chế, đòi
hỏi các môn học phải xem xét kĩ khi vận dụng để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của nó.
Trong dạy học lịch sử, tri thức lịch sử học sinh được lĩnh hội gồm có phần “sử” - giúp học sinh
nhận thức được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật. . . đã diễn ra và phần “luận” - là luận bàn, đánh
giá về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật đó. Các câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh kiểm tra, đánh
giá rất tốt phần “sử”, câu hỏi tự luận lại giúp học sinh kiểm tra, đánh giá rất tốt phần “luận”, cho
nên, việc kết hợp sử dụng cả hai dạng trắc nghiệm này là hết sức cần thiết.
2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử
ở trường phổ thông hiện nay
Lịch sử là một môn Khoa học xã hội, kiến thức lịch sử có đặc trưng riêng mang tính quá
khứ, tính cụ thể, tính không lặp lại, tính logic và hệ thống, tính thống nhất giữa sử và luận [4; tr.
138-142]. Với những đặc trưng này, câu hỏi trắc nghiệm có thể kiểm tra, đánh giá rất tốt phần “sử”
là những sự kiện, địa danh, nhân vật. . . đảm bảo tính toàn diện, độ phủ của chương trình, nhưng
sẽ khó hơn để kiểm tra, đánh giá phần “luận” là phê phán, nhận xét, đánh giá, trình bày, tư duy
suy luận về những mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. . . của học sinh. Có
chăng “luận” ở đây chỉ là luận việc vận dụng một kiến thức này để hiểu một kiến thức khác trên cơ
sở so sánh, đối chiếu, là đồng ý hay không đồng ý với quan điểm phê phán, nhận xét, đánh giá của
các nhà khoa học, sử học. . . mà không thể thể hiện quan điểm của mình qua việc trình bày lịch
sử. Cho nên, lâu nay môn học Lịch sử ở trường phổ thông không chú trọng cách dạy, cách học với
câu hỏi trắc nghiệm mà quen với cách dạy, cách học với câu hỏi tự luận số câu hỏi ít, có thể dạy,
học trọng tâm vào một số vấn đề) như đề thi tự luận trong các kì thi Quốc gia những năm gần đây,
244
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
ngoài những câu tự luận “đóng” (yêu cầu trình bày tái hiện một vấn đề lịch sử) còn có những câu
hỏi “mở” yêu cầu học sinh đi sâu vào luận bàn, nhận xét, đánh giá theo quan điểm cá nhân. . . Câu
hỏi trắc nghiệm đòi hỏi bề rộng của kiến thức (một kiến thức cơ bản có thể soạn được nhiều câu
hỏi, đảm bảo kiến thức và độ phủ của chương trình) học sinh không thể học tủ, học lệch. . .
Thực tế, tại kì thi THPT quốc gia năm học 2016 - 2017, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
đối với môn Lịch sử đã đem đến sự chuyển biến đáng kể trong cách dạy và học lịch sử ở trường phổ
thông đã từ lâu quen với cách dạy học chạy theo thi cử. Đây được xem là một sự thay đổi có tính
đột phá nhằm tạo bước ngoặt căn bản cho việc điều chỉnh lại cách dạy, cách học, điều chỉnh quan
niệm của học sinh, phụ huynh học sinh, xã hội về việc dạy học các môn học trong nhà trường phổ
thông. Đồng thời, cũng làm giảm áp lực thi cử, giảm chi phí xã hội để tiến tới đổi mới xây dựng
một nền giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đào tạo thể hệ trẻ có những năng lực, phẩm
chất của công dân toàn cầu. Đối với giáo viên, việc thay đổi hình thức thi ở kì thi THPT bằng câu
hỏi trắc nghiệm (tránh không hỏi những câu hỏi vụn vặt về thời gian, địa điểm của sự kiện, nhân
vật. . . nhưng lại phủ toàn bộ chương trình: đối với lớp 12 ở kì thi năm học 2016 - 2017; lớp 12 và
lớp 11 ở kì thi năm học 2017 - 2018; và lớp 12, lớp 11, lớp 10 đối với kì thi ở năm học tiếp theo)
đòi hỏi giáo viên phải “vất vả”, ý thức hơn việc dạy học, không khoanh vùng, dạy tủ. . . và đổi
mới cách dạy học và kiểm tra, đánh giá để học sinh hứng thú hơn. Đối với học sinh, việc thi bằng
hình thức trắc nghiệm trong kì thi THPT quốc gia bằng hình thức trắc nghiệm mà không phải là
tự luận ghi nhớ máy móc đã tác động rất lớn đến tâm lí học sinh làm cho các em “bớt sợ” với môn
Lịchsử vì không còn phải học thuộc, nhồi nhét. Kết quả là trong các kỳ thi THPT quốc gia những
năm trước đây, tỉ lệ học sinh chọn những môn thuộc Khoa học xã hội như Lịch sử và Địa lí luôn
rất thấp. Ngay giữa môn Địa lí và Lịch sử thì tỉ lệ học sinh chọn môn Lịch sử cũng rất khiêm tốn.
