Xét về bản chất, hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính có thể hiểu là việc sử dụng
vốn vay (thay vì vốn tự có) để đầu tư sinh lời và được tính trên số vốn vay/tổng tài
sản. Đứng trên quan điểm như vậy, đòn bẩy tài chính có thể được thực hiện trên cả
góc độ đầu tư vào các tài sản (chứng khoán, vàng, bất động sản) và góc độ doanh
nghiệp (sử dụng vốn vay để tăng cường hiệu quả hoạt động của mình).
Lợi –hại liền kề
Trong năm 2009, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm tăng mạnh tính thanh
khoản trên thị trường chứng khoán. Việc sử dụng đòn bẩy đã được áp dụng ngay
từ thời kỳ tăng trưởng đầu của thị trường và trở nên phổ biến tại con sóng đi lên
thứ hai(từ giữa tháng 7/2009) khiến cho thanh khoản thị trường tăng mạnh, đỉnh
điểm vào tháng 10/2009 có nhiều phiên liên tiếp giao dịch đạt giá trị quanh mốc
5.000 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng đòn bẩy là chi
phí vốn vay trở nên rất thấp sau khi Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất cơ
bản từ 14% xuống còn 8%. Chính sách hỗ trợ lãi suất thậm chí đưa chi phí vốn của
những doanh nghiệp được vay ưu đãi xuống mức chỉ còn 6%/năm. Chi phí thấp
khiến cho rủi ro đối với sử dụng đòn bẩy thấphơn (do số lãi phải trả khi tất toán là
thấp hơn) và điều này đã dẫn tới việc công cụ này được sử dụng phổ biến.
6 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư: Tìm kiếm lợi nhuận từ rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư: Tìm kiếm
lợi nhuận từ rủi ro
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của giới đầu tư tại Việt Nam đã là khá phổ
biến với hoạt động đầu tư bất động sản trong những năm qua, đặc biệt là khu
vực phía Nam. Đối với thị trường chứng khoán, đòn bẩy tài chính được áp
dụng chủ yếu trong thời kỳ thị trường tăng trưởng trong năm 2009.
Xét về bản chất, hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính có thể hiểu là việc sử dụng
vốn vay (thay vì vốn tự có) để đầu tư sinh lời và được tính trên số vốn vay/tổng tài
sản. Đứng trên quan điểm như vậy, đòn bẩy tài chính có thể được thực hiện trên cả
góc độ đầu tư vào các tài sản (chứng khoán, vàng, bất động sản) và góc độ doanh
nghiệp (sử dụng vốn vay để tăng cường hiệu quả hoạt động của mình).
Lợi – hại liền kề
Trong năm 2009, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm tăng mạnh tính thanh
khoản trên thị trường chứng khoán. Việc sử dụng đòn bẩy đã được áp dụng ngay
từ thời kỳ tăng trưởng đầu của thị trường và trở nên phổ biến tại con sóng đi lên
thứ hai (từ giữa tháng 7/2009) khiến cho thanh khoản thị trường tăng mạnh, đỉnh
điểm vào tháng 10/2009 có nhiều phiên liên tiếp giao dịch đạt giá trị quanh mốc
5.000 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng đòn bẩy là chi
phí vốn vay trở nên rất thấp sau khi Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất cơ
bản từ 14% xuống còn 8%. Chính sách hỗ trợ lãi suất thậm chí đưa chi phí vốn của
những doanh nghiệp được vay ưu đãi xuống mức chỉ còn 6%/năm. Chi phí thấp
khiến cho rủi ro đối với sử dụng đòn bẩy thấp hơn (do số lãi phải trả khi tất toán là
thấp hơn) và điều này đã dẫn tới việc công cụ này được sử dụng phổ biến.
Đòn bẩy tài chính, tuy nhiên, cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn
tới việc chỉ số chứng khoán biến động rất mạnh trong năm 2009. Tính rủi ro hệ
thống của thị trường cũng tăng lên tương ứng với mức độ sử dụng đòn bẩy tài
chính trung bình của nhà đầu tư. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư sử dụng đòn
bẩy tài chính sẽ lập tức bán ra khi đã chạm ngưỡng cắt lỗ của mình nhằm giảm
thiểu rủi ro. Điều này tạo ra một lượng cung áp đảo lực cầu và khiến chỉ số tiếp tục
đi xuống sâu hơn. Ngược lại, sau khi tạo đáy và đi lên, thị trường cũng sẽ gặp
những lực cản mạnh từ những người sử dụng đòn bẩy tài chính (và chưa cắt lỗ khi
thị trường đi xuống). Thực tế thì đòn bẩy tài chính được coi là một trong những
nguyên nhân chính của hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây. Chẳng hạn,
cuộc khủng hoảng trong các năm 2008 - 2009 là hệ quả của việc người dân Mỹ tận
dụng vốn vay lãi suất thấp khi FED duy trì chính sách lãi suất thấp vào những năm
2001 - 2004 để vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng dotcom năm 2000-2001. Số
vốn vay này được đầu tư vào một tài sản có tính rủi ro cao (nhà đất) do giá nhà đất
đã liên tục tăng mạnh trong cùng thời gian đó. Khi lãi suất tăng lên liên tục và
nhiều nhà đầu tư sử dụng quá nhiều đòn bẩy phải bán ra đã dẫn tới làn sóng bán
tháo bất động sản, quá trình giảm đòn bẩy (de-leveraging) đã lan ra các lĩnh vực
khác (doanh nghiệp, tiêu dùng cá nhân) khiến khủng hoảng trở nên rất trầm trọng.