Nhiều trường như THPT Lương Thế Vinh, Nguyễn Tất Thành (TP. Hà Nội) những năm qua hầu
như không có một học sinh nào chọn thi môn Lịch sử, nhiều Hội đồng thi chỉ có 1 thí sinh thi môn
Lịch sử. Tuy nhiên, kì thi THPT quốc gia năm 2017 đã cho thấy con số học sinh lựa chọn thi môn
tổ hợp Khoa học xã hội là rất cao (trên 50%), cá biệt có một số trường ở vùng nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa, tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội là chiếm đa số... Những con số này
có thể chưa phản ánh đúng sự yêu thích của học sinh đối với bộ môn Khoa học xã hội, song tâm
lí học sinh cho rằng kiến thức bài thi tổ hợp Khoa học xã hội gần gũi với những vấn đề của cuộc
sống có thể các em đã được trải nghiệm hoặc đang diễn ra hàng ngày, giúp các em tự tin hơn trong
kì thi. Và nếu đem lên “bàn cân” thì việc đăng kí bài thi Khoa học xã hội vẫn “nhẹ nhàng” hơn so
với bài thi Khoa học tự nhiên được tổ hợp từ 3 môn Lý, Hóa, Sinh. Việc lựa chọn này đã làm cho
ý thức về môn học, ý thức về việc học tập của học sinh có sự thay đổi. Thực tế, những giờ Lịch sử
ở lớp 12 trước đây học sinh làm bài tập Toán, học tiếng Anh. . . không phải là hiếm thì nay các em
đã chủ động học tập và lĩnh hội kiến thức hơn. Do đó có thể nói sử dụng hình thức thi trắc nghiệm
đã đem đến những thay đổi đáng kể trong ý thức dạy và học của cả thầy - trò. Tình trạng học sinh
“ngại” học, “sợ” thi môn Lịch sử dẫn đến thầy cũng không giành nhiều tâm huyết cho bài giảng
đang dần được cải thiện. Sự thay đổi nhận thức và ý thức này là vô cùng quan trọng vì người học
muốn thành công thì bản thân họ phải có động lực, có nhu cầu và hứng thú học tập.
Mỗi loại câu hỏi trắc nghiệm hay tự luận trong dạy học lịch sử đều có vai trò, ý nghĩa nhất
định. Việc sử dụng hình thức đánh giá nào cho phù hợp hoàn toàn phải xuất phát từ mục đích của
việc dạy học và kiểm tra, đánh giá. Dạy học hướng tới phát triển năng lực học sinh đòi hỏi các
yếu tố của quá trình dạy học trong đó có kiểm tra, đánh giá phải toàn diện từ nội dung, hình thức
đến phương pháp kiểm tra, phải có sự kết hợp giữa đánh giá bằng câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc
245
Nguyễn Thị Bích
nghiệm, sử dụng nhiều công cụ, kĩ thuật đánh giá trong quá trình dạy học cùng với đánh giá định
kì, tổng kết làm cho kết quả người được đánh giá chính xác, công bằng, khách quan hơn.
2.3. Một số yêu cầu xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch
sử ở trường THPT
Sự phát triển của khoa học đánh giá đòi hỏi phải sử dụng nhiều công cụ, kĩ thuật để đánh
giá đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan năng lực của người học. Để đạt được kết quả
này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững một số yêu cầu xây dựng và sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
* Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm chuẩn hóa phù hợp với đặc trưng của môn học Lịch sử
và đặc điểm nhận thức của học sinh
Việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm chuẩn hóa về hình thức, nội dung và mức độ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần vào việc đánh giá toàn diện năng lực học sinh. Quy trình xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm chuẩn hóa được thực hiện qua các bước: Lựa chọn nội dung kiến thức
cơ bản cần kiểm tra, đánh giá; Lựa chọn hình thức câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với nội dung kiến
thức, đối tượng học sinh; Thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm. Trong dạy học
lịch sử, các câu hỏi trắc nghiệm được phân loại, gồm: Đúng - Sai; Điền thế/Điền khuyết; Phân loại;
Đối chiếu/Cặp đôi; Câu hỏi sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan; Câu hỏi nhiều lựa chọn. Mỗi loại
câu hỏi trắc nghiệm có ưu điểm và hạn chế, có yêu cầu riêng, song câu hỏi trắc nghiệm được sử
dụng phổ biến là câu hỏi nhiều lựa chọn. Các dạng khác như điền thế, phân loại, sử dụng tư liệu,
đồ dùng trực quan đều đưa về dạng câu hỏi nhiều lựa chọn. Các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử (trừ
câu hỏi trong kì thi Quốc gia) phần lớn chưa được chuẩn hóa về độ tin cậy, tính giá trị, độ khó, độ
phân biệt. Khi viết các câu hỏi trắc nghiệm, người viết cần nắng vững câu hỏi trắc nghiệm nhiều
lựa chọn có hai phần: phần gốc và phần lựa chọn. Phần gốc là một câu hỏi hay một mệnh đề, một
câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Phần lựa chọn gồm một số (3, 4 hoặc 5) câu trả lời hay câu bổ túc
cho thí sinh chọn phương án đúng gọi là các phương án nhiễu. Về nguyên tắc, với người có kinh
nghiệm viết câu hỏi trắc nghiệm, một nội dung bất kì nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện
vào một câu hỏi trắc nghiệm theo một kiểu nào đó. Vì thế, các môn học đều có thể viết câu hỏi
trắc nghiệm. Tuy nhiên, do đặc thù của từng môn học mà việc viết câu hỏi trắc nghiệm cho môn
này có thể khó hơn cho môn kia. Cần lưu ý rằng không phải bất cứ ai có kiến thức chuyên môn
cũng viết được câu hỏi trắc nghiệm có chất lượng cao cho chuyên môn đó. Muốn viết câu hỏi trắc
nghiệm tốt phải suy nghĩ sâu sắc về chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm sau một thời gian thử
nghiệm lâu dài. Một số người không có khả năng viết được câu hỏi trắc nghiệm tốt hoặc không
hiểu hết ý tứ của các câu hỏi trắc nghiệm thường vội kết luận rằng trắc nghiệm chỉ đánh giá được
khả năng nhớ tầm thường. Cho nên, để viết được các câu hỏi trắc nghiệm tốt cần tuân thủ những
yêu cầu của câu hỏi trắc nghiệm đó. Ví như các yêu cầu của câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lý và “hấp dẫn” như phương án đúng; Nên dùng 3- 4 phương
án chọn; Chỉ có 1 phương án đúng nhất; Đảm bảo cho câu gốc nối liền với phương án chọn đúng
ngữ pháp; Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt phủ định 2 lần; Tránh tạo phương án đúng quá khác
biệt với các phương án nhiễu; Sắp xếp các phương án theo thứ tự ngẫu nhiên; Tránh lạm dụng kiểu
“tất cả đều đúng”. . .
Các câu trắc nghiệm được viết tập trung vào các kiến thức cơ bản, toàn diện mà học sinh
cần nắm vững, hiểu sâu trong quá trình học tập, nhưng tránh câu hỏi phản ánh những chi tiết vụn
vặt không cơ bản, đánh đố, làm khó học sinh. Đồng thời, viết các câu hỏi trắc nghiệm phải chú ý
246
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
đến việc đáp ứng yêu cầu đánh giá năng lực biết, hiểu và vận dụng, thực hành của học sinh. Các
mức độ của câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, trong đó có thể viết dễ dàng câu
hỏi biết, hiểu nhưng sẽ khó khăn hơn để viết các câu hỏi ở mức độ để đánh giá khả năng vận dụng,
thực hành của học sinh. Viết các câu hỏi biết tập trung vào tái hiện các sự kiện, niên đại, nhân
vật. . . , các câu hỏi hiểu tập trung vào giải thích, lí giải bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử
và mối liên hệ giữa chúng, câu hỏi vận dụng tập trung vào những câu hỏi đòi hỏi tư duy đối chiếu,
so sánh, nhận xét phản biện, thực hành. . . ở học sinh.
Ví dụ:
- Hội nghị Ianta diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đã hoàn toàn kết thúc.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. đang diễn ra vô cùng ác liệt.
D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Đây là một câu hỏi dễ, chỉ đánh giá khả năng nhận biết, ghi nhớ của học sinh về mốc thời
gian diễn ra Hội nghị Ianta.
- Sự kiện nào được xem là khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”?
A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.
B. Thông điệp của Tổng thống Tơruman.
C. Diễn văn của ngoại trưởng Macsan.
D. Chiến lược toàn cầu của Rudơven.
Đây là câu hỏi khó hơn, ở mức độ hiểu, đòi hỏi học sinh bước đầu phải biết suy luận bằng
phân biệt và đưa ra lí giải cho việc chọn giữa các phương án.
- Xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại chủ yếu mâu thuẫn giữa
A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
C. toàn thể nhân dân với thực dân Pháp và phản động tay sai.
D. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.
Đây là câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải biết suy luận, phân tích và tư duy sáng tạo để đưa
ra đáp án chính xác.
* Xây dựng và sử dụng linh hoạt câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình dạy học
Trong quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, kiểm tra, đánh giá là khâu
quan trọng, được xem như một phương pháp dạy học tích cực, đan xen vào quá trình dạy học để
nhằm theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Trong dạy học lịch sử có thể sử dụng đa dạng
các loại trắc nghiệm trong đánh giá quá trình. Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm có thể được t