Theo một số chuyên gia đầu tư tài chính hàng đầu như Bill Gross hay El-Erian
(hai giám đốc điều hành quỹ PIMCO lớn vào bậc nhất thế giới với tổng tài sản trên
1.000 tỷ đô la Mỹ), quá trình giảm đòn bẩy trên sẽ còn tác động mạnh lên sự hồi
phục kinh tế, và nước Mỹ sẽ rơi vào một “trật tự mới” (new normal) với tăng
trưởng chậm và thất nghiệp gia tăng nhiều năm sau khi khủng hoảng đã qua đi.
Triển vọng sử dụng đòn bẩy trong năm 2010
Trong năm 2010, việc sử dụng đòn bẩy tài chính có một số thuận lợi đáng kể. Thứ
nhất, việc thông qua các quy định về ký quỹ sẽ khiến cho việc sử dụng đòn bẩy tài
chính dễ dàng hơn với nhà đầu tư, ngoài ra cũng tăng tính minh bạch và giảm rủi
ro hệ thống cho thị trường. Thứ hai, nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm hơn từ
những bài học về sử dụng đòn bẩy tài chính trong năm 2009 và sẽ chọn lọc hơn,
sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các yếu tố không thuận lợi. Lãi suất cơ bản có khả năng
tăng cao hơn nhằm kiềm chế lạm phát và tạo ổn định cho kinh tế vĩ mô. Thực tế,
lãi vay của các công ty chứng khoán đối với hoạt động đòn bẩy tài chính hiện đã
lên tới mức 18% - 20%/năm so với khoảng 14% trong năm 2009. Lãi vay này (vốn
dựa trên lãi cho vay tiêu dùng) sẽ tăng lên khi lãi suất tăng lên. Chi phí vay vốn
cao hơn sẽ khiến cho nhà đầu tư thận trọng hơn khi sử dụng công cụ này. Thêm
vào đó, thị trường sẽ có ít biến động mạnh so với năm 2009 và xu hướng biến
động trong ngắn hạn là không rõ ràng. Với chính sách vĩ mô thiên về cân bằng
giữa ổn định và tăng trưởng thay vì chính sách vị tăng trưởng trong năm 2009,
luồng vốn cho vay để đầu cơ vào các tài sản rủi ro cũng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.
Bài học nằm lòng
Mỗi nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và họ cần nắm được chính
xác mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc áp
dụng đòn bẩy tài chính có thể đem lại hiệu quả cao hơn đối với nhóm người trẻ
tuổi có độ chấp nhận rủi ro cao vì có thể giúp nhóm này đa dạng hóa danh mục
đầu tư theo thời gian. Ở các nước phát triển, nhà đầu tư cá nhân vào các quỹ quản
lý tài sản thường phải làm các test liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, qua đó
nhà quản lý tiền có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng.
Cần tuân thủ kỷ luật đầu tư. Đây là yếu tố tiên quyết nếu bạn sử dụng đòn bẩy.
Thứ nhất, bạn cần tuân thủ việc cắt lỗ: xác định mất mát tối đa và có sự cắt lỗ hợp
lý khi thị trường diễn biến không theo ý đồ đầu tư, ít nhất là đối với phần vốn vay.
Thứ hai, không sử dụng đòn bẩy để mua trung bình giá khi thị trường đi xuống vì
điều này chỉ khiến cho các khoản nợ ngày càng trầm trọng. Thứ ba, tránh việc sử
dụng đòn bẩy gấp thếp. Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy và thành công trong
một vài phiên giao dịch đầu và tiếp tục “gấp thếp”, tiếp tục sử dụng đòn bẩy với
mức độ cao tương đương hay cao hơn trên toàn bộ phần vốn và lãi đạt được. Thực
tế thì những người sử dụng đòn bẩy sau một vài lần thành công có xu hướng cho
rằng vận may sẽ tiếp tục đến và mình sẽ rút khỏi thị trường khi đang trên đỉnh cao,
nhưng trong phần lớn các trường hợp điều này không xảy ra. Một diễn biến không
đúng ý đồ của nhà đầu tư sẽ khiến cho một phần lớn tài sản bay hơi chỉ trong một
lần sai sót.
Hạn chế tối đa việc sử dụng đòn bẩy vào các tài sản không có tính thanh khoản.
Nếu đầu tư vào các tài sản này, nhà đầu tư cần nắm được họ sẽ đối mặt với cả 3 rủi
ro chính là rủi ro mất giá, rủi ro đòn bẩy và rủi ro thanh khoản. Việc sử dụng đòn
bẩy nên tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao như cổ phiếu blue chip
so với cổ phiếu penny, hay các bất động sản có tính thanh khoản cao so với các bất
động sản ở địa bàn có cầu mua thấp. Nên bắt đầu sử dụng thử đòn bẩy với quy mô
nhỏ để thử nghiệm và việc sử dụng đòn bẩy nên là một phần của một kế hoạch đầu
tư có kỷ luật và có tính khả thi. Việc sử dụng đòn bẩy cần có kế hoạch rõ ràng, nhà
đầu tư cần phác thảo ra các trường hợp sẽ xảy ra trong tương lai và hành động của
họ trong từng trường hợp.
Bạn cũng nên sử dụng đòn bẩy khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Câu châm
ngôn quen thuộc trong đầu tư là “xu hướng là bạn”. Nếu bạn đi ngược xu hướng
hay đám đông thị trường, ngay cả khi bạn đúng thì cũng sẽ mất một thời gian
trước khi diễn biến thị trường hợp với ý đồ của bạn. Ngay trong đợt khủng hoảng
vừa qua tại Mỹ, nhiều quỹ đầu tư đã xác định sớm sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất
và thị trường chứng khoán từ những năm 2001 – 2002, tuy nhiên chỉ sau 5 - 6 năm
(2007 - 2008) các dấu hiệu của bong bóng mới trở nên rõ ràng. Chỉ một số ít người
bán khống xác định đúng thời điểm và trường vốn mới đạt được thành công. Tránh
việc sử dụng đòn bẩy tối đa: Đây là sai lầm mà những người mới sử dụng đòn bẩy
thường hay gặp phải. Việc sử dụng đòn bẩy quá khả năng chịu đựng về tài chính
thường xảy ra khi thị trường không diễn biến theo ý đồ. Trên thực tế, một nguyên
lý khi sử dụng đòn bẩy 50% vốn tự có, 50% vốn vay là nhà đầu tư luôn phải duy
trì khoảng 40% tài sản dưới dạng tiền gửi/tiền mặt để giảm rủi ro đầu tư và có vốn
để duy trì danh mục khi diễn biến của thị trường đi ngược với nhận định.
Mặc dù bài viết này áp dụng chủ yếu cho nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp
cũng cần chú ý và tuân thủ các nguyên tắc trên khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Thứ
nhất, việc sử dụng vốn vay nên dùng để đầu tư vào các dự án có tính khả thi và độ
an toàn thu hồi vốn cao thay vì đầu tư vào các tài sản rủi ro. Đây là điều nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã học được trong đợt suy giảm vào năm 2008 khi các
doanh nghiệp đã dùng vốn vay để đầu tư tài chính, đầu cơ nguyên vật liệu hay bất
động sản. Những biến động giá ngược chiều và tính thanh khoản kém của các thị
trường đã khiến cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu như REE, SAM, GMD phải
chịu những khoản lỗ lớn dù họ vẫn hoạt động tương đối hiệu quả trong lĩnh vực
kinh doanh chính của mình. Thứ hai, các cơ chế kiểm soát việc sử dụng đòn bẩy
tài chính cũng cần được tuân thủ một cách kỷ luật và chặt chẽ hơn. Khác với cá
nhân, doanh nghiệp và người quản lý (tổng giám đốc) là hai cá thể độc lập. Ngay
cả khi doanh nghiệp phá sản thì tài sản của người quản lý cũng không bị ảnh
hưởng (với giả định họ không nắm cổ phiếu của doanh nghiệp). Vì lẽ đó, người
quản lý thường có xu hướng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với khả
năng chịu đựng của doanh nghiệp, và theo đó rủi ro phá sản với doanh nghiệp
cũng cao hơn. Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại cần được áp dụng
triệt để để giảm thiểu rủi ro trên trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính không chỉ
cho các tài sản có tính rủi ro cao mà còn cho cả các dự án kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tìm kiếm lợi nhuận từ đầu tư vào các tài sản rủi ro hay các hình thức khác là một
công việc không hề đơn giản và đòn bẩy tài chính không phải là công cụ khiến cho
việc tìm kiếm siêu lợi nhuận dễ dàng hơn. Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro
cao, nhà đầu tư nên thuộc lòng những biện pháp kiểm soát rủi ro trước khi nghĩ tới
việc thu lợi nhuận. Xa rời nguyên tắc trên sẽ là bước đầu tiên đưa nhà đầu tư tham
gia thị trường với tư cách một “con bạc” thay vì đầu tư với mục đích cải thiện lợi
nhuận và giảm bớt rủi ro.